Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trịxuất khẩu rau quảcủa
Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trịnhập khẩu là 14 triệu USD. Tuy nhiên
trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt vềthịtrường
xuất khẩu cũng nhưnội địa, từnhững nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung
Quốc. Đểcó thểnâng cao khảnăng cạnh tranh nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến
nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn vềchất
lượng sản phẩm đặc biệt là vềvấn đềan toàn thực phẩm. Dựán này sẽnhận dạng những
mặt còn yếu kém và hạn chếtrong kĩthuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố
làm giảm chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơvề độan toàn và hạn chếkhảnăng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽtập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và từ đó
khuyến khích nông dân áp dụng hệthống đảm bảo chất lượng và quy trình GAP với mong
muốn tạo ra giá trịtại nông hộ. Dựán tuân thủ5 chiến lược phát triển nông thôn của
chương trình Card. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tăng sản lượng và khả
năng cạnh tranh của hệthống nông nghiệp, giảm nghèo đói và tính dễbịtổn thương, tăng
khảnăng tham gia của người dân và đảm bảo tính bền vững.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
CARD 050/04/VIE
“Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây
Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công
nghệ sau thu hoạch”
MS8: Báo cáo sáu tháng lần thứ 5
Tháng 1 năm 2008
1
Mục lục trang
1. Thông tin về tổ chức .....................................................................................................1
2. Tóm tắt dự án ................................................................................................................3
3. Tổng kết của chuyên gia...............................................................................................3
4. Giới thiệu và nền tảng ..................................................................................................4
5. Các hoạt động đã thực hiện .........................................................................................5
¾ Các điểm nổi bật ...............................................................................................5
¾ Lợi ích đến người thụ hưởng ...........................................................................11
¾ Xây dựng năng lực...........................................................................................13
¾ Ấn bản..............................................................................................................15
¾ Quản lý dự án...................................................................................................16
6. Báo cáo về những vấn đề chung ................................................................................17
¾ Môi trường .......................................................................................................17
¾ Giới và các vấn đề xã hội.................................................................................18
7. Quá trình thực hiện và tính bền vững .......................................................................20
¾ Các vấn đề và trở ngại......................................................................................20
¾ Giải pháp..........................................................................................................21
¾ Tính bền vững..................................................................................................22
8. Những công việc tiếp theo ..........................................................................................23
9. Kết luận ......................................................................................................................23
10. Cam kết ......................................................................................................................24
1
1. Thông tin về tổ chức
Tên dự án Cải Thiện Thị Trường Nội Tiêu Và Xuất
Khẩu Trái Cây Việt Nam Thông Qua Quản
Lý Hệ Thống Cung ứng Và Công Nghệ Sau
Thu Hoạch
Đối tác Việt Nam Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công
Nghệ Sau Thu Hoạch – SIAEP
Lãnh đạo phía Việt Nam Thạc Sỹ Nguyễn Duy Đức
Đối tác Australia Bộ Công Nghiệp Cơ Bản Và Thuỷ Sản Bang
Queensland
Nhân sự phía Australia Ông Robert Nissen
TS. Peter Hofman
Ông Brett Tucker
Ông Roland Holmes
Cô Marlo Rankin
Ngày bắt đầu 6/2005
Ngày kết thúc (theo kế hoạch) 5/ 2008
Ngày kết thúc (chỉnh sửa) 6/2008
Thời điểm nộp báo cáo trước Báo Cáo Sáu Tháng Lần 4, Tháng 9/2007
Người liên hệ
Tại Australia: Giám đốc dự án
Tên: Ông Robert Nissen Điện thoại: +61 07 54449631
Vị trí: Giám đốc dự án Fax: +61 07 54412235
Tổ chức: Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thuỷ Email: bob.nissen@dpi.qld.gov.au
sản Bang Queensland
Tại Australia: Quản lý dự án
Tên: Michelle Robbins Điện thoại +61 07 3346 2711
Vị trí: Chuyên viên kế hoạch cấp cao Fax: +61 07 3346 2727
Tổ chức : Bộ Công nghiệp Cơ bản và Email: michelle.robbins@dpi.qld.gov
Thuỷ sản Bang Queensland .au
Tại Việt Nam
Tên: Ông Nguyễn Duy Đức Điện thoại: +84 (8) 8481151
Vị trí: Giám đốc Phân viện Fax: +84 (8) 8438842
Tổ chức: Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Email: SIAEP@hcm.vnn.vn
Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP)
1
2. Tóm tắt dự án
Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp
và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau quả của
Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu USD. Tuy nhiên
trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường
xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung
Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến
nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất
lượng sản phẩm đặc biệt là về vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án này sẽ nhận dạng những
mặt còn yếu kém và hạn chế trong kĩ thuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố
làm giảm chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơ về độ an toàn và hạn chế khả năng cung ứng
liên tục. Những khoá đào tạo sẽ tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và từ đó
khuyến khích nông dân áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình GAP với mong
muốn tạo ra giá trị tại nông hộ. Dự án tuân thủ 5 chiến lược phát triển nông thôn của
chương trình Card. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tăng sản lượng và khả
năng cạnh tranh của hệ thống nông nghiệp, giảm nghèo đói và tính dễ bị tổn thương, tăng
khả năng tham gia của người dân và đảm bảo tính bền vững.
