Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam

Thủy sản Việt nam trong hơn 10 năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Trong đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo Từ đó tiến tới sụ ổn định các mặt của xã hội. NTTS đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa không theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm , sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành “ nuôi trồng thủy sản “ một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển bền vững NTTS là sự phát triển có sự kết hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc biệt sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú, bảo tồn các giống loài thúy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xã hội tiến bộ cho người dân trong tương lai.

doc111 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Sơn SVTT: Nguyễn Thị Tuyết MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU Thủy sản Việt nam trong hơn 10 năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Trong đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là vùng dân nghèo ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo…Từ đó tiến tới sụ ổn định các mặt của xã hội. NTTS đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn không ít những bất cập và phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: công tác quy hoạch chưa không theo kịp với tốc độ phát triển, đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng giảm , sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo kịp quy hoạch dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh phát sinh và có sự mất cân đối giữa cung và cầu... Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đáp ứng được những biến đổi về khí hậu, các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, sự suy thoái môi trường, sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại thì rất cần một chiến lược phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển ngành “ nuôi trồng thủy sản “ một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển bền vững NTTS là sự phát triển có sự kết hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc biệt sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú, bảo tồn các giống loài thúy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xã hội tiến bộ cho người dân trong tương lai. Trong thời gian thực tập ở Vụ KTNN của Bộ KH & ĐT em đã nhận thức được sự cần thiết của sự phát triển bền vững cũng như thực trạng của ngành NTTS ở Việt Nam, vì thế em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam” Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, phê bình của thầy giáo, cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong Vụ kinh tế nông nghiệp (Bộ KH- ĐT) để em hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo T.S Nguyễn Ngọc Sơn cùng các chuyên viên Vụ KTNN (Bộ KH – ĐT ) đã giúp em hoàn thành bài viết này. 1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. - Mục đích nghiên cứu đề tài: + Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành Nuôi trồng thuỷ sản. + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam. + Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: + Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Phân tích, đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam. 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề cần giải quyết. 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. - Quan điểm: phát triển bền vững ngành NTTS. - Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở thu thập được những số liệu thực tế của ngành NTTS những năm qua, bài viết của em tiến hành phân tích những kết quả đạt được, so sánh đối chiếu với những nguyên tắc, mục tiêu về sự phát triển bền vững, từ đó đánh giá sự phát triển của ngành NTTS đã đạt tiêu chuẩn hay chưa, còn những tồn tại, bất cập gì để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục và phát trỉên hơn nữa ngành NTTS Việt Nam. 4. Kết cấu đề tài: Phần I: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển bền vững ngành NTTS. Phần II: Thực trạng phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Phần III: Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I – Khái niệm, đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản. 1. Khái niệm ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Những thập kỷ gần đây, khi sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn làn trong điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trở nên quan trọng. Chính vì thế ngành NTTS được nhìn nhận trên nhiều quan điểm như sau: - Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản: NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo, và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS. - Quan điểm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên liệu thuỷ sản cho qúa trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời. - Theo quan điểm của FAO: NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh…quá trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong. 2. Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản. 2.1. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng thủy sản.Vì vậy, nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình. Do vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện các chính sách… phải phù hợp với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng khác nhau. 2.2. Số lượng, chất lượng nguồn nước và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau. Mỗi mặt nước nuôi trồng thủy sản có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng đất và nguồn nước, nguồn cung cấp. Vật nuôi trong ao hồ rất khó quan sát trực tiếp được như trên cạn vì thế rủi ro trong sản xuất lớn hơn nhiều. Người nuôi cần có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết về vấn đề thuỷ lợi, bởi vì thuỷ lợi như chìa khoá để mở ra cánh cửa cho người làm thuỷ sản có thể đạt được những thành tựu to lớn. 2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tính mùa vụ rõ nét. Nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ vì thủy sản có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Theo Lenin, tính mùa vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Thời gian lao động là thời gian tác động tới sự hình thành của sản phẩm, còn thời gian sản xuất kéo dài hơn vì bao gồm cả thời gian lao động không tác động đến sản phẩm. Ví dụ : thời gian sản xuất kéo dài từ A đến B, nhưng thời gian lao động chỉ bao gồm: thời gian cải tạo ao (phơi đáy ao 2 tuần lễ), thả giống, chăm sóc (cho ăn 2 lần/ ngày), thu hoạch. Như vậy, rõ ràng người nuôi phải tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. A B Cải tạo Thả giống Chăm sóc Thu hoạch Trong NTTS phải lưu giữ và chăm sóc đặc biệt đối với đàn vật nuôi bố mẹ (đàn cá bố mẹ, tôm bố mẹ…) để sản xuất con giống cho các vụ nuôi tiếp theo. Đây là tài sản sinh học đặc biệt của doanh nghiệp, việc lựa chọn đàn tôm, cá bố mẹ phải tuân theo quy trình khoa học – công nghệ của hệ thống quốc gia. Tính thời vụ trong NTTS đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong NTTS một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với NTTS phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. 2.4. Nuôi trồng thuỷ sản có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát rất thấp: nhỏ bé, manh mún và phân tán. Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Vì thế có thể nói ngành NTTS là một ngành tuy có từ lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát thấp, nhỏ bé, manh mún. Trong thời gian gần đây nhờ có sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về ngành thuỷ sản nên đã có những bước phát triển đột phá nhất định. Trong năm 2000 có 7 quốc gia Châu Á có tên trong số 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất thế giới, đó là : Băng La Đét, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Châu Á đóng góp 90% tổng sản lượng NTTS của thế giới. NTTS theo hướng thân thiện với môi trường, công nghệ NTTS không có chất thải sẽ phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam NTTS trong hệ VAC đáp ứng yêu cầu này. 3. Các hình thức nuôi trồng thủy sản. 3.1. Các phương thức nuôi lấy thịt điển hình. - Nuôi quảng canh: : hay còn gọi là nuôi truyền thống: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển. - Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nhưng bổ sung them giống nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực nhằm tăng sản lượng. - Nuôi bán thâm canh: : là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị cơ khí, thủy lợi…nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có khả năng xử lý và khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí. - Nuôi thâm canh: : là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí ), có thể chủ động khống chế các yếu tố môi trường. Mật độ giống thả dầy, năng suất cao. - Nuôi công nghiệp: (nuôi siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận. Một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật…có trình độ nuôi thủy sản công nghiệp tương đối cao và phổ biến, mỗi năm đạt tời hàng ngàn tấn sản phẩm. 3.2. Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam. Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam. Tại Việt Nam trong hơn 40 năm qua từng bước hình thành và phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản năng suất cao, đa dạng về giống loài và các loại thủy vực. 3.2.1. Nuôi cá nước ngọt ở các loại hình mặt nước. - Nuôi cá nước tĩnh: để đạt năng suất cao, người ta thường nuôi ghép nhiều loại có tập tính ăn khác nhau. Trong ao nuôi truyền thống, nuôi ghép: mè, trôi ta, trắm đen, chép. Sau này nuôi trồng thủy sản phát triển người ta đưa ra một vài công thức nuôi ghép với quy trình kỹ thuật lấy một loài chủ rồi ghép với các loài khác, ví dụ như: + Ao nuôi cá mè làm chủ (tính cho 1 ha): Mè trắng: 60%, mè hoa: 5%, trắm cỏ: 3%, cá trôi (ta): 25%, chép: 7%. + Ao nuôi trắm cỏ làm chủ (tính cho 1 ha): Trắm cỏ: 50%, mè trắng: 20%, mè hoa: 2%, cá trôi: 18%, chép: 4%, rô phi: 6%. + Ao nuôi cá rô phi làm chủ (tính cho 1 ha) : Rô phi: 45%, mè trắng: 20%, mè hoa: 5%, cá trôi: 20%, trắm cỏ: 4%, chép: 6%. + Ao nuôi cá trên làm chủ nên ghép với rô phi, khoảng 10% - Nuôi cá nước chảy của các hộ gia đình ở miền núi: Tận dụng các khe suối, kênh rạch có nước chảy làm ao nuôi, hoặc đào ao nuôi rồi dẫn dòng chảy qua đường ống vào ao. Cách làm rất đa dạng sáng tạo, quy mô ao nhỏ bé, nhưng tổng diện tích rất rộng có khi cả xã cũng có ao như Sơn La, Bình Liêu (Quảng Ninh), Mai Châu (Hoà Bình), Cẩm Thủy (Thanh Hóa)..do đó có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, có thể nuôi ghép một ít cá chép, cá rô phi… Vật liệu làm lồng đa dạng như tre, luồng, hóp, gỗ, sắt, lưới, ni lông… Nuôi cá bè trên sông rất phát triển ở miền Tây Nam Bộ, mạnh nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, đối tượng chính là cá basa, cá tra. Nhà ở làm ngay trên lồng bè nuôi cá, có bố trí chỗ ăn ở hợp lý và phòng chống ô nhiễm nước vùng nuôi cá. - Nuôi cá nước thải sinh hoạt ở ngoại vi thành phố, thị xã: Nuôi cá nước thải đã có từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Hợp tác xã Yên Duyên, Thanh Trì – Hà Nội là lá cờ đầu vào thời gian đó. Có thể nuôi trên diện rộng từ 5-10 ha, phải quy hoạch bờ vùng, mương tưới, cống tiêu, và trạm bơm, xử lý nước thải cho phù hợp với điều kiện nuôi, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh và các kim loại nặng như chì, thủy ngân… có trong nước thải. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại ăn tạp, mùn bã hữu cơ như rô phi, chép, trôi Ấn Độ và cá mè…vùng nuôi cá nước thải ở ven đô thị cung cấp một lượng thủy sản tươi sống cho dân sống trong thành phố. - Nuôi cá ruộng trũng: Nghề nuôi cá ruộng có lịch sử phát triển từ lâu đời ở nước ta và các nước Đông Nam Ấ. Hiện nay, có các loại hình nuôi cá ruộng phổ biến là xen canh và luân canh. Ở các tỉnh phía Bắc kết hợp trồng lúa – nuôi cá ở các chân ruộng trũng hoặc luân canh một vụ lúa, một vụ cá. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá chéo, rô phi, các ruộng nuôi cá phải được quy hoạch, có bờ vùng, bờ thửa. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất hàng năm là 0.5m. Mặt bờ rộng 0.7- 0.8m để có thể trồng cây ăn quả và lấy bong râm. Trong ruộng phải có mương, chuôm cho cá trú nắng khi nhiệt độ cao. Tại nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang…nuôi xen canh lúa – cá, lúa –tôm nước mặn hoặc nuôi luân canh một vụ lúa, một vụ tôm. Ở nước ta hiện nay có những vùng ruộng trũng rộng lớn, tập trung mang ý nghĩa kinh tế - sinh thái quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững. 3.2.2. Nuôi cá nước lợ và cá biển. Nuôi cá nước lợ và cá biển phát triển rất chậm, mới được tập trung chủ đạo vào cuối những năm cuối thế kỷ 20. Nuôi cá nước lợ có hiệu quả kinh tế khá cao, tỷ suất lợi nhuận đạt 60 - 90%. Hình thức nuôi phổ biến trong đầm, eo vịnh và lồng bè. Hiện nay, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Bà Rịa –Vũng Tàu đã có nghề nuôi phát triển ổn định. 3.2.3. Nuôi tôm và các thủy sản khác. Giống như các hình thức nuôi cá nước ngọt Nuôi tôm nước ngọt có tôm càng xanh, chủ động được giống bằng cho đẻ nhân tạo thành công. Chủ yếu phát triển mạnh nuôi tôm sú nước lợ và một số loài tôm khác như tôm rảo, tôm thẻ. Kết quả nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao ở nhiều tỉnh. Năng suất ở một số địa phương như sau : Nuôi tôm thâm canh: đạt từ 2.5-5 tấn/ ha (Quảng Nam – Đà Nẵng, Bến Tre, Bạc Liêu) Nuôi tôm bán thâm canh: đạt từ 1.2 -2.5 tấn/ha (Phú Yên, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế). Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, luân canh: đạt từ 0.6 – 0.87 tấn/ha. 4. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản. 4.1. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì, tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản. Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt một cách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợi này lại càng trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này được duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích cho con người thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việc bảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt và NTTS là 2 bộ phận cấu thành nên ngành thuỷ sản nhưng mang 2 sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên sự phát triển chung của toàn ngành. 4.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thương mại quốc tế thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa mà một số đối tượng thuỷ sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản Việt Nam là ngành đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản mạnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trên thế giới. Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu thủy sản vượt ngưỡng 1 tỉ USD và đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 2 tỉ USD. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực Đông Nam á. Có được kết quả này là nhờ trong những năm qua, ngành Thủy sản đã tích cực đẩy mạnh công tác nuôi trồng, chế biến thủy sản. Trong những năm qua, sản lượng NTTS liên tục tăng năm 2002 là 976.100 tấn, trong đó khoảng 40% dành cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đến năm 2005, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản là 2.030.000 tấn và năm 2010 là 2.650.000 tấn. Để đáp ứng đủ nhu cầu, ngành Thủy sản phải chủ động được nguồn nguyên liệu. Bởi nguyên liệu là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản. Có một nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả có sức cạnh tranh thì ngành công nghiệp chế biến thủy sản mới có cơ hội phát triển. Trong xu thế ngày càng hạn chế khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường như hiện nay thì NTTS đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc cung cấp từ NTTS cũng đảm bảo ổn định và phù hợp với nhu cầu của thế giới nhờ thực hiện tốt công tác khuyến ngư và phát triển giống mới. Nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu và đã đóng góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tôm chiếm tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 43,7% (năm 2001), 46,9% (năm 2002), trong đó tôm nuôi chiếm phần lớn. 4.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. NTTS là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây,