Một số vấn đề phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam, nằm ở cuối nguồn Lưu Vực Sông Mê Công (LVSMC), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 4 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông và phía Tây bao bọc bởi biển với hơn 700 kmđường bờ. Địa hình khá bằng phẳngvà thấp, cao độ bình quân là +1m+MSL. Bị ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha, ĐBSCL còn bị lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập lũ lên tới ½ diện tích toàn đồng bằng, mức ngập lũ từ 1 ÷ 4 m và thời gian ngập từ 1 đến 6 tháng. Lũ và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm là những vấn đề khó tránh khỏi, do địa hình thấp trũng chỉ trên dưới +1m, trong khi dao động thuỷ triều lớn, ở biển Đông từ -2,1 đến +1,7 m và biển Tây là -0,4 đến 1,1 m, lưu lượng nước về mùa kiệt nhỏ, khoảng 2.000 m3/s vào tháng 4 làm ảnh hưởng của thuỷ triều mặn vào sâu trong nội đồng. Lưu lượng mùa lũ lại rất lớn, lưu lượng lũ max lên tới 67.000 m3/s (năm 1939) tại Kratie, gây ra ngập lụt ở hạ lưu, diện tích ngập chiếm hơn 50% của ĐBSCL. ĐBSCLvới dân số hơn 17,3 triệu dân, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, cây trái và thủysản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, tuy nhiên đang đứng trước những nguy cơ thách thức lớnlàm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững do biến đổi khí hậu–nước biển dâng bên cạnh mối lo ngại tiềm tàng là suy giảm dòng chảy đến do gia tăng phát triển ở phía thượng lưu, vì vậy xácđịnh bối cảnh nguồn nướctrong tương lai có vai trò rất quan trọngcho phát triển thủy lợi ở ĐBSCLphục vụ phát triển KT-XH trong vùng. Các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cần được quan tâm phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn vùng ĐBSCL.

pdf16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI MIỀN NAM --- --- Hội thảo: Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh BĐKH Ngày 30/4/2012 Tham gia thực hiện: PGS.TS. Tăng Đức Thắng NCS.Ths Tô Quang Toản KS. Dương Xuân Minh TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2012 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG BÁO CÁO THAM LUẬN VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI MIỀN NAM 658 VÕ VĂN KIỆT - QUẬN 5 – T.P HỒ CHÍ MINH ĐT: 08.3923 8320 FAX: 08.3923 5028 WEBSITE: WWW.SIWRR.ORG.VN SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 1 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN...........................................................................................................2 II. BỐI CẢNH NGUỒN NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN Ở ĐBSCL ....................................2 II.1. Biến đổi khí hậu - nước biển dâng ..............................................................................................................2 II.2. Thay đổi dòng chảy về đồng bằng do phát triển ở thượng lưu ................................................................3 III. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI DIỄN BIẾN LŨ VÀ MẶN Ở ĐBSCL ..............................4 III.1. Phương pháp đánh giá.................................................................................................................................4 III.2. Đánh giá thay đổi diễn biến lũ ở ĐBSCL ...................................................................................................4 III.3. Đánh giá thay đổi diễn biến ngập do triều trong NBD .............................................................................6 III.4. Đánh