Ra đời trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, bài trả lời phỏng vấn trên báo Phụ nữ tân văn số 87 của Phạm Quỳnh (chủ bút tờ Nam phong) đã mở đầu cho thể loại phỏng vấn cho nền báo chí hiện đại Việt Nam. Đến nay, phỏng vấn chính thức trở thành một hệ thống trong các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin khách quan nhất, trung thực nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận.
Sở dĩ phỏng vấn được đi vào lòng của độc giả bởi đề tài của bài viết phong phú, cách thể hiện đa phần nhẹ nhàng, sinh động và có xu hướng ngắn hơn, trực tiếp giải thích, giải đáp những vấn đề nóng hổi, bức xúc trong dư luận xã hội, thoả mãn nhu cầu, mong đợi của độc giả (thể hiện rõ nhất trên phương tiện truyền thanh, truyền hình). Đối với loại hình báo in, thể loại này xuất hiện ngày càng nhiều và được đặt ở những vị trí đáng chú ý như trên trang nhất, đóng khung hoặc chuyên mục riêng . đối tượng trả lời phỏng vấn đa dạng từ cán bộ lãnh đạo cấp cao, đến các chuyên gia, các tri thức, dân thường, nông dân, học sinh, sinh viên, mọi cấp ngành nghề, mọi lứa tuổi.
Để sáng tạo một tác phẩm phỏng vấn hay, hấp dẫn người phóng viên không chỉ nắm được đặc trưng của thể loại mà còn phải hiểu cụ thể, sâu sắc từng vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, có năng khiếu thẩm mỹ, có con mắt nghề nghiệp, có tâm hồn đạo đức trong sáng “vị dân sinh”. đòi hỏi người phóng viên phải nghiên cứu, tư duy, trau dồi, tích luỹ, đam mê, yêu nghề trong quá trình tác nghiệp thì mới có khả năng hoàn thành tác phẩm như mong muốn và được đông đảo công chúng đón nhận. Bài phỏng vấn hay được thể hiện qua hệ thống câu hỏi và cách khai thác vấn đề dựa trên các câu hỏi của phóng viên, chính từ hệ thống câu hỏi đó đã thể hiện năng lực tư duy, bản lĩnh nghề nghiệp và trí tuệ yên thâm của nhà báo.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập môn Phỏng vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ra đời trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, bài trả lời phỏng vấn trên báo Phụ nữ tân văn số 87 của Phạm Quỳnh (chủ bút tờ Nam phong) đã mở đầu cho thể loại phỏng vấn cho nền báo chí hiện đại Việt Nam. Đến nay, phỏng vấn chính thức trở thành một hệ thống trong các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin khách quan nhất, trung thực nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận.
Sở dĩ phỏng vấn được đi vào lòng của độc giả bởi đề tài của bài viết phong phú, cách thể hiện đa phần nhẹ nhàng, sinh động và có xu hướng ngắn hơn, trực tiếp giải thích, giải đáp những vấn đề nóng hổi, bức xúc trong dư luận xã hội, thoả mãn nhu cầu, mong đợi của độc giả (thể hiện rõ nhất trên phương tiện truyền thanh, truyền hình). Đối với loại hình báo in, thể loại này xuất hiện ngày càng nhiều và được đặt ở những vị trí đáng chú ý như trên trang nhất, đóng khung hoặc chuyên mục riêng ... đối tượng trả lời phỏng vấn đa dạng từ cán bộ lãnh đạo cấp cao, đến các chuyên gia, các tri thức, dân thường, nông dân, học sinh, sinh viên, mọi cấp ngành nghề, mọi lứa tuổi.
