Phân tích được các yếu tố tác động trực tiếp, các yếu tố tác động gián tiếp đến sức khỏe người di cư và tình trạng sức khỏe, những nguy cơ sức khỏe hiện nay người di cư đang phải đối đầu

- Trong cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ một tháng trở lên. Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những người 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư (TCTK và UNFPA, 2005). - “Di dân (migration) là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di dân xác định” (Liên hiệp quốc, 1958). - Theo tổ chức di cư quốc tế (IMO) định nghĩa di cư là sự dịch chuyển dân số bao gồm bất kỳ sự dịch chuyển nào của một người hay một nhóm người kể cả qua biên giới quốc gia hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và người di chuyển vì mục đích khác (trong đó có đoàn tụ gia đình).  Định nghĩa này đã chỉ ra phạm vi cần thiết để xác định các loại hình di cư, nguyên nhân di cư. Đồng thời với định nghĩa trên nó đưa ra cái nhìn bao quát nhất về loại hình di cư hiện tại ở Việt Nam, điều này giúp cho việc phân loại tác động của di cư tới nơi đi và nơi đến thêm rõ ràng và dễ nhận diện hơn.

doc82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích được các yếu tố tác động trực tiếp, các yếu tố tác động gián tiếp đến sức khỏe người di cư và tình trạng sức khỏe, những nguy cơ sức khỏe hiện nay người di cư đang phải đối đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Chương 1 –Tổng quan di cư 1.1. Khái niệm di cư, các loại hình di cư. a) Khái niệm di cư. Hiện nay chúng ta chưa có một định nghĩa chuẩn nào về di cư: - Trong cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ một tháng trở lên. Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những người 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư (TCTK và UNFPA, 2005). - “Di dân (migration) là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di dân xác định” (Liên hiệp quốc, 1958). - Theo tổ chức di cư quốc tế (IMO) định nghĩa di cư là sự dịch chuyển dân số bao gồm bất kỳ sự dịch chuyển nào của một người hay một nhóm người kể cả qua biên giới quốc gia hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và người di chuyển vì mục đích khác (trong đó có đoàn tụ gia đình). à Định nghĩa này đã chỉ ra phạm vi cần thiết để xác định các loại hình di cư, nguyên nhân di cư. Đồng thời với định nghĩa trên nó đưa ra cái nhìn bao quát nhất về loại hình di cư hiện tại ở Việt Nam, điều này giúp cho việc phân loại tác động của di cư tới nơi đi và nơi đến thêm rõ ràng và dễ nhận diện hơn. b). Các loại hình di cư. - Phân theo địa giới hành chính: di cư quốc tế, di cư giữa các vùng, di cư giữa các tỉnh, di cư giữa các huyện, di cư trong huyện - Dòng di cư giữa nông thôn và thành thị: + Di cư từ Nông thôn – Nông thôn + Di cư từ Nông thôn – Thành thị + Di cư từ Thành thị - Nông thôn + Di cư từ Thành thị - Thành thị - Phân chia theo thời gian (Thời gian cư trú của người di cư): di cư hẳn, di cư tạm thời – lâu dài, di cư tạm thời ngắn hạn, di cư con lắc. - Phân chia theo tổ chức: + Di cư có tổ chức + Di cư tự do 1.2. Tầm quan trọng của di cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới và ở Việt nam. Triển vọng nguồn cung lao động: - Các nguồn cung lao động trong tương lai được dự đoán là có rủi ro: rất ít các quan sát viên hẳn đã dự đoán rằng dân số thành thị ở Việt Nam tăng thêm hơn 7.5 triệu người trong vòng hơn chục năm qua trong đó hơn 77% mức gia tăng này có nguồn gốc từ các đợt di cư mới. - Thị trường lao động được dự báo đang thắt chặt lại do tăng trưởng về cầu đã vượt xa nguồn cung - Tỉ lệ tham gia thị trường lao động của người dân có thể giảm - Tăng trưởng công nghiệp có thể sẽ chỉ tập trung ở một số vùng như trước đây – và do đó các vùng này sẽ tạo ra phần lớn việc làm và thu hút phần lớn tổng số lao động - Và chỉ có 1/3 tổng những người lao động mới tham gia thị trường lao động sẽ đến từ các trung tâm tăng trưởng công nghiệp Ý nghĩa của Thị trường