Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm

Mối giao lưu quốc tế ở nước ta xuất hiện từ thời xưa tới nay với nhiều nước như Trung Hoa, ấn Độ, Gia Va, Bồ Đào Nha… Trong những năm kháng chiến, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu, phục vụ cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau ngày thống nhất đất nước, ngành ngoại thương phát triển, hoạt động xuất khẩu đã phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế. Một số hàng xuất khẩu chủ yếu năm 1998 là dầu thô (12 triệu tấn), giày dép (hơn 1 tỉ USD), hàng dệt may (gần 1,5 tỉ USD), gạo (3,7 triệu tấn), cà phê (328 nghìn tấn), cao su. Hàng nhiên liệu : xăng dầu các loại (6,8 tỉ tấn), sắt thép (1,8 tỉ tấn), phân bón. để phục vụ cho hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư và đổi mới cơ sở hạ tầng, nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng giảm. Tuy vậy những năm sau khi mới giải phóng, cán cân xuất nhập khẩu vẫn mất cân đối. Trị giá hàng hoá nhập khẩu vẫn lớn hơn xuất khẩu, năm 1986 nhập khẩu gấp 2,6 lần xuất khẩu (nhập siêu). Từ sau năm 1988 hoạt động kinh tế đối ngoại được dần dần đổi mới. Thực hiện luật đầu tư mới được ban hành. Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến. Cho đến năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối (năm 1992 : cán cân dương). Từ sau 1992, tỉ lệ nhập khẩu lại tăng lên để phục vụ công nghiệp hoá và hoạt động đầu tư nước ngoài. Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa phương hoá. Cơ chế quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu đổi mới, xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung bao cấp. Hàng nhập khẩu chủ yếu là tư lệu sản xuât (80%), còn hàng xuất khẩu lại là sản phẩm thô mới qua sơ chế (khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản). Trong giai đoạn nước ta tham gia các tồ chức thương mại. Đặc biệt là WTO thì hoạt động xuất nhập càng chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những lợi thế chúng ta còn phải đối mặt với muôn vàng khó khăn, thử thách để đứng vững và cạnh tranh với hàng hóa và các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành. Chính vì sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt lên vai những người lãnh đạo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là không nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, mỗi doanh nghiệp phải biết tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của mình để không bị thua kém bạn bè thế giới. Dưới đây là giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm. một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa có trụ sở đặt tại Khu Thương Mại Công Nghiệp Mộc Bài, Tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này không tránh khỏi những sai xót. Rất mong thầy cô và các bạn thông cảm và cho ý kiến đóng góp.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Mối giao lưu quốc tế ở nước ta xuất hiện từ thời xưa tới nay với nhiều nước như Trung Hoa, ấn Độ, Gia Va, Bồ Đào Nha… Trong những năm kháng chiến, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu, phục vụ cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Sau ngày thống nhất đất nước, ngành ngoại thương phát triển, hoạt động xuất  khẩu đã phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế. Một số hàng xuất khẩu chủ yếu năm 1998 là dầu thô (12 triệu tấn), giày dép (hơn 1 tỉ USD), hàng dệt may (gần 1,5 tỉ USD), gạo (3,7 triệu tấn), cà phê (328 nghìn tấn), cao su... Hàng nhiên liệu : xăng dầu các loại (6,8 tỉ tấn), sắt thép (1,8 tỉ tấn), phân bón... để phục vụ cho hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư và đổi mới cơ sở hạ tầng, nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng giảm. Tuy vậy những năm sau khi mới giải phóng, cán cân xuất nhập khẩu vẫn mất cân đối. Trị giá hàng hoá nhập khẩu vẫn lớn hơn xuất khẩu, năm 1986 nhập khẩu gấp 2,6 lần xuất khẩu (nhập siêu). Từ sau năm 1988 hoạt động kinh tế đối ngoại được dần dần đổi mới. Thực hiện luật đầu tư mới được ban hành. Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến. Cho đến năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối (năm 1992 : cán cân dương). Từ sau 1992, tỉ lệ nhập khẩu lại tăng lên để phục vụ công nghiệp hoá và hoạt động đầu tư nước ngoài. Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa phương hoá. Cơ chế quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu đổi mới, xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung bao cấp. Hàng nhập khẩu chủ yếu là tư lệu sản xuât (80%), còn hàng xuất khẩu lại là sản phẩm thô mới qua sơ chế (khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản). Trong giai đoạn nước ta tham gia các tồ chức thương mại. Đặc biệt là WTO thì hoạt động xuất nhập càng chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những lợi thế chúng ta còn phải đối mặt với muôn vàng khó khăn, thử thách để đứng vững và cạnh tranh với hàng hóa và các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành. Chính vì sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt lên vai những người lãnh đạo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là không nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, mỗi doanh nghiệp phải biết tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của mình để không bị thua kém bạn bè thế giới. Dưới đây là giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm. một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa có trụ sở đặt tại Khu Thương Mại Công Nghiệp Mộc Bài, Tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này không tránh khỏi những sai xót. Rất mong thầy cô và các bạn thông cảm và cho ý kiến đóng góp. CHƯƠNG 1: Hoạt Động Nhập Khẩu Và Hiệu Quả Kinh Doanh Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết. I. Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm (Save-A-Lot Supermarket Joint Stock Company) 1. Giới thiệu chung về công ty: Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm (tên giao dịch: Save-A-Lot Supermarket Joint Stock Company) khách tham quan thường gọi với cái tên quen thuộc là Siêu Thị Tiết Kiệm. Siêu thị tiết kiệm được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4503000092 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28 tháng 02 năm 2009, tại địa chỉ K23 – K24 Trung Tâm Thương Mại Hiệp Thành, Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh. Lĩnh vực kinh doanh là các mặt hàng tiêu dùng, bia rượu và nước giải khát, hóa mỹ phẩm. Công ty được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nam Hiệp Thành và đối tác nước ngoài là Duty Free Philippines Supermarket (Philippines) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu là: Coå Ñoâng Goùp Voán  Tæ Leä Goùp Voán  Soá Tieàn Goùp Voán (USD)   Cty Cp ÑT & XD Nam Hieäp Thaønh  51%  3,060,000.00   Duty Free Philippines Supermarket  49%  2,940,000.00   Toång Coäng  6,000,000.00   *Vị trí đại lý: - Nằm ngay trong khu thương mại miễn thuế Hiệp Thành được cách ly với bên ngoài bằng hàng rào cứng. - Tại Biên Giới Việt Nam - Campuchia, - Cạnh con đường Xuyên Á. - Gần cửa khẩu đường bộ quốc tế Mộc Bài (Bên giới Việt Nam – Campuchia). - Cách Thành Phố Hồ Chí Minh 70km. Với vị trí thuận lợi về địa lý và nằm trong khu kinh tế đặc biệt (khu phi thuế quan) được thành lập theo quyết định : 144/2004/QĐ ngày 18 thánh 08 năm 2004 của Thủ Tướng Chính Phủ và thông tư 08/2005/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài Chính với nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế và bất động sản dành cho nhà đầu tư. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam là thích sử dụng hàng ngoại, đặc biệt là các mặt hàng được nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ Latinh, Australia…. Vì vậy ngay từ khi mới thành lập Ban Lãnh Đạo của công ty đã định hướng là sẽ đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu nhưng tập trung vào những mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ, Canada, Hà Lan…tiêu thụ mạnh tại thị trường nội đại như hóa mỹ phẫm, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, đồ chơi trẻ em, đồ dùng nhà bếp…bên cạnh phát triển nguồn hàng nhập khẩu công ty cũng đang chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu, hiện nay thị trường xuất khẩu chính của công ty chủ yếu là hai thị trường Philippines và Campuchia với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu của công ty từ khi mới thành lập cho đến nay không cao. *Cơ cấu và giá trị các mặt hàng xuất khẩu trong năm 2008 đến quý I năm 2009. Stt  Nhóm hàng  Tỉ lệ xuất khẩu  Trị giá xuất khẩu   01  Hóa mỹ phẩm  75%  266,612.63   02  Đồ gia dụng các loại  25%  88,870.88   Tổng cộng  100%  355,483.50   Nguồn phòng thu mua xuất nhập khẩu. Trong khi đó kim nghạch nhập khẩu của công ty tính đến cuối năm 2008 đạt 2,577,598 USD. *Cơ cấu và giá trị các mặt hàng nhập khẩu trong năm 2008: Stt  Nhóm hàng  Tỉ lệ nhập khẩu  Trị giá nhập khẩu   01  Hóa mỹ phẩm  40%  1,031,039.20   02  Thực phẩm đóng hộp  25%  644,399.50   03  Rượu bia  30%  773,279.40   04  Hàng khác  5%  128,879.90   Tổng cộng  100%  2,577,598.00   Nguồn phòng thu mua xuất nhập khẩu. Tính riêng trong quý I năm 2009 kim nghạch nhập khẩu của công ty ước đạt 558,739 USD. Với lợi thuế được ưu đãi về thuế nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các mặt hàng này so với các doanh nhgiệp cùng nghành trên lãnh thổ Việt Nam là rất lớn. doanh thu mỗi ngày của công ty trong năm 2008 tương đối cao. Cá biệt vào những ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết doanh thu tăng đột biến có thể đạt từ 500,000,000 -800,000,000.00 đồng/ngày. Theo đó doanh thu bán hàng và lợi nhuận bình quân trong năm 2008 của công ty đạt ớ mức khá cao. Bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận trước phí trung bình trong năm 2008: Stt  Loại Doanh Thu  Số Tiền   01  Doanh thu ngày  350,000,000   02  Doanh thu tháng  10,500,000,000   03  Doanh thu năm  105,000,000,000   Lợi nhuận trước phí trong năm 2008  15,750,000,000   Chính vì vậy trong tương lai không xa Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm sẽ trở thành một trong những công ty kinh doanh hàng miễn thuế lớn nhất tại Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài nói riêng và của Việt Nam nói chung. Giải quyết tốt công ăn việc làm cho lao động địa phương ( hiện tại công ty đang sử dụng hơn 100 lao động địa phương với thu nhập bình quân của mỗi lao động từ 1,500,000.00 – 2,500,000.00 đồng/tháng với đầy đủ các chính sách phụ cấp bảo hiểm xã hội, y tế, cơm trưa…. Góp phần đáng kể thúc đẩy kinh tế xã hội của Huyện Bến Cầu nói riêng và Tỉnh Tây Ninh nói chung. II. Hệ thống tổ chức của Công ty: Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty khoảng 125 người làm việc trong 8 bộ phận. Trong đó số người đạt trình độ từ Cao Đẳng, Đại Học, Chuyên Gia Nước Ngoài đạt 20% trong tổng số cán bộ nhân viên của công ty. Tập trung nhiều ở bộ phận tài chính kế toán (5 người), thu mua xuất nhập khẩu (8 người), công nghệ thông tin ( 3 người), hành chánh nhân sự (2 người), các trưởng bộ phận kho, marketing, thâu ngân (7 người). Số còn lại là lao động phổ thông có trình độ lớp 12. Cơ cấu cán bộ nhân viên trong công ty chia theo trình độ: Stt  Trình Độ  Tỉ lệ (%)  Số người   01  Đại học, cao đẳng, chuyên gia nước ngoài  20%  25   02  Lao động phổ thông  80%  100   Tổng cộng  100%  125   Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty: Phòng Tài Chính Kế Toán: - Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trực tiếp tình hình tài chính của công ty - Tổ chức thu, chi hàng ngày - Kiểm tra hóa đơn đầu ra, đầu vào của công ty. - Báo cáo thuế theo tháng, quý , năm cho chi cục thuế. - Lập kế hoạch thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, tiền cước phí vận chuyển hàng hóa cho các đơn vị vận chuyển. - Kinh doanh ngoại