Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội và con người
Việt Nam. Văn hóa lối sống, đạo đức của người Việt cũng không đứng ngoài dòng
chảy văn hóa của thời đại. Bên cạnh việc tiếp thu những tinh hóa văn hóa nhân loại
của thế giới thì văn hóa Việt còn chịu một số ảnh hưởng văn hóa không lành mạnh.
Điển hình là trong lĩnh vực giáo dục hiện nay của nước nhà, trong những năm gần đây
thực trạng bạo lực học đường diễn ra rất nhiều, thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã
hội và gây bức xúc dư luận.
Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là
trong giới học sinh: Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học
2009- 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881học sinh, cảnh cáo 1.558
học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh.
Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì
đánh nhau. Nhưng điều chúng ta đáng lo ngại ở đây chính là nguyên nhân của những
vụ bạo lực này: chỉ vì lý do thấy không. ưa mắt hay chỉ là những mâu thuẫn trong
việc học tập trên lớp hay những va chạm nhỏ bên ngoài xã hội.
Đặc biệt, có một sự thay đổi trong việc tham gia vào vấn đề bạo lực học đường
hiện nay. Nếu như trước đây hiện tượng này chỉ diễn ra chủ yếu trong nam giới thì sự
thiếu thiện cảm về nữ giới đang dần hình thành trên các diễn đàn, giữa các lớp thế hệ
8X, 9X với nhau. Mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực đến sức khỏe cá nhân, tinh
thần, xã hội ngày càng lớn: Bộ Giáo dục - đào tạo cho biết trong năm 2009 có khoảng
9.000 vụ tội phạm do HSSV và thanh thiếu niên gây ra, giảm 9,6% so với năm 2008
nhưng tính chất phạm tội lại ngày càng nghiêm trọng. Ngày nay những người tham
gia hành vi bạo lực không chỉ bạo lực thể xác mà họ còn dùng nhiều cách: Đánh bạn,
quay video clip rồi tung lên mạng . nhưng điều đáng nói chính là thái độ của những
4
người xung quanh, bạn bè thì chớp lấy cơ hội rút điện thoại ra ghi hình, túm tụm lại
để cổ vũ, thích thú chứng kiến kèm những câu bình phẩm thiếu văn hóa mà không hề
can ngăn. Thậm chí còn canh chừng thầy cô để các bạn “yên tâm” xử lý lẫn nhau.
Việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc ngày càng nặng
tính "côn đồ" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí cả tính
mạng của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác
động của bạo lực học đường đối với sức khỏe”. Đề tài chủ yếu hướng đến mối quan
hệ bạo lực giữa học sinh với học sinh tại các trường trung học phổ thông
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập nhóm Tác động bạo lực học đường đối với sức khỏe (nghiên cứu học sinh trung học phổ thông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÀI TẬP NHÓM: MÔN XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE
TÁC ĐỘNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
(Nghiên cứu học sinh Trung học phổ thông)
GVHD: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh
SV : Nhóm 9
1
MỤC LỤC TRANG
Phần I. Mở Đầu .............................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................3
2. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..........................................................4
4. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................4
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
7. Giả thuyết...................................................................................................5
8. Khung lý thuyết ..........................................................................................6
Phần II. Nội dung chính ..................................................................................7
1.Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................7
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................7
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................8
1.3. Những khái niệm công cụ .........................................................................9
2. Chương 2: Kết quả nghiên cứu .................................................................. 10
2.1.Thực trạng bạo lực học đường ................................................................ 10
2.2.Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe .......................................... 13
2.2.1. Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe thể chất ......................... 13
2.2.2. Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe tinh thần........................ 14
2.2.3. Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe xã hội ............................ 15
2.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường…………………………………………18
Phần III. Kết luận và giải pháp……………………………………………………22
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………25
2
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt xã hội và con người
Việt Nam. Văn hóa lối sống, đạo đức của người Việt cũng không đứng ngoài dòng
chảy văn hóa của thời đại. Bên cạnh việc tiếp thu những tinh hóa văn hóa nhân loại
của thế giới thì văn hóa Việt còn chịu một số ảnh hưởng văn hóa không lành mạnh.
