Khoahọclà mộtđịnh chếxãhộivàlà conđường
đểsảnsinhratrithức
Tầmquantrọng củakhoahọctrong xãhộihiện
đạivàgiốngnhưmộtnềntảng đểtìm kiếmcác
tri thức là sựliên kếtvớisựchuyểngiaoxãhội
cònđượcgọilàcuộccáchmạngcôngnghiệp
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chương1: Khoa học và Nghiên cưú khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Khoa học và Nghiên cưú
khoa học
Chương này trình bày các mục chính sau đây:
1.1-Các khái niệm về khoa học và nghiên cứu
1.1.1-Khoa học
1.1.2-Sự kiện (hiện tượng) và tư duy khoa học
1.1.3-Các loại khoa học
1.1.4-Cộng đồng khoa học và nhà nghiên cứu
Chương 1: Khoa học và Nghiên cưú khoa học (tt)
1.1.5-Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học
1.1.6- Phương pháp và quan điểm khoa học
1.1.7- Các bài báo và tạp chí trong khoa học
1.1.8-Khoa học như một quá trình biến đổi
1.2- Các bước tiến hành quá trình nghiên cứu
1.2.1-Các bước
1.2.2-Thí dụ
1.1-CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
VÀ NGHIÊN CỨU
1.1.1-KHOA HỌC
Khoa học là một định chế xã hội và là con đường
để sản sinh ra tri thức
Tầm quan trọng của khoa học trong xã hội hiện
đại và giống như một nền tảng để tìm kiếm các
tri thức là sự liên kết với sự chuyển giao xã hội
còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp.
1.1.1-KHOA HỌC (tt)
Kiến thức khoa học được tổ chức thành những lý
thuyết. Các nhà khoa học thu thập dữ kiện qua
sử dụng các kỹ thuật chuyên dụng, và sử dụng dữ
kiện để ủng hộ hoặc loại bỏ lý thuyết.
Khoa học là hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã
hội và tư duy, về những quy luật phát triển
khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy
Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa
học giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc và sự
phát triển của những sự kiện
1.1.2-SỰ KIỆN (HIỆN TƯỢNG)
VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
Sự kiện là cơ sở tất yếu của khoa học, là nguồn
sống và phát triển của khoa học
Tuy nhiên, bản thân sự kiện chỉ là một mớ
nguyên liệu chứ không phải là khoa học
Nhờ có tư duy lý luận, có sự trừu tượng khoa
học, con người gạt bỏ được những liên hệ ngẫu
nhiên của hiện tượng, đi sâu vào những liên hệ
sâu xa, phát hiện những quy luật khách quan,
những quy luật này là cơ sở của các quá trình
của tự nhiên, của đời sống xã hội và của tư duy.
1.1.2-SỰ KIỆN (HIỆN TƯỢNG)
VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
Tư duy khoa học là một dạng của logích biện
chứng, nó đóng vai trò liên kết giữa tư duy và
thực tiễn.
Đặc trưng và các nguyên tắc của tư duy khoa học
là:
Tính khách quan: xuất phát từ bản thân sự vật,
hiện tượng;
Tòan diện: xem xét đầy đủ các khía cạnh;
Lịch sử: nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự
phát triển;
Thống nhất giữa các mặt đối lập.
1.1.3-CÁC LOẠI KHOA HỌC
Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu có thể
phân khoa học theo hai nhóm: khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội
Theo tính chất hàn lâm hay ứng dụng của công
trình khoa học có thể chia khoa học thành:
Khoa học lý thuyết;
Khoa học ứng dụng.
1.1.3-CÁC LOẠI KHOA HỌC
Dựa vào công đoạn hay quy trình nghiên cứu có
thể phân các công trình nghiên cứu thành 3 loại:
Nghiên cứu cơ bản (Basis Research)-R;
Nghiên cứu phát triển (Development Research)-
RD;
Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai
(Aplied Research) còn gọi là dự án sản xuất thử
(Pilot Production Project)-P.
1.1.4-CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC
VÀ NHÀ NGHIÊN CỨU
Khoa học được truyền lại cuộc sống thông qua
cộng đồng khoa học, nơi duy trì những thừa
nhận, quan điểm và kỹ thuật của khoa học
Cộng đồng khoa học là tập hợp những con người,
những tiêu chuẩn, các cách thể hiện và các quan
điểm được ràng buộc với nhau để duy trì những
đặc tính khoa học
Hạt nhân của cộng đồng khoa học là các nhà
nghiên cứu, người chỉ đạo thực hiện các nghiên
cứu làm việc với thời gian đầy đủ hoặc bán thời
gian, thường có sự giúp đỡ của các trợ lý
1.1.5-CÁC TIÊU CHUẨN CỦA
CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC
Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học bao gồm:
(1) Thuyết phổ biến. Bất luận ai là nhà nghiên
cứu việc nghiên cứu chỉ được đánh giá dựa trên
cơ sở của các giá trị khoa học.