3. Tổng kết của chuyên gia:
Hiện nay các cán bộ của SIAEP và SOFRI đang áp dụng các kế hoạch chiến lược được dự án
CARD xây dựng trong thời gian trước.
Bốn cán bộ tham gia dự án CARD cũng như lãnh đạo SOFRI đã có cơ hội tham dự Hội thảo
quốc tế về “Nâng cao hiệu quả của các Hệ thống cung ứng tại các nền kinh tế đang chuyển
đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường” do Hiệp hội Quốc tế về khoa học
trồng trọt và Quản lý hệ thống cung ứng tổ chức tại Hà Nội từ 23-27/9/2007. Các cán bộ dự
án của SOFRI đã trình bày nhiều tham luận tại hội thảo, trong đó có một bài về Phân tích hệ
thống cung ứng ngành trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới bằng Phương pháp đánh giá SWOT.
Áp dụng tại Việt Nam. Một bài tham luận đáng chú ý nữa là Tác động của Qui trình canh tác
nông nghiệp tốt GAP đến thị trường trái cây nội địa và xuất khẩu của Việt Nam.
Vào tháng 1/2008, dự án đã tiếp xúc với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (cụ thể là
gặp bà Lê Thị Minh Trang trưởng phòng quản lý chất lượng, và ông Stephan Maurin, trưởng
ngành hàng thực phẩm) để thiết lập kênh cung ứng sản phẩm cho các nông dân trồng xoài cát
Hòa Lộc của hai hợp tác xã tham gia dự án.
Các phân tích kinh tế được tập trung cho vấn đề sản xuất xoài Cát Hòa Lộc loại Hảo hạng để
đáp ứng nhu cầu của thị trường cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng thông qua việc
bao trái từ tháng Năm tới tháng Tám, nông dân có thu nhập cao hơn 27% so với không bao
trái.
2
4. Giới thiệu nền tảng :
Rau quả thường mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng cây lương thực hay chăn nuôi.
Đặc biệt các nông hộ qui mô nhỏ có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình (lao động dồi
dào) và khắc phục điểm yếu (diện tích đất nhỏ, xa thị trường), khi canh tác sản phẩm giá trị
cao như rau quả. Điều này rất phù hợp với điều kiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu long và
duyên hải miền Trung của Việt Nam.
Ford và cộng sự (2003) đã chỉ ra những điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt
Nam. Đó là chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, chưa có tiêu chuẩn chất lượng,
công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, thiếu phối hợp trong sản
xuất tiêu thụ, thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng.
Dự án đang cố gắng khắc phục những đểm yếu nêu trên thông qua sự phối hợp với các Viện
nghiên cứu (SIAEP và SOFRI), nông dân trồng xoài và bưởi ở miền Nam. Dự án quan tâm
đến toàn bộ hệ thống cung ứng và tập trung vào những khâu quan trọng trong lĩnh vực trước
và sau thu hoạch, marketing.
Mục tiêu của dự án là:
• Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng quả (quản lý dịch hại
tổng hợp, quản lý mùa màng, kiểm soát ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư
lượng thuốc BVTV, nâng cao sức khoẻ người trồng và bảo vệ môi trường).
• Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho Xoài và Bưởi (quản lí nhiệt độ kho, đóng gói,
xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo chất lượng).
• Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng áp dụng cho xoài và
bưởi. Phương pháp luận có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác.
• Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và xuất khẩu,
trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng.các thông tin này sẽ được thông
báo cho nông dân.
• Cung cấp thông tin và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng Xoài và Bưởi của Việt
Nam
Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu trong công nghệ trước và sau thu hoạch vốn đang
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các khóa đào tạo đã xây dựng theo yêu cầu của đối tác
Việt Nam và các thành viên trong chuỗi cung ứng đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai.
