Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch vụ…đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và khách sạn đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công. Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu. Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích Nhóm chọn đề tài: “ Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không ” để tìm hiểu khách sạn đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của khách sạn.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch vụ…đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và khách sạn đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công. Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu. Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích Nhóm chọn đề tài: “ Phân tích thống kê lao động và tiền lương tại khách sạn Hàng Không ” để tìm hiểu khách sạn đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của khách sạn. B. NỘI DUNG 1. Giới thiệu tổng quát về khách sạn 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hàng Không Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hàng Không Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người, ngày càng có nhiều người đi du lịch với mục đích mở rộng hiểu biết, tầm nhìn và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhờ chính sách mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển. Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, du lịch Việt Nam có những bước chuyển biến rõ rệt và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, lần đầu tiên Việt Nam ban hành pháp lện du lịch và có ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch của khách Quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng, cùng với khách nội địa và người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Ban lãnh đạo Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung thời bấy giờ đac quyeets định cho xây dựng khách sạn Hàng Không nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khách cho du khách. Khách sạn Hàng Không được thành lập và xây dựng vào tháng 6 năm 1995, trong giai đoạn Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ về du lịch. Nắm bắt được nhu cầu thực tế này, ban lãnh đạo Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung thời bấy giờ đã quyết định cho xây dựng Khách sạn Hàng Không trực thuộc Cụm Cảng Hàng Không Miền Trung nay đổi tên thành Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung. Thời kì đầu là chủ yếu đón khách nội bộ của Cụm Cảng, nhưng với vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất tốt và được sự chấp thuận của cấp trên nên khách sạn đã mạnh dạn đầu tư khai thác nguồn khách từ bên ngoài. Ngày nay, khách sạn cũng đã có được nguồn khách dồi dào, phong phú và cũng đã tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tạo lại khách sạn với đầy đủ tiện nghi sang trọng, đủ tiêu chuẩn nhằm đón thêm đối tượng khách Quốc tế. Khách sạn chính thức đi vào hoạt động với tên gọi: Tên đăng ký: KHÁCH SẠN HÀNG KHÔNG Tên giao dịch Quốc Tế: AVIATION HOTEL Cấp quản lý: Tổng Công ty Cảng Hàng Không Miền Trung Địa chỉ: 62 Thái Phiên – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (84 – 0511) 3897 000 – 3897 014 Fax: (84 – 0511) 3823 118 Website: www.kshkdn.com Email: kshkdn@dng.vnn.vn Cho đến nay, qua nhiều năm hoạt động, khách sạn Hàng Không đã tạo được uy tín, tiếng vang trên khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, và đã được biết đến là một trong những khách sạn kinh doanh có hiệu quả cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn  Qua sơ đồ tổ chức của khách sạn ta thấy được