Nghiên cứu là vật lộn với vấn đề nghiên cứu. Để
trả lời hay giải quyết vấn đề nghiên cứu, người
nghiên cứu cần phải có khả năng trả lời hai câu
hỏi sau:
(1) Cái gì là vấn đề cần nghiên cứu?
(2) Tôi phải tiến hành để giải quyết vấn đề ấy
nhưthế nào?
Chiến lược hữu ích để nắm được vấn đề nghiên
cứu là đặt ra các câu hỏi.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề
nghiên cứu
Chương này sẽ đi sâu về việc hình thành và luận
giải vấn đề nghiên cứu- gồm các vấn đề sau đây:
2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề nghiên cứu
2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu
và kiến thức
2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng trong
nghiên cứu
2.4-Các mô hình trong nghiên cứu
2.5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu quá
khứ
2.6-Kết luận-Phương pháp luận NC
2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề
nghiên cứu
Nghiên cứu là vật lộn với vấn đề nghiên cứu. Để
trả lời hay giải quyết vấn đề nghiên cứu, người
nghiên cứu cần phải có khả năng trả lời hai câu
hỏi sau:
(1) Cái gì là vấn đề cần nghiên cứu?
(2) Tôi phải tiến hành để giải quyết vấn đề ấy
như thế nào?
Chiến lược hữu ích để nắm được vấn đề nghiên
cứu là đặt ra các câu hỏi.
2.1-Vật lộn hay trăn trở với vấn đề NC
Các câu hỏi tốt thường có các đặc tính sau:
Nó biểu hiện được mối quan hệ giữa một hoặc
nhiều biến số;
Nó rõ ràng, tức hỏi cái gì, vấn đề gì là có thể hiểu
được.
Thí dụ 1: Người quản lý tiếp thị muốn biết xu
hướng mua hàng của công ty hướng vào các hộ
gia định lớn hay nhỏ. Câu hỏi có khả năng là: “
Có hay không mối quan hệ giữa quy mô hộ với
thiên hướng mua hàng?”, Hoặc cụ thể hơn: “ Các
hộ lớn thích mua hàng của công ty hơn là các hộ
nhỏ?”.
Trong trường hợp này có hai biến số là quy mô hô
và thiên hướng mua hàng
Biểu 2.1: Kiểm nghiệm kết quả khảo sát
marketing
Quy mô hộ Số lượng hộ theo Số hộ mua hàng theo
loại hộ loại hộ
Hộ lớn 200 50
Hộ nhỏ 300 30
Tổng số 500 80
NHẬN XÉT
Kết quả trên cho thấy thiên hướng mua hàng của
nhóm hộ lớn là lớn hơn nhóm hộ nhỏ
(50/200=0.25 cho hộ lớn và 30/300=0.1 cho hộ
nhỏ), và tương ứng là có mối quan hệ dương
(thuận) giữa qui mô hô và thiên hướng mua hàng
Thí dụ 2: Vấn đề đặt ra nghiên cứu ban đầu
thường là mơ hồ và chung chung. Chẳng hạn một
người quản lý kinh doanh ở công ty gặp khó
khăn để hiểu cái gì tác động đến hoạt động của
công ty trong thời gian qua. Làm sao vấn đề mơ
hồ (chưa rõ) này có thể được nắm bắt, tiếp cận?.
Thí dụ 2:
Từ một phép tính kế toán như sau:
Lợi nhuận= (giá-các chi phí biến đổi)x số lượng
SP-các chi phí cố định
Dựa vào công thức hay mô hình tính toán trên có
thể nảy sinh một số câu hỏi như sau:
Liệu giá cả có làm cho sản xuất của công ty giao
động?
Liệu công ty sử dụng một loại nguyên liệu thô
đầu vào có tác động làm giá tăng cao?
Có phải do tác động từ phía cầu làm cho sản xuất
của công ty bị giao động hay không?
Câu hỏi đặt ra: Tôi đã đưa ra được những câu hỏi
quan trọng chưa?
2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên
cứu và kiến thức
Theo sơ đồ về các bước nghiên cứu ở chương 1,
bước 1 và 2 có thể được phân loại như những
hoạt động ở mức độ lý thuyết, các hoạt động liên
quan đến bước 3-6 là ở mức độ thực nghiệm.
Kiến thức có thể được phân loại qua nhiều cách
khác nhau, chẳng hạn như:
Các lý thuyết/các mô hình;
Các khái niệm;
Các phương pháp/kỹ thuật; và
Các dữ kiện.
2.2-Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên
cứu và kiến thức (tt)
Cái gì là đóng góp mong đợi trong nghiên cứu
của tôi?
Trong các tài liệu nghiên cứu, điểm khác biệt
thường được tạo ra giữa hai chiến lược hay hai
cách tiếp cận sau:
Lý thuyết trước nghiên cứu; và
Nghiên cứu trước lý thuyết
Sơ đồ 2.1: Trình bày và sử dụng lý
thuyết
Kiến thức (lý thuyết); Các lý thuyết/mô
hình; Các quan niệm (nhận thức); Các
phương pháp/kỹ thuật; Các sự kiện
Vấn đề
Các quan sát/ mệnh
đề
Giải thích sơ đồ
Sơ đồ trên mô tả hai chiến lược nghiên cứu.
Trong trường hợp 1 nhiệm vụ chính là phải nhận
biết các khái niệm, lý thuyết có liên quan, và phải
chỉnh sửa nhận thức hay quan niệm (lý thuyết)
đối với vấn đề được xem xét kỹ lưỡng. Trong
trường hợp sau cùng, nhiệm vụ chủ yếu là phải
nhận biết các nhân tố thích hợp và xây dựng các
giải thích (lý thuyết).
Giải thích sơ đồ
Chiến lược thứ hai, nghiên cứu trước lý thuyết,
bắt đầu với những quan sát/thu thập dữ liệu. Hai
điểm cần được chú ý trước khi lựa chọn chiến
lược này là:
Phải cần có lý do cho việc lựa chọn một cách tiếp
cận như vậy. Nếu như kiến thức thích hợp đã có
sẵn thì điều này là kết thúc dễ dàng.
Cách tiếp cận này áp dụng “xây dựng lý thuyết”,
điều này là khác với “kiểm định lý thuyết”. Kiến
thức/kỹ năng yêu cầu cho một nghiên cứu như
vậy là khác với các nghiên cứu thực hiện để kiểm
định lý thuyết, nhưng đều có yêu cầu về sử dụng
các phương pháp thống kê.
2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng
trong nghiên cứu
Các khái niệm là phần cốt yếu trong “túi công
cụ” của người nghiên cứu. Chúng đáp ứng một
loạt các chức năng quan trọng bao gồm:
Các khái niệm là nền tảng của thông tin truyền
đạt. Không có các khái niệm/quan niệm đồng
tình thì việc thông tin truyền đạt là không thể có
ý nghĩa.
Chức năng của các khái niệm (tt)
Các khái niệm/quan niệm giới thiệu một viễn
cảnh: một phương cách của việc quan sát thế
giới thực nghiệm.
Các khái niệm là phương cách phân loại và khái
quát hoá.
Các khái niệm đáp ứng như những thành phần
của các lý thuyết/mô hình và vì thế là của cả
những giải thích và những dự đoán.
3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng
trong nghiên cứu (tt)
Sự rõ ràng và chính xác của các khái niệm đạt
được thông qua các định nghĩa.
Có hai loại định nghĩa được phân biệt đó là định
nghĩa thuộc về nhận thức và định nghĩa thuộc về
hành động (hoặc thông qua các phép tính).
Những định nghĩa mô tả các khái niệm qua sử
dụng các khái niệm khác là những định nghĩa
nhận thức hay định nghĩa lý thuyết.