Lao động Thắt chặt - Sức ép gia tăng về lương và công việc làm toàn bộ thời gian - Gia tăng di cư nội địa - Giảm sức ép đối với di cư quốc tế - Nhập cư đến từ các nước láng giềng? Triển vọng Di cư Quốc tế - Mục tiêu của Chính phủ mỗi năm xuất khẩu từ 85.000 – 100.000 công nhân trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 có thể thực hiện được vì: - Nhu cầu “di cư thay thế” liên tục tăng tại các nước có tỉ lệ tăng dân số thấp - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lớn - Nguồn dự trữ lao động tay nghề thấp luôn sẵn sàng - Ngành công nghiệp tuyển dụng lớn và ổn định Di cư Nội địa và Đói nghèo - Có ảnh hưởng trực tiếp tới đói nghèo nếu người nghèo không thể di cư và tìm được việc làm tốt hơn - Những người không di cư nghèo được hưởng lợi từ việc những người di cư khác (thay thế những người di cư tiếp nhận các công việc tại địa phương) - Di cư giúp giảm nghèo trên phạm vi liên tỉnh - Nghiên cứu của UNFPA năm 2004 cho thấy di cư: + Giúp tăng thu nhập cho hơn 80% những người di cư so với mức thu nhập của họ trước khi di cư + Tăng khả năng cho người lao động phát triển thêm kỹ năng để tiếp cận với việc làm mới đòi hỏi kỹ năng cao hơn sau một thời gian tự điều chỉnh thích nghi + Tăng khả năng cho con cái những người di cư có thể đến trường so với những người vẫn ở lại địa phương Đóng góp của tiền chuyển về vào thu nhập hộ gia đình - 88.5% tổng số hộ gia đình ở Việt Nam nhận được tiền chuyển nội địa - Trung bình 2,4 triệu VNĐ, điểm trung tuyến 520.000VNĐ - Tầmquantrọngcủatiềnchuyểnđốivớihộ nghèo - Kiềuhối Lợi ích rõ ràng nhất từ việc di cư lao động quốc tế: + Tăng từ 2 tỉ USD lên 7,2 tỉ USD năm 2008 Chiếm 7% GNP – vượt FDI và ODA. Đứng thứ 3, sau Trung Quốc và Philippin, năm 2007 và 2008 + Từ cả lao động nước ngoài tạm thời và con số dự đoán khoảng 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài. .... 1.3. Những yếu tố thúc đẩy các dòng di cư qua từng thời kỳ của lịch sử di cư Việt nam. Giai đoạn 1: Di cư trước năm 1945 Cuộc di cư của người Việt trong giai đoạn này bao gồm di dân quốc tế và di dân nội địa Ở Thái Lan vào cuối những năm 1940, một chính phủ thân Mỹ đã thế chân cho chính phủ ủng hộ Hồ Chí Minh. Do vậy, tất cả những người tị nạn Việt Nam buộc phải đến định cư tại năm tỉnh nằm ở đường biên giới với Lào. Một “Hiệp hội những người Việt Nam yêu nước” đã quy tụ họ tại đây. Chính quyền Thái Lan e ngại hiệp hội thân cộng sản này. Không có giấy tờ căn cuốc, những người Việt Nam ở Thái Lan lâm vào tình tế cực kỳ khó khăn: họ không có quyền công dân, và nếu học rời khỏi thành phố cư trú, họ sẽ bị bắt Về di dân trong nước, chính sách di dân của người Pháp trong giai đoạn này đã không thành công. Trong những năm thực hiện chế độ khẩn hoang bản địa (1925 – 1940), Alferd Échinard là công sứ tỉnh Thái Nguyên đã cho tiến hành dự án trên, và những người nông dân di cư được nhận 5 h.a đất rừng Giai đoạn 2: Di cư từ năm 1945 đến năm 1954 Trong giai đoạn này, một số cư dân vùng Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đã phải di cư sang các nước phương Tây sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh thực dân và hậu thực dân. Về di cư trong nước, trong thời kì 1954 – 1955, người di cư chuyển từ Hà Nội đến Sài Gòn. Song, đồng thời cũng có nhiều cán bộ và bộ đội Việt Minh ở miền Nam ra miền Bắc tập kết. Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này chính là cuộc đại di cư Việt Nam năm 1954. Sự kiện này xảy ra sau sự kiện Gèneve được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20/7/1956. Theo điều 14d, hiệp định Genève quy định mỗi công dân Việt Nam đều có quyền lựa chọn nơi cư trú. Hiện tượng di cư thời kì 1954 – 1955 chính là chỉ báo cho sự ra đi của các thuyền nhân ra nước ngoài trong những năm 1970 và 1980. Di cư năm 1954 bao gồm dòng di cư từ miền Nam tập kết ra Bắc và một dòng người lớn hơn với gần 1 triệu người di cư vào Nam Di cư vào Nam: Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam được chia thành 3 loại: + Thứ nhất, những người công giáo Việt Nam cho rằng, họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Thứ hai, những người ra đi vì lý do kinh tế và chính trị. Họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ cộng sản. + Thứ ba, số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cường bức hay dụ dỗ di cư. Và điều này đã được xác thực là đúng qua tài liệu của Mỹ về Hoạt động của Edward Lansdale – chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức mẹ đồng trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo Những hoạt động phá hoại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Lansdale ghi chép lại. Thời điểm này, số người đăng kí di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau một hoạt các hoạt động phá hoại như thế. Bernard Fall – nhà sử học nhận xét: “Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả của một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ (và cả quân đội Pháp)” Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đầu tố. Thêm vào đó, là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh Tập kết ra Bắc: Sử liệu của Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn hoặc đi trên tàu của Ba Lan, Pháp và Liên Xô. Đa số những người tập kết ra Bắc là những cán bộ, binh sĩ kháng chiến của Việt Minh hoặc gia đình của họ Phủ Tổng úy di cư tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người đi qua ngả chính phủ. Họ là những người vì vội vã bỏ vào Nam nay lại đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thủy và hàng không của Pháp. Giai đoạn 3: di cư từ năm 1954 đến năm 1975 Trong thời kỳ này, đất nước tạm bị chia thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vị các mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, nhà nước đã phát động phong trào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Từ năm 1961 đến năm 1965, nhiều cuộc di cư tới những vùng xa xôi của tổ quốc được tiến hành. Khoảng 1 triệu người đã chuyển tới vùng rừng núi phía Bắc. Tuy nhiên, điều kiện sống ở khu vực này quá khác nghiệt, căn bệnh sốt rét hoành hành và không được giải quyết triệt để. Cho nên, tỷ lệ di dân quay trở về là trên 50%. Giai đoạn 4: Di cư từ năm 1975 đến nay Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1995, gần 1.5 triệu người Việt đã rời khỏi đất nước trong những điều kiện khó khăn và bấp bênh. Đó là những cuộc vượt biên bất hợp pháp ồ ạt vào cuối những năm 1970 theo đường biển, đạt đỉnh cao vào năm 1979. Hơn 800.000 người đã trốn khỏi Việt Nam sau khi đất nước thống nhất (1975). Từ năm 1995 cho tới nay, có hai hiện tượng di cư phổ biến đó là: Di cư theo hôn nhân: hiện tượng cô dâu Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Di cư lao động: nhiều người đi lao động xuất khẩu sang các nước khác (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc..). Vào giao đoạn này, di cư trong nước được gọi là di dân có tổ chức. Di dân từ vùng đồng bằng lên các vùng miền núi trong nửa sau thế kỷ 20. Sự di chuyển sau năm 1976 trước hết nhằm vào mục tiêu khai hoang rừng và đất vùng cao Tây Nguyên. Đây là một sự di dân có tổ chức của chính phủ cùng với những mục tiêu chính trị rõ ràng. Song, trong những năm 1980 – 1990, có hàng triệu người Việt Nam đã tự nguyện rời vùng trung du để đến vùng cao nguyên trồng cây coffee. Mục tiêu và động cơ của họ chủ yếu là kinh tế. Ngoài ra, tình trạng đói nghèo và thất nghiệp chính là lý do di cư từ nông thôn lên thành thị. Chương II: Lý thuyết về di cư 2.1. Nắm được nội dung cơ bản của các lý thuyết về di cư Nhân tố quyết định di cư Hệ quả Đơn vị phân tích Nhân tố quyết định di cư Hệ quả Cá nhân Gia đình Thể chế Kinh tế Tích cực Thuyết tân cổ điển, Torado, Mô hình “Đấy-kéo” Stark và thuyết kinh tế mới Tiêu cực Thuyết phụ thuộc Cấu trúc lịch sử Xã hội/ nhân chủng/ bản sắc ← ← Sinh kế hộ gia đình Giới Mạng lưới XH → → 2.1.1. Trường phái tân cổ điển 1) Neo Classical theory: 1950 -1970 · Nội dung chính - Theo quan điểm thống trị: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa = phát triển - Di cư lao động được coi là một phần trong quá trình hiện đại hóa à mặc định hệ quả tích cực “Có thể nhìn thấy nhiều dữ kiện lịch sử cho thấy quá trình dịch chuyển nguồn lực lao động tuy chậm chạp nhưng liên tục từ nông thôn với nền nông nghiệp truyền thống sang đô thị công nghiệp hiện đại” Torado (1969:139) - Chủ yếu tập trung nghiên cứu các nguyên nhân của quá trình di cư - Nguyên nhân chủ chốt của di cư: Chênh lệch thu nhập - Phương thức: Là sự lựa chọn duy lý? của cá nhân - Tập trung vào tính chọn lọc của di cư (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sức khỏe...): không phủ nhận tầm quan trọng của chênh lệch mức lương dự kiến, hoạt động di cư của cá nhân được xem xét thêm dưới góc độ những chi phí và rủi ro của di cư và đặc trưng của vốn con người. Phê phán chung - Môi trường ko hoàn hảo - Duy lý? Cá nhân có hoàn toàn tự do? - Cá nhân có phải đơn vị quyết định di cư không? - Ko trả lời đc: vì sao người ta không di cư - Quá nhấn mạnh nguyên nhân kinh tế. Xem nhẹ các yếu tố đặc thù về môi trường chính trị, văn hóa, xã hội, bản sắc... Vì sao kinh tế không phải tất cả? - Áp đặt mô hình Châu Âu Kinh tế không phải là tất cả Liệu người du cư (nomad) sẽ sống định cư nếu có điều kiện định cư? "chưa từng gặp một nguời du cu nào (bộ tộc du cu Maku sống trong rừng nhiệt đới Amazon ) lại muốn từ bỏ lối sống nay đây mai đó của họ. Nguời du cu không chỉ phải đi mà họ còn thích di chuyển” Reid, H. (1997) 2). Quy luật di cư –Ravenstein · Tác phẩm “The birthplace of the people and the laws ofmigration” (1886) là nghiên cứu mở đầu cho các lý thuyết di dân (cùng với “Những nông dân Phần Lan ở châu Âu và châu Mĩ” của William Thomas và Floria Znaniecki 1920) · Lý thuyết vĩ mô: mang tính khái quát cao. “Luật lệ hà khắc, thuế khóa nặng nề, thời tiết khắc nghiệt, môi trường xã hội không phù hợp, hay những khó khăn (thương mại, vận chuyển) đã và đang tạo ra các dòng di cư, nhưng không có nhân tố nào trên đây có thể so sánh được với ước vọng về một cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn” (Ravenstein,1888/1889, 286) · (1) Đa số di dân di chuyển ở khoảng cách ngắn, trong khi một số di chuyển ở phạm vi xa để đến các thành phố lớn về công nghiệp và thương mại · (2) Di cư xảy ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp nhau theo hướng chuyển dịch từ ngoại vià trung tâm · (3) Mỗi dòng di dân luôn tạo ra một dòng di dân ngược lại · (4) Mức di cư ở nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị · (5) Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần · (6) Di cư tăng lên theo trình độ phát triển của kỹ thuật · (7) Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất của di cư, mặc dù khí hậu, môi trường, xã hội, luật lệ... cũng có những ảnh hưởng nhất định 3) Lý thuyết hai khu vực – Arthus Lewis Dual Sector model: lý thuyết hai khu vực/ lý thuyết chuyển dịch cơ cấu/ thuyết nhị nguyên · “Phát triển kinh tế với nguồn cung lao động không hạn chế” 1954 · Nền kinh tế chia làm hai khu vực: nông thôn – nông nghiệp và thành thị - công nghiệp Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu- Lewis · Sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rất thấp và lao động dư thừa · Khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy · Di cư lao động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hai khu vực này · Quá trình công nghiệp hóa phát triển cần và sẽ hấp thụ toàn bộ lđ dư thừa từ NT vào thành thị · Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì · Do có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên CN thu hút lao động dư thừa từ NN chuyển sang · Do lao động trong NN quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều giá rẻ --> lợi nhuận tăng --> tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận --> CN mở rộng tiếp tục hấp thu hết LĐ từ NN --> Phát triển. Phê phán · Quá nhấn mạnh tới yếu tố kinh tế · Lao động trong KV NN chỉ dư thừa tương đối · Lợi nhuận có thể không đc tái đầu tư toàn bộ à KV CN ko có khả năng hấp thu toàn bộ LĐ dư thừa từ NT · Ngoài ra chưa kể đến trình độ phát triển của khoa học công nghệ à giảm triệt để SLĐ · Trên thực tế, một lượng lớn những người di cư từ nông thôn ra thành thị, không/ không có khả năng tập trung tại khu vực công nghiệp mà lại làm những việc phi chính thức khác như bán rong, thợ xây, giúp việc gia đình… 4) Lý thuyết di dân của Torado · Phát triển mô hình di cư nông thôn – thành thị dựa trên thuyết nhị nguyên. · Giải thích một thực tế là luồng di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục tăng nhanh cho dù tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị càng ngày càng mất kiểm soát Giả thuyết của Torado · Hoạt động di cư vẫn là sự lựa chọn duy lý của cá nhân, nhằm hướng tới mục đích kinh tế, cho dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị. · Quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập “dự kiến” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành thị. - Chênh lệch về lương thực tế giữa nông thôn- thành thị - Xác suất thành công trong tìm việc làm ở thành thị: cơ hội việc làm Kết luận của Torado · Cho đến khi chênh lệch thu nhập giữa nông thôn – thành thị vẫn tồn tại ở mức cao đủ để đánh bay nguy cơ thất nghiệp, thì đô thị vẫn tiếp tục hấp dẫn dòng người nhập cư · Ngầm ý chính sách: các dự án phát triển ở nông thôn sẽ giảm di cư từ nông thôn – đô thị. 5) Mô hình lực “hút- đẩy” của Everetts Lee 4 nhóm nhân tố: (1) các nhân tố gắn với nơi ở gốc (2) các nhân tố gắn với nơi sẽ đến (3) các trở ngại khi di cư (4) các nhân tố thuộc về nguời di cư Các lực hút tại nơi đến · Đất đai mầu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi hơn. · Cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm,thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt ổn định, có triển vọng cải thiện đời sống hơn… · Môi trường văn hoá xã hội tốt hơn nơi cũ Các lực đẩy tại nơi ở gốc · Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm. Do thiên tai, hạn hán, bệnh dịch… · Đất canh tác ít, bạc mầu, không có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống. · Do nơi ở cũ bị giải toả, di dời · Các chính sách, các chương trình chuyển điều lao động và dân cư với sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước như chương trình kinh tế mới, định canh đinh cư, di dân ra biên giới, hải đảo. Các nhân tố thuộc về người di cư · Nhu cầu rời khỏi nơi cũ để thoát khỏi những kỷ niệm cũ và bị những sự kiện nặng nề về tâm lý đã xảy ra trong cuộc đời. · Bị mặc cảm, định kiến xã hội nên không muốn ở lại cộng đồng nơi cư trú. · Mong muốn đến một nơi ở mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Các trở ngại khi di cư · Yếu tố địa lý vd: Biển Ðông là trở ngại cho những nguời di tản Việt Nam sau nam 1975. Có chừng 1,5 triệu nguời Việt Nam di tản bằng thuyền (Rubenstein, 1992) và không rõ có bao nhiêu nguời dã bỏ mạng trên biển trong quá trình vuợt biên · Từ bỏ cộng đồng quen - Hòa nhập với cuộc sống ở nơi ở mới. Ngôn ngữ · Gia đình: phân công lại công việc gia đình, tình cảm... · Giấy phép xuất cảnh và thị thực nhập cảnh, dang ký hộ khẩu · ... Phê phán · Mô hình đơn giản, hấp dẫn, kết hợp nhiều yếu tố · Các nguyên nhân chung chung, tương đối hiển nhiên · Khó phân tách các nguyên nhân + sai · Các nhân tố đẩy và kéo loại trừ lẫn nhau: hai mặt của một đồng xu Vd: “chênh lệch về thu nhập” 6). Zelinsky_ giai đoạn dịch chuyển dân cư · 5 giai đoạn của quá trình phát triển (a) xã hội truyền thống tiền hiện đại (tỉ lệ sinh – tử đều cao, gia tăng dân số tự nhiên thấp); (b) giai đoạn đầu biến đổi (tỉ lệ tử giảm mạnh, dân tố tăng nhanh) (c) giai đoạn sau biến đổi (tỉ lệ sinh giảm mạnh, giảm gia tăng dân số tự nhiên) (d) xã hội hiện đại (tỉ lệ sinh và tử đều ổn định ở mức thấp, gia tăng dân số tự nhiên ít thay đổi) (e) xã hội cực thịnh trong tươn