Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững

Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết. Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện.

doc27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT BÙI ĐỨC QUANG NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VỸ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62.42.01.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH THÁI HỌC Hà Nội - 2015 Hà Nội - 2009 Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TS. Hà Quý Quỳnh Ban Ứng dụng &TKCN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn Phản biện 2: TS. Trần Đình Lân Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Sinh thái và TNSV, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi 9 giờ 00 ngày 8 tháng 01 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội Thư viện Viện ST&TNSV, Viện Hàn lâm KHCN VN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết. Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện. 2. Mục tiêu của luận án Xác định và đánh giá được những biến đổi theo thời gian về cấu trúc và chức năng, phân bố các hệ sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu để xác định được hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Đề xuất xây dựng được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 3. Nội dung nghiên cứu gồm: Các đặc trưng sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu đã có về hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích (PSBR); Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ và Xây dựng/Thiết kế chương trình quan trắc ĐDSH khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. 4. Những điểm mới của luận án: 1) Những biến đổi theo thời gian về cấu trúc, chức năng các kiểu hệ sinh thái ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được đề cập; 2) Cơ sở dữ liệu ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được cập nhật, hệ thống hoá theo khung phân tích hiện trạng, áp lực, lợi ích và đáp ứng (PSBR); 3) Lần đầu tiên đề xuất được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm hỗ trợ công tác quản lý khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 5. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa khoa học: Các dữ liệu, thông tin cập nhật về điều kiện môi trường và ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ trong luận án làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý bảo tồn và phát triển tại khu vực. Luận án góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nói chung, cho các HST biển đảo nói riêng, phục vụ mục tiêu khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH của đất nước. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xây dựng được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH cũng như khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, có 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan gồm 27 trang. Chương 2: Phương pháp luận, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận gồm 113 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Sinh thái học Thuật ngữ Sinh thái học (Ecology) xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ XIX. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi Ecology hoặc Bio-ecology là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hay các loài riêng rẽ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Định nghĩa này được sử dụng trong luận án. 1.1.2. Hệ sinh thái (Ecosystem) Hệ sinh thái là khái niệm do nhà Sinh thái học người Anh Tansley đề xuất năm 1935 và hiện nay được công nhận trong lĩnh vực Sinh thái học vì dễ hiểu và ngắn. Hệ sinh thái có hai thành phần chủ yếu: (1) Các quần thể sống, với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng; (2) Các nhân tố của ngoại cảnh. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi hệ sinh thái là đơn vị gồm tất cả sinh vật và yếu tố vô sinh của một đơn vị nhất định có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. 1.1.3. Phát triển bền vững (sustainable development) Thuật ngữ “Phát triển bền vững” có từ những năm 1970 và được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. 1.1.4. Đa dạng sinh học (Biodiversity) Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học là sự phong phú thể hiện ở 3 cấp độ đa dạng: trong loài (gen), giữa các loài sinh vật và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong phạm vi luận án này, ĐDSH được đề cập chỉ ở các cấp độ hệ sinh thái và loài. 1.