Để sáng tạo một tác phẩm phỏng vấn hay, hấp dẫn người phóng viên không chỉ nắm được đặc trưng của thể loại mà còn phải hiểu cụ thể, sâu sắc từng vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, có năng khiếu thẩm mỹ, có con mắt nghề nghiệp, có tâm hồn đạo đức trong sáng “vị dân sinh”... đòi hỏi người phóng viên phải nghiên cứu, tư duy, trau dồi, tích luỹ, đam mê, yêu nghề trong quá trình tác nghiệp thì mới có khả năng hoàn thành tác phẩm như mong muốn và được đông đảo công chúng đón nhận. Bài phỏng vấn hay được thể hiện qua hệ thống câu hỏi và cách khai thác vấn đề dựa trên các câu hỏi của phóng viên, chính từ hệ thống câu hỏi đó đã thể hiện năng lực tư duy, bản lĩnh nghề nghiệp và trí tuệ yên thâm của nhà báo.
Đối với bản thân, chỉ mới bước đầu tiếp cận môn học, thời lượng nghiên cứu và phạm vi có hạn; kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm tích tuỹ còn nhiều hạn chế, khả năng thâm nhập, sâu sát với thực tiễn chưa nhiều ... nên bài tập chỉ đáp ứng một phạm vi nhỏ của yêu cầu môn học, chất lượng bài viết chắc chắn sẽ chưa có chiều sâu và còn nhiều thiếu sót.... Kính mong Giảng viên và bạn đọc tận tình đóng góp ý kiến.
Phần thứ nhất:
THỰC HÀNH VIẾT MỘT BÀI PHỎNG VẤN
Mộc bản Chùa vĩnh Nghiêm:
Vượt qua 81 nghìn Mộc bản có niên đại từ thế kỷ XI
của Hàn Quốc
Thạc sĩ, Nguyễn Văn Phong,
Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Con đường đi tìm di sản cho Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) phải vượt qua “đối thủ” là bộ Mộc bản với hơn 81 nghìn bản có niên đại từ thế kỷ thứ XI của Hàn Quốc và phải trải qua hai lần đề nghị Uỷ ban UNESCO mới được công nhận là di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Giang, người tham gia tư vấn và trực tiếp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ chùa Vĩnh Nghiêm, chia sẻ.
- Xin anh cho biết Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm có những tiêu chí gì phù hợp với các tiêu chí của Uỷ ban UNESCO để công nhận là di sản tư liệu của thế giới?
- Trong bộ hồ sơ đệ trình thế giới, di sản phải có 3 tính: tính độc đáo, tính xác thực và ý nghĩa quốc tế, tức là ảnh hưởng của di sản đối với quốc tế hoặc khu vực. Với hai tiêu chí ban đầu thì mình chứng minh từ đầu rất đơn giản, tiêu chí thứ ba là ảnh hưởng quốc tế, cái đấy mới quan trọng.
Khi đưa ra năm 2012 thì có tất cả 14 hồ sơ trình, sau vòng sơ khảo thì còn lại năm nước, mộc bản được khen ngợi nhiều nhất và có số dòng, số trang nhiều nhất. Khi đưa ra Hội đồng thì có 100% phiếu bầu, ủng hộ mình, không một nước nào bỏ Việt Nam ra ngoài. Được Hội đồng ủng hộ như vậy, nên chủ tịch uỷ ban UNESCO cũng đánh giá đồng thuận.
- Xin anh cho biết rõ thêm về tiêu chí thứ ba là ảnh hưởng quốc tế của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm?
- Thứ nhất đó là sự ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm và ảnh hưởng của mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm đối với thế giới. Sau khi chúng tôi thống nhất cùng Bộ Ngoại giao, gửi công văn đến Đại sứ quán các nước. Thì Đại sứ quán các nước đã giúp tỉnh Bắc Giang và cũng là giúp Uỷ ban UNESCO tại Việt Nam thống kê toàn bộ những nơi thờ tự gắn với Thiền phái Trúc Lâm, gắn với Trần Nhân Tông, gắn với Vĩnh Nghiêm trên toàn thế giới. Và ta thống kê được gần hai ngàn nơi thờ tự trên toàn thế giới và hàng triệu phật tử theo Thiền phái Trúc Lâm. Việc làm thực tế này ta đã chứng minh được ta có địa chỉ rõ ràng, người tu hành rõ ràng, người đại diện rõ ràng, điều đó làm cơ sở và bằng chứng rõ ràng để thuyết phục hội đồng.
Mộc bản chùa Vĩnh nghiêm cơ bản dùng chữ Nôm, trước tác của các vị minh quân nước Đại Việt-Trần Nhân Tông và những đại tri thức của Việt Nam như Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi... đã ghi dấu về lịch sử phát triển của chữ Nôm, lịch sử phát triển của chữ Việt từ thời Trần cho đến nay, đây là độc đáo khác hẳn với bộ Mộc bản Hàn Quốc.
-Ths. Nguyễn Văn Phong-
Thứ hai là tính độc đáo của Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm phần lớn là chữ Nôm, được khắc trên gỗ hoàn toàn truyền thừa tư tưởng Phật giáo Bắc truyền. Mộc thư khố là lịch sử Phật giáo, thể hiện tư tưởng hành đạo, nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm; các lĩnh vực y học, văn học, phong tục tập quán đất nước... Đây còn là chứng cứ lịch sử thể hiện sự phát triển nghề khắc in mộc thư và nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam.
- Được biết Mộc bản phải qua lần đề nghị thứ hai mới được công nhận là di sản. Vậy trong quá trình đề nghị Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm là di sản Tư liệu thế giới đã gặp phải khó khăn gì thưa anh?
Tại kỳ họp thứ 5 của Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 14 đến 16/5, mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Hiện nay, Chùa Vĩnh Nghiêm lưu giữ 3.050 mộc bản được khắc từ thế kỷ 16-19 bằng gỗ thị. Mỗi bản có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) gồm nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm, nét chạm khắc hoa văn độc đáo.
- Thực ra là hồ sơ Chùa Vĩnh Nghiêm trình lên lần thứ hai mới được. Lần thứ nhất chỉ có 20 ngày làm hồ sơ, nên ta chưa đủ cơ sở để cung cấp cho thế giới thông tin, tư liệu để thuyết phục. Lần thứ hai ta cung cấp cho thế giới đầy đủ thông tin và có những thông tin rất quý và rất thuyết phục.
Ngay hôm chúng tôi bảo vệ bên Thái Lan, thì nói chung tất cả những vấn đề liên quan đến mộc bản đều được mọi người rất quan tâm, điểm hội đồng đánh giá về mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm rất cao. Nhưng có một vị giáo sư người Hàn Quốc là chuyên gia, thành viên của Hội đồng đã đặt câu hỏi đại khái là “Đất nước Hàn Quốc có ngôi chùa lưu giữ hơn 81 nghìn bản khắc in, từ thế kỷ XI. Trong khi Việt Nam có 3050 với niên đại từ thế kỷ XIVII - XVII thôi. Thế nhưng tại sao Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm lại giá trị đến như vậy?” Thì điều này chính là vấn đề rất khó khăn, rất khó trả lời của Việt Nam.
Nhưng rất may, vì trước kia tôi đã từng tiếp cận được tư liệu của bộ Mộc bản của Hàn Quốc, qua nghiên cứu tôi mới thấy, tất cả những bộ Mộc bản của Hàn Quốc hơn 81 nghìn bản từ thế kỷ XI là rất quý, nhưng nó chỉ là Kinh phật và chỉ viết bằng chữ Hán, mà đó là chữ dùng phổ biến ở các nước Phương Đông. Còn mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản dùng chữ Nôm (chữ của người Việt sáng tạo từ thời Nhà Trần - PV), và trước tác của các vị minh quân nước Đại Việt-Trần Nhân Tông và những đại tri thức của Việt Nam như Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi... đã ghi dấu về lịch sử phát triển của chữ Nôm, lịch sử phát triển của chữ Việt từ thời Trần cho đến nay, đây là độc đáo khác hẳn với bộ Mộc bản Hàn Quốc. Lúc này Cụ giáo sư mới được thuyết phục, công nhận.
- Với cương vị là phó giám đốc bảo tàng anh có đề xuất gì với Uỷ ban nhân dân tỉnh và sở văn hoá thông tin để bảo tồn Mộc bản trong thời gian tới?
- Chúng tôi đề xuất rất nhiều, trong đó có đề xuất lớn và quan trong là người dân Bắc Giang cũng như người dân nước Việt Nam phải ý thức được việc này, thế giới công nhận không có nghĩa là thế giới đầu tư, bảo vệ di sản này. Nhưng với mình thì mỗi người phải nâng cao trách nhiệm, xác định đây là tài sản tinh thần quý giá của đất nước, dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hoá của người dân là quan trọng nhất.
Chúng ta không trông chờ vào sự tài trợ, hỗ trợ của UNESCO. Quan trọng nhất là nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hoá dân tộc từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân. Các cấp, chính quyền, ban ngành chức năng chú trọng đầu tư cho Vĩnh Nghiêm và biến Vĩnh Nghiêm thành một địa chỉ đỏ cho vấn đề phát triển du lịch.
Xin cảm ơn anh!
Quang Hùng (thực hiện)
Phần II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÀI PHỎNG VẤN
I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Vấn đề được công chúng tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung rất quân tâm trong thời gian gần đây. Qua sự kiện Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, họp tại Bangkok (Thái Lan) họp từ ngày 14 đến 16/ công nhận là di sản tư liệu thế giới và trở thành di sản thứ ba (cùng với hai di sản là Mộc bản triều Nguyễn và Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám) của Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới.
Đây là sự kiện quan trọng không những đối với tăng ni, phật tử, nhân dân tỉnh Bắc Giang, mà còn là sự kiện quan trọng của đất nước. Khi nắm được thông tin Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di dản văn hoá thế giới, bản thân đã tìm hiểu trên mạng internet và các bài viết trên các báo (như: baomoi.com, báo Bắc Giang online...) trước lúc Lễ khi đón nhận di sản (vào ngày 07/10/2012) đã thông tin khá nhiều về Mộc bản. Đối với thể loại phỏng vấn, khai thác thông tin có liên quan thì chưa có tác phẩm nào. Chính vì vậy, tác giả nghĩ ngay đên việc chọn đề tài này để viết tác phẩm.
II. LÝ DO CHỌN NHÂN VẬT
Trong buổi đi thực tế chùa Vĩnh Nghiêm, tác giả cũng đã có gặp ông Dương Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện. Nhưng do tác giả chưa có chính danh nên bị từ chối khi tiếp cận liên hệ, không khai thác thông tin từ nhân vật này.
Tiếp đón đoàn chúng tôi có Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong, phó giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Giang, anh là người trực tiếp tư vấn, bổ sung tư liệu để hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình Uỷ ban UNESCO và trực tiếp dự Hội nghị công nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản. Vì vậy, nhân vật vừa có chứng kiến, vừa có kiến thức và am hiểu về bộ Mộc bản nên tôi đã chọn nhân vật là người phỏng vấn.
III. NHỮNG DỰ KIẾN TRƯỚC KHI TIẾP XÚC NHÂN VẬT VÀ ĐẶT CÂU HỎI
Khi tìm hiểu về đề tài này, qua khảo sát một số thông tin trên các báo, bản thân nghĩ ngay đến việc khai thác tính độc đáo của Mộc bản như thế nào để đáp ứng được các yêu cầu của uỷ ban UNESCO và các yêu cầu của tổ chức này về một di sản như thế nào, tiếp theo nữa là việc đề nghị một di sản trở thành di sản thế giới không phải dễ dàng, sẽ chắc chắn có nhiều khó khăn trong quá trình đề nghị, vì vậy bản thân đặt vấn đề ngay đối với những khó khăn gặp phải trong quá trình đề nghị mộc bản. theo đó cũng dự kiến một số câu hỏi thông tin về ai là người (tổ chức nào) đầu tiên đưa ra ý tưởng đề nghị Mộc bản trở thành di sản? từ ý tưởng đó thì chính quyền, tổ chức Phật giáo Việt Nam ... ứng xử (quan điểm) về vấn đề này như thế nào? Kinh phí tổ chức thực hiện được khai thác như thế nào? Sau khi được vinh danh thì chính quyền, tổ chức Phật giáo Việt Nam ... tiếp tục bảo tồn, khai thác, quản bá như thế nào? ...
Tuy nhiên, với góc độ khai thác thông tin đối với anh Nguyễn Văn Phong, thì một số câu hỏi không liên quan thì tác giả không hỏi, chỉ hỏi thăm dò anh có nắm được những thông tin đó không thì anh trả lời “những nội dung đó do các anh ở tỉnh làm, mình chỉ nghiên cứu “giúp việc” thôi”
IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI VIẾT
1. Thuận lợi:
- Thông tin về sự kiện được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bài viết với nhiều thể loại. Nhưng đối với thể loại phỏng vấn về đề tài này thì số lượng bài viết trên báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh còn ít.
- Sự kiện mang tính thời sự, mới, được nhiều công chúng quan tâm và tâm lý của người trong cuộc vẫn muốn quảng bá rộng rãi sự kiện đến với mọi người.
- Khi tiếp xúc nhân vật được đón nhận nhiệt tình, cởi mở, quá trình phỏng vấn nhân vật sẵn sáng hợp tác, tạo thuận lợi mọi mặt và trách nhiệm trong quá trình trả lời các câu hỏi.
2. Khó khăn:
- Kinh nghiệm, vốn kiến thức có hạn nên hệ thống câu hỏi đặt ra chưa khoa học, biên tập bài viết chưa chặt chẽ.
- Chưa có chính danh là nhà báo nên khi tiếp cận với nhân vật quan trọng thì bị từ chối, không khai thác được thông tin từ những người này.
- Bản thân vẫn còn e dè, ngại ngùng khi tiếp xúc với nhân vật có chức danh, địa vị cao.
Phần III. THU HOẠCH VỀ MÔN HỌC
I. NHẬN THỨC VỀ MÔN HỌC
1. Khái niệm phỏng vấn: Có nhiều quan niệm khác nhau về phỏng vấn.
Đối với báo chí nước ngoài, phỏng vấn là một hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Mục đích chính của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc những thôn tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có thẩm quyền cung cấp.
Theo “Từ điển bách khoa toàn thư mở” Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích giữa hai hay nhiều người, trong đó câu hỏi được đưa ra nhằm thu thập thông tin từ người trả lời.
Với nhiều quan niệm khác nhau về phỏng vấn, chung quy lại ta có thể hiểu phỏng vấn là hình thức thông tin dưới dạng đối thoại, trong đó nhà báo đặt câu hỏi, đối tượng (người được phỏng vấn) trả lời.
Như vậy, theo cách hiểu này thì phỏng vấn có hai loại hình:
Phỏng vấn dưới dạng khai thác thông tin, tìm kiếm nguồn tin từ những nhân chứng, người am hiểu, chứng kiến vấn đề để có đầy đủ thông tin, chứng cứ phục vụ cho một thể loại báo chí như ghi nhanh, tin, bài phản ánh, phóng sự, ...
Phỏng vấn dưới dạng để hình thành một tác phẩm mà trong đó chỉ bao gồm hệ thống câu hỏi (của nhà báo) và các câu trả lời (của nhân vật) một cách hoàn chỉnh thành bài viết, đây chính là thể loại phỏng vấn.
