Trong mọi thời kỳ, môi trường luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tác động thiết thực, nếu không muốn nói là sống còn tới đời sống con người. Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các yếu tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người mà chính chúng ta hàng ngày, hàng giờ có những tác động cả tích cực và tiêu cực lên sự vận động của chúng. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững
Môi trường cũng được hiểu như toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ ) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải ). Rừng bao gồm nhiều tài nguyên thiên nhiên con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động thực vật, khoáng sản, các mỏ dầu, khí, các ngưồn nước ). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Vì vậy, việc nâng tầm nhận thức của con người về các vấn đề môi trường, sự tác động qua lại giữa môi trường và các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là việc làm hết sức cấp bách và cần đến sự phối hợp đồng bộ của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan.
Là những cá thể trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ và nhiều hoạt động kinh tế hiện tại, chúng ta hiểu rõ mọi hoạt động kinh tế, xã hội gây nên những ảnh hưởng tới môi trường theo nhiều chiều hướng khác nhau. Và đương nhiên, hệ thống môi trường cũng “phản hồi” những tác động đó theo chiều hướng, tính chất bị tác đông
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà TP. Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
- BV: Bequest Value – giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại
- DUV: Direct Use Value – giá trị sử dụng trực tiếp
- EXV: Existence Value – giá trị tồn tại
- ITCM: Individual Travel Cost Method – cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân.
- IUV: Indirect Use Value – giá trị sử dụng gián tiếp
- NUV: Non Use Value – giá trị không sử dụng
- OV: Option Value – giá trị tuỳ chọn
- TEV: Total Economic Value - tổng giá trị kinh tế.
- TCM: Travel Cost Method – phương pháp chi phí du lịch.
- UV: Use Value – giá trị sử dụng.
- WTP: Willingness to pay - mức sẵn lòng chi trả.
- ZTCM: Zonal Travel Cost Method – cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo vùng.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà qua các năm
32
Bảng 3.1: Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách
47
Bảng 3.2: Số lượng khách theo nhóm
47
Bảng 3.3: Mục đích của du khách khi đi du lịch
49
Bảng 3.4: Các vấn đề không hài lòng
50
Bảng 3.5: WTP của khách du lịch
51
Bảng 3.6: Đặc điểm các vùng
51
Bảng 3.7: Lượng khách trung bình qua các năm
52
Bảng 3.8: Tỉ lệ tham quan của mỗi vùng qua 1 năm
53
Bảng 3.9: Chi phí giao thông
54
Bảng 3.10: Số lượt thăm quan của mỗi vùng trong 1 năm
55
Bảng 3.11: Chi phí ăn nghỉ
56
Bảng 3.12: Chi phí khác
57
Bảng 3.13: Tổng chi phí mỗi vùng
58
Bảng 3.14: Bảng giá trị VR và TC
59
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 1.1: Sơ đồ TEV
14
Hình 1.2: Các phương pháp định giá môi trường
16
Hình 1.3: Đồ thị hàm cầu giá trị môi trường
17
Hình 3.1: Đồ thị hàm cầu giải trí của Vườn Quốc Gia
60
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời kỳ, môi trường luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tác động thiết thực, nếu không muốn nói là sống còn tới đời sống con người. Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các yếu tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người mà chính chúng ta hàng ngày, hàng giờ có những tác động cả tích cực và tiêu cực lên sự vận động của chúng. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững
Môi trường cũng được hiểu như toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…). Rừng bao gồm nhiều tài nguyên thiên nhiên con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động thực vật, khoáng sản, các mỏ dầu, khí, các ngưồn nước…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Vì vậy, việc nâng tầm nhận thức của con người về các vấn đề môi trường, sự tác động qua lại giữa môi trường và các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là việc làm hết sức cấp bách và cần đến sự phối hợp đồng bộ của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan.
Là những cá thể trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ và nhiều hoạt động kinh tế hiện tại, chúng ta hiểu rõ mọi hoạt động kinh tế, xã hội gây nên những ảnh hưởng tới môi trường theo nhiều chiều hướng khác nhau. Và đương nhiên, hệ thống môi trường cũng “phản hồi” những tác động đó theo chiều hướng, tính chất bị tác đông.
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
Từ các chức năng trên, có thể nhận thấy rằng, môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng tới các hoạt động kinh tế của con người, môi trường tự nhiên là tài sản quốc gia quý giá
Rõ ràng, môi trường tự nhiên là một thành tố quan trọng của hệ thống kinh tế và nếu không có môi trường tự nhiên thì hệ thống kinh tế sẽ không thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của nó. Do vậy, ta cần quan tâm đến môi trường tự nhiên như là một tài sản, một tài nguyên không thể thiếu.
Từ trước đến nay, con người vẫn luôn coi môi trường là dạng “trời cho” hay “thiên nhiên ban tặng” nên người ta khai thác và sử dụng không tính toán đến những thiệt hại mà hoạt động khai thác gây ra cho môi trường. Một trong những nguyên nhân của điều này là do hàng hoá môi trường không được định giá trên thị trường.
Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà tp. Hải Phòng”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Qua phương pháp chi phí du lịch, nhằm xác định lợi ích từ hoạt động du lịch Vườn Quốc Gia Cát Bà đem lại cho cộng đồng, đồng thời xác định giá trị môi trường của nó để làm căn cứ cho trong việc quy hoạch phát triển, hướng tới phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
Khái quát thực trạng môi trường hiện tại và hoạt động du lịch của Vườn Quốc Gia Cát Bà.
Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch nhằm tính toán ra giá trị cảnh quan cho Vườn Quốc Gia Cát Bà.
3. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu thứ cấp cùng với phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thực địa
Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel,
Phương pháp lượng giá giá trị cảnh quan: sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal travel cost method – ZTCM).
4. Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương I: Sử dụng phương pháp chi phí du lịch cho đánh giá chất lượng môi trường.
Chương II: Tổng quan về Vườn Quốc Gia Cát Bà.
Chương III: Ứng dụng phương pháp chi phí du lịch để xác định giá trị cảnh quan tại Vườn Quốc Gia Cát Bà.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cám ơn của mình tới TS. Lê Hà Thanh, khoa Kinh Tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, gợi ý đề tài cho tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, trong quá trình, thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành đề tài này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổng cục Thống kê, Phòng môi trường, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Vườn Quốc Gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu đã có không sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Sinh viên KTMT - K47
Hồng Quang Minh
Phần 1. Tổng quan về phương pháp chi phí du lịch
1.1. Chất lượng môi trường
1.1.1. Khái niệm chất lượng môi trường
Có thể hiểu chất lượng môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức, thư giãn và để khám phá - một nội dung rất quan trọng của hoạt động du lịch, vốn được hiểu là hoạt động có mục đích cơ bản là "đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng” của con người.
Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, chất lượng môi trường mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi trường liên quan. Tuy nhiên, chất lượng môi trường có tính độc lập tương đối. Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan môi trường không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tác động từ những biến đổi của chất lượng môi trường lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ chất lượng môi trường cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch.
Để bảo vệ hiệu quả chất lượng môi trường, cần nhận thức được đầy đủ các yếu tố hình thành và tác động lên chất lượng môi trường. Chất lượng môi trường trước hết được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên không cần có sự xếp đặt của bàn tay con người như: các dạng địa hình, đất nước, cây cỏ, chim muông, các hiện tượng thời tiết. Những yếu tố tác động luôn bao gồm yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người..
Với tư cách là sự kết hợp của toàn bộ những yếu tố hữu hình, bất kỳ một hoạt động nào tại khu, tuyến điểm du lịch cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, bao gồm cả hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế, dân sinh khác, đặc biệt là hoạt động xây dựng. Thậm chí trong một số trường hợp, chính những hoạt động nhằm tạo cảnh quan nhân tạo lại làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên và làm suy giảm tính hấp dẫn của khu, tuyến hoặc điểm du lich.
1.1.2. Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế
Khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value – TEV) xuất hiện vào những năm 1980, được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện và hiệu quả về giá trị hàng hoá môi trường mà quá trình nhìn nhận đó không chỉ bao gồm những giá trị trực tiếp lượng hoá được mà còn bao gồm những giá trị gián tiếp - những giá trị ẩn khó nhìn thấy nhưng mặt khác lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội.
Một khu rừng có thể cung cấp gỗ cho người tiều phu và các dịch vụ sinh thái cho cộng đồng địa phương, rồi lọc nước cho các nhà máy thuỷ điện, các nguồn gen cho các công ty dược phẩm đa quốc gia đồng thời là nơi hấp thụ carbon cho phát thải CO2 toàn cầu. Như vậy, tổng của tất cả các loại giá trị liên quan đến một tài nguyên thì được gọi là tổng giá trị kinh tế (TEV).
Giá trị, xét về góc độ kinh tế, là một khái niệm nhân tâm, nghĩa là giá trị được xác định bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay quy luật của tự nhiên quy định. Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ với môi trường tự nhiên. Có 3 phương pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử dụng, giá trị lựa chọn và giá trị tồn tại.
Giá trị sử dụng: Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị được rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của môi trường. Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền thực tiếp.
- Giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị trực tiếp mà người ta thu được khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó. Lấy ví dụ khi chúng ta trực tiếp khi thác và sử dụng nguồn tài nguyên như gỗ hay săn bắn chim thú, đó chính là giá trị sử dụng trực tiếp mà con người thu được.
- Giá trị sử dụng gián tiếp : xét trên khía cạnh nào đó thì đây chính là giá trị mà chức năng của các hệ sinh thái tạo ra. Những chức năng đó để phục vụ cho con người, vì thế nó cần phải được lượng giá. Ví dụ: một khu rừng, ngoài chức năng cung cấp gỗ, thì còn có chức năng bảo vệ chống sói mòn, giữ nước, hút CO2 …Tất cả những chức năng này nó trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho lợi ích kinh tế và lợi ích của con người.
Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai.
Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người khác (nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy những người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho con cháu của chúng ta).
Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những người khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai
Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn
Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được gọi là giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù. Hầu như tất cả mọi người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.
Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của cả 3 thành phần nói trên:
Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn tại
= giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng
Như vậy, các nhà kinh tế học môi trường đã thực hiện được rất nhiều khi phân loại các giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường tự nhiên. Tuy vấn đề thuật ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng nhìn trên cơ sở chung họ đều dựa trên sự tương tác giữa con người (người định ra giá trị) với môi trường (vật được đánh giá). Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học tiến hành bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)
TEV
NUVNUVUV
UV
UV
DUV
IUV
OV
BV
EXV
Hình 1.1: Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.
- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.
- NUV (Nonuse values) là giá trị không sử dụng.
- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.
- EXV (Existence values) là giá trị tồn tại.
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất đó là giữa giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.
1.2. Vấn đề định giá môi trường
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá môi trường
Định giá môi trường là sử dụng các loại công cụ kỹ thuật nhằm lượng hoá giá trị bằng tiền của hàng hoá chất lượng môi trường làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý các hàng hoá môi trường.
Chúng ta nên định giá môi trường vì:
Thứ nhất, chất lượng môi trường cung cấp điều kiện và không gian sống cho con người, đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho quá trình sản xuất vật chất và hấp thụ chất thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người. Quá trình lao động sản xuất của con người cũng phục hồi môi trường, vì thế có thể khẳng định chất lượng môi trường thỏa mãn 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Chất lượng môi trường cũng là loại hàng hóa cần phải định giá để tránh những thất bại thị trường xảy ra.
Thứ hai, con người có xu hướng khai thác môi trường một cách tràn lan mà không để ý đến những tác động tiêu cực tới môi trường. Thực hiện định giá môi trường là cách nhắc nhở con người quan tâm và bảo vệ môi trường. Đồng thời, cảnh báo con người về mức độ khai thác tài nguyên đang ngày càng tăng cao tỉ lệ thuận với độ cạn kệt về môi trường.
Thứ ba, định giá môi trường góp phần đưa đến sự công bằng trong quá trình ra quyết định. Định giá góp phần thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” tức là qua định giá môi trường chúng ta sẽ xác định được đối tượng gây ô nhiễm và họ sẽ “phải trả bao nhiêu”.
Thứ tư, khi cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng được lượng hoá, thì sẽ có tính thuyết phục cao trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của người dân nói chung cũng như có thể chỉ dẫn quá trình thực hiện về mặt kinh tế đúng đắn hơn.
Thứ năm, nếu tiến hành lượng hoá một cách cẩn thận thì sẽ tạo ra được một nền tảng cơ sở chính sách an toàn và hợp lý, qua đó có phương cách sử dụng môi trường cẩn thận hơn.
Như vậy, có thể kết luận việc định giá môi trường là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Vậy người ta sẽ định giá môi trường như thế nào? Sau đây là một số phương pháp được áp dụng khá phổ biến.
1.2.2. Phương pháp định giá môi trường
Phương pháp
Dùng đường cầu
Không dùng đường cầu
Phát biểu sự ưa thích
(Stated Preference)
Bộc lộ sự ưa thích
(Revealed Preference)
Chi phí thay thế
Chi tiêu bảo vệ
Chi phí cơ hội
Liều lượng
đáp ứng
Đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation)
Chi phí
du lịch
(Travel
Cost
Method)
Đánh giá
Hưởng thụ
(Hedonic
Price
Method)
Hình 1.2. Các phương pháp định giá môi trường
Để đánh giá hàng hoá môi trường (hay là TEV) thì cách tiếp cận chung của thế giới cơ bản có hai nhóm phương pháp đánh giá. Đó là: các phương pháp sử dụng đường cầu và các phương pháp không sử dụng đường cầu.
1.2.2.1. Các phương pháp không sử dụng đường cầu
Là các phương pháp trực tiếp hay gián tiếp mà mỗi khi đánh giá chất lượng môi trường người ta sẽ xác định giá trị trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá mà không lập hàm cầu (hàm lợi ích). Đây là nhóm phương pháp không thể lập được hàm cầu, do đó không thể đo lường được phúc lợi thực tế nhưng mặt khác thông tin lại rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách.
Các phương pháp không sử dụng đường cầu bao gồm:
Phương pháp đáp ứng liều lượng
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí cơ hội.
Phương pháp chi tiêu bảo vệ
1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng đường cầu
Là các phương pháp được sử dụng dựa trên cơ sở xây dựng đường cầu để đánh giá giá trị hàng hoá môi trường. Mỗi khi đánh giá chất lượng hàng hoá môi trường tại khu vực nào đó, người ta xác lập cho được hàm cầu, dựa trên nguyên lý kinh tế về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và giá cả. Đây là những phương pháp dùng để đo lường phúc lợi.
q
P
MB = WTP
TEV
P : giá cả
q : chất lượng môi trường
WTP : sẵn lòng chi trả
Hình 1.3: Đồ thị hàm cầu giá trị môi trường
Các phương pháp sử dụng đường cầu bao gồm:
Phương pháp ch