giá thay đổi diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL .............................................................................7 IV. TÁC ĐỘNG BĐKH ĐẾN CÁC LĨNH VỰC Ở ĐBSCL..........................................9 IV.1. Tác động đến môi trường và đa dạng sinh học.........................................................................................9 IV.2. Tác động sản suất nông nghiệp, an ninh lương thực và thủy sản ............................................................9 IV.3. Tác động đến ngập lụt các đô thị .............................................................................................................10 IV.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng, đường sá, công trình công cộng, cấp nước..............................................10 IV.5. Tác động đến đời sống người dân nông thôn ..........................................................................................11 V. GIẢI PHÁP THỦY LỢI THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG .........12 VI. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 14 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 15 SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 2 I. TỔNG QUAN Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam, nằm ở cuối nguồn Lưu Vực Sông Mê Công (LVSMC), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 4 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông và phía Tây bao bọc bởi biển với hơn 700 km đường bờ. Địa hình khá bằng phẳng và thấp, cao độ bình quân là +1m+MSL. Bị ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha, ĐBSCL còn bị lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập lũ lên tới ½ diện tích toàn đồng bằng, mức ngập lũ từ 1 ÷ 4 m và thời gian ngập từ 1 đến 6 tháng. Lũ và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm là những vấn đề khó tránh khỏi, do địa hình thấp trũng chỉ trên dưới +1m, trong khi dao động thuỷ triều lớn, ở biển Đông từ -2,1 đến +1,7 m và biển Tây là -0,4 đến 1,1 m, lưu lượng nước về mùa kiệt nhỏ, khoảng 2.000 m3/s vào tháng 4 làm ảnh hưởng của thuỷ triều mặn vào sâu trong nội đồng. Lưu lượng mùa lũ lại rất lớn, lưu lượng lũ max lên tới 67.000 m3/s (năm 1939) tại Kratie, gây ra ngập lụt ở hạ lưu, diện tích ngập chiếm hơn 50% của ĐBSCL. ĐBSCL với dân số hơn 17,3 triệu dân, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, cây trái và thủy sản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, tuy nhiên đang đứng trước những nguy cơ thách thức lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững do biến đổi khí hậu – nước biển dâng bên cạnh mối lo ngại tiềm tàng là suy giảm dòng chảy đến do gia tăng phát triển ở phía thượng lưu, vì vậy xác định bối cảnh nguồn nước trong tương lai có vai trò rất quan trọng cho phát triển thủy lợi ở ĐBSCL phục vụ phát triển KT-XH trong vùng. Các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cần được quan tâm phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn vùng ĐBSCL. II. BỐI CẢNH NGUỒN NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN Ở ĐBSCL II.1. Biến đổi khí hậu - nước biển dâng Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Các diễn biến thời tiết bất thường, thiên tai, bão, lũ và khô hạn… gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và làm gia tăng tốc độ tan băng ở các đầu cực trái đất làm mực nước biển dâng cao. Theo kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam, theo kịch bản phát thải trung bình, thì đến cuối thế kỉ, khu vực ĐBSCL có nhiệt độ trung bình