Tiểu luận Tài nguyên biển đối với sự phát triển

I. Tính cấp thiết của đề tài: Đại dương thế giới là cái nôi của sự sống trên Trái đất, là một kho dự trữ tài nguyên khổng lồ, nhưng vẫn có giới hạn trong phạm vi “năng lực tải” của nó. Đại dương có rất nhiều chức năng quan trọng: điều tiết khí hậu toàn cầu, nơi nghỉ ngơi du lịch của con người, nguồn cung cấp protit cho con người, cung cấp nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, là đường giao thông giá rẻ Tuy vậy, sự tăng nhanh của dân số kèm theo đó là các nhu cầu sinh hoạt ngày càng gia tăng, sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và sự phát triển của con người trên vùng đất ven biển, hải đảo đã kéo theo nhu cầu gia tăng sử dụng tài nguyên biển, đồng nghĩa với sự gia tăng sức ép lên môi trường biển và tài nguyên biển. Trong quá trình khai thác và sử dụng các loại tài nguyên biển, con người đã làm cho nguồn tài nguyên thay đổi về quy mô, số lượng, chủng loại, làm cho môi trường biển ngày càng biến đổi chất lượng và có dấu hiệu suy thoái. Và trên thực tế, những thất bại và thiệt hại đó, con người đã phải nếm trải. Chính vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tài nguyên biển đối với sự phát triển”, để tìm hiểu về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn môi trường và tài nguyên biển, duy trì cuộc sống ổn định cho con người cùng với sự phát triển bền vững. Với sự cố gắng thực sự khi nghiên cứu đề tài này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong được sự đánh giá, góp ý của cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. II. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Các loại tài nguyên biển nói chung. - Mục tiêu cụ thể: Các loại tài nguyên biển trên thế giới và ở Việt Nam: sản lượng, trữ lượng, tình hình khai thác, sử dụng đối với sự phát triển của loài người. Từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp. III. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá lý thuyết,. IV. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: trên thế giới và ở Việt Nam. - Thời gian: từ năm 1950 trở lại đây.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5732 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tài nguyên biển đối với sự phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài: Đại dương thế giới là cái nôi của sự sống trên Trái đất, là một kho dự trữ tài nguyên khổng lồ, nhưng vẫn có giới hạn trong phạm vi “năng lực tải” của nó. Đại dương có rất nhiều chức năng quan trọng: điều tiết khí hậu toàn cầu, nơi nghỉ ngơi du lịch của con người, nguồn cung cấp protit cho con người, cung cấp nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, là đường giao thông giá rẻ… Tuy vậy, sự tăng nhanh của dân số kèm theo đó là các nhu cầu sinh hoạt ngày càng gia tăng, sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và sự phát triển của con người trên vùng đất ven biển, hải đảo đã kéo theo nhu cầu gia tăng sử dụng tài nguyên biển, đồng nghĩa với sự gia tăng sức ép lên môi trường biển và tài nguyên biển. Trong quá trình khai thác và sử dụng các loại tài nguyên biển, con người đã làm cho nguồn tài nguyên thay đổi về quy mô, số lượng, chủng loại, làm cho môi trường biển ngày càng biến đổi chất lượng và có dấu hiệu suy thoái. Và trên thực tế, những thất bại và thiệt hại đó, con người đã phải nếm trải. Chính vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tài nguyên biển đối với sự phát triển”, để tìm hiểu về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn môi trường và tài nguyên biển, duy trì cuộc sống ổn định cho con người cùng với sự phát triển bền vững. Với sự cố gắng thực sự khi nghiên cứu đề tài này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong được sự đánh giá, góp ý của cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. II. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Các loại tài nguyên biển nói chung. - Mục tiêu cụ thể: Các loại tài nguyên biển trên thế giới và ở Việt Nam: sản lượng, trữ lượng, tình hình khai thác, sử dụng đối với sự phát triển của loài người. Từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp. III. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá lý thuyết,... IV. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: trên thế giới và ở Việt Nam. - Thời gian: từ năm 1950 trở lại đây. PHẦN NỘI DUNG I. Lý luận liên quan: 1.1. Khái niệm tài nguyên biển: Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố trong khối nước biển (và đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển. 1.2. Phân loại tài nguyên biển: 1.2.1. Tài nguyên sinh học biển: Bao gồm các dạng: rong cỏ biển, cá, thân mềm, động vật lớn biển dùng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, hóa học, mỹ phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, giấy, trang sức. Chúng tồn tại do đánh bắt và nuôi trồng nhân tạo. 1.2.2. Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển: Bao gồm các dạng: (Năng lượng) dầu, khí đốt, than, băng cháy; (Kim loại cứng) sắt, thủy ngân, đồng, nhôm, niken, vàng, bạc, platin, Magnetit, Ilmenit,..; (Hóa học) Cl, Na, S, Ca, K, Br.. dùng cho sản xuất muối ăn, Mn dùng cho các lĩnh vực may mặc xây dựng, dược phẩm, nông nghiệp; (nước ngọt) chế nước biển – thành nước ngọt.. 1.2.3. Tài nguyên năng lượng biển: Bao gồm các dạng: thủy triều, dòng chảy, sinh khối, sóng, gradient muối, gradient nhiệt, gió và bức xạ mặt trời ngoài khơi. 1.2.4. Tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển: Bao gồm: Các đường hàng hải và cảng biển, tầu biển, các tuyến đường máy bay trên biển, các cáp quang thông tin liên lạc dưới đáy biển. 1.2.5. Tài nguyên: “dân cư ven biển và hải đảo”: Biển, đại dương – “cái nôi” điều tiết di cư dân số, các nền văn minh biển, khảo cổ và các bảo tàng biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, bãi biển, công viên đại dương. 1.2.6. Tài nguyên nhân tạo biển (tài nguyên vị thế biển): Thành phố - đảo, nhà máy, sân bay, khu nghỉ dưỡng ngoài khơi trên biển, vị trí địa lý biển đảo. 1.3. Vai trò của tài nguyên biển: - Điều hòa khí hậu toàn cầu. - Nhiều sinh vật biển được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, may mặc, hóa học, mỹ phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, giấy, trang sức. - Tiềm năng để phát triển nuôi trồng hải sản. - Cung cấp các nguồn năng lượng quý giá (điện… ) - Phát triển giao lưu quốc tế bằng đường biển. - Tài nguyên biển là một loại tài nguyên quan trọng để rút ngắn khoảng thời gian tích lũy vốn bằng việc khai thác dầu khí hay các hải sản để xuất khẩu bán ra nước ngoài tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. - Biển còn là nơi nghỉ ngơi, du lịch lý tưởng. II. Thực trạng tài nguyên biển: 2.1. Thực trạng tài nguyên biển trên thế giới: 2.1.1. Thực trạng tài nguyên sinh học biển: Ước tính có khoảng 200 tỷ tấn sinh vật sống trong biển và đại dương, bao gồm cả 3 nhóm: sinh vật đáy, bơi lội và trôi nổi. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn, nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng cho loài người trong tương lai. Chỉ tính riêng động vật biển đã có 32,5 tỷ tấn, trong khi toàn bộ động vật trên lục địa chưa đến 10 tỷ tấn. Theo dự tính, sinh vật biển mỗi năm có thể sản xuất ra 134 tỷ tấn chất hữu cơ. Trong điều kiện nguồn lợi không bị hủy hoại thì mỗi năm biển có thể cung cấp 3 tỷ tấn hải sản. Theo WWF (1997), cá và các loài động vật biển cung cấp 14% lượng chất đạm động vật trên toàn thế giới. Theo CBD/UNEP (2001), ngành hải sản đã cung cấp nguồn protein tự nhiên lớn nhất và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sinh kế của nhiều cộng đồng trên thế giới. Từ năm 1970 trở lại đây, nguồn tài nguyên sinh vật biển của thế giới được coi là hữu hạn, đặc biệt là những loại có ý nghĩa kinh tế. Nhiều loài bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái tạo của chúng, một số có nguy cơ tiệt chủng. So sánh với sản lượng khai thác hàng năm ở nước ngọt thì ở biển và đại dương luôn vượt hơn khoảng 50 lần. Nhịp độ khai thác tăng dần theo thời gian, thể hiện ở bảng sau: Năm  Nước mặn (triệu tấn)  Nước ngọt (triệu tấn)   1950  17,6  3,2   1989  75  13,5   1990  90  25,5   2002  112  32,4   Tính toán trong vòng 50 năm cho thấy, tổng sản lượng đánh bắt cá trên thế giới tăng 5 lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay , tổng sản lượng đánh bắt cá tập trung ở 6 nước: Nhật, Nga, Trung Quốc, NaUy, Peeeerru và Mỹ, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn thế giới. 2.1.2. Thực trạng tài nguyên khoáng vật và hóa học biển: Tính toán trữ lượng hydrocacbon trong đại dương thế giới trên cơ sở xác định khối lượng của các tầng trầm tích chỉ ra rằng trong đại dương tiềm chứa khoảng trên 65% toàn bộ tầng chứa dầu tiềm năng của Trái đất, trong đó ở rìa ngầm các lục địa chứa gần 38%. Theo tính toán của Cơ quan nghiên cứu Dầu mỏ Pháp, trữ lượng dầu mỏ có thể khai thác được ở mức ngưỡng đạt tới 300 tỷ tấn, trong đó dầu mỏ đại dương chiếm khoảng trên 135 tỷ tấn. Từ những năm 1970 đến nay, mỗi năm thế giới có thêm 1,5 tỷ tấn trữ lượng dầu mỏ, và 10 năm gần đây, lượng dầu mỏ khai thác được trong khoảng 2,6 đến 3,1 tỷ tấn. Tập đoàn dầu khí BP(Anh) vừa công bố số liệu về tình hình năng lượng thế giới, theo đó trữ lượng dầu mỏ được phát hiện trên thế giới năm 2009 đã tăng 0,05% so với năm 2008, từ 1332 tỷ thùng lên 1333 tỷ thùng do phát hiện thêm các nguồn mới tại Arap Xeut và Indonesia. Theo đánh giá của OPEC trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% so với con số 115 tỷ thùng trong thập niên 70 của thế kỷ trước và chỉ đứng sau Arap Xeut và Vênezuela. Hiện Arap Xeut là quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ với 264,5 tỷ thùng. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cũng xảy nhiều vụ tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng. Vụ tràn dầu ngoài biển Timor, nổi tiếng với tên gọi vụ Montara, xảy ra từ ngày 21-8 đến 3-11-2009, là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử ở khu vực biển ngoài khơi Úc, dù nhỏ hơn so với vụ BP ở vịnh Mexico. Giàn khoan West Atlas ở khu vực Montara, nằm cách bờ biển Úc khoảng 200km, đã bốc cháy vào ngày 21-8, dẫn tới tràn dầu với trung bình mỗi ngày 400 thùng đổ ra biển suốt 74 ngày liên tiếp.  Hình ảnh: vụ tràn dầu ngoài biển Timor (vụ Montara) Tổ chức Bảo vệ Tây Timor, một hiệp hội nghề nghiệp hỗ trợ các ngư dân nghèo ở đông Indonesia, ước tính vụ tràn dầu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của 18.000 ngư dân, trong đó nghiêm trọng nhất là các nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi ngọc trai và rong biển. 2.1.3. Thực trạng tài nguyên năng lượng biển: Trên thế giới hiện nay, năng lượng tái tạo ngoài biển đã trở thành nguồn năng lượng mới quan trọng. Ở Anh, tuabin dòng thủy triều, đập thủy triều, thiết bị khai thác năng lượng sóng và tuabin gió ngoài khơi, phương án nào cũng có thể cung cấp không dưới 20% nhu cầu điện năng của cả nước. Đến nay 100MW công suất nguồn đã được lắp đặt tại Liên hiệp châu Âu. Trong đó công trình lớn nhất từ xưa đến nay là dự án Horns Rev trải dài ngoài khơi cách bờ biển Đan Mạch từ 14 đến 20km, với 80 tuabin công suất 2MW. Năng lượng thủy triều của toàn thế giới ước tính chừng 3 tỷ KW, lượng phát điện hàng năm có thể đạt 1.200 tỷ độ. Con người đã luôn nghĩ cách làm thế nào để tận dụng được nguồn năng lượng khổng lồ này bằng cách xây các nhà máy điện Thủy triều công suất lớn.  Hình ảnh: Nhà máy điện thủy triều tại Hàn Quốc. 2.1.4. Thực trạng tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc biển: Các chuyến vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 40% còn lại là đường bộ, sắt và hàng không là 60%. Năm 1869 khai thông kênh Suê, 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển mạnh mẽ. Đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Sau chiến tranh thế giới lần II, vận tải biển và thương mại thế giới phát triển không ngừng. Tốc độ vận chuyển hàng hóa qua đường biển tăng liên tục khoảng 150.000 lần từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Đối với tàu chở dầu và chở hàng đạt mức siêu hạng > 50.000 tấn. Với xu thế hiện nay thì vận tải hành khách tàu biển chiếm 2% tổng lượng hành khách đi bằng các phương tiện giao thông. 2.1.5. Thực trạng các dạng tài nguyên biển khác: Khí hậu biển thường ôn hòa, không khí bờ biển trong lành do chứa một lượng lớn anion – một loại vitamin không khí. Khi hít thở các anion này đi vào cơ thể cải thiện hoạt động của phổi, tăng khả năng hấp thụ khí oxi. Ngoài ra, nước biển xanh trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều eo vụng sóng biển yên lặng thuận lợi cho du ngoạn. Vì vậy, các thiên đường nghỉ dưỡng, công viên đại dương… mọc lên khắp các bờ biển của các nước theo nhu cầu nghỉ ngơi ngày tăng của con người. Ví dụ như Montego là 1 trong những thành phố hiện đại nhất vùng Caribbean. Nơi đây, có dãy đá ngầm trải dài bao quanh vùng vịnh, nước trong xanh, quanh cảnh tuyệt diệu.  