Tiểu luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Sự ứng phó và thích nghi ở Bến Tre

Biến đổi khí hậu- mối hiểm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Với cường độ ngày càng tăng, nó đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bangladesh. Nước biển dâng sẽ gây sạt lở, bồi lắng, nhiễm mặn, tác động lên hệ sinh thái môi trường, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đặc biệt là lên sức khỏe con người. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cảnh báo rằng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ về sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Những đợt nắng nóng kéo dài, bão, lũ lụt và hạn hán giết đi hàng chục ngàn người mỗi năm. Các căn bệnh và tình trạng sức khỏe nhạy cảm với khí hậu như tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng đã gây ra hơn 3 triệu tử vong trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các căn bệnh như: hen suyễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người”. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam; từ đó đi sâu vào phân tích những căn bệnh do biến đổi khí hậu gây ra như: bệnh truyền qua vật chủ trung gian (sốt xuất huyết, sốt rét); bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng.); bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp); bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận).

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Sự ứng phó và thích nghi ở Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÔN: MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN ___œ___ TIỂU LUẬN: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI GVHD : GS.TSKH. LÊ HUY BÁ SVTH: TRẦN NAM OANH_07715021 Lớp : ĐHMT3B T.p Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 7 năm 2009 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp cơ sở, vật chất cho chúng em được học tập như ngày hôm nay; cảm ơn Viện Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học môn Môi Trường Cơ Bản. Và đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tiến Sĩ Khoa Học Lê Huy Bá – thầy phụ trách môn Môi Trường Cơ Bản đã cung cấp kiến thức về đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người” cho em. Theo em, đây quả là một đề tài hay và bổ ích. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do thời gian có hạn cộng với hiểu biết còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót; mong thầy thông cảm và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2 1. Khái niệm về biến đổi khí hậu 2 2. Nguyên nhân 2 2.1. Do các quá trình tự nhiên 2 2.2. Do hoạt động của con người 2 3. Tác động 6 3.1. Thể hiện 6 3.1.1. Sự ấm nóng toàn cầu 6 3.1.2. Elnino và Lanina 8 3.2. Ảnh hưởng 12 3.2.1. Nông nghiệp 12 3.2.2. Công nghiệp 14 3.2.3. Du lịch 14 3.2.4. Y tế 15 3.2.5. Sinh hoạt của người dân 16 II.ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 16 1. Bệnh truyền qua vật chủ trung gian( sốt xuất huyết, sốt rét) 16 2. Bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm họng, viêm phổi) 20 3. Bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp) 23 4. Bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận, hen suyễn, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu cam, đau nhức) 26 III. GIẢI PHÁP 33 C. KẾT LUẬN 36 A. MỞ ĐẦU: Biến đổi khí hậu- mối hiểm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Với cường độ ngày càng tăng, nó đã gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bangladesh. Nước biển dâng sẽ gây sạt lở, bồi lắng, nhiễm mặn, tác động lên hệ sinh thái môi trường, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đặc biệt là lên sức khỏe con người. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cảnh báo rằng hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang đứng trước nguy cơ về sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Những đợt nắng nóng kéo dài, bão, lũ lụt và hạn hán giết đi hàng chục ngàn người mỗi năm. Các căn bệnh và tình trạng sức khỏe nhạy cảm với khí hậu như tiêu chảy, sốt rét và suy dinh dưỡng đã gây ra hơn 3 triệu tử vong trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng các căn bệnh như: hen suyễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người”. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam; từ đó đi sâu vào phân tích những căn bệnh do biến đổi khí hậu gây ra như: bệnh truyền qua vật chủ trung gian (sốt xuất huyết, sốt rét); bệnh truyền qua đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng..); bệnh lây lan qua đường ăn uống (tiêu chảy cấp); bệnh không truyền nhiễm (huyết áp, tim mạch, sỏi thận). B. NỘI DUNG: I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: 1. Khái niệm biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Gần đây, biến đổi khí hậu thường được biết đến như hiện tượng nóng lên toàn cầu. Quá trình này diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, và không thể đảo ngược được. Nghiêm trọng hơn là nó diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống ( động vật thực vật, đa dạng sinh hoc, cảnh quan, môi trường sống..) với cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước được. Có thể kết luận: đây là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình. 2. Nguyên nhân: Biến đổi khí hậu gần đây được kết luận là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài và nguyên nhân chính là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. 2.1.Do các quá trình tự nhiên: - Quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ. - Do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa. - Do tác động của khí CO2 trong tự nhiên. 2.2.Do hoạt động của con người: Đây là nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất. Những hoạt động cụ thể là: - Sử dụng nguyên liệu hóa thạch ( fossil fuels) như dầu, than, khí tự nhiên: Đến nay, con người đã sử dụng một lượng rất lớn nhiên liệu hóa thạch để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hiện đang phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Các nhiên liệu hóa thạch khi đốt cháy sẽ sản sinh ra khí CO2; ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NO2) là những khí nhà kính. - Sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu… Nhằm sản xuất cây trồng nhiều mùa vụ và phát triển nuôi trồng thủy sản mà lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng tăng. Theo thống kê của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường khu vực Tây Nam Bộ cho thấy, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; mỗi năm có tới trên hai triệu tấn phân hóa học; 0,5 triệu tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản “chảy tràn” trên đồng ruộng. Năm 2008, lượng thuốc BTVT nhập khẩu lên trên 473 triệu đô la Mỹ, phần lớn là thuốc Trung Quốc, chưa kể nhiều loại thuốc BVTV sản xuất trong nước cũng được đưa đến nông dân. Nhưng bất cập là nông dân sử dụng thuốc rất tùy tiện và thường sử dụng thuốc thế hệ cũ, dễ gây độc; trong khi số nông dân được đào tạo, qua các lớp tập huấn chiếm chưa được 1%. Thuốc bảo vệ thực vật làm giảm số lượng của nhóm sinh vật này và làm tăng số lượng nhóm sinh vật khác, gây mất cân bằng sinh học tự nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường nước và đất một cách nghiêm trọng: mất cân bằng trong sự chuyển hóa vật chất trong đất, ảnh hưởng đến hệ thực vật sống trên đất. Kết quả là hệ thực vật giảm dần sự đa dạng, “góp phần” không nhỏ trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. - Khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc: Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 14% lượng khí nhà kính phát thải trong khi sự chuyển đổi đất nông nghiệp, phá rừng cho các mục đích khác chiếm khoảng 17%. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi Trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tấn CO2 thải vào môi trường. Trồng trọt và chăn nuôi cũng gây phát thải khí nhà kính vào khí quyển, như khí metan từ gia súc và các vùng đất ngập nước, đặc biệt từ các cánh đồng lúa, nitơ oxit từ sử dụng phân bón, cacbon từ phá rừng và thoái hóa đất. Sử dụng đất trồng trọt thiếu bền vững như chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phá rừng) và gây thoái hoá đất là nguyên nhân khiến tăng lượng phát thải cacbon vào khí quyển. - Khai thác và sử dụng tài nguyên nước quá mức. - Một phần là do chiến tranh: việc sử dụng những hóa chất độc hại, chất hủy diệt, chất nguyên tử, phóng xạ trong chiến tranh gây ô nhiễm đất, nước, làm giảm đa dạng sinh học. à Sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. * Các khí nhà kính ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu: Trái đất được bao bọc bởi khí quyển và trong bầu khí quyển có nhiều loại khí khác nhau. Các khí nhà kính đuợc biết đến chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, và các khí CFC. Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính là: CO2: 50% ; CFC: 20% ; CH4: 16% ; O3: 8% ; N2O: 6% . Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng ấm. CO2 là loại khí nhà kính chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu. Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024 (J). Trái đất chỉ hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ. Theo thống kê của các nhà khoa học năm 2008 thì lượng khí CO2 có trong khí quyển hiện nay cao hơn 30% so với năm 1900, trong đó gần một nửa mức tăng diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến nay. Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ là: sử dụng năng lượng 45%; công nghiệp 24%; nông nghiệp 14%; phá rừng 17%. Về công nghiệp, ngành thải nhiều khí CO2 nhất đuợc biết đến là ngành năng lượng: chiếm 40%; các ngành công nghiệp khác: chiếm 18%; giao thông vận tải: chiếm 20%; trong khi khu vực nhà ở và dịch vụ: chiếm 13 % tổng lượng khí thải. Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm 1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ) (Ảnh: Theo báo cáo của Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu (IPCC – intergovernmental Panel on Climate Change) thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1750 trở về trước, tức là thời gian chưa xảy ra công nghiệp hóa, hàm lượng CO2 đo được là 280 ppm, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được giữ ổn định - đó là hàm lượng cân bằng (đơn vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử CO2 trộn với 1 triệu phân tử khí quyển). Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,74 0C. Tuy nhiên, ngoài khí CO2 còn có nhiều loại khí độc hại khác nếu được thải quá nhiều ra môi trường sẽ làm cho trái đất nóng lên, khí hậu bị biến đổi. Đó là: *CH4 (Methane): thải ra trong quá trình chăn nuôi, ủ chất thải của động vật. So với CO2 , CH4 có mức độ gây hại cho môi trường gấp 21 lần. *N2O (Oxit nitơ): thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng phân vô cơ. N2O có mức độ độc hại với môi trường gấp 310 lần CO2. *HFCs (Hydrophoro Cacbons): thải ra trong quá trình sản xuất chất bán dẫn, có mức độ độc hại cho môi trường gấp 140 - 11.700 lần so với CO2. *PFCs (Pezpluoro Cacbons): thải ra trong quá trình làm sạch chất bán dẫn, chất làm lạnh và chất tạo bọt, có mức độ nguy hại cho môi trường gấp 6.500 - 9.200 lần so với CO2. *SH6 (Sulpur Hexapluoride): thải ra trong quá trình sản xuất ô tô, có mức độ gây hại với môi trường gấp 23.900 lần so với CO2.  3. Tác động: 3.1. Thể hiện: 3.1.1. Sự ấm nóng toàn cầu (Global Warming): Y Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung: Theo thống kê của các nhà khoa học, trong thế kỷ qua nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất tăng lên khoảng 0,3 – 0,60C; và so với thời kỳ băng hà ( Ice Age) nhiệt độ lúc đó thấp hơn hiện nay đến 50C. Nguyên nhân là do việc gia tăng nồng độ các khí nhà kính (chủ yếu là CO2); trong đó Mỹ là nước thải ra khí này nhiều nhất chiếm 25% trên thế giới, hơn cả Nhật + Trung Quốc + Ấn Độ. Tuy vậy, Mỹ lại là nước kiên quyết bác bỏ Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đối với Việt