có thể tăng 1,3 oc tới 2,8oc, mưa có thể tăng 4-8%, và nước biển dâng theo kịch bản thấp là 66 cm và kịch bản cao là 99 cm. Nước biển dâng 1 m có thể làm 39% diện tích ở ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, 35% dân số ở ĐBSCL bị ảnh hưởng (Bộ TNMT, 2011). Bảng 1: Kịch bản quốc gia về nước biển dâng [11] Kịch bản NBD theo các mốc thời gian của thế kỉ 21 (cm) 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66 Trung bình (B2) 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75 Cao (A1FI) 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99 Ghi chú : so với thời kì 1980-1999 ĐBSCL đã và đang bị tác động do BĐKH, liên tục những năm gần đây từ sau 2005, triều cường được coi là lớn nhất trong lịch sử 47-50 năm qua, thường xuất hiện vào cuối tháng 10 đầu tháng SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 3 11 đến tháng 1 năm sau, gây ngập lụt ở các đô thị như Tp HCM, Cần Thơ, Tân An, Bạc Liêu, Bến Tre và Sóc Trăng, gây thiệt hại về hoa màu, cây ăn trái... Mật độ các cơn bão ảnh hưởng vào khu vực ĐBSCL cũng gia tăng cả về số lượng và cường độ, đặc biệt bão LINDA 1997, Durian 2006, bão 2008 và gần đây nhất là bão Pakhar 1/4/2012. Diễn biến lũ thất thường, xa dần với những quy luật thịnh hành trước đây, như liên tục các năm lũ lớn từ 2000 đến 2002, các năm hạn điển hình 1998 và 2005 làm XNM vào rất sâu nội đồng. Nắng nóng bất thường xuất hiện sớm như đợt 24/3/09 (35-370c) với tần suất trở lại khoảng 20 năm; lạnh bất thường như cuối năm 1999 đầu 2000, nhiệt độ xuống đến 16-170c; mưa bất thường xuất hiện sớm như đợt 7/3/09 với cường độ hơn 50mm/ngày làm thiệt hại đáng kể về hoa màu do xì phèn. Áp thấp nhiệt đới gây mưa kéo dài đợt 19/1/2010 làm thiệt hại cho các nhà vườn. Lũ nhỏ thường xuyên kéo dài từ 2003 đến nay và diễn biến lũ năm nay 2011. Trong điều kiện BĐKH, xu thế gia tăng nhiệt độ kết hợp với giảm lượng mưa trong mùa khô sẽ làm đất đai bị khô hạn, trong khi đó số lượng các ngày mưa lại có xu thế giảm dần và biến đổi lớn giữa các năm, cường độ mưa có xu thế tăng, điều đó có nghĩa là mưa sẽ phân bố bất lợi hơn cho phát triển nông nghiệp làm gia tăng hạn hán và lũ lụt bất thường. Các công trình giao thông, đê bao bảo vệ dễ bị sạt lở khi gặp lũ lớn vì không được bảo dưỡng thường xuyên. II.2. Thay đổi dòng chảy về đồng bằng do phát triển ở thượng lưu Kế hoạch phát triển của các quốc gia trên lưu vực đến năm 2020 chủ yếu là gia tăng phát triển nông nghiệp và gia tăng phát triển thuỷ điện. Phát triển nông nghiệp trong kịch bản phát triển thấp (PTT) gia tăng 1,5 lần và 2 lần trong kịch bản nông nghiệp phát triển cao (PTC) so với hiện trạng canh tác năm 2000 (BL00) [1,2,4,5]. Tổng dung tích hữu ích các hồ thuỷ điện tại Trung Quốc trong kế hoạch [3,4,6] lên tới 22,7 tỷ m3, đặc biệt chú ý hồ Xiaowan (9,8 tỷ m3, kế hoạch đến 2013) và Nuozhadu (12,4 tỷ m3, kế hoạch đến 2017). Phía hạ lưu sẽ có việc gia tăng các hồ chứa ở Lào: 10,25 tỷ m3, Việt Nam: 2,3 tỷ m3. Nhu Cầu Nước (NCN) bình quân ứng với điều kiện phát triển năm 2000 ở thượng lưu theo [2] là khoảng, 670 m3/s, NCN ứng với kịch bản phát triển nông nghiệp ở mức thấp khoảng 952 m3/s và nhu cầu nước ứng với kịch bản phát triển nông nghiệp ở mức độ cao là 1.411 m3/s. Như vậy NCN có thể tăng gấp 3 lần về mùa khô trong kịch bản phát triển nông nghiệp cao, đây là mối đáng lo ngại cho sự ổn định phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với mức gia tăng khai thác như vậy sẽ có tác động đáng kể đến môi trường sinh thái trên lưu vực cũng như chất lượng nước về hạ lưu. Thay đổi lưu