Thí dụ định nghĩa lý thuyết
Thí dụ khái niệm về thị trường được xác định
trong các tài liệu marketing
Trong đó các khái niệm về khách hàng, cần
mua,… có thể sử dụng để xác định khái niệm thị
trường
Hoặc khái niệm về “công nghiệp” xác định trong
các tài liệu chiến lược như “ một nhóm các công
ty sản xuất các sản phẩm là những vật thay thế
lẫn nhau”. Ở đây “công ty”, “sản phẩm”, và “vật
thay thế” là những khái niệm cốt yếu để giải
thích khái niệm công nghiệp.
Để sử dụng được, các định nghĩa cần có các
đặc tính sau:
Chúng phải vạch ra các quan điểm thống nhất
(duy nhất) hoặc các đặc tính của bất cứ cái gì
được xác định
Chúng không được vòng quanh. Chẳng hạn xác
định thay đổi thị trường như là thay đổi địa điểm
trong thị trường, cách định nghĩa như vậy là
không làm nổi bật sự truyền đạt
Chúng phải được xác định một cách xác thực rõ
ràng, tức là bao gồm những đặc tính của một
khái niệm được xác định
Chúng phải sử dụng những lời lẽ, ngôn từ rõ
ràng.
Định nghĩa hoạt động (thực hành)
Định nghĩa họat động là tập hợp những chuỗi
hành động mô tả các hoạt động để thiết lập thực
nghiệm một thực thể hoặc cấp bậc của thực thể về
một cái gì đó được mô tả bằng một khái niệm
Các định nghĩa hoạt động có vai trò cốt yếu trong
đo lường. Chẳng hạn “thị phần” có thể được xác
định hoạt động như : mức bán của công ty theo
SP loại X tại khu vực A trong thời gian t/tổng
mức bán sản phẩm X tại địa điểm A, trong thời
gian t -yêu cầu định rõ mức bán, sản phẩm loại
X, địa điểm và thời gian bán.
Mức bán= Kiểm kê tại thời điểm t0 + số mua
trong thời gian (t0-t1) – Kiểm kê tại t1
2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng
trong nghiên cứu (tt)
Lý thuyết có thể được xem xét như một hệ thống
cho các khái niệm chỉ dẫn với mục đích đem lại
sự hiểu biết. Lý thuyết bao gồm lớn hơn một khái
niệm hoặc các khái niệm có liên hệ với nhau. Cần
chú ý rằng mục đích của lý thuyết là để giải
thích, nó có liên quan đến sự hiểu biết cũng như
là dự đoán
Các khái niệm nào được sử dụng để vạch ra vấn
đề nghiên cứu của tôi?
Các khái niệm đã được xác định xác đáng chưa?
2.3-Các khái niệm: Các khối được xây dựng
trong nghiên cứu (tt)
Một tập hợp các khái niệm, định nghĩa, các gợi ý
có liên quan lẫn nhau, nó giới thiệu một tầm nhìn
một cách hệ thống của các mối quan hệ cụ thể
trong các yếu tố (biến số) với mục đích giải thích
và dự đoán các hiện tượng
Khi chuyển từ mức độ nhận thức sang mức độ
thực nghiệm trong nghiên cứu, các khái niệm
được biến đổi thành những biến số bằng việc
vạch ra một tập hợp các giá trị. Thí dụ: Vốn:
1000 tỷ, 20.000 tỷ, 40.000 tỷ đồng; Ngành công
nghiệp là 1, các ngành khác không phải công
nghiệp là 0….
2.4-Các mô hình trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu, các mô hình chiếm vai trò nổi
bật. Nó liên hệ chặt chẽ với khái niệm của lý
thuyết, cũng như bao hàm một tổ chức hệ thống
của khái niệm. Các đặc tính cốt lõi của mô hình
gồm:
Miêu tả, tức đối tượng hoặc hiện tượng được mô
tả, diễn giải bằng mô hình. Mô hình tự nó không
phải là đối tượng hay hiện tượng
Đơn giản hóa: Một mô hình được đơn giản hóa
bằng việc giảm các biến số
Mối quan hệ:Tồn tại mối quan hệ giữa các biến
số
Mục đích của mô hình
Khi trình bày các mô hình nghiên cứu, vấn đề có
liên quan cần làm rõ bằng câu hỏi sau: Những
khái niệm (biến số) nào có trong mô tả vấn đề của
tôi?