một cách bao quát về hệ thống quản lý từ Giám đốc đến tất cả các bộ phận trong khách sạn. Đây là mô hình quản lý Trực tuyến – Chức năng. Trong thực tế, mô hình tổ chức này đã sắp dặt các chuyên môn gần nhau hoặc giống nhau thành nhóm thích ứng với cơ sở vật chất kỹ thuật, với sự điều hành và quản lý của người đứng đầu trực tiếp để thực hiện các công việc giống nhau. Mô hình này có đặc trưng là chuyên môn hoá cao, chế độ một thủ trưởng, thực hiện thống nhất giữa quản lý và điều hành, phối hợp chức năng để đạt được mục đích của cấp cao nhất trong khách sạn đã đặt ra. Mỗi bộ phận có một tổ trưởng phụ trách và báo cáo diễn biến trong kinh doanh cho Giám đốc điều hành. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn 1.2.1. Chức năng Phục vụ lưu trú: Đảm bảo cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách có nhu cầu. Phục vụ khách ăn uống: Phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn. Dịch vụ bổ sung: Cung cấp những dịch vụ đi kèm với dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí. Dịch vụ khác: Cho thuê văn phòng phục vụ cho các cuộc hội nghị, hội thảo 1.2.2. Nhiệm vụ Tổ chức sản xuất và cung cấp cho khách về ăn uống, vui chơi giải trí trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Quản trị khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn hiện có. Đảm bảo thu nhập và các chế độ cho nhân viên. Nghiêm chỉnh thực thiện các quy định về ngân sách, luật lệ quy định của Nhà nước về kinh doanh khách sạn. Làm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách, làm cho khách hài lòng trong thời gian lưu trú và từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. 1.3. Các dịch vụ trong khách sạn 1.3.1 Dịch vụ lưu trú Khách sạn có 70 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống nước nóng lạnh, truyền hình vệ tinh, điều hòa nhiệt độ, sàn thảm, bồn tắm, điện thoại trực tiếp quốc tế, hệ thống Internet ADSL... 1.3.2. Dịch vụ ăn uống Bao gồm hệ thống hai nhà hàng cùng nhiều thực đơn phong phú từ món Âu đến món Á. Bộ phận này là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến việc ăn uống của khách lưu trú và cả khách ở ngoài khách sạn như: các bữa ăn sáng, các bữa ăn chính, tiệc cưới, hội nghị.... 1.3.3. Dịch vụ bổ sung Bao gồm những dịch vụ Dịch vụ tắm hơi, massage Dịch vụ văn phòng Đặt vé máy bay, tàu lửa Đổi tiền( thu đổi ngoại tệ) Các quầy bán hàng lưu niệm. Tổ chức các tour du lịch ngắn ngày ở khu vực miền Trung với dịch vụ trọn gói. Dịch vụ cho thuê xe máy và xe du lịch. 1.4. Thị trường khách hàng 1.4.1. Nguồn khách của khách sạn Nguồn khách nước ngoài: Với tiềm năng sẵn có và sẽ có của mình, thành phố Đà Nẵng đã, đang và sẽ là điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với một vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố, khách sạn sẽ thu hút được rất nhiều đối tượng khách, trong đó bao gồm cả khách quốc tế. Nguồn khách trong nước: Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thu nhập của người dân sẽ cao, khách du lịch sẽ tới khách sạn nhiều vì nó nằm gần trung tâm thành phố. 1.4.2. Thị trường khách mục tiêu Thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách đoàn đi du lịch, khách lẻ đi công tác và khách đi theo tour. Khách hàng tiềm năng: với mục tiêu kinh doanh của khách sạn thì khách hàng tiềm năng là những khách có khả năng chi trả cao, những khách VIP. 2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hàng Không qua 3 năm (2008-2009-2010) Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn chỉ tiêu đánh giá cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí. Vì thế, khi thực hiện kinh doanh thì khách sạn phải