Điển hình là trong lĩnh vực giáo dục hiện nay của nước nhà, trong những năm gần đây
thực trạng bạo lực học đường diễn ra rất nhiều, thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã
hội và gây bức xúc dư luận.
Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là
trong giới học sinh: Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học
2009- 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881học sinh, cảnh cáo 1.558
học sinh và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 học sinh.
Tính bình quân, cứ 11.111 học sinh thì có 1 em bị buộc kỷ luật thôi học có thời hạn vì
đánh nhau. Nhưng điều chúng ta đáng lo ngại ở đây chính là nguyên nhân của những
vụ bạo lực này: chỉ vì lý do thấy không... ưa mắt hay chỉ là những mâu thuẫn trong
việc học tập trên lớp hay những va chạm nhỏ bên ngoài xã hội.
Đặc biệt, có một sự thay đổi trong việc tham gia vào vấn đề bạo lực học đường
hiện nay. Nếu như trước đây hiện tượng này chỉ diễn ra chủ yếu trong nam giới thì sự
thiếu thiện cảm về nữ giới đang dần hình thành trên các diễn đàn, giữa các lớp thế hệ
8X, 9X với nhau. Mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực đến sức khỏe cá nhân, tinh
thần, xã hội ngày càng lớn: Bộ Giáo dục - đào tạo cho biết trong năm 2009 có khoảng
9.000 vụ tội phạm do HSSV và thanh thiếu niên gây ra, giảm 9,6% so với năm 2008
nhưng tính chất phạm tội lại ngày càng nghiêm trọng. Ngày nay những người tham
gia hành vi bạo lực không chỉ bạo lực thể xác mà họ còn dùng nhiều cách: Đánh bạn,
quay video clip rồi tung lên mạng…. nhưng điều đáng nói chính là thái độ của những
3
người xung quanh, bạn bè thì chớp lấy cơ hội rút điện thoại ra ghi hình, túm tụm lại
để cổ vũ, thích thú chứng kiến kèm những câu bình phẩm thiếu văn hóa mà không hề
can ngăn. Thậm chí còn canh chừng thầy cô để các bạn “yên tâm” xử lý lẫn nhau.
Việc hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc ngày càng nặng
tính "côn đồ" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí cả tính
mạng của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác
động của bạo lực học đường đối với sức khỏe”. Đề tài chủ yếu hướng đến mối quan
hệ bạo lực giữa học sinh với học sinh tại các trường trung học phổ thông.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe như thế nào?
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không có mục đích đưa ra lý thuyết mới, mà
chủ yếu vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn, để tìm hiểu, xác
định vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục lối sống đạo đức cho thế hệ
trẻ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc nghiên cứu thực trạng của bạo lực học đường chỉ ra hậu quả của bạo
lực học đường. Từ đó thấy rõ được tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe.
Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Mặt khác cũng thể hiện vai trò giáo dục của tam giác: gia đình- nhà trường- xã hội
trong quá trình xã hội hóa cá nhân, đảm bảo cho phát triển lành mạnh.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng của bạo lực học đường trong các trường trung học phổ thông.
- Tìm hiểu tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất
và sức khỏe xã hội. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh trung học phổ thông
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9 - 10/2010
- Tài liệu được sử dụng có thời gian từ 2000 - 2010.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là một trong những phương pháp thu thập thông tin của xã hội
học, dựa trên các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết
nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Đây là phương
pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.
Đề tài tham khảo một số tài liệu từ báo cáo thực tập, từ internet, tạp chí Xã hội
học, báo... có liên quan, có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
7. Giả thuyết
- Hiện nay, bạo lực học đường chủ yếu diễn trong mối quan hệ giữa học sinh với học
sinh ở các trường trung học phổ thông. Học sinh có hành vi bạo lực dưới nhiều hình
thức khác nhau.
