Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

Toàn cầu hoá - đó là su thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới. Đi liền với nó là những cơ hội và cả những thách thức vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước chân ra biển lớn, nhất là đối với các DNV&N. Sức ép cạnh tranh sẽ không ngừng tăng lên khi tham gia vào thị trường trong và ngoài nước. Do vậy các DNV&N vẫn chưa được chuẩn bị để có thể chịu nổi áp lực cạnh tranh và sau đó là dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Hiện tại, cả nước có khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp trên 40% GDP, tạo nên hơn 12 triệu việc làm cho xã hội. Tiềm năng của khối doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của mình, các DNV&N cần có đước sự hỗ trợ từ nhiều mặt về cơ chế chính sắch, trong đó hỗ trợ về vốn có tầm quang trọng hàng đầu. Vấn đề được đặt ra là làm sao hỗ trợ các DNV&N giải quyết những khó khăn, vướng mắc để các DNV&N phát triển một cách hiệu quả, bền vững và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. NHNo&PTNT có ưu thế là mạng lưới rộng khắp, có chi nhánh xuống đến cấp huyện, xã nên đáp ứng được yêu cầu của mọi Doanh nghiệp trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các DNV&N lại gặp không ít khó khăn bởi những rào cản do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.

doc82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Toàn cầu hoá - đó là su thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới. Đi liền với nó là những cơ hội và cả những thách thức vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước chân ra biển lớn, nhất là đối với các DNV&N. Sức ép cạnh tranh sẽ không ngừng tăng lên khi tham gia vào thị trường trong và ngoài nước. Do vậy các DNV&N vẫn chưa được chuẩn bị để có thể chịu nổi áp lực cạnh tranh và sau đó là dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Hiện tại, cả nước có khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp trên 40% GDP, tạo nên hơn 12 triệu việc làm cho xã hội. Tiềm năng của khối doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của mình, các DNV&N cần có đước sự hỗ trợ từ nhiều mặt về cơ chế chính sắch, trong đó hỗ trợ về vốn có tầm quang trọng hàng đầu. Vấn đề được đặt ra là làm sao hỗ trợ các DNV&N giải quyết những khó khăn, vướng mắc để các DNV&N phát triển một cách hiệu quả, bền vững và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. NHNo&PTNT có ưu thế là mạng lưới rộng khắp, có chi nhánh xuống đến cấp huyện, xã nên đáp ứng được yêu cầu của mọi Doanh nghiệp trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các DNV&N lại gặp không ít khó khăn bởi những rào cản do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Xuất phát từ thực trạng đó, việc tiếp cận nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tế và tìm giải pháp để mở rộng quan hệ tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đối với các thành phần kinh tế nói chung và các DNV&N nói riêng, để Ngân hàng và Doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế thế giới, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Kết cấu luận văn gồm 03 chương Chương I: Tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương II: Thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Chương I. tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Các khái niệm Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện những chức năng tài chính lớn hơn so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích cụ thể và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận khoản vốn vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng 1.1.2 Nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn 1.1.2.1 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải bảo đảm các điều kiện cơ bản sau đây: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.1.2.2 Điều kiện vay vốn: Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp để phục vụ các nhu cầu từ tiêu dùng cho đến sản xuất kin doanh phải hội tụ đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật: + Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự Cá nhân và các chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Thành viên hợp doanh của doanh nghiệp hợp doanh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự + Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định hoặc được điều ước Quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả: hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.1.3 Các loại hình cho vay 1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Ngân hàng cho vay và khách hàng, căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư Khả năng trả nợ của khách hàng Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng ...... Cho vay ngắn hạn: từ một ngày đến tối đa 2 năm Cho vay Trung hạn: Trên ngắn hạn 5 năm tối đa là 7 năm Cho vay dài hạn: Trên trung hạn 1.1.3.2 Căn cứ vào hình thức bảo đảm Cho vay bảo đảm bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: Là hình thức cho vay của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng thực hiện bằng tài sản có giá trị được xác định. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho chính khảon vay đó đối với tổ chức tín dụng. Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với TCTD cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghiã vụ trả nợ thay cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh) nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay: Ngân hàng No&PTNT căn cứ vào uy tín của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính Phủ: TCTD Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo qui định tại các văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ. 