(2) Chủ nghĩa hoài nghi có trật tự. Các nhà khoa
học không phải chấp nhận các ý tưởng hoặc
chứng cớ mới một cách vô tư, thiếu thái độ bình
luận phê phán.
Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học bao gồm:
(3)Tính vô tư. Các nhà khoa học cần phải trung
lập, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp thu, và cởi
mở đối với sự quan sát bất ngờ hoặc các ý tưởng
mới.
(4)Tính công cộng. Kiến thức khoa học cần phải
được chia sẻ với người khác.
(5)Tính trung thực. Đây là tiêu chuẩn văn hóa
chung, nhưng đó là điều đặc biệt bền vững trong
nghiên cứu khoa học.
1.1.6- PHƯƠNG PHÁP VÀ QUAN ĐIỂM
KHOA HỌC
Phương pháp khoa học không phải là một
cái gì đơn lẻ. Nó có liên quan đến những ý
tưởng, những quy tắc, các kỹ thuật và các
cách tiếp cận mà cộng đồng khoa học sử
dụng
Quan điểm khoa học hay là một cách xem
xét thế giới, vạn vật.
1.1.7- CÁC BÀI BÁO VÀ TẠP CHÍ TRONG
KHOA HỌC
Khi cộng đồng khoa học sáng tạo ra tri thức
mới, nó sẽ được công bố trong các cuốn
sách mang tính hàn lâm hoặïc qua các bài
báo trong các tạp chí học thuật khoa học
1.1.8-KHOA HỌC NHƯ MỘT QUÁ TRÌNH
BIẾN ĐỔI
Các bạn có thể nghĩ về nghiên cứu như việc sử
dụng các phương pháp khoa học để chuyển đổi
các ý tưởng, linh cảm và các câu hỏi, đôi khi
được gọi là các giả thuyết thành tri thức khoa học
Kết thúc quá trình nghiên cứu là một sản phẩm
hòan chỉnh có giá trị được công bố, đó là tri thức
khoa học.
1.2- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1-CÁC BƯỚC
Quá trình nghiên cứu đòi hỏi một số bước.
Các cách tiếp cận khác nhau đòi hỏi có sự
khác biệt đôi chút về các bước, song nhìn
chung quá trình nghiên cứu được tiến hành
theo các bước được đề cập dưới đây
Sơ đồ 1: Các bước trong quá trình
nghiên cứu
Bước 1: Lựa chọn đề mục (topic)-xác
định hay nhận thức vấn đề
Bước 2: Miêu tả vấn đề, làm rõ và
nổi bật câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Thiết kế hay lập kế hoạch
nghiên cứu
Bước 4: Đo lường, thu thập dữ liệu (tài
liệu, số liệu)
Bước 5: Phân tích số liệu
Bước 6: Giải thích, làm sáng tỏ số liệu
Bước 7: Viết báo cáo kết quả, các kiến
nghị, thông tin cho người khác
Giải thích sơ đồ
Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ việc lựa chọn vấn
đề hay chủ đề nghiên cứu-một lĩnh vực chung của
nghiên cứu hoặc một vấn đề như là tình trạng nghèo
đói, cạnh tranh sản phẩm, ….
Khi đề cập đến chủ để hãy còn quá rộng để tiến
hành một nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu phải
thu hẹp và làm nổi bật vấn đề, chuyển chủ đề thành
những câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà có thể bàn luận
trong nghiên cứu (chẳng hạn, có phải do tác động
của cải cách kinh tế, tình trạng nghèo đói đã được
cải thiện? Yếu tố quyết định cho cạnh tranh sản
phẩm là gì? Yếu tố quyết định mua hàng?..)
Giải thích sơ đồ (tt)
Sau khi xác định câu hỏi nghiên cứu, người
nghiên cứu lập kế họach về việc chúng ta sẽ tiến
hành đề tài hay dự án nghiên cứu như thế nào
Đây là bước thứ ba của quá trình nghiên cứu, nó
liên quan đến việc thực hiện quyết định về nhiều
nội dung chi tiết thực hành trong thực hiện
nghiên cứu. Như có hay không tiến hành điều tra
hay khảo sát thực địa, những đối tượng cho khảo
sát, các vấn đề cần hỏi để thu thập dữ liệu…).
Giải thích sơ đồ (tt)
Khi quyết định các nội dung thực hiện, thì
bước tiếp theo là thu thập số liệu, tức là tiến
hành điều tra phỏng vấn, ghi chép lại các
câu trả lời hoặc thu thập số liệu từ các
nguồn khác nhau
Sau khi đã thu thập được số liệu đầy đủ,
bước tiếp theo là phân tích số liệu để xem
xét một mô thức hay hình mẫu nào về kết
quả phân tích số liệu sẽ nổi lên.