Hình ảnh: Bờ biển Montego, Jamaica. 2.2. Thực trạng tài nguyên biển tại Việt Nam: 2.2.1. Thực trạng tài nguyên sinh học biển Việt Nam: Trong vùng biển nước ta, đến nay đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Được biết, trên diện tích gần 1.200 km2 rạn san hô, có tới hơn 300 loài san hô đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Sống gắn bó với các hệ sinh thái này là trên 4.000 loài sinh vật sống dưới đáy và cá, trong đó có trên 400 loài cá, rạn san hô cùng nhiều đặc hải sản.  a) Rừng ngập mặn: Trước đây rừng ngập mặn nước ta có diện tích khá lớn 400.000 ha, tập trung ở Nam bộ 250.000 ha, nhất là bán đảo Cà Mau, nay diện tích bị thu hẹp chỉ còn khoàng 252.500 ha chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng, rừng cây bụi. Rừng ngập mặn ở phía Bắc thường nghèo nàn nhưng ở Nam bộ được thừa hưởng nền nhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác “đe, hè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn của biển đối với lục địa, đồng thời còng là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương. b, Hải sản: Theo sự phân bố của các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trug bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Trữ lượng đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm. * Cá biển: Theo đánh giá sơ bộ có khoảng trên 2000 loài cá trong đó có khoảng trên 100 loài có giá trị kinh tế cao (cá thu, cá trích, ngừ, bạc má,…). Có đủ các loại cá nổi, cá tầng giữa và cá tầng đáy. Nhưng nhiều hơn cả là cá nổi chiếm 63% tổng trữ lượng cá biển. Trữ lượng cá biển nước ta đạt khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 - 1,4 triệu tấn, trong đó gần 50% sản lượng phân bố ở vùng biển Nam Bộ. Khả năng khai thác tốt nhất là ở độ sâu : 21 - 50 mét chiếm 58% khả năng khai thác toàn vùng biển. Khu vực có độ sâu từ 51 - 100 mét chiếm 24%. Khu vực ven bờ từ 20 mét nước trở vào chiếm 18%. Mức khai thác hiện nay đối với hải sản biển đã đến giới hạn cho phép, cần có biện pháp hạn chế. * Giáp xác, nhuyễn thể: Biển nước ta có 1647 loại giáp xác trong đó có 70 loài tôm, có những loài có giá trị xuất khẩu cao, như tôm he, tôm hùm, tôm sú. Nhuyễn thể có hơn 2.500 loài. Ngoài ra còn nhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,… + Tôm: Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và có giá trị kinh tế cao, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Khả năng khai thác tôm biển khá lớn, trong đó trên 70% ở viên biển Nam Bộ. + Mực: Khả năng khai thác mực là 30 - 40 ngàn tấn/năm và tập trung nhiều ở vùng biển Trung bộ (45 - 50%). Đây là nguồn tài nguyên có giá trị, mở ra triển vọng lớn cho việc khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai. * Rong, tảo biển: Dọc bở biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận lợi cho đời sống của nhiều loài tảo bám. Đến nay, theo số liệu thống kê (1994 - Nguyễn Văn Tiến) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biến loài, 20 dạng, trong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam trên 500 loài. Trong chúng, 90 loài (14%) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất dược liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Các loài rong câu thường có giá trị bậc nhất. Hiện nay, rong biển được trồng khá nhiều trong các đầm nước lợ. c, Ngư trường và thực trạng khai thác hải sản: Các nguồn lợi cá, tôm, mực… tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường. Nước ta có 15 ngư trường trong đó 12 ngư trường ở ven biển và 2 ngư trường ngoài khơi. Có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là : Ngư trường Minh Hải - Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận , Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.  