Ở qui mô nông hộ, việc thành lập các nhóm nông dân theo liên kết ngang sẽ nâng cao năng
lực đàm phán và mang lại thu nhập tốt hơn cho hộ dân. Khi thu nhập nông hộ tăng lên đời
sống sẽ khá hơn và bộ mặt nông thôn sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, việc áp dụng hệ
thống quản lí chất lượng ở địa phương sẽ tạo ra cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, nhất là
cho phụ nữ cho các công việc như phân loại đóng gói sản phẩm.
3
5. Tiến độ thực hiện
Những hoạt động chính đã hoàn tất
Đào tạo về GAP và IPM/IDM
Các kế hoạch chiến lược về xoài và bưởi do dự án xây dựng hiện đang được cán bộ dự án của
SIAEP và SOFRI thực hiện. Đây là những hoạt động được qui định trong các hoạt động của
dự án (mục 3, 4, 6, 7, 8, 11, 12 và 13) và những điểm mốc của dự án (mục 4, 7, 9 và 10)
Năm ưu tiên hàng đầu cho ngành xoài (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần)
1. Tăng sản lượng (thực hiện theo qui trình GAP)
2. Tăng cường liên kết bốn nhà: nhà nông-thương lái, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
và nhà nước.
3. Cập nhật thông tin thị trường cho thị trường trong nước và xuất khẩu
4. Nâng cao kỹ thuật đóng gói và bảo quản để tăng thời gian sử dụng và giá trị sản
phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.
5. Qui hoạch vùng trồng để đảm bảo nguồn cung
Năm ưu tiên hàng đầu cho ngành bưởi (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần)
1. Hỗ trợ kỹ thuật từ khâu gieo trồng đến khi thu hoạch (theo qui trình GAP)
2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
3. Qui hoạch vùng trồng
4. Đào tạo về IPM
5. Nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật trong khâu thu hoạch, đóng gói và vận chuyển.
Trong thời gian tháng 9&10 năm 2007 cũng như tháng 1&2 năm 2008, chuyên gia Úc và cán
bộ dự án của SIAEP và SOFRI đã tiến hành tập huấn cho một số nông dân trồng xoài và
bưởi.
Nội dung tập huấn bao gồm:
• Qui trình GAP áp dụng cho xoài và bưởi (bao gồm nội dung IPM và IDM)
• Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch xoài, bưởi
• Tăng cường liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng.
Những nội dung tập huấn này tuân theo các ưu tiên chiến lược cho xoài và bưởi như sau:
• Ưu tiên 1 và 2 đối với xoài.
• Ưu tiên 1, 2, 3, 4 và 5 đối với bưởi.
Nâng cao năng lực cho cán bộ dự án
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia dự án, cũng như kiểm chứng tính khả thi của
các kế hoạch chiến lược cho dự án đưa ra, bốn cán bộ tham gia dự án CARD cũng như lãnh
đạo SOFRI đã có cơ hội tham dự Hội thảo quốc tế về “Nâng cao hiệu quả của các Hệ thống
cung ứng tại các nền kinh tế đang chuyển đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường” do Hiệp hội Quốc tế về khoa học trồng trọt và Quản lý hệ thống cung ứng tổ chức tại
Hà Nội từ 23-27/9/2007. Các cán bộ dự án của SOFRI đã trình bày nhiều tham luận tại hội
thảo, trong đó có một bài về Phân tích hệ thống cung ứng ngành trái cây nhiệt đới và cận
nhiệt đới bằng Phương pháp đánh giá SWOT. Áp dụng tại Việt Nam. Một bài tham luận đáng
4
chú ý nữa là Tác động của Qui trình canh tác nông nghiệp tốt GAP đến thị trường trái cây nội
địa và xuất khẩu của Việt Nam. Nội dung của những báo cáo này liên quan đến những điểm
mốc số 7 và 10, cũng như những hoạt động 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của dự án.
Những người tham gia Hội thảo gồm:
• TS Nguyễn Minh Châu (viện trưởng SOFRI)
• TS Lê Thị Thu Hồng
• TS Lê Thị Thu Hồng
• Bà Trần Nguyễn Liên Minh
• Ông Tạ Minh Tuấn
Ông Nissen cũng trình bày 02 báo cáo tham luận tại Hội thảo này, trong đó có một báo cáo
về Quá trình phát triển của các chuỗi cung ứng trái cây tại khu vực Đông Nam Á. Bài viết
này liên quan đến mốc 4 và 7, trong đó phương pháp luận và kỹ thuật phân tích chuỗi cung
ứng được trình bày một cách chi tiết nhằm có thể sử dụng như những công cụ cho việc nâng
cấp chuỗi cung ứng ở khu vực. Chi tiết về bài viết này được ghi trong phần Phụ lục A của
báo cáo.