lượng tại Kratie theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu [3] cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, trong điều kiện vận hành bình thường các công trình thủy điện, lưu lượng trung bình các tháng mùa kiệt ứng có xu hướng gia tăng 400 - 800 m3/s và lưu lượng trung bình mùa lũ có xu hướng giảm 1000 - 2000 m3/s. Đáng chú ý hơn cả là gia tăng phát triển nông nghiệp cao không có thủy điện có thể làm giảm lưu lượng về mùa kiệt khoảng 600 m3/s. Phát triển nông nghiệp ở Campuchia và can thiệp đến dòng chảy tự nhiên ở Biển Hồ là mối lo ngại. Tuy nhiên, nếu xét đến các tổ hợp bất lợi, chẳng hạn hồ tích nước trong quá trình thi công, hồ ngừng phát điện trong một khoảng thời gian để sửa chữa, sự cố, vận hành bất thường… hay tương tự, gặp năm kiệt nước, vận hành thủy điện quá mức làm mực nước giảm xuống dưới mực nước chết trước khi lũ về phải ngừng hoạt động của các công trình thì tác động cuả nó có thể là rất nguy hại, đặc biệt đối với các hồ chứa lớn như Xiaowan và Nuozhadu hồ ngừng xả có thể làm thay đổi dòng chảy năm thủy văn trung bình thành năm hạn đến cực hạn. SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 4 III. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI DIỄN BIẾN LŨ VÀ MẶN Ở ĐBSCL III.1. Phương pháp đánh giá Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ DSF (Công cụ hỗ trợ ra quyết định) và ứng dụng mô hình Mike11 cho mô phỏng kịch bản ở ĐBSCL. 2 kịch bản Nước Biển Dâng 50 cm (NBD50cm) và NBD100 cm được xem xét làm cơ sở để đánh giá ảnh hưởng đến diễn biến lũ, ngập triều và mặn trong tương lai. Các kịch bản được mô phỏng trình bày ở Bảng 2. Bảng 2: Kịch bản mô phỏng ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến ĐBSCL TT Kí hiệu Diễn giải kịch bản Năm thủy văn mô phỏng Ghi chú 1 HT00 Điều kiện phát triển năm 2000: (Nông nghiệp và thủy điện) 2000 Làm cơ sở so sánh – hiện trạng ngập lũ 2 HT00+NBD50 Điều kiện phát triển 2000 và nước biển dâng 50 cm – NBD50 2000 Tác động NBD 50 cm đến lũ 3 HT00+NBD1m Điều kiện phát triển 2000 và nước biển dâng 100 cm – NBD100 2000 Tác động NBD 100 cm đến lũ 4 HT05 Điều kiện phát triển năm 2005 2005 So sánh – hiện trạng XNM và ngập triều 5 HT05+NBD50 Điều kiện phát triển 2005 và nước biển dâng 50 cm – NBD50 2005 Tác động NBD 50 cm đến XNM và ngập triều 6 HT05+NBD1m Điều kiện phát triển 2005 và nước biển dâng 100 cm – NBD100 2005 Tác động NBD 100 cm đến XNM và ngập triều Nguyên cứu lựa chọn 2 năm thủy văn điển hình: lũ năm 2000 (năm lũ lịch sử) để mô phỏng tác động BĐKH- NBD đến lũ; và thủy văn năm 2005 là năm hạn để mô phỏng tác động đến thay đổi diễn biến xâm nhập mặn và ngập do triều biển dâng. III.2. Đánh giá thay đổi diễn biến lũ ở ĐBSCL Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích, độ sâu ngập trong các kịch bản nước biển dâng 50 cm và 100 cm trong điều kiện có lũ lớn xảy ra ở thượng lưu như lũ năm 2000 so với lũ năm 2000 là rất lớn được trình bày được trình bày ở các bảng và hình dưới. Bảng 3: Thay đổi diện tích ngập theo các kịch bản Thứ tự So sánh thay đổi diện tích ngập theo các kịch bản Diện tích ngập HT2000 (ha) Diện tích ngập theo kịch bản (ha) Diện tích thay đổi tăng so với Hiện trạng (ha) 1 Diện tích ngập nông 50 cm, NBD 50cm 2.300.000 3.390.000 +1.090.900 2 Diện tích ngập nông 50 cm, NBD 100cm 2.300.000 3.774.300 +1.474.300 3 Diện tích ngập hơn sâu 1m kéo dài hơn 1 tháng NBD 50cm 1.100.000 1.444.400 +344.400 4 Diện tích ngập hơn sâu 1m kéo dài hơn 1 tháng NBD 100cm 1.100.000 2.656.800 +1.556.800 SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 