Mô hình có thể được sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau
Ở mức tổng quan, có thể phân biệt giữa các loại:
Mô tả
Giải thích
Dự đoán/dự báo
Chỉ dẫn hoạt động
Mô hình mô tả
Một sự mô tả sẽ nói với chúng ta sự việc như thế
nào. Thí dụ một mô hình mô tả là sơ đồ tổ chức,
nó chứa đựng một lớp các biến đó là các vị trí
trong sơ đồ tổ chức.
Thực hiện mô tả tốt yêu cầu phải có kỹ năng
Mô hình giải thích
Nhiều nghiên cứu được thực hiện để giải thích các
hiện tượng
Chẳng hạn mô hình được giới thiệu qua công
thức tính lợi nhuận sẽ giải thích với một số mục
đích
Trong mô hình này lợi nhuận được giải thích
bằng sự khác biệt giữa đơn vị giá cả và các chi
phí biến đổi (khả biến) trên số đơn vị sản phẩm
trừ đi chi phí cố định (bất biến)
Người nghiên cứu cần phải giải thích tại sao một
số công ty thành công trong lúc các công ty khác
lại thất bại (thua lỗ).
Mô hình dự báo
Nhiều nghiên cứu kinh tế được tiến hành những
những dự đoán, dự báo (dự báo tăng trưởng, dự
báo biến động giá, lạm phát…). Như mô hình dự
báo tăng trưởng:
Y= f( K,L, A,…) ,
trong đó Y=GDP, K=Vốn đầu tư, L=Lao động,
A= Diện tích đất đai. Yếu tố đầu ra GDP phụ
thuộc vào tăng giảm yếu tố đầu vào K,L,A….
Khi xác định được mối quan hệ này qua một hàm
cụ thể chúng ta sẽ dự báo được tăng GDP khi
tăng, giảm các đầu vào vốn, lao động, đất đai…
Mô hình hướng dẫn thực hiện
Khi các mô hình được sử dụng để hướng dẫn
thực hiện quyết định trong các hoạt động kinh
doanh hay ban hành chính sách, thực hiện đầu
tư…mỗi một mô hình hoặc là mô hình mô tả,
hoặc là mô hình giải thích cần phải được bổ sung
với một nguyên tắc lựa chọn. Chẳng hạn:
(a)Giảm sản xuất nếu (giá-chi phí biến đổi) < tổng
số k
(b)Giảm sản xuất nếu (giá-chi phí biến đổi)x khối
lượng sản phẩm < đóng góp c
(c)Sau khi mô tả qui mô thị trường, thâm nhập thị
trường- mở rộng SX nếu tổng mức cầu là lớn hơn
sản xuất.
2.5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu
quá khứ
(1) Mục tiêu hàng đầu của việc xem xét, tổng
quan tài liệu là để:
Trình bày một vấn đề phải có sự xem xét kỹ
lưỡng
Nhận biết các khái niệm,mô hình/kỹ thuật và dữ
kiện thích hợp
Xác định vị trí (đề ra luận điểm) nghiên cứu (bất
kỳ một nghiên cứu nào phải làm tăng thêm cái gì
“mới”).
5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu quá
khứ
(2) Dựa vào các hoạt động ở trên, điểm (1) người
nghiên cứu cần phải có khả năngđịnh rõ tiêu
chuẩn cho cái gì được tính đến trong viết tổng
quan về tài liệu lý thuyết
(3) Dựa vào (2), một sự tìm kiếm có hệ thống cho
những đóng góp thích hợp phải được thực hiện.
Chẳng hạn, sử dụng dịch vụ thư viện điện tử và
các nguồn tư liệu thu thập bổ sung cho tìm kiếm
ban đầu
5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu quá
khứ
(4) Trong viết tổng quan về lý thuyết, sự ân cần,
tận tụy cần phải trao cho cái gì để nhấn mạnh,
làm nổi bật.
