Ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay

Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân hàng chiếm đoạt”. Như vậy theo K.Marx lãi suất có nguồn gốc từ lợi nhuận, là một bộ phận của lợi nhuận. Từ quan điểm của K.Marx cho thấy nhìn chung lãi suất ≤ tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tuy nhiên, ta thấy phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó. * Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:“Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Nói một cách khác lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ. Quan điểm coi lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ, là chi phí cơ hội của việc giữ tiền có thể nói là một bước tiến lớn trong việc xác định các hình thức biểu hiện và những nhân tố tác động tới lãi suất. Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng-giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank).

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay Danh sách thành viên nhóm: Nguyễn Thị Duyên ( Nhóm trưởng) Nguyễn Tuấn Anh Phạm Thị Thanh Huyền Nguyễn Hữu Hoàng Nguyễn Thị Thanh Thanh Mục lục Những lý luận chung về lãi suất Khái niệm Khái niệm về lãi suất: * Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân hàng chiếm đoạt”. Như vậy theo K.Marx lãi suất có nguồn gốc từ lợi nhuận, là một bộ phận của lợi nhuận. Từ quan điểm của K.Marx cho thấy nhìn chung lãi suất ≤ tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tuy nhiên, ta thấy phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó. * Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:“Lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Nói một cách khác lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ. Quan điểm coi lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ, là chi phí cơ hội của việc giữ tiền có thể nói là một bước tiến lớn trong việc xác định các hình thức biểu hiện và những nhân tố tác động tới lãi suất. Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng-giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank). Phân biệt lãi suất với 1 số phạm trù kinh tế Lãi suất và giá cả: Lãi suất được coi là hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay, vì nó trả cho giá trị sử dụng của vốn vay - đó chính là khả năng đầu tư sinh lời hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Lãi suất cũng biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn như giá cả hàng hoá thông thường. Nhưng lãi suất là giá cả cho quyền sử dụng mà không phải quyền sở hữu, hơn nữa không phải quyền sử dụng vĩnh viễn mà chỉ trong một thời gian nhất định. Thêm vào đó, lãi suất khôg phải là biểu hiện bằng tiền giá trị vốn vay như giá cả hàng hoá thông thường, mà nó độc lập tương đối – thường nhỏ hơn nhiều so với giá trị vốn vay. Lãi xuất và tỷ suất lợi tức: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn trên tổng số vốn anh ta đã đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay). - Ví dụ về lãi suất và tỷ suất lợi tức: Ông A mua một trái phiếu kho bạc có thời hạn là 1 năm, mệnh giá là 1.000.000 VND với lãi suất cố định là 6% năm. Nếu ông A giữ trái phiếu đó cho đến ngày đáo hạn và nhận khoản thu nhập bằng 6% mệnh giá trái phiếu và đúng bằng lãi suất của trái phiếu. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường là 5%, ông A đem bán trái phiếu này và thu được 1.200.000 VND, thì lúc này khoản thu nhập của ông A là 200.000 VND và tỷ suất lợi tức là 20%. Như vậy, lãi suất không nhất thiết phải bằng với tỷ suất lợi tức. Trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, ngoài một tỷ lệ lãi nhất định các tổ chức này còn đòi hỏi người vay tiền phải trả thêm các khoản phí, và do đó, tổng thu nhập từ những khoản cho vay không chỉ là phần tiền lãi có được do lãi suất cho vay mang lại mà còn cộng thêm các khoản chi phí trên. Tỷ lệ % của tổng thu nhập (còn gọi là chi phí tài chính đối với người đi vay) trên số vốn cho vay chính là tỷ suất lợi tức hay lãi suất hiệu quả của tổ chức tín dụng. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa: Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa. Vì vậy, lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát nói trên. - Trường hợp tỷ lệ lạm phát (ii) không lớn hơn 10% thì lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức: ir = in + ii - Trường hợp tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10% thì lãi suất thực phải tính theo công thức sau: ir = (in - ii) / (ii + 1) Ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất thực càng thấp. Ý nghĩa của lãi suất: Lãi suất là 1 trong những biến số được quan tâm chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, bởi lãi suất không chỉ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi chúng ta mà còn là 1 yếu tố đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Có thể khái quát vai trò của lãi suất qua 2 nội dung là vai trò vĩ mô và vi mô. Vai trò vĩ mô: Đối với Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất là công cụ để điểu tiết kinh tế vĩ mô. Sự biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư, tiêu dung, tiết kiệm, tỉ giá,…qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các mục kinh tế vĩ mô của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dung và các doanh nghiệp có thể tiến hành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật, miễn là họ có phương tiện thanh toán. Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua bản quyền sử dụng tiền tức lãi suất. Ngân hàng Nhà nước ở bất kì quốc gia nào cũng có thể chi phối được sự tăng trưởng nền kinh tế. Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể làm yếu đi khả năng cho vay của Ngân hàng thương mại và do đó thực hiện chính sách tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và chi tiêu cho người tiêu dung. Cũng như vậy, bằng cách sử dụng lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Hoặc muốn kìm hãm tốc độ phát triển hay đẩy mạnh phát triển một ngành nào đó, NHNN có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hay mở rộng đầu tư ở ngành này. Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng còn đóng vai trò tích cực trong kìm chế lạm phát. Tháng 3 năm 1989, VN chủ trương áp dụng chế độ siêu lãi suất tiền gửi đã nhanh chóng đem lại kết quả chặn đứng lạm phát: từ 7% trong tháng 1; 9,2% trong tháng 2 đã giảm xuống 4,5% trong tháng 3; 3,5% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trong tháng sau. Điều này khẳng định sức mạnh của công cụ lãi suất trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô dù có gây nên hiệu ứng tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Từ năm 1989 đến nay, chính sách lãi suất luôn được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế ở VN. Sau khi đã kiềm chế và giữ được lạm phát ở mức độ ổn định, NHNN đang thực hiện hạ thấp dần lạm phát để khuyến khích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, khôi phục kinh tế. Có thể nói chính sách lãi suất là 1 bộ phận của chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộng cung ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát. Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích kinh tế ở những giai đoạn khác nhau. Những ưu đãi về lãi suất, về điều kiện cung ứng tín dụng và thanh toán là công cụ của nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vào các loại sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậm phát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi ngay vào công nghệ hiện đại trong thời đại hiện nay. Như vậy, có thể coi lãi suất là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Một sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành lãi suất sẽ tác động đến lượng tiền trong lưu thông, đặc biệt là lượng tiền cung ứng của các ngân hàng vào lưu thông vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, Việc mở rộng khung lãi suất, hoặc tăng trần lãi suất đối với cơ chế điều hành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất mới đều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông và ngược lại. Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó tới đầu tư, tiết kiệm. Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động cuả lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suất có tác động đến quy mô tiết kiệm của nhân dân, Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngân hàng càng lớn. Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân. Khi lãi suất dương, nó sẽ kích thích người dân gửi tiền tại ngân hàng vì nó có khả năng sinh lời cao và an toàn hơn việc tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốn nói chung của ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền tệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng tăng lên, ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết kiệm tài chính. Tóm lại, lãi suất có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Một chính sách lãi suất họp lí sẽ vừa là điều kiện thu hút các khoản vốn nhàn rỗi, vừa để thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Vai trò vi mô: Lãi suất là yếu tó thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng phải hoàn trả đúng kì hạn cả vốn lẫn lãi. Vì vậy, muốn đảm bảo có nguồn vốn trả nợ, doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả kinh doanh. Nếu hoàn trả nợ ko đúng hạn, lãi suất quá hạn sẽ cao hơn 1,5 lần lãi suất đúng hạn, điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải cố gắng kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Hoạt động tài chính của các ngân hàng và tổ chức tín dụng là huy động vốn để cho vay. Khi huy động vốn, ngân hàng phải trả lãi cho người gửi, khi cho vay sẽ thu lãi của người vay. Ngân hàng phải tính toán mức lãi suất cho vay và đi vay hợp lí để