5 H1.1 Gia tăng diện tích ngập, Hngập>50cm NBD50cm so với lũ 2000 H1.2 Gia tăng diện tích ngập Hngập>50cm NBD100cm so với lũ 2000 H1.3 Gia tăng diện tích ngập, H ngập>100cm + thời đoạn hơn 1 tháng - NBD50cm so với lũ 2000 H1.4 Gia tăng diện tích ngập, Hngập>100cm + thời đoạn hơn 1 tháng – NBD100cm so với lũ 2000 Kết quả mô phỏng cho thấy tác động có thể do Biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến ĐBSCL là rất lớn, chẳng hạn trong điều kiện thủy văn như năm 2000 có xét đến ảnh hưởng nước biển dâng theo các kịch bản NBD50 cm và NBD100 cm là: - 84% diện tích đồng bằng có thể bị ngập với mức ngập hơn 50cm trong kịch bản NBD50 cm và 96% ở NBD100 cm so với hiện trạng là 50% diện tích ĐBSCL - Diện tích ngập nông có thể tăng đáng kể do tác động nước biển dâng 50 cm và 100 cm, tăng 1,1-1,5 triệu ha (xem hình 1.1 và 1.2); - 36% diện tích có thể ngập sâu hơn 1m và kéo dài hơn 1 tháng trong kịch bản NBD50cm và 68% ở NBD100cm so với hiện trạng là 28% diện tích ĐBSCL - Diện tích ngập sâu > 1 m kéo dài > 1 tháng tăng 0,34 – 1,6 triệu ha so với hiện trạng (xem hình 1.3 và 1.4). SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 6 III.3. Đánh giá thay đổi diễn biến ngập do triều trong NBD Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích, độ sâu ngập do triều trong các kịch bản nước biển dâng 50 cm và 100 cm trong điều kiện mùa khô không có lũ thượng nguồn được trình bày trong các hình 2.1a -2.3c. H. 2.1a: HT05, độ sâu ngập H. 2.1b: HT05, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.1c: HT05, thời đoạn ngập > 1m H. 2.2a: NBD50, độ sâu ngập H. 2.2b: NBD50, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.2c: NBD50, thời đoạn ngập > 1m H. 2.3a: NBD1m, độ sâu ngập H. 2.2b: NBD1m, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.2c: NBD1m, thời đoạn ngập > 1m Kết quả cho thấy, ngập do nước biển dâng là rất nghiêm trọng, ngập không chỉ xảy ra do lũ thượng lưu mà xảy ra ngay trong mùa khô với nước biển dâng. Vùng ảnh hưởng chủ yếu là các vùng ven biển, vùng cặp theo sông và vùng trũng thấp trung tâm đồng bằng. Diện tích, mức độ ngập và thời gian ngập được tổng hợp ở Bảng 4. SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 7 Bảng 4: Tổng hợp kết quả phân tích các kịch bản TT Kịch bản % diện tích ngập so với diện tích ĐBSCL % diện tích ngập sâu hơn 1m % diện tích ngập sâu hơn 0.5m Ngập nông (<1m) Ngập sâu (>1m) <50% thời gian >50% thời gian <50% thời gian >50% thời gian 5 NBD1m 28 41 26 22 19 62 4 NBD75 34 21 19 10 29 38 3 NBD50 25 9 14 3 27 17 2 NBD30 17 1 8 1 22 7 1 HT05 8 2 12 69% diện tích đồng bằng có thể bị ngập do triều trong kịch bản nước biển dâng 1m, trong đó diện tích ngập sâu (>1m) chiếm đến 41% diện tích, hơn thế nữa thời gian bị ngập sâu và thường xuyên (>50% thời gian) có đến 22% diện tích; Diện tích ngập thường xuyên hơn 0.5m chiếm 62% diện tích. Như vậy có thể thấy 22% diện tích bị ngập thường xuyên có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và 40% diện tích khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có giải pháp bảo vệ. Trong nước biển dâng 50 cm, 34% diện tích có thể bị ảnh hưởng, trong đó ngập sâu chiếm 9%, 3% diện tích bị ngập sâu thường xuyên; 17% diện tích có thể bị ngập thường xuyên hơn 0.5 m. Vùng đồng bằng của Campuchia trong lưu vực được xem như ít bị tác động do triều trong mức nước biển dâng bằng và nhỏ hơn mức này. III.4. Đánh giá thay đổi diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích và nồng độ mặn ứng với ĐK thủy văn như 2005 được trình bày ở bảng 5 và các hình