- Bạo lực học đường tác động đến cả sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và sức
khỏe xã hội, trong đó sức khỏe tinh thần chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn cả.
5
8. Khung lý thuyết
Đặc Sức
điểm cá khỏe
nhân tinh
thần
Gia Kết
Bạo lực Sức Sức
Điều kiện đình luận
học khỏe khỏe
văn hóa - và
đường thể
xã hội giải
Nhà chất pháp
trường
Sức
Xã hội khỏe
xã hội
6
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng
để xem xét, đánh giá các sự kiện xã hội trong mối quan hệ biện chứng ở một hoàn
cảnh cụ thể dựa trên việc kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác. Đồng thời, chủ nghĩa duy
vật lịch sử cũng được vận dụng với tư cách là phương pháp luận khoa học về nhận
thức và giải thích các hiện tượng xã hội. Từ đó chúng ta sẽ nhìn nhận được một cách
khách quan các mặt của đời sống xã hội.
1.1.2. Lý thuyết áp dụng
Đề tài vận dụng lý thuyết hành động xã hội hóa theo quan điểm của Margaret
Mead.
Mead cho rằng: “Cái Tôi” là sản phẩm của xã hội được hình thành trên mối quan hệ
qua lại với những người khác. Theo quan điểm của Mead nếu không có quá trình xã
hội hóa, con người - sinh vật không thể trở thành con người xã hội.
Theo Mead, kết quả của quá trình xã hội hóa là một nhân cách gồm hai thành
phần: cái Tôi chủ động (“I”) và cái Tôi bị động (“Me”). Quá trình hình thành nhân
cách gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn mô phỏng (bắt chước); Giai đoạn trò chơi; Giai đoạn
trò chơi tập thể.
- Giai đoạn mô phỏng: Trong giai đoạn này trẻ em bắt chước, sao chụp những hành vi
của những người xung quanh nhưng chưa hiểu về ý nghĩa của các hành vi đó.
- Giai đoạn trò chơi: Trong giai đoạn này trẻ em hiểu hành vi như là sự thực hiện
những vai trò nhất định và quá trình chơi trò chơi chúng tái hiện lại những vai này. Sự
chuyển từ vai này sang vai khác phát triển ở trẻ em khả năng truyền đạt ý nghĩ và
hành động mà chúng học được ở những người xung quanh. Đây là bước quan trọng
tiếp theo trong quá trình hình thành “cái tôi”.
7
- Giai đoạn trò chơi tập thể: Trong giai đoạn này trẻ em học cách nhận thức sự mong
đợi không chỉ của một người mà là của cả nhóm. Trẻ em đánh giá hành vi của mình
theo chuẩn mực được thiết lập bởi những người khác. Sự tuân theo luật chơi chuẩn bị
cho trẻ em tới sự nắm vững nhưng quy tắc hành vi trong xã hội được thể hiện trong
những luật lệ và chuẩn mực. Trong giai đoạn này có tình cảm của sự đồng nhất xã
hội.
Vận dụng lý thuyết trên vào đề tài nhằm chỉ rõ ra hành vi bạo lực học đường
của học sinh xuất phát điểm từ quá trình xã hội hóa cá nhân, trong đó gia đình, nhà
trường có ảnh hưởng sâu sắc đến định hướng hành vi cho mỗi cá nhân. Từ đó tìm ra
nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của trẻ và đưa ra những giải pháp phù hợp hạn
chế tình trạng đó.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng, là tiêu chí để đánh giá sự phát
triển của mỗi quốc gia. Xác định được vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “giáo dục là quốc sách” nhằm đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, có rất nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học về giáo dục nhằm đưa ra những chính sách, định hướng để phát
triển giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động hiện nay trong giáo
dục nước nhà là bạo lực học đường diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây với
tính chất ngày càng phức tạp. Thế nhưng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu khoa học cụ thể nào về bạo lực học đường. Nói về vấn đề này thì mới chỉ dừng lại
ở những bài viết qua báo, tạp chí, in ternet như: “Cơn sóng ngầm đang dấy lên thành
bão” trên website
thanh-bao/20101/171492.laodong (ngày 7/11/2010); hay có một số nghiên cứu nhỏ
như: cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận
Đống Đa ( Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh.