Xây dựng kênh cung ứng mới
Vào tháng 1/2008, dự án đã tiếp xúc với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (cụ thể là
gặp bà Lê Thị Minh Trang trưởng phòng quản lý chất lượng, và ông Stephan Maurin, trưởng
ngành hàng thực phẩm) để thiết lập kênh cung ứng sản phẩm cho các nông dân trồng xoài cát
Hòa Lộc của hai hợp tác xã tham gia dự án. Điều này liên quan đến các hoạt động số 8, 9, 10
và 13 trong khuôn khổ ưu tiên 3 và 4 của kế hoạch lược mà dự án đã vạch ra đối với sản
phẩm xoài.
Các khóa đào tạo và tập huấn cho nông dân
Đào tạo nông dân trong tháng 9&10/2007
Các khóa đạo tạo nông dân được thực hiện bởi cán bộ của SIAEP và SOFRI với sự tham gia
hướng dẫn của chuyên gia Úc. Các khóa tập huấn được triển khai ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang và thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa cho nông dân trồng xoài và bưởi. Các
khóa tập huấn được tiến hành trong hai ngày với nội dung như sau:
Ngày 1 về kỹ thuật trước thu hoạch
• Giới thiệu khái niệm về chuỗi cung ứng
• Phân tích chuỗi cung ứng trái cây của Việt Nam
• Kỹ thuật trước thu hoạch theo qui trình GAP
• Thiết kế vườn cây ăn trái
• Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
• IMP
• IDM
Ngày 2 về kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch
• Kỹ thuật thu hoạch
• Qui trình hái quả
• Phân loại
• Đóng gói
• Bảo quản
Các buổi tập huấn đều khuyến khích sự tham gia của học viên, cho dù họ là nông dân, cán bộ
khuyến nông hay nghiên cứu viên, để cùng tìm ra giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng
5
trong chuỗi cung ứng. Địa điểm tập huấn là Trụ sở và vườn thực nghiệm của SIAEP và
SOFRI. Các chuyên gia Úc đóng vai trò hướng dẫn giám sát theo phương thức Đào tạo qua
thực hành (OJT), trong khi cán bộ dự án của SIAEP và SOFRI là cầu nối trực tiếp với học
viên. Danh sách học viên và chi tiết kết quả thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục B
và C.
Đào tạo nông dân trong tháng 1&2/2008
Các buổi đào tạo trong tháng 1&2/2008 được chuyên gia Úc tiến hành và được diễn ra ở
SOFRI, Tiền Giang. Ông Rowland Holmes và Robert Nissen đã tiến hành tập huấn cho cán
bộ dự án và một số nông dân điển hình về các loại bệnh và côn trùng trên cây xoài trong thời
gian hai ngày
Hoạt động tập huấn trên liên quan đến các hoạt động 6, 7, 11 và 12 của dự án cũng như
những cột mốc số 7 và 9, cũng như theo Kế hoạch chiến lược cho xoài và bưởi mà dự án đã
xây dựng trước đó. Danh sách học viên được thể hiện ở phụ lục C.
Phát triển hệ thống cung ứng mới cho xoài và bưởi
Bên cạnh các hoạt động tập huấn đào tạo đã nêu, trong các chuyến công tác tháng 9&10/2007
và 1&2/2008, các chuyên gia Úc đã phối hợp với cán bộ dự án tiếp tục hoàn thiện việc phân
tích dữ liệu điều tra và xây dựng hướng dẫn hệ thống chất lượng trên cơ sở tham khảo ý kiến
đóng góp của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong buổi tiếp xúc với đại diện
của công ty Metro Cash & Carry Việt Nam vào tháng 2/2008, những hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng được trình bày với phía Metro để có thể đáp ứng nhu cầu nhập hàng của họ về
chất lượng. Hoạt động này liên quan đến các hoạt động dự án số 8, 9, 10, 11, 12 và 13, cũng
như mốc hoạt động số 4 của dự án theo như gợi ý của Ban quản lý các dự án CARD trong
khi phê chuẩn dự án số MS6.