Nam, theo số liệu quan trắc của Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn từ năm 1931- 2000 cho thấy: sau 70 năm, nhiệt độ trung bình mỗi năm của không khí đã tăng là 0,70C. Xu thế chung của biến đổi khí hậu ở Việt Nam là: - Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. - Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa. - Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất. * Kịch bản các vùng biến đổi khí hậu của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990) - Phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam công bố tại “Hội Thảo Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam” tại Hà Nội tháng 2/2008: Năm Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng BB Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ 2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21 2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80 Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Phần màu vàng biểu thị nhiệt lượng (C) tăng cao tại vùng gần xích đạo từ 180 đông đến 100 kinh độ tây - Ảnh: CPC/NCEP Y Sự dâng cao mực nước biển: do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển dâng cao: trong thế kỷ 20, mức nước biển đã tăng lên khoảng 110 - 120cm. * Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990) - phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam công bố tại “Hội Thảo Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Và Giải Pháp Ứng Phó Của Việt Nam” tại Hà Nội tháng 2/2008: Năm Nhiệt độ tăng thêm (0C) Mực nước biển tăng thêm (cm) 2010 0,3-0,5 9 2050 1,1-1,8 33 2100 1,5-2,5 45 Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm tối đa 81 cm. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm - tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC. Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, mặc dù vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nước biển dâng cao do tác động của BĐKH. Trên 12% bờ biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dưới mực nước biển 1 m. 3.1.2. Elnino và Lanina: 3.1.2.1. Khái niệm Elnino và Lanina: *El Ninô: trong từ tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là Chúa Hài đồng, hoặc chú bé con do hiện tượng này hay xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh. El Ninô là thuật ngữ chỉ sự nóng lên của mặt biển vùng xích đạo Thái Bình Dương ngoài khơi biển Nam Mỹ, thường bắt đầu vào mùa đông và có chu kỳ 2-7 năm, có khi đến 10 năm. Hiện tượng El Nino thường kéo dài khoảng gần 1 năm, sau đó trở ngược lại tình trạng bình thường. Thực tế El Ninô không phải là hiện tượng cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà còn là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn và phức tạp giữa khí quyển và đại dương toàn cầu. Mỗi khi hiện tượng El Ninô xảy ra, khí hậu, thời tiết trên thế giới lại có diễn biến bất thường. Nguyên nhân của El Ninô là do sự yếu đi của tín phong. Nước biển ấm lên làm gió yếu đi và gió yếu đi lại làm nước biển ấm thêm. Cứ như vậy El Ninô ngày càng mạnh lên. Nhưng cũng có các giả thiết về nguyên nhân hiện tượng El Ninô là do hoạt động của núi lửa hay hậu quả của việc dư thừa nhiệt ở vùng nhiệt đới và El Ninô là sự điều chỉnh để tạo sự cân bằng khí hậu. * La Nina: trong từ Tây Ba Nha có nghĩa là cô bé con (hay còn gọi là đối El Ninô, anti-Ninô); chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái Bình Dương lạnh đi so với điều kiện bình thường; hiện tượng này cũng gây ra những dị thường về thời tiết và khí hậu ở nhiều nơi. Hai hiện tượng này thường xảy ra kế tiếp nhau. Chu kỳ dao động này xảy ra với chu kỳ từ 2 đến 6 năm ở Nam Thái Bình Dương vì thế được các nhà khoa học gọi là “Dao động phương Nam” (Southern Oscillation). Vì hiện tượng El Nino là hiện tượng thiên nhiên có chu kỳ (như hiện tượng mùa mỗi năm), chúng ta không thể nào ngăn chặn El Nino tái phát. Tuy nhiên chúng ta có thể nghiên cứu để hiểu biết các nguyên tố, tác năng tạo thành El Nino và từ đó tiên đoán khi nào El Nino