Giải thích sơ đồ (tt)
Các mô thức hay dữ kiện sẽ giúp người nghiên cứu đưa
ra ý nghĩa hay những giải thích về số liệu. Chẳng hạn
như, tác động của cải cách kinh tế đã làm cho tỷ lệ
nghèo đói ở đô thị giảm đi nhưng nó không có tác động
làm giảm nghèo ở các vùng nông thôn; Mức thu nhập cĩ
tác động đến xu hướng mua hàng; Năng lực tài chính
hay trình độ quản lý cĩ tác động đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp…
Cuối cùng người nghiên cứu phải thông báo kết quả cho
người khác bằng việc viết báo cáo khoa học, mô tả các
vấn đề nghiên cứu, cách thức thực hiện công trình hay
dự án nghiên cứu, và cái gì anh hay chị ta đã khám phá
được từ nghiên cứu này.
Thí dụ 1: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu
tư và tăng trưởng kinh tế VN
Chọn chủ đề : Xác định xu hướng tăng trưởng
kinh tế VN từ giai đoạn 1990-2008. Nghiên cứu
mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với đầu tư
nước ngoài tại Việt nam
Làm nổi bật vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Chẳng
hạn, tăng trưởng kinh tế VN theo xu hướng nào?.
Làm thế nào để đánh giá định lượng các nhân tố
ảnh hưởng đến tăng, giảm tốc độ tăng trưởng. Có
phải giảm là do đầu tư nước ngoài giảm?. Điều gì
làm cho đầu tư nước ngoài giảm?.....
Thí dụ 1: Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế VN
(tt)
Thiết kế hay lập kế hoạch nghiên cứu: lựa chọn
lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu phù
hợp, chuẩn bị biểu mẫu để thu thập số liệu cho
nghiên cứu như thống kê, các phương điều tra …
làm thế nào để có thể thu thập được các dữ liệu
định lượng và định tính cần thiết để đánh giá
đúng thực trạng và tìm kiếm các mối quan hệ
nhân quả
Thu thập số liệu: Biểu mẫu số liệu thống kê về
GDP, các yếu tố vốn, nhân lực, đất đai, tài
nguyên… Tiến hành điều tra chọn mẫu thu thập
số liệu liên quan (về môi trường đầu tư…).
Thí dụ 1: Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế VN
(tt)
Phân tích số liệu, sử dụng các phương pháp định
lượng và định tính để phân tích
Giải thích kết quả nghiên cứu và tìm ra nguyên
nhân tăng giảm GDP, khuyến nghị
Thông báo kết quả: báo cáo phúc trình kết quả
nghiên cứu tới các cơ quan hữu quan
Thí dụ 2: Nghiên cứu thị trường nắm bắt
hành vi người tiêu dùng SP sữa mới để có thể
quyết định xây dựng nhà máy sữa này tại
VN?
Chọn chủ đề: Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ sữa
trẻ em tại Việt nam
Làm nổi bật vấn đề và câu hỏi nghiên cứu: Có
hay không mối quan hệ giữa các bà mẹ trong độ
tuổi sinh con, trình độ học vấn với nhu cầu mua
sữa cho trẻ em?. Nếu có thì nhu cầu cần cho từng
nhóm bà mẹ như thế nào?. Loại sữa được yêu
thích cho từng nhóm? Mức thu nhập cĩ tác động
đến lựa chọn sản phẩm sữa?
Thí duï 2 (tt)
Thieát keá keá hoaïch nghieân cöùu:
Choïn maãu ñieàu tra, xaùc ñònh soá maãu,
phöông phaùp choïn maãu, thieát keá baûng
hoûi, danh saùch hoä choïn maãu, soá hoä
vaø danh saùch hoä ñieàu tra, ñieàu tra
thöû, chænh söûa baûng hoûi…
Thu thaäp soá lieäu: tieán haønh ñieàu tra
thu thaäp döõ lieäu caàn thieát qua baûng
hoûi
Thí dụ 2 (tt)
Phân tích số liệu: sử dụng phương pháp định
lượng và định tính để phân tích, phân nhóm đối
tượng tiêu thụ sữa, tìm mối quan hệ giữa các đặc
tính của từng nhóm đối tượng với nhu cầu tiêu
thụ sữa
Giải thích kết quả nghiên cứu, tìm ra mối quan
hệ và ước tính nhu cầu tiêu thụ sữa theo sự gia
tăng nhóm dân số trong độ tuổi cần thiết hay mối
quan hệ cầu loại sữa với thu nhập ….
Thông báo kết quả: Báo cáo kết quả nghiên cứu
đến nơi đặt hàng, viết các báo cáo khoa học có
liên quan…
Câu hỏi và những vấn đề cần nắm trong
chương này là:
(1) Các khái niệm về khoa học, sự kiện,
cộng đồng khoa học, tiêu chuẩn của cộng
đồng khoa học, phương pháp và quan điểm
khoa học, và
(2) Các bước trong nghiên cứu khoa học.
(3) Chọn một chủ đề nghiên cứu thích hợp với
chuyên ngành đào tạo