Phân tích kinh tế xã hội của chuỗi cung ứng:
Trong thời gian công tác tháng 9&10/2007 cũng như 1&2/2008, chuyên gia Úc tiếp tục phối
hợ cùng cán bộ dự án của SOFRI và SIAEP tiến hành thu thập thông tin thị trường, các vấn
đề kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình nâng cấp chuỗi cung ứng ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Hoạt động này liên quan đến các hoạt động dự án số 8, 9, 10, 12 và 13, cũng
như mốc hoạt động 7, 9 và 10.
Đánh giá kết quả tập huấn
Việc đánh giá kết quả của 08 khóa tập huấn được thực hiện bằng hệ thống ORID, qua đó
những học viên tham gia được yêu cầu đánh giá kết quả tập huấn vào cuối mỗi khóa học.
Những nội dung tập huấn gồm:
• Quản lý vườn cây ăn trái đối với xoài và bưởi
• Quản lý kỹ thuật trước thu hoạch đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản
phẩm tốt nhất.
• Quản lý kỹ thuật sau thu hoạch đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản phẩm
tốt nhất.
• Áp dụng qui trình IPM/IDM đối với xoài và bưởi để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
nhất.
6
Kết quả đánh giá tập huấn cho kết quả như sau:
• Thời gian tập huấn: kết quả dao động từ 70% đến 90%, trong đó trung bình 83% số
học viên cho rằng thời gian tập huấn vừa đủ, 17% còn lại cho rằng thời gian tấp huấn
hơi ngắn và đề xuất tăng lên ba đến năm ngày.
• Học viên nắm kết quả tập huấn: kết quả dao động từ 65% đến 70%, trong đó 68% học
viên cho biết họ nắm rõ kết quả tập huấn và 32% cho rằng nắm khá rõ.
• Tính mới của thông tin: Về nội dung thiết kế và quản lý vườn cây 85% học viên cho
rằng thông tin họ được học là hoàn toàn mới trong khi 15% cho rằng phần lớn các nội
dung là mới. Về kỹ thuật trước và sau thu hoạch, 65% học viên cho rằng thông tin họ
nhận được là hoàn toàn mới và 35% cho là phần lớn các nội dung là mới.
• Tính hữu ích của thông tin: Dao động trong khoảng từ 75% đến 86%, trong đó 79,5%
số học viên cho rằng họ kiến thức đã học rất có ích cho công việc và có thể hỗ trợ sự
phát triển của chuỗi cung ứng. 20,5% còn lại cho rằng khá hữu ích cho công việc sắp
tới của mình.
• Khả năng áp dụng thông tin: dao động trong khoảng 90% đến 95%, trong đó trung
bình 92% học viên cho rằng họ sẽ áp dụng kiến thúc đã học.
• Sự tự tin của học viên: dao động từ 90% đến 100%, trong đó 95% học viên cho biết
họ sẽ thêm tự tin nếu như tiếp tục được tham dự những khóa đào tạo tiếp theo.
• Rào cản về văn hóa: Dao động trong khoảng 34% đến 47%, trong đó 40% số học viên
cho rằng có một số trở ngại về văn hóa trong việc áp dụng kiến thức được học (đã
được áp dụng thành công ở Úc) vào điều kiện Việt Nam, 20% không biết chắc và
40% cho biết không có trở ngại gì trong việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch của
Úc vào điều kiện Việt Nam. Đối với nội dung quản lý vườn cây và kỹ thuật canh tác
trước thu hoạch, 50% cho rằng có sự khác biệt văn hóa, 30% không chắc chắn và
20% cho biết không có khác biệt gì.
• Kiến thức của giảng viên: 77% học viên cho rằng trình độ của giảng viên rất tốt, 23%
cho rằng tốt.
• Đáp ứng mong đợi của học viên: 77% số học viên cho rằng các nội dung tập huấn đáp
ứng hoàn toàn các mong đợi của họ, trong khi 23% cho rằng các mong đợi của họ về
khóa tập huấn được đáp ứng khá tốt.
Các tài liệu tập huấn đã được dự án CARD cung cấp
Những tài liệu tập huấn theo nhu cầu đã được thực hiện cho đến nay gồm :
1. Giới thiệu về chuỗi cung ứng.
2. Xây dựng chuỗi cung ứng.
3. Nâng cao cơ hội thị trường cho trái cây Việt Nam thông qua cải tiến hệ thống cung
ứng.
a. Kế hoạch chiến lược.
b. Xác định và phát triển chuỗi cung ứng.
c. Phân tích chuỗi cung ứng.
d. Xác định những điể