Nếu tiêu điểm là về phác thảo vấn đề thì tầm
quan trọng có thể là về các khái niệm có trước.
Nhưng, nếu tiêu điểm chính là về làm thế nào các
biến số có thể đo được, thì tiêu điểm có thể là về
trình tự đo lường được sử dụng trong các nghiên
cứu trước
5-Vai trò của tổng quan lý thuyết, tài liệu quá
khứ
(5) Tổng quan lý thuyết cần phải bao hàm cả sự
lượng giá và ý kiến phê bình đối với các tài liệu lý
thuyết được xem xét
Dựa vào sự lượng giá và phê bình như vậy, việc
lựa chọn của người nghiên cứu về khái niệm và
phác thảo nghiên cứu sẽ phải được lập luận có lý
lẽ
Mục đính chính của tổng quan lý thuyết là để
hoạch định (cấu trúc) vấn đề nghiên cứu và để
xác định vị trí nghiên cứu.
6-Kết luận-Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu thường liên kết với xây dựng và phác
thảo bảng hỏi, các phép đo lường, trình tự thống
kê, các mô hình phân tích và vv… mà có thể được
gộp vào dưới cái ô - khái niệm “phương pháp
luận nghiên cứu”.
Phương pháp luận nghiên cứu có thể được diễn
đạt như là một hệ thống các quy tắc và thủ tục
trình tự để thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đòi
hỏi có khả năng lập luận và phân tích logich. Vì
vậy người nghiên cứu cần thông thạïo phương
pháp luận nghiên cứu để sử dụng vào nghiên cứu
từng vấn đề cụ thể.
6-Kết luận-Phương pháp luận nghiên cứu(tt)
Tính logich được thể hiện trong phương pháp
luận nghiên cứu khoa học. Có hai lọai logich, đó
là logich hình thức và logich ứng dụng
Logich hình thức là lọai logich chỉ nghiên cứu
những hình thức như những khái niệm, phán
đóan, suy luận và quy luật của tư duy mà không
nghiên cứu nội dung của tư duy đó.
Logich ứng dụng là lọai logich nghiên cứu những
vấn đề thuộc nội dung của từng ngành khoa học
6-Kết luận-Phương pháp luận nghiên
cứu (tt)
Dựa trên lý thuyết logich ta có thể đưa ra giả
thuyết khoa học về vấn đề nghiên cứu. Các giả
thuyết khoa học thường mang tính dự báo, và
quá trình nghiên cứu là tìm ra các kết quả để
kiểm chứng các giả thuyết được nêu ra
Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu
kinh tế, xã hội phải đảm bảo chất lượng yêu cầu
hiểu biết thấu đáo cả hai phương diện khái niệm
và phương pháp luận.
Các câu hỏi đặt ra thảo luận ở chương này là:
1)Cách lựa chọn và đặt vấn đề nghiên cứu như
thế nào? Anh hay chị hãy chọn một vấn đề
nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi nghiên cứu.
2)Có mấy cách tiếp cận trong nghiên cứu? Và
nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận
nào?
3)Có cần nắm vững các khái niệm, và sử dụng nó
trong vạch ra vấn đề nghiên cứu hay không? Cho
một thí dụ khái niệm và định nghĩa nào được sử
dụng trong luận giải vạch ra vấn đề nghiên cứu
của bạn?
Các câu hỏi đặt ra thảo luận ở chương này là:
4) Những mô hình nào được sử dụng trong
nghiên cứu? Thí dụ từng loại?
5) Tổng quan lý thuyết có cần thiết ở khâu luận
giải vấn đề nghiên cứu hay không? Vì sao?
6) Phương pháp luận nghiên cứu là gì?.
Bài tập 1:
(1) Chọn chủ đề NC;
(2) Mơ tả vấn đề, nêu lý do lựa chọn;
(3) Nêu câu hỏi nghiên cứu;
(4) Nêu các lý thuyết, khái niệm, mơ hình cĩ liên
quan đến chủ đề lựa chọn