bù đắp các khoản chi và có lợi nhuận. Mặt khác, lãi suát chính là công cụ để cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Thời gian gần đây, NHNH Việt Nam chỉ khống chế trần tối đa về lãi suất cho vay và mức độ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi, người vay và NHTM có khả năng bù đắp chi phí và 1 phần rủi ro nếu có. Trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu của quy luật cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh quyết liệt vì sản phẩm tiêu thụ, giá bán, phương thức phục vụ, dịch vụ bán hàng,…Đứng vững được trong quá trình cạnh tranh đó là điều không đơn giản. Với phương châm đi vay để cho vay, hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều phải đổi mới phương thức phục vụ và huy động vốn để huy động được tối đa đồng thời cũng phải đẩy mạnh cho vay. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng khác cũng cần phấn đấu hạ thấp chi phí, tạo cơ sở lãi suất đầu ra để thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản và vay vốn. Các loại lãi suất cơ bản: Lãi suất đơn Vay đơn là cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn, vốn này phải được hoàn trả người cho vay vào ngày mãn hạn cùng với một khoản tiền phụ được gọi là tiền lãi. Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay đơn, lãi suất được gọi là lãi suất đơn. Phương pháp tính lãi suất đơn: Lãi suất = Như vậy ta thấy việc tính toán lãi suất đơn rất đơn giản và thông thường được áp dụng trong các món vay thương mại có thời hạn ngắn hơn một năm hay là thời hạn cho vay trùng khít với chu kỳ tính lãi. Lãi suất tích họp Từ việc xem xét lãi suất đơn ta thấy nảy sinh vấn đề: nếu chúng ta tham gia vào một quan hệ tín dụng dài hạn hơn, 2 hoặc nhiều năm, trong đó chu kỳ tính lãi lại thường là một năm hoặc thậm chí ít hơn, tức là chu kỳ tính lãi nhỏ hơn thời gian tín dụng mà lại áp dụng cách tính toán trên đây thì, một là mặc nhiên đã có sự thừa nhận một mức lãi suất giống nhau giữa các thời kỳ khác nhau, và hai là chúng ta đã không tính toán đầy đủ giá trị của việc sử dụng số tiền vốn dĩ đã lớn hơn số tiền gốc ban đầu do khoản tiền lãi của chu kỳ tính lãi hoặc năm trước đó đem lại. Chính vì lẽ đó lãi suất tích họp được coi là công bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món vay dài hạn. Lãi suất tích họp là loại lãi suất tính cho các khoản vay mà thời gian tín dụng chia làm nhiều chu kỳ tính lãi, ở chu kỳ tính lãi đầu tiên lãi suất tích họp được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng từ chu kỳ tính lãi thứ hai trong thời hạn tín dụng do số vốn tín dụng thực tế đã được tích luỹ thêm phần tiền lãi của chu kỳ trước nên lãi suất đơn tính cho các chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ đầu và “tích họp” lại chúng ta sẽ có một mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác so với mức lãi suất đơn ban đầu. Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu lãi suất tích họp là lãi suất có tính đến yếu tố “lãi mẹ đẻ lãi con”. Phương thức đo lường lãi suất tích họp: it = (1+i)1/t - 1 Trong đó: - it là lãi suất tích họp tại chu kỳ tính lãi bất kỳ (t) nào đó. - i là lãi suất đơn hàng năm. Ưu điểm: - Lãi suất tích họp đã giải quyết được nhược điểm của lãi đơn, nó phản ánh được mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ dài thời gian tín dụng càng lớn hơn chu kỳ tính lãi, lãi suất tích họp càng lớn. - Lãi suất tích họp cho phép tính toán chính xác hơn số tiền lãi trong các khoản vay ngắn hạn thậm chí theo số ngày. Chính điều này đã làm cho thị trường tiền tệ với những món vay mượn nóng ngày càng trở nên sôi động hơn. Lãi suất hoàn vốn: Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó. Lãi suất hoàn vốn thường được áp dụng đối với các khoản tín dụng mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ, chẳng hạn vay cố định hoặc trái phiếu coupon. Phương pháp tính: - Trường hợp thời hạn tín dụng là n năm ta có PV × (1+i)n =FVn hay PV=FVn / (1+i)n Trong đó: - PV: giá trị hiện tại - FVn : giá trị tương lai sẽ được thanh toán của số tiền sau thời gian tín dụng. - Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời điểm cuối mỗi năm trong suốt thời kỳ tín dụng thì ta có: PV=FP/(1+i)1+FP/(1+i)2+…+FP/(1+i)n Trong đó: FP: khoản thanh toán hàng năm đã biết. Để tính lãi suất hoàn vốn (i) ta phải giải các phương trình trên. - Đối với trái phiếu Coupon, người sở hữu trái phiếu Coupon sẽ được thanh toán số lợi nhuận ở dạng tiền Coupon cố định hàng năm và đến năm cuối cùng của kỳ hạn sẽ nhận nốt số Coupon cuối cùng và toàn bộ tiền vốn. Do đó ta có: PV = C/(1+i)1+ C/(1+i)2 + … + C/(1+i)n + F/(1+i)n Trong đó: - C là số tiền coupon cố định nhận được hàng năm. - F là số tiền vốn nhận được vào năm cuối cùng của kỳ hạn. Giải phương trình trên ta được lãi suất hoàn vốn (i) của trái phiếu Coupon. Việc giải các phương trình trên được thực nhờ các phần mềm tính toán của máy tính hoặc tra bảng. Nhằm làm đơn giản việc tính toán lãi suất hoàn vốn của các trái phiếu trên thương trường một cách nhanh chóng, ngay cả khi không có máy tính cá nhân và bảng số, hai hình thức vận dụng lãi suất hoàn vốn là lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm. Lãi suất hoàn vốn hiện hành. Phương pháp tính: bằng tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá của trái phiếu đó. ic = C/Pcb Trong đó: - ic là lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu coupon. - Pcb là giá của trái phiếu coupon. - C là tiền coupon hàng năm. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm. Sử dụng cho các loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để trả thu nhập cho người mua người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó. Để đơn giản người ta tính tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu và coi tỷ suất đó như là lãi suất hoàn vốn: itg = {(F – Ptg)/F}(360/N) Trong đó: - itg là lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm. - F là mệnh giá của trái phiếu tính giảm. - Ptg là giá bán trái phiếu. - N số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu. II. Lãi suất trong nền kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Ảnh hưởng của cung cầu quỹ cho vay Lãi suất là giá cả của cho vay, vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng 1 tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Mặc dù sự biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào quy định của chính phủ và NHTW, xong đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất Chúng ta có thể tác dụng vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Đồng thời muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì phải đảm bảo ổn định thị trường vốn Xây dựng vốn vay: Cung vốn vay: Hình thành chủ yếu từ tiết kiệm của hộ gia đình Cung vốn vay tỷ lệ thuận với lãi suất Cầu vốn vay: Chủ yếu từ nhu cầu vốn của Chính phủ và doanh nghiệp Cầu vốn vay tỷ lệ nghịch với lãi suất i – Lãi suất L – Vốn vay LS – Cung vốn vay LD – Cầu vốn vay à Mỗi một sự dịch chuyển của đường Cung vốn vay hay cầu vốn vay đều gây ra sự thay đổi về lãi suất cụ thể: Khi đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải (từ LD1 đến LD2) thì lãi suất sẽ tăng từ i1 đến i2 và ngược lại. Khi đường cug vốn vay dịch chuyển sang trái (LS1 đến LS2) thì lãi suất cũng tăng từ i1 đến i2 và ngược lại. 1.2 Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều nay có thể được giải thích bằng 2 hướng Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng Trong đó: ; ; lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát Công chúng dự đoán lạm phát tăng, sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hóa hoặc những dạng tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng như trên thị trường Mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng cuẩ việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, ổn định và tăng trưởng kinh tế Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Bội chi ngân sách Trung Ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất. Mặt khác bội chi ngân sách tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất Dưới góc độ khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phú sẽ gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng Nguồn: báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh Tác động của việc bội chi ngân sách tăng liên tục tăng trong giai đoạn này được thể hiện qua bảng sau: Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008 13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 14.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008 14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/2008 8.75%/năm 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008 8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 01/01/2008 8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN 01/12/2007 8,25%/năm 1546/QĐ-NHNN 29/06/2007 01/07/2007 8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN 29/12/2006 01/01/2007 8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN 30/11/2006 01/12/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1044/QĐ-NHNN 31/05/2006 01/06/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1894/QĐ-NHNN 30/12/2005 01/01/2006 8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 01/11/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 781/QĐ-NHNN 31/5/2005 01/06/2005 0,625%/tháng (7,50%/năm) 1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 01/01/2005 Nguồn: sbv.gov.vn à Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy khi thâm hụt ngân sách nhà nước tăng lên : cụ thể từ năm 2005-2008 mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 44,7% lên 66,2% thì lãi suất cũng tăng lên từ 7,5%/năm lên 12%/năm Những thay đổi về thuế Thuế thu nhập cá nhân va
Luận văn liên quan