tệ. - Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo quý, năm để trình lên Hội Đồng Quản Trị. 2. Phòng Thu Mua Xuất Nhập Khẩu: - Chịu trách nhiệm tìm kiếm nhà cung cấp, phát triển nguồn hàng. - Đàm phán giao dịch với các nhà cung cấp hàng hóa. - Tìm kiếm, giao dịch với các nhà nhập khẩu ở nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu. - Thỏa thuận, soạn thảo hợp đồng thương mại. - Cùng với ban giám đốc tiến hành ký kết hợp đồng thương mại. - Liên hệ với các đơn vị vận chuyển ( Hãng tàu, Fowarder, Cty vận tải container...) để đăng ký vận chuyển hàng nhập khẩu, xuất khẩu hoặc vận chuyển hàng trong nội địa. - Lập bộ chứng từ mua bán, thanh toán quốc tế. - Liên hệ với nhà cung cấp nước ngoài để theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng. - Tiến hành xin giấy phép nhập khầu, tạm giải tỏa hàng (thực phẩm, các thuyết bị điện, điện tử, các loại mỹ phẩm…), hạn nghạch nhập khẩu đối với các mặt hàng quản lý của cơ quan chuyên ngành (rượu bia, thuốc lá, sản phẩm điện tử). - Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. - Đăng ký và tiến hành giám định hàng hóa cùng với cơ quan giám định. - Tổ chức giao nhận, thông quan hàng hóa. - Tiến hành các thủ tục pháp lí liên quan đến hàng hóa để làm việc với các cơ quan chức năng như Hải Quan, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, Ban Quản Lý Khu Kinh tế…. 3. Phòng Kinh Doanh: 3.1. Bộ phận Marketing: - Tổ chức các hoạt động marketing - Liên hệ sở công thương Tỉnh Tây Ninh để xin phép làm các chương trình quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm. - Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để kịp thời báo cho ban lãnh đạo, bộ phận thu mua xuất nhập khẩu để phát triển mặt hàng, lựa chọn mặt hàng, xác định mặt hàng chủ lực để thông qua đó có thể đáp ứng nhanh theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. - Theo dõi tình hình biến động giá cả các mặt hàng của công ty để kịp thời đưa ra những chính sách về giá phù hợp, mang lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời cũng thu hút được khách hàng. 3.2. Bộ phận bán hàng: - Tổ chức theo dõi kiểm tra về tình trạng hàng hóa, số lượng, hạn sử dụng (các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm…) để kịp thới báo cáo lên trưởng bộ phận. - Trợ giúp khách hàng. - Kiểm tra hàng hóa ở lối ra dành cho khách hàng. 3.3. Bộ phận thâu ngân: - Tính tiền hàng cho khách hàng. - Báo cáo doanh thu trong này cho phòng kế toán. 4. Phòng Công Nghệ Thông Tin: - Kiểm tra, theo dõi hệ thống mạng Internet của công ty. - Quản lý hệ thống máy tính tiền của bộ phận thâu ngân. - Giải quyết các sự cố về mạng của công ty. - Liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng để bảo trì sửa chữa hệ thống mạng. 5. Phòng hành chánh nhân sự: - Tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu của các phòng ban khác trong công ty dưới sự phê duyệt của giám đốc điều hành. - Khai báo tình hình tăng giảm nhân sự theo yêu cầu của các cơ quan chức năng tại đại phương - Đăng ký, làm sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Đăng ký tạm trú tạm vắng cho cán bộ công nhân viên ở trọ tại nhà nhân viên của công ty, làm các thủ tục cư trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. - Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. - Lưu trữ hồ sơ của người lao động trong công ty. 6. Kho: - Xếp dỡ hàng hóa. - Tiến hành dán tem phụ đối với hàng nhập khẩu. - Tổ chức bảo quản, phân loại hàng hóa. - Di chuyển hàng hóa từ kho lên cửa hàng để kinh doanh. - Cùng với bộ phận xuất nhập khẩu tổ chức giao nhận hàng hóa với các nhà cung cấp, nhà nhập khẩu. - Báo cáo kết quả giao nhận hàng hóa tại kho cho phòng Xuất Nhập Khẩu và Phòng kế toán để có biện pháp xử lý kịp thời. - Nhập mã số hàng hóa vá số lượng vào hệ thống máy tính. - Kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa tồn động trong kho. III. Cơ Sở Hạ Tầng Của Công Ty: Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế: Tổng diện tích của cửa hàng 2.500m2 được phân thành 7 khu chức năng: Khu hàng thực phẩm nội địa: bày bán các loại mì sợi, thịt cá đóng hộp, các loại gia vị, nước chấm được nhập khẩu từ các công ty sản xuất tại nội địa. Khu hàng thực phẩm nhập khẩu: bán các loại mì sợi được nhập khẩu từ Hàn Quốc như mì kim chi, mì lẩu thái…, các mặt hàng thịt cá đóng hộp được nhập khẩu từ Mỹ, Philippines, Thái Lan…, Trái cây đóng hộp nhập khẩu từ Philippines…, Sữa Cowhead từ Newzealand, sữa Ensure từ Mỹ…, Khu hàng hóa mỹ phẩm: gồm các loại dầu gội đầu, dầu xã tóc của các nhãn hiệu nổi tiếng từ Mỹ như Pantene, Sunsilk, Suave, Finess, Loreal, Johnson & Johnson…, các loại sữa tắm, các loại dầu giữ ẩm da của Dove, Suave, Vaseline… được nhập từ Mỹ, Canada, Italy…, các loại xà phòng tắm dạng bánh như Dial, Irish Spring, Dove, Palmolive…, các loại nước rửa chén, xà phòng rửa tay như Solf Soap, Dial, Sunlight… được nhập từ Mỹ, Canada…, các loại xà phòng giặt, nước xả vải như Purex, Wisk, Blue Ribbon, comfort được nhập từ Mỹ, Malaysia, kem đánh răng Colgate nhập từ Mỹ. Khu hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp: bộ đồ ăn bằng gốm, Inox nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…, các sản phẩm dùng trong nhà bếp như nồi, chảo chống dính, khay đựng thức ăn, dao các loại được nhập khẩu từ Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc. Khu hàng đồ chơi: các loại xe đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em trên 36 tháng tuổi, bupbê, các loại bóng đá bằng da được nhập khẩu từ Trung Quốc Khu hàng rượu bia: gồm các loại rượu Voka, Matador của Philippine, các loại rượu whisky nhập từ pháp như Henessy, Johny Walker, Chivas Regal.., bia Heineken loại 300ml và 500ml nhập khẩu từ Hà Lan. Khu hàng đồng giá: hơn 2,500 mặt hàng thuộc các chủng loại khác nhau nhập khẩu từ nhật bản được bán với giá 19,000.00 đồng/Sp. Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn. Bao gồm các mặt hàng văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, đồ dùng nhà bếp…. Kho hàng: tổng diện tích sử dụng là 2,500m2, được trang bị các thiết bị xếp dỡ bao gồm hai xe nâng hàng với tải trọng 2,5 tấn chạy bằng dầu và một xe nâng điện tải trọng 1,5 tấn. *Kho chứa hàng được được phân ra thành 7 khu bao gồm: Khu hàng thực phẩm. Khu hàng mỹ phẩm. Khu hàng rượu bia & đồ uống. Khu hàng đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp. Khu hàng đồ chơi. Khu hàng đồng giá. khu hàng chưa thông quan. Sơ đồ cửa hàng kinh doanh & kho chứa hàng. Sơ đồ Chi Tiết Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm IV. Hoạt động của Công ty: IV.Hoạt động của công ty: Hoạt động chính của công ty là kinh doanh hàng miễn thuế. Phần lớn các mặt hàng công ty đang kinh doanh là được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Châu Âu ( Hà lan, Pháp…), Mỹ Latinh (Mỹ, Mexico, Canada…). Công ty tập trung kinh doanh các mặt hàng hóa mỹ phẩm, nước hoa của các hãng nổi tiếng trên thế giới, mặt hàng rượu bia nhập khẩu từ Halan, pháp, Australia, Tây Ban Nha…song song với việc phát triển những mặt hàng đã có thương hiệu, được khách hàng Việt Nam tin dùng, công ty cũng chủ trương phát triển những mặt hàng mới, lạ từ các thị trương như Ấn Độ, Pakistan, Mexico…lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên sau một thời gian quảng bá sản phẩm bằng các hoạt động Maketing, khuyến mãi...dần dần khách hàng cũng cảm thấy thích thú, tin tưởng và có nhu cầu cao đối với các dòng sản phẩm mới của công ty. Quý I năm 2009. Theo thống kê của bộ phận xuất nhập khẩu công ty, công ty đã đưa vào kinh doanh hơn 4,500 loại sản phẩm khác nhau được nhập khẩu từ nước ngoài và hơn 500 loại sản phẩm được sản xuất trong nội địa. Tổng kim nghạch nhập khẩu của công ty tính đến quý I năm 2009 đạt 3,136,377 USD. - So với năm 2008, năm 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động, kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Theo kế hoạch của Hội Đồng Quản Trị đưa ra trong buổi họp hội đồng quản trị vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 có đại diện phía Việt Nam và đại diện của đối tác Philippine. Theo kế hoạch được đưa ra trong buổi họp lần này là: Kim nghạch nhập khẩu của công ty sẽ đạt 2,934,956 USD. Doanh thu hàng tháng trong năm 2009 đạt 6,112,045,870.00 đồng/tháng, Tổng doanh thu của năm 2009 ước đạt 73,344,550,440 đồng/năm. Lơi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2009 ước đạt 18,336,137,610.00 đồng/năm. Riêng trong quý I năm 2009 kim nghạch nhập khẩu của công ty đã đạt 558,739 USD chiếm gần 20% tổng kim nghạch nhập khẩu của năm 2009. Đây cũng là con số đáng mừng trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay. Bảng thống kê kế hoạch năm 2009 của công ty: Stt  Kim nghạch NK năm 2009 (USD)  Doanh Thu Tháng (VND/Tháng)  Doanh Thu Năm 2009 (VND/Năm)  Lợi Nhuận Năm 2009 (VND/Năm)   01  2,934,956  6,112,045,870  73,344,550,440  18,336,137,610   Bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn hàng, xác định mặt hàng nhập khẩu chủ lực, công ty cũng đang đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Hiện nay ngoài hai thị trường xuất khẩu chính là Philippine và Campuchia, công ty đang hướng tới thị trường Lào, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Hiện nay sức tiêu thụ của thị trường nội địa đang giảm rõ rệt, chính vì vậy việc định hướng thị trường xuất khẩu và xác định mặt hàng nhập khẩu chủ lực là một định hướng đúng đắn của công ty. Có như vậy công ty mới có thể đứng vững và phát triển được trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay. V. Tình hình nhân sự: Hiện nay công ty đang chú trọng việc đào tạo cán bộ nhân viên. Đặc biệt là các bộ phận Marketing, kinh doanh, thu ngân. Vì đây là lực lượng nồng cốt thức đẩy doanh thu của công ty. Song song với việc đào tạo nhân viên cũ, công ty cũng tiến hành tuyển dụng nhân viên thuộc các bộ phận nói trên nhưng với yêu cầu tuyển dụng gắt gao hơn như yêu cầu phải có trình độ từ trung cấp trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty đang tuyển dụng, có kinh nghiệm giao tiếp và thuyết phục khách hàng. Vì đây là những bộ phận luôn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên cần phải có sự hiểu biết về sản phẩm, có kỹ năng thuyết phục khách hàng. Đó là những tiêu chí cần thiết cho một nhân viên bán hàng hay nhân viên marketing. VI. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Tiết Kiệm (Save-A-Lot Supermarket Joint Stock Company) 1. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty. 1.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của Công ty: Hiện nay hoạt động nhập khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào hai 3 nhóm sản phẩm đó là: + Hóa mỹ phẩm + Thực phẩm các loại và bia Heineken nhập khẩu từ Hà Lan & Mỹ: Tuy trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, sức mua của người tiêu dùng giảm, song với những nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn thể công ty, luôn tìm kiếm phát triển nguồn hàng mới, những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống sinh họat hàng ngày của người dân nên sức tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn không giảm đáng kể, do đó kim ngạch nhập khẩu hàng tháng của công ty vẫn dao động ớ mức 250,000 – 300,000 USD. 1.2. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty: Với phương chậm hết lòng phục vụ khách hàng, vì khách hàng do đó chủ trương của công ty đề ra là phải cung cấp những mặt hàng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt, chất lượng nhất. Do vậy lượng khách đến tham quan, mua sắm tại công ty ngày càng đông. Theo thống kê của bộ phận kinh doanh, mỗi ngày có tới 700 – 800 lượt khách đến tham quan, mua sắm tại công ty. Những ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ lên tới 1000 lượt khách do đó kim nghạch nhập khẩu và doanh thu của công ty luôn ổn định và ngày càng tăng.
Luận văn liên quan