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation) Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là “duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Bảo tồn được thể hiện dưới 2 hình thức: Bảo tồn tại chỗ (In-situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng; Bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng; Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn nguyên vẹn các quần xã sinh vật là cách bảo tồn có hiệu quả toàn bộ tính đa dạng sinh học. 1.1.6. Chỉ thị đa dạng sinh học (biodiversity indicator) Thuật ngữ “chỉ thị đa dạng sinh học” trong Công ước Đa dạng sinh Học và được sử dụng trong luận án này là: các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH như tình trạng các hệ sinh thái, các loài; các hành động của con người nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học như xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe doạ tới đa dạng sinh học như làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cư trú (BIP, 2011). 1.1.7. Quan trắc đa dạng sinh học (biodiversity monitoring) Theo CBD, "quan trắc đa dạng sinh học là việc đo đạc lặp đi lặp lại trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các chỉ thị phản ánh hiện trạng, xu hướng biến đổi của ĐDSH, các ảnh hưởng bất lợi đối với tài nguyên ĐDSH để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên, cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen". Định nghĩa quan trắc đa dạng sinh học của CBD được sử dụng trong luận án này. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH VẬT BIỂN 1.2.1. Nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới 1.2.1.1. Sơ lược về nghiên cứu sinh vật biển trên thế giới Tới đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu và khảo sát đại dương thế giới mới thực sự khởi đầu. Từ năm 1960 đến nay, các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các vấn đề, chuyên môn cụ thể trong đó có môi trường, sinh vật biển, tài nguyên phi sinh vật. Trong khu vực, vùng biển phía Đông Nam Châu Á đã được nghiên cứu với các mức độ khác nhau. Theo tài liệu tổng hợp của Nguyễn Huy Yết (2012), đa dạng sinh học vùng biển phía Đông Nam Châu Á thuộc vào mức cao nhất trên thế giới. Các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm: các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đều phát triển. 1.2.1.2. Xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới Định nghĩa chung về KBTB gần đầy nhất của IUCN (1994), được xác định như sau: “Khu bảo tồn biển là một vùng đất có biển hoặc vùng biển được đặc biệt dành cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cũng như những tài nguyên thiên nhiên và văn hoá trong đó, được quản lý bằng luật pháp hoặc các phương sách hữu hiệu khác”. Chín nước có biển trong khu vực Đông Nam Á đều đã công bố về việc thiết lập các khu bảo tồn ở mỗi nước. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng KBTB ở Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam Những công trình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam đầu tiên đã có từ cuối thế kỷ XVIII, với những khảo sát về trai ốc biển ở vùng biển Côn Đảo, kết quả được công bố từ 1784 (Martin và Chemnitz, 1784), sau đó là các công trình nghiên cứu ở vùng biển phía bắc (vịnh Hạ Long) của Crosse và Fisher (1890), Fisher (1891). Hoạt động điều tra nghiên cứu có hệ thống về sinh vật biển Việt Nam có từ khi thành lập Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang. Từ sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động này được tổ chức thực hiện có kế hoạch trên phạm vi toàn vùng biển. Các kết quả nghiên cứu sinh vật biển được tổng kết trong chuyên khảo Biển Đông, Tập IV “Sinh học, sinh thái biển”. Nhìn chung, các vấn đề về sinh vật, sinh thái vùng biển, đảo Việt Nam (bao gồm cả trên đảo và vùng nước quanh đảo) cho tới nay còn ít được nghiên cứu. 1.2.2.2. Xây dựng các khu bảo tồn biển Việt Nam Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 bao gồm 16 khu. Trong số 16 KBTB được nằm trong danh sách, tới nay, đã thành lập và hình thành được mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển, gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, và 6 khu chuẩn bị được thành lập. 1.2.3. Tình hình điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ Cho tới nay, đã có nhiều điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Nhiều công trình liên quan tới luận án, thuộc nhiều lĩnh vực, được thực hiện trong những thời gian khác nhau. 1.2.3.1. Các điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tại Hải Phòng là cơ quan nghiên cứu đảo Bạch Long Vỹ bắt đầu từ những năm 1993 – 1996 tới nay với các chuyến khảo sát điều tra, nghiên cứu một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội. Các vấn đề về quy hoạch lãnh thổ, bao gồm các quy hoạch chuyên ngành đã được thực hiện. Năm 2005 đã có quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Bạch Long Vỹ tới năm 2010 và 2020 của UBND thành phố Hải Phòng. 