8
Như vậy, có thể thấy các đề tài nghiên cứu khoa học về bạo lực học đường còn
ở mức độ khiêm tốn. Trước thực trạng của bạo lực học đường, chúng tôi đã mạnh dạn
lựa chọn đề tài: “Tác động của bạo lực học đường đến sức khỏe” (xét trong mối
quan hệ học sinh với học sinh tại các trường trung học phổ thông). Nét mới trong đề
tài này là làm rõ được những tác động của bạo lực học đường đối với sức khỏe; từ đó
chỉ ra một số căn bệnh mà học sinh mắc phải do bạo lực học đường gây ra như: bệnh
trầm cảm, tự kỷ, hoảng loạn về tinh thần hay học sinh tự tử.
1.3. Những khái niệm công cụ
1.3.1. Bạo lực
Theo từ điển xã hội học của G.Endruweit và G.Trommsdoff (Đức): Bạo lực là
các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một hương tiện tối hậu để thực thi quyền
lực trong khuôn khổ quan hệ trên - dưới một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không
có sự thừa nhận của người yếu thế.
Như vậy, bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh (cơ bắp hay vũ khí) để đạt được
sự cưỡng bức hay áp đặt trong quan hệ giữa người với người.
1.3.2. Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe
dọa, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò và ngược
lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn
thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực
tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như những ai quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục. (Theo tạp chí Ban tuyên giáo)
Trong đề tài này, khái niệm bạo lực học đường thể hiện ở hành vi bạo lực xảy
ra giữa học sinh với học sinh.
1.3.3. Sức khỏe
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.
(Theo Tổ chức Y tế thế giới)
9
Chương 2. Kết quả nghiên cứu về tác động của bạo lực học đường
đến sức khỏe
2.1. Thực trạng của bạo lực học đường
Bạo lực học đường không phải là một hiện tượng mới xuất hiện mà đã “song
hành” cùng giáo dục từ khi nó ra đời nhưng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây.
Bạo lực học đường thể hiện ở 2 mối quan hệ chủ yếu: 1- Quan hệ giáo viên với học
sinh; 2- Quan hệ giữa học sinh với học sinh. Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu bạo lực
học đường theo mối quan hệ thứ hai.
Theo thống kê từ các Sở Giáo dục và Đào tạo, đưa ra tại hội thảo Quốc gia về
phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, được tổ chức tại Hà Nội ngày 24/09/2010, từ
đầu năm học đến nay, xảy ra hơn 1.500 vụ đánh nhau trong và ngoài trường học,
trong đó 7 vụ dẫn đến chết người. Cũng theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, từ
đầu năm học đến nay, các trường tiến hành khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558
học sinh, buộc thôi học có thời hạn (ba ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh.
(
Thống kê từ 38 Sở Giáo dục và đào tạo gửi về Bộ, từ năm 2003 đến nay có tới hơn
8000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. (Theo ông Phùng Khắc Bình, Vụ
trưởng – Vụ công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
10
Tại Cần Thơ, Trong năm học 2009- 2010 ở Cần Thơ có 252 trường hợp học sinh
đánh nhau trong đó nguyên nhân chủ yếu là những xích mích nhỏ giữa các em. Các
nhà trường đã xử lý phê bình 195 em, khiển trách 28 em, cảnh cáo 5 em, đuổi học có
thời hạn 8 em.
- Hành vi bạo lực:
Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh (Theo ThS. Nguyễn
Văn Lượt, khoa tâm lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn). Có 2 loại: loại
thụ động và loại chủ động.