Hình ảnh: Ngư trường quần đảo Hoàng Sa. Việc khai thác hải sản hiện nay tập trung ở các ngư trường lớn, đặc biệt là ngư trường Đông Nam Bộ, thể hiện ở bảng sau: Vùng  Khả năng khai thác cho phép (nghìn tấn/năm)  Thực trạng khai thác (nghìn tấn/năm)   Vịnh Bắc Bộ  325  114   Ven biển Trung Bộ  240  200   Đông Nam Bộ  490  401   Tây Nam Bộ  250  213   2.2.2. Thực trạng tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam: Trong các vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn. a, Dầu mỏ và khí đốt. Nhiều nhà địa chất nước ngoài dựa vào những tài liệu mới mẻ đã mạnh dạn dự đoán rằng, dầu mỏ của thềm lục địa Đông Nam Á có thể có “tầm cỡ Trung Đông”. - Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 4 – 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng hành 250 – 300 tỷ m3. Dầu khí đang có triển vọng lớn với điều kiện khai thác thuận lợi. - Dầu mỏ ở đây được xác định trong các trầm tích trẻ, chủ yếu thuộc tuổi Miôxen (khoảng 28 triệu năm về trước) và thường nằm ở độ sâu 1000 - 2000m. - Hiện nay sản lượng dầu khai thác mỗi năm gia tăng từ 0,4 triệu (1986) lên trên 7,0 triệu tấn (1995). Xuất khẩu thô đạt khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. - Theo những tài liệu thống kê hiện nay gần đây (1989) trữ lượng dầu mỏ trên một số vùng được đánh giá vào khoảng 1.500 triệu tấn. Vùng  Trữ lượng dầu mỏ (triệu tấn)   Vịnh Bắc Bộ  500   Cửu Long  300   Biển Tây Nam Bộ (Vịnh Thái Lan)  300   Các vùng biển khác  400   b, Hoá chất và khoáng sản. Bờ biển nước ta rất giàu có các chất : thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi,… cùng nhiều các hợp chất khác của các nguyên tố hoá học. Đây là nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp quan trọng. Các vùng bãi biển còn chứa lượng nguyên tố đất hiếm lớn lao. Nguyên tố đất hiếm không giống như một nguyên tố hoá học thông thường như vàng, sắt, ôxy,… mà nó gồm 15 nguyên tố trong bảng HTTH của Menđêlêép (Thứ tự từ 57 tới 71). Các dạng hỗn hợp của đất là flaridi, Mismetali (hỗn hợp kim loại của trất cả đất hiếm)… Biển nước ta rất giàu muối, nồng độ muối là 3,5% ngang với biển có độ mặn trung bình thế giới. Suốt dọc bờ biển nước ta có nhiều chỗ có thể dựng được các điểm trường để khai thác muối đặc biệt là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa… Nghề làm muối là nghề truyền thống và giữ vai trò thiết yếu đối với đời sống của nhân dân. Muối ăn cũng như lương thực, thực phẩm, nước uống cần thiết cho đời sống của con người. 2.2.3. Thực trạng tài nguyên năng lượng biển Việt Nam: a, Thủy triều, nhiệt biển, gió biển: Một kho báu nữa của biển nước ta là nguồn năng lượng vô tận của thuỷ triểu, nhiệt biển và gió biển. Các dạng năng lượng này rẻ tiền, sạch và trở thành năng lượng của tương lai. Việt Nam nằm trong khu vực cận nhiệt đói gió mùa với bờ biển dài nên có thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Ở vùng ven biển, số giờ gió trong tháng là rất cao kể cả mùa hè cũng như mùa đông. Theo kết quả khảo sát chi tiết về năng lượng gió, tại Việt Nam, tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La. b, Năng lượng dòng chảy, sóng biển: Tiềm năng sử dụng năng lượng dòng chảy ở nước ta nói chung khá lớn. Dòng chảy không chỉ có lưu lượng lớn mà còn có lưu tốc ổn định do đó ẩn chứa một nguồn năng lượng cực lớn. Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có rất nhiều hải sản , người dân có thể dựa vào đặc điểm này để đánh bắt hải sản. Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km2; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. 2.2.4. Thực trạng hàng hải và thông tin liên lạc trên biển Việt Nam: a. Các đường hàng hải và cảng biển: Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế trong thời điểm hiện nay không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của sản phẩm mà còn phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quá trình bao tiêu sản phẩm. Các mặt hàng được sản xuất trong nước nếu nhập nguyên liệu thô và xuất sản phẩm bằng đường thuỷ với các tàu biển có trọng tải lớn sẽ là kênh tiêu thụ có hiệu quả, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, yếu tố cảng biển là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong việc quyết định lựa chọn vị trí của dự án. Đất nước ta có đường bờ biển dài 3.300 km, giao thông vận tải, buôn bán bằng đường biển từ lâu đã là một thế mạnh. Cụ thể các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài Gòn là 55 triệu tấn.  Hình ảnh: C