H3.1 đến H3.4. Bảng 5: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn theo các kịch bản Thứ tự So sánh thay đổi diện tích xâm nhập mặn theo các kịch bản Tổng diện tích (ha) Diện tích tăng so với HT2005 (ha) Diện tích giảm so với HT2005 (ha) 1 Diện tích ảnh hưởng xâm nhập mặn 1g/l trong NBD 50cm 2.136.912 187.820 67.144 2 Diện tích ảnh hưởng xâm nhập mặn 4g/l trong NBD 50cm 1.643.473 132.516 50.404 3 Diện tích ảnh hưởng xâm nhập mặn 1g/l trong NBD 100cm 2.463.792 463.924 16.368 4 Diện tích ảnh hưởng xâm nhập mặn 4g/l trong NBD 100cm 1.835.756 331.168 56.972 Ghi chú: diện tích tăng giảm so với diện tích tự nhiên (bao gồm cả lúa và cây trồng khác) SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 8 H3.1: Gia tăng diện tích mặn 1g/l trong KB NBD50cm so với HT2005 H3.2: Gia tăng diện tích mặn 4g/l trong KB NBD50 cm so với HT2005 H3.3: Gia tăng diện tích mặn 1g/l trong KB NBD100cm so với HT 2005 H3.4: Gia tăng diện tích mặn 4g/l trong KB NBD100 cm so với HT2005 Kết quả cho thấy: - Mặn gia tăng chủ yếu trên dòng chính theo các hướng từ biển Đông, đường đẳng mặn 4g/l có thể vào sâu thêm 6-10 km ở NBD50cm và hơn 20km trong NBD100cm, diện tích xâm nhập mặn gia tăng 132,5 ngàn ha trong NBD50cm và hơn 331 ngàn ha trong NBD100cm. làm ảnh hưởng đến các hệ thống thủy lợi Gò Công, Ba Lai và Nam Măng Thít. - Đường đẳng mặn 4g/l tuy gia tăng không nhiều nhưng đường đẳng mặn 1g/l thì vào sâu đáng kể, diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trong NBD50cm là 2,14 triệu ha và trong NBD100cm là 2,46 triệu ha. Như vậy có thể làm ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn ven biển cũng như tính đa dạng sinh học trong vùng này. - Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy một số thuận lợi của NBD là mực nước nội đồng dâng cao, nếu quản lý tốt, nước ngọt sẽ ém mặn và phèn ở một vài nơi làm cải tạo môi trường nước ở các vùng này như vùng trung tâm Quản lộ Phụng Hiệp và vùng Sông Vàm Cỏ. - Mặn ảnh hưởng ngay từ những tháng đầu năm với NBD100cm đã có thể gây nhiễm mặn như điều kiện lớn nhất hiện nay và kết thúc chậm hơn đến 2 tháng so với hiện trạng. - Xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng lớn hơn nhiều nếu gặp điều kiện thủy văn hạn trên lưu vực và mưa đến trễ trên đồng bằng. SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 9 IV. TÁC ĐỘNG BĐKH ĐẾN CÁC LĨNH VỰC Ở ĐBSCL IV.1. Tác động đến môi trường và đa dạng sinh học Trong điều kiện BĐKH và NBD, sự gia tăng về nền nhiệt độ, mưa và bão bất thường, tình hình lũ, hạn và mặn sẽ có diễn biến phức tạp, sự gia tăng diện tích, mức độ và thời đoạn ngập và xâm nhập mặn làm ảnh hưởng lớn đến thay đổi các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên trên đồng bằng vùng ven biển và các vùng ngập lũ. Các thay đổi về đất: đất ngập nước, đất phèn, xói lở bờ sông, bờ biển; về nước: thay đổi về số lượng và chất lượng nước cũng như các diễn biến theo thời gian và không gian. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, sự gia tăng dịch bệnh và sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực và đời sống. IV.2. Tác động sản suất nông nghiệp, an ninh lương thực và thủy sản Diện tích ngập lũ (bảng 3), mức ngập và thời gian ngập gia tăng, chẳng hạn như với mức ngập sâu hơn 50cm, diện tích ngập có khả năng tăng 1,1 triệu ha ở kịch bản NBD 50 cm và 1,5 triệu ha ở Kịch bản nước biển dâng 100cm, điều đó có nghĩa là sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các vùng gia tăng này cũng như vùng ngập lũ hiện tại do ngập lụt đến sớm hơn và lũ
Luận văn liên quan