Hành vi thụ động là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức
không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị
bạn bè rủ rê... Ví dụ, trẻ mẫu giáo có thể đánh bạn để dành lại đồ chơi của mình vì em
chưa được dạy hoặc được dạy rồi nhưng chưa nhận thức được rằng đánh bạn là xấu.
Loại hành vi này không đáng lo ngại vì có thể giáo dục, cung cấp thông tin để học
sinh hiểu đúng, từ đó các em sẽ có hành vi đúng đắn.
Hành vi chủ động là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc chuẩn
mực đạo đức của nhà trường, xã hội nhưng vẫn cố ý làm khác. Ví dụ, học sinh biết
rằng đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh. Đối với loại bạo lực học
đường này, việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn lại của cha
mẹ, thầy cô, nhà trường và xã hội.
Như vậy, trong hai loại hành vi trên, hành vi bạo lực của học sinh trung học phổ
thông chủ yếu là hành vi chủ động.
- Nạn nhân của bạo lực học đường: Học sinh cả nam và nữ.
- Phương tiện bạo lực:
Không sử dụng phương tiện nào, trực tiếp bằng tay chân.
Sử dụng phương tiện như: Với học sinh nam, phương tiện bạo lực thường được
sử dụng như: dao, gậy gộc, kiếm, chai… Còn với học sinh nữ thường sử dụng dép
guốc, điện thoại ghi hình…
11
Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học sinh ở các lứa
tuổi là khác nhau. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn,
có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập” một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một
lý do “trẻ con” nào đó; các em có thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp
đặt, không cần biết mình mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với
nhau. Còn đối với học sinh ở lứa tuổi lớn hơn, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh”
của mình, có thể ức hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây
hấn, đánh nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau
giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một em và
thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát
hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường trong
lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”.
Một vài vụ việc gây dư luận ầm ĩ trong thời gian gần đây:
Ở Hà Nội, học sinh trả thù nhau bằng hung khí tại trường THPT Đại Mỗ (Từ
Liêm). Câu chuyện được bắt đầu từ mâu thuẫn nhỏ của học sinh hai lớp 12A6 và lớp
12A5, chuyện bé ngày càng xé ra to khi học sinh lớp 12A5 tập hợp khoảng chục
người bạn mang dao và mã tấu "phục kích" nhằm trả thù nam sinh lớp 12A6 với nhiều
đòn chí mạng khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ do vết thương quá nặng.
Tại miền Trung, nhiều vụ tụ tập đánh nhau hội đồng, dùng mã tấu, kiếm chém
nhau cũng diễn ra với mật độ đáng báo động. Vụ một nam sinh tại Đà Nẵng bị đâm
chết ngay cổng trường học còn đang nóng hổi thì lại thêm vụ 10 học sinh nữ trường
PTTH Nguyễn Huệ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã hùa nhau làm nhục em học sinh lớp 11K12
cùng trường. Sau trận đòn tập thể, em không chỉ bị chấn thương thân thể mà còn
khủng hoảng về tinh thần.
Trong một cuộc khảo sát trên 1.000 học sinh, sinh viên cho thấy kết quả như
sau: 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được
đào tạo, tập huấn về vấn đề này, 76,4% rất cần tập huấn, và hầu hết các em lúng túng
12
khi xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. (Theo ThS. Đỗ Thị Hải- Phó
Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội).
Ngày càng nhiều vụ đánh nhau có nữ sinh tham gia. Các vụ đánh nhau có sự
cấu kết của các đối tượng ngoài trường học. Nhiều vụ tổ chức đánh hội đồng, sử dụng
hung khí gây sát thương, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng coi như một
“chiến tích”. Trong một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học
xã hội &Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường
THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều
kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96.7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng,
ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ
sinh là 44.7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên, và 17.3% không thường xuyên.
Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa
nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những
chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học và những lần
đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. Việc nữ sinh đánh nhau có
lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều