Báo cáo Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch

Ngành trái cây ởViệt nam có tiềm năng to lớn và đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu 43 triệu USD trái cây chất lượng cao đến các quốc gia có thu nhập cao và nhập khẩu 14 triệu USD trái cây và rau củ. Việt nam gặp nhiều khó khăn đểcạnh tranh với các quốc gia châu Á khác trong thịtrường xuất khẩu và ngay chính thịtrường nội địa của mình, đặc biệt với Trung quốc và Thái Lan. Các đềxuất này dẫn đến đòi hỏi sựphát triển to lớn kỹthuật làm vườn đểhướng tới sựcạnh tranh tòan cầu. Người tiêu dùng Việt nam đang có nhu cầu vềtrái cây có chất lượng cao và an tòan. Dựán này đã nhận ra những thiếu sót của công nghệtrước và sau thu họach đã làm giảm chất lượng, sựan tòan và sự ổn định của sản phẩm. Mục tiêu chương trình đào tạo đặt trọng tâm trên tổng thểhệthống phân phối và cung cấp các lợi ích bằng sựtrợ giúp phương tiện quản lý có chất lượng và hệthống GAP ởcấp độlàng xã tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng nông thôn. Dựán CARD này bao gồm năm chiến lược dành cho việc phát triển nông thôn, và các chiến lược giúp phát triển sản xuất và tính cạnh tranh trong hệthống nông nghiệp; làm giảm nghèo và sựtổn thất, làm tăng sựtham gia các thành phần trong sựbảo đảm bền vững.

pdf89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Dự án CARD 050/04VIE Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch MS10: Phát triển năng lực cho Viện nghiên cứu cây ăn quả (SOFRI) Tháng 6/2009 MỤC LỤC 1. Thông tin về tổ chức........................................................................................................................... 3 2. Người liên hệ...................................................................................................................................... 4 3. Tóm tắt dự án ..................................................................................................................................... 5 4. Tóm tắt kết quả thực hiện.................................................................................................................. 5 4.1 Giới thiệu và nền tảng...................................................................................................................... 8 4.2 Các thành quả nổi bật....................................................................................................................... 9 4.2.1 Hiện trạng của chuỗi cung ứng..................................................................................................... 9 4.3 Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp & Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP).................................... 10 4.3.1 Tổng quan về SIAEP.................................................................................................................... 10 4.3.2 Trước khi thực hiện dự án CARD............................................................................................... 11 4.3.2.1 Kiến thức trước thu họach....................................................................................................... 11 4.3.2.2 Kiến thức sau thu họach........................................................................................................... 11 4.3.2.3 Kiến thức về chuỗi cung ứng/giá trị......................................................................................... 12 4.4 Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam (SOFRI)........................................................................ 13 4.4.1 Tổng quan về SOFRI ................................................................................................................... 13 4.4.2 Kiến thức trước khi thực hiện dự án CARD............................................................................... 13 4.4.2.1 Kiến thức trước thu họach....................................................................................................... 13 4.4.2 Kiến thức sau thu họach.............................................................................................................. 14 4.4.3 Kiến thức về chuỗi cung ứng/giá trị............................................................................................ 14 4.5 Ứng dụng và xây dựng năng lực cho SIAEP và SOFRI sau khi dự án kết thúc ........................... 15 4.5.1 Hình thành kiến thức sau dự án CARD ....................................................................................... 15 4.5.2 Xây dựng kiến thức trước thu hoạch ......................................................................................... 15 4.5.3. Kiến thức sau thu hoạch............................................................................................................. 23 4.5.4 Kiến thức về chuỗi cung ứng...................................................................................................... 30 5. Các nhóm nông dân trồng xoài.......................................................................................................... 39 5.1. Nhóm Nông dân Xoài Cát Hòa Lộc (Hợp Tác Xã) ......................................................................... 39 5.1.1 Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc ...................................................................... 39 5.1.2 Nhiệm vụ của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc ............................................................................... 39 5.1.2.1 Mục tiêu của hợp tác xã Xoài Cát Hòa Lộc .............................................................................. 39 5.2. Nhóm nông dân Cẩm Thành (HTX)................................................................................................ 39 5.2.1. Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã................................................................................................... 39 5.2.2 Nhiệm vụ của nhóm nông dân Cẩm Thành................................................................................. 39 5.3. Công ty tư nhân Việt Hưng............................................................................................................ 40 5.3.1. Tóm tắt lịch sử của công ty Việt Hưng....................................................................................... 40 6. Các nhóm trồng bưởi........................................................................................................................ 40 6.1. Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa................................................................................................ 40 6.1.1. Tóm tắt lịch sử của hợp tác xã Mỹ Hòa..................................................................................... 40 6.2. Công ty bưởi Hoàng Gia................................................................................................................ 40 6.2.1. Tóm tắt lịch sử của công ty Hoàng Gia....................................................................................... 40 7. Thực tiễn trước khi thực hiện dự án CARD.................................................................................... 41 7.1. Phân tích chuỗi giá trị/chuỗi cung ứng, phương pháp hoạch định chiến lược và kiểm soát chất lượng .................................................................................................................................................... 41 7. 2. Xác định các khía cạnh trước thu hoạch...................................................................................... 41 7. 2.1. Thiết kế vườn trồng cho xoài và bưởi...................................................................................... 41 7.2.2. Quản lý tạo tán cho xoài và bưởi ............................................................................................... 42 7.2.3. Kiểm soát côn trùng và dịch bệnh cho xoài và bưởi .................................................................. 42 7.2.3.1. Sử dụng hóa chất .................................................................................................................... 42 1 7.2.3.2. Những ví dụ về ảnh hưởng của côn trùng và dịch bệnh đến chất lượng quả bưởi. .......... 42 7.2.3.3. Những ví dụ về ảnh hưởng của côn trùng và dịch bệnh đến chất lượng xoài..................... 43 7.3. Thu hoạch xoài............................................................................................................................... 44 7. 3. 1. Các chỈ dẫn về độ chín thu hoạch cho xoài.............................................................................. 44 7.3.1.1. Túi bao quả xoài ....................................................................................................................... 44 8. Lĩnh vực sau thu hoạch bưởi và xoài............................................................................................... 44 8.1. Kích cỡ và phân loại bưởi............................................................................................................. 44 8.1.1. Kích cỡ và phân loại xoài............................................................................................................ 45 8.1.1.1. Phương pháp đóng gói và xử lý cho bưởi.............................................................................. 45 8.1.1.2. Phương pháp đóng gói và xử lý cho xoài................................................................................ 45 8.1.1.3. Dây chuyền lạnh, bảo quản bưởi ........................................................................................... 46 8.1.1.4. Dây chuyền lạnh, bảo quản và giấm chín xoài........................................................................ 46 8.1.1.5. Thông tin trong chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị và thông tin thị trường cho bưởi và xoài.......... 46 9. Thực tiễn sau khi áp dụng dự án CARD. ......................................................................................... 46 9.1.1 NĂM KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CHO XOÀI GỒM: ............................. 47 9.1.2 NĂM KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CHO BƯỞI GỒM: ........................... 47 9.1.3 Xây dựng kỹ năng trước thu hoạch cho nông dân trồng xoài và bưởi. ..................................... 47 9.1.3.1. Bố trí và thiết kế vườn xoài và bưởi....................................................................................... 47 9.1.3.2. Quản lý tán cho xoài và bưởi................................................................................................... 48 9.1.3.3. Kiểm soát côn trùng và dịch bệnh cho xoài và bưởi ............................................................... 49 9.1.4. Xây dựng kỹ năng sau thu hoạch cho nông dân trồng xoài và bưởi ......................................... 57 9.1.4.1.1. Phát triển sào thu hoạch ....................................................................................................... 58 9.1.4.1.2 ChỈ dẫn độ chín thu hoạch..................................................................................................... 58 9.1.5 Xây dựng năng lực của chuỗi cung ứng/giá trỊ cho nông dân trồng xoài và bưởi..................... 68 10. Ví dụ về hợp tác xã nông dân và năng lực được nâng cao qua dự án CARD và các lợi ích thu được ..................................................................................................................................................... 75 10.1 Xoài................................................................................................................................................ 75 10.2 Bưởi.............................................................................................................................................. 78 11. Các quy định về môi trường ........................................................................................................... 80 12. Kết luận........................................................................................................................................... 81 12.1 Người nông dân............................................................................................................................ 81 12.2 Người thu mua, người kinh doanh và người bán sỉ:................................................................... 82 12.3 Phương án lựa chọn.................................................................................................................... 82 12.4 Tính bền vững............................................................................................................................... 83 13. Phụ lục 1 ......................................................................................................................................... 85 2 1. Thông tin về tổ chức Tên dự án Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu họach Đối tác phía Việt Nam Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Họach (SIAEP) Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam ThS. Nguyễn Duy Đức Đối tác phía Australian Bộ Công Nghiệp Cơ Bản và Thủy Sản bang Queensland (DPI & F) Những người thực hiện phía Australian Ông Robert Nissen TS. Peter Hofman Ông Brett Tucker Ông Roland Holmes Ngày bắt đầu Tháng 9/2006 Ngày kết thúc (kế họach ban đầu) Tháng 5/2008 Ngày kết thúc (điều chỉnh lại) Tháng 9/2008 Kỳ báo cáo Mục tiêu 10 3 2. Người liên hệ Tại Australia: Trưởng nhóm Tên Ông Robert Nissen Telephone: +61 07 54449631 Chức vụ Giám đôc dự án Fax: +61 07 54412235 Tố chức Bộ Công Nghiệp Cơ Email: bob.nissen@dpi.qld.gov.au Bản và Thủy sản bang Queensland (DPI & F) Tại Australia: về hành chính Tên: Michelle Robbins Telephone: +61 07 3346 2711 Chức vụ: Nhân viên kế họach Fax: +61 07 3346 2727 cao cấp (Công nghệ nổi bật) Tố chức Bộ Công Nghiệp Cơ Email: michelle.robbins@dpi.qld.gov Bản và Thủy sản bang .au Queensland (DPI & F) Tại Việt Nam Tên: Ông Nguyễn Duy Đức Telephone: +84 (8) 8481151 Chức vụ: Giám đốc SIAEP Fax: +84 (8) 8438842 Tổ chức: Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Email: siaep@hcm.vnn.vn và Công Nghệ Sau Thu Họach (SIAEP) 4 3. Tóm tắt dự án Ngành trái cây ở Việt nam có tiềm năng to lớn và đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu 43 triệu USD trái cây chất lượng cao đến các quốc gia có thu nhập cao và nhập khẩu 14 triệu USD trái cây và rau củ. Việt nam gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các quốc gia châu Á khác trong thị trường xuất khẩu và ngay chính thị trường nội địa của mình, đặc biệt với Trung quốc và Thái Lan. Các đề xuất này dẫn đến đòi hỏi sự phát triển to lớn kỹ thuật làm vườn để hướng tới sự cạnh tranh tòan cầu. Người tiêu dùng Việt nam đang có nhu cầu về trái cây có chất lượng cao và an tòan. Dự án này đã nhận ra những thiếu sót của công nghệ trước và sau thu họach đã làm giảm chất lượng, sự an tòan và sự ổn định của sản phẩm. Mục tiêu chương trình đào tạo đặt trọng tâm trên tổng thể hệ thống phân phối và cung cấp các lợi ích bằng sự trợ giúp phương tiện quản lý có chất lượng và hệ thống GAP ở cấp độ làng xã tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng nông thôn. Dự án CARD này bao gồm năm chiến lược dành cho việc phát triển nông thôn, và các chiến lược giúp phát triển sản xuất và tính cạnh tranh trong hệ thống nông nghiệp; làm giảm nghèo và sự tổn thất, làm tăng sự tham gia các thành phần trong sự bảo đảm bền vững. 4. Tóm tắt kết quả thực hiện Có kiến thức tốt về những gì cấu thành một chuỗi cung ứng/giá trị là căn bản để hiểu cách vận hành, cách thức phân tích chuỗi và làm sao tạo sự thay đổi chuỗi để đem lợi ích cho tất cả các thành viên trong hệ thống chuỗi. Nhiều công ty đơn lẻ chấp nhận và thích nghi những gì họ quan tâm là các thành phần then chốt hay sự hình thành cụm một chuỗi cung ứng/phân loại. Họ đặt những cụm đã hình thành lại với nhau để phù hợp với nhu cầu riêng của họ không cân nhắc kỹ tất cả các yếu tố cần thiết của một chuỗi cung ứng/giá trị để đạt tới thành công Những người tham gia chuỗi cung ứng/giá trị ngày nay phải có tính thích nghi cao, khi những người tham gia bảo thủ sẽ không tạo được giá trị gia tăng và sẽ bị đào thải khỏi ngành kinh doanh của họ. Những người tham gia này phải cập nhật những chiến lược chuỗi cung ứng/giá trị mới điều đó sẽ đem lại giá trị kinh tế cho khách hàng của họ và rút cục cho đến người tiêu dùng cuối cùng Trước khi khởi động dự án CARD, nhóm chuyên gia SIAEP chuyên về sau thu họach. Họ chỉ có một số kiến thức về thực tiễn trước thu họach như sinh lý cây trồng, nông học và phương pháp trồng trọt. Một vài người trong nhóm SOFRI thuộc bộ phận sau thu họach thì có kiến thức tương đối khá về sau thu họach quả xòai và bưởi, và phương pháp bảo quản trái cây ở Việt nam. Thói quen canh tác truyền thống dựa trên việc trồng bằng hạt, không quản lý tán cây làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng, kiểm soát sâu bệnh, chất lượng và thời gian 5 sử dụng của trái xoài. Chủng loại, hiệu lực và việc dùng hóa chất ở đồng bằng sông Mê- kông đã là mối quan tâm lớn. Thói quen thu họach truyền thống không dựa trên các tiêu chuẩn độ chín thu hoạch, qui trình loại bỏ trái hư hỏng, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển và việc thiếu hiểu biết sau thu hoạch và sự phát triển những chuỗi cung ứng/giá trị có có hiệu quả, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu ở Việt nam, Để củng cố kiến thức, SIAEP và SOFRI cùng với nhóm chuyên gia Úc đã phát triển và xuất bản 5 sổ tay cho nông dân Việt nam gồm các hướng dẫn thực hành GAP tối ưu nhất. Những sách này gồm: • Sách hướng dẫn trồng xòai • Sổ tay chỉ dẫn nhanh các loại sâu bọ phá hoại xoài • Sổ tay chỉ dẫn nhanh các lọai bệnh của xòai • Sổ tay hướng dẫn trồng bưởi • Sổ tay chỉ dẫn nhanh các lọai sâu và bệnh của bưởi Thông qua biên soạn các sổ tay và sách hướng dẫn này, kiến thức của cả SIAEP và SOFRI được tăng cường trong việc thực hành tối ưu các yếu tố trước thu họach GAP. Cũng như vậy kiến thức của các chuyên gia SIAEP và SOFRI cũng được phát triển để các yếu tố trước thu họach này tác động đến chất lượng, thời gian sử dụng và giá cả hợp lý của xòai và bưởi. Các chuyên gia Úc đã tập huấn theo phương pháp PAL và tằng cường năng lực cho các chuyên gia của SIAEP và SOFRI về chuỗi cung ứng/giá trị. Nhóm của SIAEP và SOFRI, được sự trợ giúp của các thành viên đội Úc, sau đó huấn luyện những người nông dân và các nhóm nông dân để phát triển kiến thức của họ về chuỗi cung ứng/giá trị và qui trình kỹ thuật bảo quản chất lượng trái cây cải thiện thời gian sử dụng và khả năng bán hàng. Nội dung xây dựng này bao gồm 4 giai đọan được thực hiện suốt quá trình dự án này là: 1. Hiểu biết về chuỗi cung ứng/giá trị. 2. Phát triển chuỗi cung ứng/giá trị. 3. Thực hành chuỗi cung ứng/giá trị mới. 4. Đánh giá chuỗi cung ứng/giá trị mới. Hiện nay, SIAEP và SOFRI đã phát triển mối liên hệ tốt với hàng loạt các nhóm nông dân và các Công ty kinh doanh tư nhân, các đơn vị này gồm có: • HTX xoài Cát Hòa Lộc • Siêu thị Metro Cash & Carry • Chợ đầu mối Thủ Đức • Công ty COFIDEC – Chế biến xoài • EMU Việt nam (Tỉnh Khánh Hoà) • Hợp tác xã bưởi Mỹ Hòa • Nhà sản xuất bưởi Cát Chu • Công ty Việt Hưng (Tỉnh Đồng Tháp) • HTX xoài Cẩm Thành 6 Hai cuốn sổ tay hướng dẫn chất lượng được phát hành là một phần của dự án này. Nó dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt nam và có tham khảo ý kiến với các tổ chức nông nghiệp, nhà thu mua và các đại lý trong chuỗi cung ứng/giá trị xoài và bưởi đang hoạt động ở đồng bằng sông Mê-kông, Việt nam. Những sách hướng dẫn này cũng được đệ trình Ban quản lý dự án CARD như một phần của báo cáo giai đoạn 9. Tiến sĩ Lê Thị Thu Hồng, SOFRI, trình bày một buổi nói chuyện và bài thuyết trình tại Hội nghị khoa học xã hội nghề vườn quốc tế, cải thiện sự thực hiện chuỗi cung ứng trong hội nghị thời kỳ quá độ kinh tế được tổ chức tại khách sạn Sofitel Plaza (ISHS), Hà nội, Việt nam, từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 9 năm 2007. Hợp tác xã xoài Cát Hòa Lộc đã ứng dụng kỹ thuật thu hoạch mới và qui trình GAP. Họ cũng xây dựng một nhà đóng mới và đã thực hiện cách đóng mới, xử lý sau thu hoạch và bảo đảm chất lượng theo các tiêu chuẩn, hệ thống đóng gói và vận chuyển. Với sự giúp đỡ của nhóm SIAEP và dự án CARD họ đã: • Xây dựng một phòng bảo quản lạnh • Xây dựng được một phòng ủ chín • Dây chuyền làm ráo và bàn máy phân loại • Phát triển phương pháp xác định độ chín thu hoạch theo trọng lượng riêng • Xây dựng và đang sử dụng các thùng xử lý nhiệt nước nóng để tẩy rửa các chất bẩn, khống chế ruồi đục quả và sâu bệnh trên trái cây sau thu hoạch • Sử dụng các quạt để làm khô trái cây trên bàn phân loại • Đóng gói và phân loại trái cây vào thùng cạc-tông cách nhiệt • Dán nhãn thương hiệu trên mỗi trái xoài trong thùng cạc-tông • Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng như là: Kho hàng chỉ tiếp nhận các trái cây đạt mức ngoại hạng, loại 1 và loại 2. Các trái loại 3 được trả về nông dân và nông dân được nhắc nhở không gởi bất kỳ trái loại 3 nào t
Luận văn liên quan