1.1.3.3 Căn cứ vào các hình thức cho vay Cho vay gián tiếp: Cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, nhóm, hội....như nhóm sản xuất; Hội nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh... Cho vay trực tiếp: Là hình thức phổ biến, ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ xin vay mà khách hàng nộp cho Ngân hàng. Khách hàng làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để thoả thuận các vấn đề có liên quan. 1.1.3.4 Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay từng lần: Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo qui định. Việc thẩm đinh, xét duyệt cho vay, quản lý, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ được thực hiện theo từng hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể rút vốn một lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiền cho vay ghi trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp rút vốn nhiều lần, mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký giấy nhận nợ và gửi cho Ngân hàng cho vay bản sao các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Trường hợp cho vay thanh toán L/C, khách hàng ký hợp đồng tín dụng ngay khi mở L/C. Ngân hàng ghi nợ khách hàng và tính lãi vay từ ngày thực tế thanh toán cho nước ngoài. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng ( có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng). Căn cứ nhu cầu vay vốn theo hạn mức của khách hàng, trị giá tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, bảo lãnh (nếu có) và khả năng nguồn vốn của mình, Ngân hàng No&PTNT và khách hàng vay xác định hạn mức tín dụng phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vòng lưu chuyển tiền tệ. Hợp đồng tín dụng được ký kết trong phạm vi hạn mức được xác đinh. Hợp đồng tín dụng theo hạn mức còn trong thời gian hiệu lực, mỗi lần rút vốn vay khách hàng không phải ký thêm Hợp đồng tín dụng mà chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bản sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay và dẫn chiếu đến Hợp đồng tín dụng hạn mức. Mỗi giấy nhận nợ có thời hạn phù hợp với từng mụch đích sử dụng vốn nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của hạn mức tín dụng đã được duyệt. Trong thời hạn rút tiền vay theo qui định trong Hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể vừa rút tiền vay, vừa trả nợ vay nhưng tổng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận. Ngân hàng Ngân hàng No&PTNT kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ theo thời hạn ghi trên từng giấy nhận nợ. Cho vay theo dự án đầu tư: Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện cá dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Khách hàng vay vốn phải có vốn tự có đầu tư tham gia vào dự án. Vốn tham gia dự án có thể là tiền hoặc tài sản đưa vào sử dụng cho dự án kể cả giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, quyền sở hữu nhà xưởng, tiền thuê đất đã trả, các chi phí khác mà khách hàng đã tự đầu tư vào dự án. Vốn tham gia của chủ đầu tư phải đưa vào công trình trước, ngân hàng sẽ cho vay sau hoặc tham gia theo tỷ lệ. Đối với các dự án cải tiến, mở rộng sản xuất hợp lý hoá sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham gia dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư của dự án mở rộng. Đối với dự án đầu tư mới, khách hàng phải có vốn tham gia tối thiểu bằng 30% tổng mức đầu tư cho dự án mới (Tổng nhu cầu vốn của dự án gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) Ngân hàng Ngân hàng No&PTNT phát tiền vay đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án. Căn cứ để giải ngân là hợp đồng thi công, chứng từ cung ứng, nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, giá trị khối lượng...đã được xác nhận. Trường hợp đặt cọc mua thiết bị nước ngoài phải có bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người bán, đặt cọc trong nước thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định. Nếu hết thời hạn giải ngân theo lịch đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng mà khách hàng chưa sử dụng hết hạn mức vay ghi trong Hợp đồng tín dụng, nếu muốn sử dụng tiếp phải có sự chấp thuận của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng. Cho vay hợp vốn: Ngân hàng Ngân hàng No&PTNT phối hợp với một hoặc một số tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một số dự án vay vốn của khách hàng, trong đó ngân hàng cho vay hoặc một TCTD khác làm đầu mối dàn xếp. Việc cho vay hợp vốn được thực hiện theo Qui chế cho vay đồng tài trợ của NHNN và các qui định khác của ngân hàng.... Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Sau khi duyệt cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, ngân hàng cho vay và khách hàng ký hợp đồng tín dụng dự phòng, trong đó ngân hàng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòng trong một khoảng thời gian nhất định và khách hàng phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng. Trong thời hạn rút vốn qui định, mỗi lần rút vốn phải lập giấy nhận nợ và hàng kèm theo bản sao các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp Hợp đồng tín dụng đã ký. Tổng số tiền các lần rút vốn không được vượt quá hạn mức tín dụng dự phòng ghi trong Hợp đồng tín dụng và thời hạn cho vay trong từng giấy nhận nợ không được vượt quá thời hạn cho vay qui định trong hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức này áp dụng với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu thập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn hoặc trong trường hợp khách hàng đặc biệt khó khăn hoặc đặc biệt thuận lợi. Khách hàng phải chịu lãi phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Cho vay trả góp: Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong kỳ hạn mức tín dụng đã được thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần đựơc tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. 1.1.3.5 Cho vay theo đối tượng khách hàng Cho vay theo đối tượng khách hàng: Cho vay cá nhân; cho vay doanh nghiệp; Cho vay thông qua các tổ chức chính trị – xã hội... Cho vay theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay đối với các tổ chức tài chính nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản; Cho vay tiêu dùng; Cho vay thương mại..... Cho vay theo lĩnh vực kinh tế: Cho vay nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.... 1.2. Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.1.1Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME – Small and medium enterprise) là những tế bào sống của nền kinh tế. Trong tổng số các doanh nghiệp, ở những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển số lượng các DNV&N chiếm một tỷ lệ khá cao và là lực lượng sản xuất kinh doanh quan trọng cung cấp một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng, nó quy định giới hạn các tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp. ở mỗi quốc gia có một điều kiện khác nhau và có những đặc trưng riêng biệt và vì thế việc phân loại doanh nghiệp không thống nhất ở các quốc gia trên thế giới, tại các quốc gia khác nhau sẽ có các cách và tiêu thức phân loại doanh nghiệp khác nhau, điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức ấy thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Cũng như vậy tại các thời điểm khác nhau ở mỗi quốc gia các tiêu thức cũng khác. Vì thế một doanh nghiệp được xem là vừa và nhỏ hay đó là một doanh nghiệp lớn chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một nước và tại một thời điểm nhất định. Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DNV&N song khái niệm chung nhất về DNV&N có nội dung như sau: - DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định và được tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu trung bình, gía trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Các quốc gia trên thế giới, nói chung vẫn thường dùng các tiêu thức về: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu trung bình, lợi nhuận, gía trị gia tăng nhưng trong số các tiêu thức trên thì hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất là quy mô và vốn lao động. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mang tính chất tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội nhất định và phụ thuộc vào: Trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Thông thường các nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Các giới hạn tiêu chuẩn này còn được quy định trong những trường hợp cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội từng giai đoạn. Giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các DNV&N được quy định khác nhau theo những ngành nghề khác nhau. Đối với Việt Nam, văn bản luật đầu tiên quy định thống nhất tiêu chí xác định DNV&N là công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/06/1998. Theo đó, DNV&N là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Trong một số trường hợp cụ thể có thể sử dung một hoặc cả hai tiêu thức trên. Tiêu thức phân loại của công văn số 681/CP-KTN được đưa ra với mục tiêu xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các DNV&N ở VN. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước, số lượng các DNV&N ở Việt Nam ngày một tăng, có không ít các doanh nghiệp có số vốn vượt trên 5 tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để coi là doanh nghiệp lớn. Bởi vậy sau một thời gian khảo sát và điều tra các doanh nghiệp căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngày 23/11/2001, chính phủ đã ban hành quy định số 90/NĐ- CP quy định tại tiêu chí để xác định DNV & N, đó là: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sãn xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có vốn đăng kí không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.” Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của ngành địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trự giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên. Đối tượng áp dụng: - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp NN. - Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã. - Các hộ kinh doanh các thể đăng ký theo Nghị định số 02/ 2000/ NĐ - CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Trong những năm vừa qua, số lượng DNV&N tăng lên không ngừng và dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Cùng với sự ra đời của nghị định 90/NĐ-CP và những chương trình chính sách hỗ trợ mà nhà nước đã, đang và sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để nâng cáo hiệu quả hoạt động cho các DNV&N, tạo ra sức bật cho nền kinh tế. Với tiêu chí xác định DNV&N theo nghị định 90/2001/NĐ-CP thì số lượng DNV&N đã tăng lên đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2007 đã có hơn 200.000 doanh nghiệp và 534 ngàn tỷ đồng vốn được đăng ký, với tốc độ tăng bình quân số doanh nghiệp gia nhập thị trường mõi năm 26% về số lượng, 52% về vốn; gấp 2,7 lần về số lượng và 7,9 lần về vốn so với giai đoạn 9 năm(1991-1999). 1.2.1.2. Đặc điểm. Để công tác hỗ trợ DNV&N đạt hiệu quả như mong muốn, các NHTM cần nắm rõ những đặc điểm của DNV&N. theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP về việc phân loại doanh nghiệp DNV&N: “ Là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, có
Luận văn liên quan