trở lại và phòng ngừa hay giảm bớt những hậu quả nghiêm trọng của nó. (Nguồn: "Những điều cần biết về El Ninô và La Nina" của GS.TS Đăng Đức Ngữ) 3.1.2.2. Ảnh hưởng của Elnino và Lanina: làm thời tiết ngày càng bất thường. Ở Việt Nam, các bất thường xuất hiện ngày càng nhiều trong 5 năm gần đây - theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó Trưởng phòng dự báo Đài Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ nhận định. * Mưa lũ gây ngập lụt, triều cường: đây là ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu mang lại. Ở miền Bắc, những trận mưa lịch sử xảy ra khiến người dân Hà Nội mấy ngày “bơi” trong bể nước. Một cơn mưa tại 11 tỉnh thành, kéo dài 3 ngày liền với lượng mưa rất lớn, từ 500 đến hơn 1.000mm; trong khi một trận mưa hơn 100mm đã được gọi là mưa to cơn mưa không chỉ phủ trên diện rộng và kéo dài với lượng mưa rất lớn. Năm 2007 là năm hoạt động của hiện tượng Lanina. Các nghiên cứu khoa học đã đánh giá trong những năm có hiện tượng Lanina, tần suất bão, mưa lũ ở Việt Nam cao hơn mức bình thường. Các dấu hiệu để nhận biết đây có thể là trận mưa rất lớn hay không là rất mơ hồ, rất khó nhận biết; và xảy ra không theo chu kỳ nào cả như vào tháng 7-2007, khi miền Trung đang vào mùa khô thì cũng đã phải hứng chịu một đợt lũ, sau đó, khu vực này lại có 5 đợt lũ liên tiếp. Hệ thống phân loại các tai biến thiên nhiên liên quan đến khí hậu theo vùng của Việt Nam Vùng địa lý Vùng tai biến Các tai biến thiên tai chính Miền Bắc Vùng cao phía Bắc Lũ quét, trượt đất, động đất Đồng bằng Sông Hồng Lũ sông khí có gió mùa, bão, nước dâng cao do bão vùng ven biển Miền Trung Các tỉnh duyên hải miền Trung Bão, nước dâng cao do bão, lũ quét, hạn hán, xâm mặn Tây Nguyên Lũ quét, trượt đất Miền Nam Đồng bằng Sông Cửu Long Lũ sông, bão, triều cường và nước dâng cao do bão, xâm mặn (Nguồn: CCFSC) Những thống kê khác của Đài Khí Tượng Thủy Văn Nam Bộ cũng cho thấy rằng các hiện tượng bất thường của thời tiết không chỉ dừng lại ở những thiên tai đáng sợ kể trên, mà ngay trong những cơn mưa bão bình thường, người ta cũng thấy việc không tuân theo quy luật xuất hiện, ngày càng thường xuyên hơn. Các cơn bão có xu hướng mạnh lên trong biển Đông. Hiện nay, không chỉ có bão cấp 12 mà đã xuất hiện những cơn bão cấp 13-14. Trước kia người ta vẽ được đường đi của bão; thì bây giờ, những cơn bão di chuyển không theo quy luật ngày càng nhiều, thậm chí, một năm có thể có 2-3 cơn bão “nổi loạn”. Tốc độ di chuyển trung bình hàng năm trước đây của bão là từ 15-18km/giờ ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, thì hiện nay, xuất hiện những cơn bão di chuyển với vận tốc 25-30km/giờ, thậm chí có cơn bão di chuyển với vận tốc 35km/giờ. * Hạn hán: các đợt hạn hán kéo dài làm nhiệt độ tăng cao gây cháy rừng thường xuyên với trạng thái, mức độ dữ dội và độ dài ngày càng nghiêm trọng. Riêng 6 tháng đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở Đồng Nai (làm mất 1200 ha) và Đắc Lắc (làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị cháy. Theo thiệt hại tổng thiệt hại cả nước lên tới trên 5000 tỉ đồng. * Các đợt rét: đây là một bất thường “nổi tiếng” khác của khí hậu; Khởi đầu từ cuối năm 2007 và kéo dài sang năm mới là đợt rét bất thường ở các tỉnh miền bắc, đợt rét này kéo dài 33 ngày vào đầu năm 2007 ở miền Bắc ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe con người cũng như chăn nuôi, trồng trọt như làm 200.000ha lúa bị hư hỏng; 122.000 con trâu bò, 1.000 con heo và 290.000 con gia cầm bị chết… 3.2. Ảnh hưởng: 3.2.1. Nông nghiệp: * Hệ sinh thái đất nông nghiệp: - Mực nước biển dâng cao sẽ làm mất đi nhiều vùng đất thấp rộng lớn, mất đi các hệ sinh thái đất nông nghiệp đặc biệt ở hai đồng bằng lớn của nước ta (đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ Sông Hồng) - vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất. - Mưa lũ liên tiếp xảy ra làm cho hệ thống đê bao, đê ngăn mặn, đê kè sông, đê biển, kênh mương
Luận văn liên quan