xem xét đến hiệu quả mang lại của khách sạn đó. Từ đó, khách sạn định hướng phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo, rút ra kinh nghiệm, phát huy tính tích cực trong kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hàng Không được phân tích qua các bảng số liệu sau Bảng số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn Hàng Không qua ba năm 2008-2010: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu  2008  2009  2010  Tốc độ phát triển  Tốc độ phát triển       2009/2008  2010/2009    Số tiền  Tỷ  Số tiền  Tỷ  Số tiền  Tỷ  Số tiền  Tỷ  Số tiền  Tỷ     trọng   trọng   trọng   trọng   trọng     (%)   (%)   (%)   (%)   (%)   Tổng DT  4,101,000  100  4,307,000  100  4,350,000  100  206,000  105.02  43,000  101.00   Tổng CP  3,455,000  84.25  3,654,000  84.84  3,580,000  82.3  199,000  105.76  -74,000  97.97   Tổng LN  646,000  15.75  653,000  15.16  770,000  17.7  7,000  101.08  117,000  117.92   Nhận xét: Ta thấy rằng doanh thu ở khách sạn liên tục tăng. Cụ thể, năm 2009 tăng nhanh hơn so với năm 2008 là 5% tương ứng với lượng tiền là 206.000.000 đồng ; năm 2010 tăng nhanh hơn so với năm 2009 là 1%, tương ứng với lượng tiền là 43.000.000 đồng. Trong đó doanh thu năm 2008 là thấp nhất, nguyên nhân là do trong năm này nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm lượt khách du lịch. Những tháng cuối năm lại xuất hiện những khó khăn về thiên tai, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đi du lịch của khách, xu hướng đi du lịch của khách ngày càng giảm dần và như vậy, số lượng khách đến khách sạn giảm dần làm cho doanh thu của khách sạn của giảm theo. Tuy nhiên, năm 2009 doanh thu của khách sạn có dấu hiện khả quan hơn. Đặc biệt năm 2010 doanh thu đạt cao nhất. Khách sạn đạt được doanh thu trên trước hết là do Đảng và Nhà nước đã tìm được giải pháp khắc phục diễn biến xấu của tình kinh tế, đẩy lùi dịch bệnh, khắc phục thiên tai, tạo điều kiện cho các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng phát triển hơn. Hơn nữa, trong các năm này, cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng thu hút rất nhiều du khách trong nước và Quốc tế. Đồng thời, khách sạn đã lựa chọn được phương thức kinh doanh thích hợp, triển khai, thực hiện các hoạt động đúng hường và đúng mục tiêu đề ra. Nhưng xét về mặt chi phí, thì chi phí năm 2009 là cao nhất. Cụ thể, năm 2008 chi phí chiếm 84,25% tổng doanh thu, năm 2009 chi phí chiếm 84,84% tổng doanh thu và năm 2010 chi phí chiếm 82,3% tổng doanh thu. Trong đó, năm 2009 lượng chi phí bỏ ra nhiều nhất 3.654.000.000 đồng, chi phí năm 2009 tăng là do trong năm này khách sạn phải bỏ ra lượng chi phí cho quá trình tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất kỉ thuật và khách sạn tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá và thu hút khách. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh qua 3 năm, khách sạn Hàng Không là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Tổng lợi nhuận của khách sạn qua 3 năm tăng, lợi nhuận năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,08% tương đương tăng 7.000.000 đồng, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 17,92% tương đương tăng 117.000.000 đồng. Sở dĩ, lợi nhuận tăng là do khách sạn đã sử dụng chính sách giá phù hợp đồng thời lượng khách đến khách sạn tăng và tiêu dung nhiều sản phẩm của khách sạn nên doanh thu tăng bù đắp được khoản chi phí. Nhưng để đạt kết quả cao hơn trong quá trinh kinh doanh, khách sạn cũng đã tiết kiệm tối đa các loại chi phí như: điện, nước, sữa chữa trang thiết bị, giảm bớt dư thừa nguồn nhân lực. Có như thế, khách sạn