1.2.3.2. Các điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn Các tài liệu trước đây xác định được 262 loài Động vật đáy; được 193 loài cá thuộc 229 giống, 105 họ. Trên đảo Bạch Long Vỹ, có 367 loài thực vật, thuộc 270 chi của 95 họ, trong đó thực vật tự nhiên chỉ có 226 loài thuộc 169 chi, 60 họ thuộc ngành Hạt kín và Dương xỉ. Có 17 loài được coi là trong thành phần của RNM trên đảo. Dưới biển, có 104 loài san hô cứng thuộc 32 giống, 13 họ; 210 loài TVPD thuộc 47 chi 1.3. TỔNG QUAN XÂY DỰNG CHỈ THỊ VÀ SỬ DỤNG CHO QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC 1.3.1. Trên thế giới Các Công ước quốc tế (CBD, Ramsar), các tổ chức và các quốc gia trên thế giới đã có nghiên cứu và đề xuất chỉ thị ĐDSH, nhằm quan trắc ĐDSH. Mặc dù chỉ thị ĐDSH được sử dụng khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn còn thiếu vắng các hướng dẫn về quy trình xây dựng chỉ thị. Xây dựng và ứng dụng chỉ thị ĐDSH đã trở nên phổ biến ở quy mô quốc tế và quốc gia. Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Châu Âu bao gồm 26 chỉ thị. 1.3.2. Xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học ở Việt Nam Việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH quốc gia nói chung và bộ chỉ thị ĐDSH của các KBT phải đặt trong bối cảnh của quốc tế. Đến nay các nghiên cứu về chỉ thị ĐDSH có thể xem là mới bước đầu thực hiện. Trần Đình Lân (2010) đã xây dựng các chỉ số PTBV tài nguyên ĐNN ở ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu này đưa ra các chỉ thị nhưng không xác định rõ ràng quy trình và cơ sở của việc đề xuất các chỉ thị. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2014) đã sử dụng khung xây dựng chỉ quan trắc ĐDSH cho vùng ĐNN của VQG Xuân Thủy. Tác giả này đã đề xuất được 24 chỉ thị ĐDSH cho VQG Xuân Thủy, bao gồm 6 chỉ thị tình trạng, 6 chỉ thị áp lực, 7 chỉ thị phản hồi và 5 chỉ thị lợi ích, trong đó 16 chỉ thị có thể áp dụng ngay để quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thuỷ, 7 chỉ thị khuyến nghị thực hiện quan trắc nếu VQG Xuân Thuỷ có điều kiện và 1 chỉ thị cần nghiên cứu thêm. 1.4. NHẬN XÉT CHUNG 1.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu Các nghiên cứu biển Việt Nam nói chung đã được thực hiện từ rất lâu, đặc biệt từ sau 1975 tới nay, liên tục có các chương trình nghiên cứu quốc gia về biển và các dự án, đề tài các cấp quản lý khác nhau được thực hiện bởi nhiều cơ quan nghiên cứu biển khác nhau. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu biển đã được tập hợp trong bộ chuyên khảo Biển Đông, trong đó tập IV: Sinh vật và Sinh thái biển (2009). Cho tới nay đã có nhiều dẫn liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, thành phần loài sinh vật, nguồn lợi hải sản vùng biển Bạch Long Vỹ đã được công bố. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ đã được quy hoạch chi tiết năm 2012 và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2013. 1.4.2. Những vấn đề cần thực hiện trong Luận án Những vấn đề cần thực hiện trong luận án gồm: Xác định các đặc trưng sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và những biến động theo thời gian; Cập nhật và hệ thống lại dẫn liệu về ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích PSBR; Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho quan trắc vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và đề xuất chương trình quan trắc ĐDSH cho KBT biển Bạch Long Vỹ. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Luận án lựa chọn các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ sinh thái; Tiếp cận liên ngành; Tiếp cận lịch sử; Tiếp cận cộng đồng. 2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các HST đảo và vùng nước quanh đảo Bạch Long Vỹ, các loài sinh vật và các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài luận án. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu gồm vùng đất trên đảo và vùng nước quanh đảo tới độ sâu 15m nước. Thời gian nghiên cứu của luận án tiến hành từ năm 2012 đến năm 2015. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Cập nhật các đặc trưng sinh thái và ĐDSH làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH khu BTB Bạch Long Vỹ. Nghiên cứu ở cấp độ HST, loài và các yếu tố môi trường, KT- XH có liên quan đến ĐDSH của khu BTB Bạch Long Vỹ. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Các phương pháp điều tra tại hiện trường Phương pháp điều tra môi trường; Phương pháp điều tra thực vật trên đảo; Phương pháp điều tra động vật ở cạn; Phương pháp điều tra thuỷ sinh vật; Điều tra thực địa hỗ trợ giải đoán ảnh viễn thám, lập bản đồ. 2.3.2. Nhóm phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Phương pháp xây dựng bản đồ; Phương pháp xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC TRƯNG SINH THÁI CỦA VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VỸ 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ 3.1.1.1. Vị trí địa lý Đảo Bạch Long Vỹ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách Thành phố Hải Phòng khoảng 133 km về phía Đông, cách Hòn Dấu 110 km, cách mũi Tachiao Tou của đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km về phía Tây. Toạ độ địa lý từ 20o 07' 35'' đến 20o 08' 36'' vĩ độ Bắc và từ 107o 42' 20'' đến 107o 44' 15'' kinh độ Đông. Đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ. Đảo nằm trong ngư trường lớn, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng biển của nước ta ở vịnh Bắc Bộ. 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình và địa chất Đảo Bạch Long Vỹ hình tam giác chu vi dài khoảng 6,5 km (theo đường bình độ 0m). Diện tích đảo nổi khoảng 2,5 km2; nếu tính cả phần bãi ngập triều tới mép thềm đá thì đảo rộng tới 4 km2. 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn Mưa và bốc hơi: Lượng mưa trung bình 1031 mm/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng V - X, cao nhất vào tháng VIII (208,8 mm). Mùa khô lạnh từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm 17% lượng mưa năm, thấp nhất vào tháng XII (21,7 mm). Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3oC; cao nhất tuyệt đối 33,9oC; thấp nhất tuyệt đối là 7,0oC; cao vào các tháng VI - VIII (trên 28 oC) và thấp vào các tháng I và II (16,6 -16,8 oC). Gió: Khí hậu Bạch Long Vỹ có đặc điểm vùng khơi với hai mùa chính từ tháng V đến tháng IX, gió mùa Tây Nam với tần suất hướng Nam 74 - 88 %, tốc độ trung bình 5,9 - 7,7 m/s. Thuỷ triều: Thuỷ triều Bạch Long Vỹ là triều toàn nhật đều với hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Triều lớn nhất vào tháng VI và XII, nhỏ nhất vào tháng III và VI. Mực nước cường cao nhất là 3,76m, thấp nhất vào tháng XII trên 3,0m. Mực nước ròng thấp nhất là 0,16m. Dòng chảy ven đảo ở phía Tây Nam đảo, dòng chảy ưu thế hướng Đông Bắc, Bắc và Tây Nam, Tây. 3.1.2. Hệ sinh thái biển đảo Bạch Long Vỹ Hệ thống phân loại hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ gồm có các chỉ tiêu: 1) Sắp xếp trong bảng phân loại theo thứ bậc trên dưới rõ ràng và logic; 2) có chỉ tiêu riêng; 3) Gọn nhẹ, dễ sử dụng trong nghiên cứu. Theo hệ thống phân loại trên HST biển đảo BLV gồm Hệ sinh thái trên đảo bao gồm 1) HST rừng thưa; 2) HST ao nước ngọt; 3) HST khu dân cư. Hệ sinh thái biển gồm: 1) HST bãi triều (bãi triều cát; bãi triều cuội, đá; bãi triều xác san hô; 2) HST rừng ngập mặn; 3) HST rạn san hô. 3.1.3. Biến động diện tích các kiểu hệ sinh thái đảo và vùng nước ven đảo Bạch Long Vỹ Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp vào các năm 1990, 2000, 2014 và ảnh VNRED-Sat năm 2014 và hệ thông tin địa lý để phân tích, đánh giá biến động hệ sinh thái giữa các năm 1990-2000; 2000- 2014 và 1990-2014. Chỉ tiêu đánh giá biến động vùng nước ven đảo Bạch Long Vỹ gồm: Thay đổi hình thái, ngoại mạo, thay đổi về đặc tính sinh thái. Thay đổi về hình thái ngoại mạo thể hiện ở 2 chỉ tiêu gồm 1) Thay đổi diện tích của các kiểu hệ sinh thái và 2) Phân bố không gian của các kiểu hệ sinh thái. Bảng 1: Biến động diện tích các kiểu hệ sinh thái đảo Bạch Long Vỹ TT Hệ sinh thái Biến động diện tích ha/năm 1990-2000 2000-2014 1990-2014 I Hệ sinh thái trên đảo Rừng thưa -55,09 -4,517 -59,607 Ao nước ngọt 0 0 0 Công trình bê tông cầu cảng 4,668 1,369 6,037 Đất thổ cư 54,344 0.686 55,03 Âu cảng 29,914 0 29,914 II Hệ sinh thái vùng triều Bãi triều Cát -0,1 5,202 5,102 Bãi triều cuội đá -34,537 -5,869 -40,406 Bãi xác san hô 0,801 3,128 3,929 Rừng ngập mặn -0,4 -0,56 -0,96 III Hệ sinh thái Rạn san hô Kiểu rạn san hô -131,01 -180,01 -311,02 Kiểu rạn đá và san hô 131,01 180,02 311,03 Kiểu rạn đá 0 0 0 Thay đổi về đặc tính sinh thái thể hiện ở sự thay đổi của độ phủ san hô và thay đổi cấu trúc thành phần loài sinh vật của các kiểu hệ sinh thái. Từ năm 1990 đến 2000 thay đổi về diện tích cấu trúc rừng thưa giảm 5,51 ha/năm; cấu trúc bãi triều cuội đá giảm 3,45 ha/năm; hai cấu trúc có diện tích tăng gồm đất thổ cư và âu cảng. Các cấu trúc sinh thái có sự biến động nhỏ là Bãi triều Cát với 0,01ha/năm. Từ năm 2000 đến 2014 hai kiểu hệ sinh thái gồm: bãi triều cuội đá và Rừng thưa, cây bụi có xu hướng giảm. Các cấu trúc có tốc độ biến động thấp hơn gồm: Bãi triều Cát; Bãi xác san hô và Công trình bê tông cầu cảng. Từ năm 1990 đến năm 2014 có sự thay đổi ở các cấu trúc sinh thái Bãi triều cát và Bãi xác san hô. Bãi triều cát và bãi xác san hô tăng. 3.2. KI
Luận văn liên quan