2. Đặc điểm của thể loại
- Với hình thức đối thoại (hỏi và trả lời), tạo nên nét nổi bật nhất của thể loại phỏng vấn. Thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời đã tạo nên nhịp điệu và sự sinh động trong một tác phẩm phỏng vấn hoàn chỉnh. Câu hỏi và câu trả lời tự nhiên, sinh động, cuốn hút người đọc với ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ, với ngôn ngữ dưới dạng văn nói, thể hiện một cách khá tinh tế qua cách diễn đạt, dùng từ của người trả lời.
- Trong thể loại này, nguồn tin được khai thác và cung cấp một cách trực tiếp, khách quan, rõ ràng, cụ thể. Người trả lời phỏng vấn phải có tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng, cu thể và các thông tin hữu ích khác. Bài viết dựng lại cuộc phỏng vấn một cách trung thực qua những lời đối thoại, kèm theo đó là ảnh chụp của người trả lời tạo sự trực tiếp, khách quan, thuyết phục bạn đọc. Mặt khác tính pháp lý của bài viết luôn được khẳng định, bởi nó được kiểm chứng qua người được phỏng vấn (trước khi được đăng tải, bài viết được người trả lời phỏng vấn thông qua và đồng ý đăng tải) mà đó là những người có tư cách phát ngôn, người có địa vị cao, có tầm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Không những thế, theo Luật Báo chí, bên cạnh trách nhiệm của phóng viên và cơ quan báo chí, người trả lời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công chúng những phát ngôn của mình. Từ đó ta khẳng định những thông tin từ bài phỏng vấn luôn luôn chính xác, khách quan và độ tin cậy cao. Khác với thông tin trong các báo cáo, tổng kết, khai thác thông tin trên mạng, mọi nhà báo đều có thể khai thác nguồn tin, đối với phỏng vấn, nhà báo có thể khai thác được những ý kiến riêng tư hay thế giới nội tâm của nhân vật, thông tin từ bài phóng vấn mà phóng viên khai thác được mang tính chất “độc quyền” đối với nhà báo. Thông qua đó, nhà báo “Chia sẻ trách nhiệm” với người trả lời, ngoài việc chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình, người trả lời còn tham gia vào cả quá trình hình thành tác phẩm. Câu trả lời của họ là bộ phận quan trọng cấu thành nội dung bài phỏng vấn.
- So với các thể loại báo chí thì đối với phỏng vấn, tình huống và phương pháp sáng tạo phong phú nhất. Bởi lẽ, trong tác phẩm phỏng vấn không “kén” đề tài như phóng sự, điều tra... Có thể nói, bất kỳ một sự kiện, vấn đề có tính thời sự nóng hổi nào diễn ra, bên cạnh tin, ghi nhanh, bài phản ánh, phóng viên có thể thực hiện ngay thể loại phỏng vấn và trực tiếp tác nghiệp thể loại này với nhân chứng. Bên cạnh đó, không giống như các thể loại khác bởi “khuông mẫu” trong thể loại, thì phỏng vấn là thể loại “linh hoạt” hơn, có thể khai thác từ nhiều góc độ, khía cạnh khách nhau ... để làm được điều đó đòi hỏi nhà báo phải có nhiều phương pháp sáng tạo, nhằm thực hiện một cuộc phỏng vấn để khai thác thông tin và chuyển tải trung thành qua câu từ của người trả lời để đăng tải trên mặt báo.
Ngoài ra, pháp luật đã quy định về quyền được thông tin của nhân dân, của quần chúng... thông qua thể loại này, người nắm nguồn tin hoặc công chúng có thể bày tỏ ngay lập tức những hiểu biết, suy nghĩ, ý kiến, tình cảm của cá nhân mình về sự kiện một cách khách quan, chân thực trong việc giải thích và giải đáp các sự kiện và các vấn đề thời sự nóng hổi bức xúc trong dư luận xã hội, điều mà các thể loại khác không thực hiện được. Thể loại này còn thể hiện tính sinh động và hấp dẫn, nhất là phóng viên biết đưa ra những câu hỏi bất ngờ, có tính chất ngẫu nhiên, câu hỏi khiêu khích hoặc câu hỏi “gài bẫy” một cách trật tự, logic, khoa học để người trả lời cắt nghĩa bản chất sự kiện, vấn đề đang bàn tới.
3. Các dạng bài phỏng vấn: Tuỳ vào các hình thức mà có nhiều dạng phỏng vấn khác nhau.
Theo cách thức gặp mặt có phỏng vấn trực tiếp (người hỏi, người trả lời trực diện nhau) và phỏng vấn gián tiếp (người hỏi và người trả lời không trực diện nhau - có thể phỏng vấn qua điện thoại, qua email, tin nhắn, facebook ...)
Thông thường phỏng vấn có 3 dạng chính:
Dạng phỏng vấn thời sự (phỏng vấn tin tức, phỏng vấn sự kiện, phỏng vấn thông tin, phỏng vấn điều tra, phỏng vấn biên bản, phỏng vấn chuyên gia, người có vị trí cao trong xã hội ...). Nội dung của dạng này chủ yếu là những thông tin, ý kiến về các vấn đề thời sự, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.... Người trả lời có thể là nhân chứng trực tiếp, liên quan đến người có thẩm quyền ... Hình thức thông tin thường là tin tức, sự kiện ngắn gọn, tập trung ý kiến, thông tin về các vấn đề thời sự.
Dạng phỏng vấn chân dung (phỏng vấn nhân vật). Nội dung của dạng này giới thiệu về nhân vật, những nét nổi bậc, cá tính, tính cách, cuộc sống liên qua đến sự kiện của cá nhân nhân vật. Người trả lời là những người nổi tiếng, có thành tích đặc biệt, có đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực đời sống xã hội ... Hình thức sinh động, đa dạng, phong phú, có thể về chuyện đời tư, cá tính, đời sống sinh hoạt ... Tuy nhiên, khi đi vào đời tư cá nhân thì nhà báo cần đặt hệ thống câu hỏi mềm mại hơn, tránh vồ vập, câu hỏi đóng.
Dạng phỏng vấn ăn-két (phỏng vấn đường phố, phỏng vấn vỉa hè, nhiều người cùng một lúc...) có thể xem hình thức gần giống như một cuộc điều tra xã hội học. Nội dung đi vào vấn đề, sự kiện đang có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều khác nhau và có tác động ảnh hưởng đến nhiều người, mang tính chất thăm dò dư luận xã hội, để mọi người bày tỏ quan điểm, chứng kiến của mình trước vấn đề, sự kiện nào đó. Người được trả lời có thể nhiều người (ít nhất từ 3 người trở lên), thành phần đa dạng (chuyên gia, công chức, dân thường, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người trẻ tuổi ...). Hình thức câu hỏi thường ẩn trong chủ đề thể hiện trong tít và sapo.
4. Câu hỏi trong phỏng vấn
Một bài phỏng vấn hay thể hiện qua hệ thống câu hỏi của phóng viên. Câu hỏi phải được đưa ra theo trình tự với từng dạng thích hợp và khéo léo sẽ thể hiện được năng lực của người viết.
* Trình tự đưa ra câu hỏi:
Thông thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó (cách này dễ thực hiện nhưng người đọc chờ đợi lâu nếu nhiều câu hỏi sẽ giảm tính hấp dẫn), nếu đưa câu hỏi theo hướng ngược lại sẽ thu hút được sự chú ý nhiều hơn, tuy nhiên dễ gây bất lợi cho người trả lời.
Đối với phỏng vấn chân dung có thể sử dụng cách gợi chuyện từ hiện tại về quá khứ. Nếu những câu hỏi theo hướng từ quá khứ về hiện tại thì người