mới tôi đa hóa được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh và tiến đến đạt lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo. Diễn biến doanh thu giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: 1000 đồng STT  Chỉ tiêu  2008  2009  2010  Tốc độ  Tốc độ        phát triển  phát triển        2009/2008  2010/2009        Tương đối  Tuyệt đối  Tương đối  Tuyệt đối        (%)   (%)    1  Doanh thu lưu trú  1,703,200  1,778,000  2,050,000  104.39  74,800  115.3  272,000   2  Doanh thu nhà hàng  1,345,600  1,366,400  1,373,400  101.55  20,800  100.51  7,000   3  Doanh thu dịch vụ bổ sung  586,800  567,000  480,000  96.626  -19,800  84.66  -87,000   Tổng doanh thu  4,101,000  4,307,000  4,350,000  105.02  206,000  101  43,000   (Nguồn: Phòng TC – KT) Nhận xét: Doanh thu khách sạn tăng đều qua các năm, trong đó doanh thu lưu trú chiếm tỉ trọng cao nhất. Điều này chứng tỏ lưu trú là lĩnh vực kinh doanh chính và đem lại phần lớn doanh thu cho khách sạn, tiếp đến là doanh thu nhà hàng và các doanh thu khác… Năm 2009 so với năm 2008: Tổng doanh thu tăng 2,5%, tương ứng tăng 106.000.000 đồng. Năm 2010 so với năm 2009: Tổng doanh thu tăng 1%, tương ứng tăng 43.000.000 Diễn biến chi phí giai đoạn 2008-2010: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu  2008  2009  2010   Tổng chi phí/năm  3.455.000  3.654.000  3.580.000   (Nguồn: Phòng TC – KT) Nhận xét: Chi phí trong năm 2009 là cao nhất, nguyên nhân là do khách sạn thường xuyên nâng cấp, cải tạo mới các cơ sở chất kỹ thuật, đầu tư mua sắm lại công cụ dụng cụ. 3. Phân tích thống kê lao động tại khách sạn giai đoạn 2008-2010 3.1. Tình hình biến động lao động của khách sạn Hàng Không qua 3 năm Bảng Tình hình lao động tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010 (ĐVT: người) STT  Tên bộ phận  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010  Tốc độ phát triển 2009/2008  Tốc độ phát triển 2010/2009                Tương đối (%)  Tuyệt đối  Tương đối (%)  Tuyệt đối   1  Toàn khách sạn  39  46  50  117.95  7  108.70  4   2  Bộ phận lưu trú  21  23  24  109.52  2  104.35  1   3  Bộ phận ăn uống  12  15  17  125.00  3  113.33  2   4  Các dịch vụ bổ sung  6  8  9  133.33  2  112.50  1   (Nguồn: phòng TC-KT) Nhận xét: Qua việc thống kê số liệu, ta có thể thấy tình hình lao động của khách sạn biến động không đáng kể: Khoảng thời gian 2008 – 2009: Số lượng lao động tăng nhanh. Khoảng thời gian 2009 – 2010: Số lượng lao động có sự biến chuyển thấp hơn so với giai đoạn 2008-2009. Trong đó, số lượng lao động ở Bộ phận Lưu Trú chiếm nhiều nhất so với các Bộ phận trong Khách Sạn. Tình hình lao động của toàn khách sạn năm 2009 so với năm 2008 có xu hướng tăng 17,95%, tương ứng 7 lao động. Trong đó: Tình hình lao động của bộ phận lưu trú năm 2009 so với 2008 tăng 9,52%, tương ứng tăng 2 lao động. Tình hình lao động của bộ phận ăn uống năm 2009 so với năm 2008 tăng 25%, tương ứng tăng 3 lao động. Tình hình lao động của các dịch vụ bổ sung năm 2009 so với năm 2008 tăng 33,33%, tương ứng tăng 2 lao động. Tình hình lao động của toàn khách sạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 8,7%, tương ứng 4 lao động. Trong đó: Tình hình lao động của bộ phận lưu trú năm 2010 so với 2009 tăng 4,35%, tương ứng tăng 1 lao động. Tình hình lao động của bộ phận ăn uống năm 2010 so với 2009 tăng 3.33%, tương ứng tăng 2 lao động. Tình hình lao động của các dịch vụ bổ sung năm 2010 so với 2009 tăng 2,5%, tương ứng tăng 1 lao động. 3.2. Phân tích cơ cấu lao động của khách sạn Hàng Không qua 3 năm 3.2.1. Phân tích cơ cấu lao động theo bộ phận Bảng Cơ cấu theo bộ phận của khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010 (ĐVT: người) STT  Tên bộ phận  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010     Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)   1  Toàn khách sạn  39  100.00  46  100.00  50  100.00   2  Bộ phận lưu trú  21  53.85  23  50.00  24  48.00   3  Bộ phận ăn uống  12  30.77  15  32.61  17  34.00   4  Các dịch vụ bổ sung  6  15.38  8  17.39  9  18.00   (Nguồn: phòng TC-KT) Nhận xét: Bộ phận lưu trú là bộ phận chiếm số lao động đông nhất ở cả 3 năm 2008-2010 phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, kinh doanh lưu trú là hoạt động chủ yếu. Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy cơ cấu theo bộ phận có sự khác nhau rõ rệt. Số lượng nhân viên tại bộ phận lưu trú chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với 2 bộ phận còn lại:năm 2008 chiếm 53,85%, năm 2009 chiếm 50% và năm 2010 chiếm 48% . Năm 2008, bộ phận lưu trú chiếm 53,85% tương ứng với số lượng lao động là 21 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 30,77% tương ứng với số lượng lao động là 12 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 15,38% tương ứng với số lao động là 6 lao động. Năm 2009, bộ phận lưu trú chiếm 50.00% tương ứng với số lao động là 23 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 32.61% tương ứng với số lao động là 15 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 17.39% tương ứng với số lao động là 8 lao động. Năm 2010, bộ phận lưu trú chiếm 48% tương ứng với số lượng lao động là 24 lao động. Bộ phận ăn uống chiếm 34% tương ứng với số lao động là 17 lao động. Các dịch vụ bổ sung chiếm 18% tương ứng với số lao động là 9 lao động. 3.2.2. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính Bảng Cơ cấu lao động theo giới tính tại khách sạn Hàng Không giai đoạn 2008-2010 (ĐVT: người) STT  Tên bộ phận  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010     Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số lượng  Tỷ trọng (%)   1  Toàn khách sạn  39  100.00  46  100.00  50  100.00    Nam  11  28.21  14  30.43  14  28.00    Nữ  28  71.79  32  69.57  36  72.00   2  Bộ phận lưu trú  21  100.00  23  100.00  24  100.00    Nam  6  28.57  7  30.43  7  29.17    Nữ  15  71.43  16  69.57  17  70.83   3  Bộ phận ăn uống  12  100.00  15  100.00  17  100.00    Nam  4  33.33  5  33.33  5  29.41    Nữ  8  66.67  10  66.67  12  70.59   4  Các dịch vụ bổ sung  6  100.00  8  100.00  9  100.00    Nam  1  16.67  2  25.00  2  22.22    Nữ  5  83.33  6  75.00  7  77.78   (Nguồn: phòng TC-KT) Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy cơ cấu lao động theo giới tính. Năm 2008 , toàn khách sạn nhân viên nam chiếm 28.21% tương ứng với 11 lao động, nhân viên nữ chiếm 71,79% tương ứng với 28 lao động. Bộ phận lưu trú nhân viên nam chiếm 28,57% tương ứng với 6 lao động , nhân viên nữ chiếm 71,43% tương ứng với 15 lao động . Bộ phận ăn uống nhân viên nam chiếm 33,33%tương ứng với 4 lao động , nhân viên nữ chiếm 66,67% tương ứng với 8 lao động . Các dịch vụ bổ sung nhân viên nam chiếm 16,66% tương ứng với 1 lao động , nhân viên nữ chiếm 83,34% tương ứng với 5 lao động. Năm 2009 , toàn khách sạn nhân viên nam chiếm 30.43% tương ứng với 14 lao động, nhân viên nữ chiếm 69,57% tương ứng với 32 lao động. Bộ phận lưu trú nhân viên nam chiếm 30,43% tương ứng với 7 lao động , nhân viên nữ chiếm 69,57% tương ứng với 16 lao động . Bộ phận ăn uống nhân viên nam chiếm 33,33% tương ứng với 5 lao động , nhân viên nữ chiếm 66,67% tương ứng với 10 lao động . Các dịch vụ bổ sung nhân viên nam chiếm 25% tương ứng với 2
Luận văn liên quan