Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT
CLC) được xem là xu hướng tất yếu trong đào tạo đại học hiện nay ở Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và thị
trường lao động, đồng thời tạo cơ sở vững chắc để các trường đại học có thể tự
chủ trong bối cảnh mới. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế,
nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quyết định, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao là gia tăng giá trị cho con người cả về vật chất, tinh thần, trí tuệ,
kỹ năng, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII của Đảng đã đặt ra “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải
pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Từ năm 2012, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bắt đầu đào tạo trình độ
đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ, nền công vụ và xã
hội. Bên cạnh CTĐT đại trà, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hướng đến đào tạo
CLC một số ngành nhằm nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới. Việc đào tạo CLC trình độ đại học là cần thiết đối với sự phát triển
bền vững của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Trong đào tạo trình độ đại học
nói chung và đào tạo CLC nói riêng, chương trình là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên chất lượng của sản phẩm đào tạo. Song, làm thế nào để có
được các CTĐT thực sự có chất lượng cao, có sự khác biệt so với CTĐT đại
trà? Chuẩn đầu ra của CTĐT CLC cần phải đạt được chuẩn mực như thế nào?
Cấu trúc, nội dung kiến thức của CTĐT cũng như những kỹ năng cần được
trang bị cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo là gì? Làm thế nào để lựa
chọn đúng học phần cũng như phương pháp giảng dạy để sinh viên đạt chuẩn
đầu ra của CTĐT ?. là những câu hỏi mà các cơ sở giáo dục đại học phải trả
lời để có thể xây dựng được các CTĐT CLC theo đúng nghĩa.
128 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ sở khoa học xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
VŨ NGỌC HOA
CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHẤT LƢỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2020.113
Hà Nội, 2020
2
BỘ NỘI VỤ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
VŨ NGỌC HOA
CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHẤT LƢỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: ĐTCT.2020.113
Hà Nội, 2020
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chất lƣợng cao CLC
Chƣơng trình đào tạo CTĐT
Nghiên cứu khoa học NCKH
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................... .6
2.Tình hình nghiên cứu ................................................................................................................................7
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................. 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 11
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................................... 12
7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................................... 12
8. Bố cục của đề tài ..................................................................................................................................... 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHÁP LÍ VỀ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC .................................................................................................................. .13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... .13
1.2 . Đặc điểm của chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học ..... .14
1.3. Tiêu chí của chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học ...17
1.4. Mô hình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học..26
1.5. Quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học27
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT
LƢỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM.42
2.1. Chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao ở một số trƣờng đại học Việt Nam.........42
2.2. Tiềm lực đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội .. ..58
2.3. Nhu cầu của xã hội đối với chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học 74
Chƣơng 3. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI...79
3.1. Nguyên tắc xây dựng chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học
tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội..79
3.2. Xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học...83
3.3. Lộ trình xây dựng chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học tại
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2030 .93
3.4. Giải pháp phát triển các điều kiện để triển khai chƣơng trình đào tạo chất
lƣợng cao trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội96
5
3.5. Mô hình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ
Hà Nội.............................................................................................................103
KẾT LUẬN.. ............................................................................................................................... .115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 117
PHỤ LỤC..120
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng và phát triển các chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao (CTĐT
CLC) đƣợc xem là xu hƣớng tất yếu trong đào tạo đại học hiện nay ở Việt Nam
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trƣờng và thị
trƣờng lao động, đồng thời tạo cơ sở vững chắc để các trƣờng đại học có thể tự
chủ trong bối cảnh mới. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế,
nguồn nhân lực chất lƣợng cao có vai trò quyết định, phát triển nguồn nhân lực
chất lƣợng cao là gia tăng giá trị cho con ngƣời cả về vật chất, tinh thần, trí tuệ,
kỹ năng, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội
lần thứ XII của Đảng đã đặt ra “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải
pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
Từ năm 2012, Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội bắt đầu đào tạo trình độ
đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ, nền công vụ và xã
hội. Bên cạnh CTĐT đại trà, Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội hƣớng đến đào tạo
CLC một số ngành nhằm nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới. Việc đào tạo CLC trình độ đại học là cần thiết đối với sự phát triển
bền vững của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội Trong đào tạo trình độ đại học
nói chung và đào tạo CLC nói riêng, chƣơng trình là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên chất lƣợng của sản phẩm đào tạo. Song, làm thế nào để có
đƣợc các CTĐT thực sự có chất lƣợng cao, có sự khác biệt so với CTĐT đại
trà? Chuẩn đầu ra của CTĐT CLC cần phải đạt đƣợc chuẩn mực nhƣ thế nào?
Cấu trúc, nội dung kiến thức của CTĐT cũng nhƣ những kỹ năng cần đƣợc
trang bị cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo là gì? Làm thế nào để lựa
chọn đúng học phần cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy để sinh viên đạt chuẩn
đầu ra của CTĐT ?... là những câu hỏi mà các cơ sở giáo dục đại học phải trả
lời để có thể xây dựng đƣợc các CTĐT CLC theo đúng nghĩa.
7
Để có thể tổ chức xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học, rất cần có một
cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời phù
hợp với điều kiện thực tế của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội, cần thiết phải
nghiên cứu cơ sở lí luận, pháp lí về CTĐT CLC; nghiên cứu tiềm lực đào tạo
CLC của Trƣờng, trên cơ sở đó đề xuất nguyên tắc, quy trình, lộ trình xây dựng
CTĐT CLC; mô hình đào tạo CLC, giải pháp phát triển các điều kiện để triển
khai CTĐT CLC trong giai đoạn 2020-2030 tại Trƣờng. Do đó, rất cần thiết
phải nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển CTĐT. Tuy nhiên, do đề tài
tập trung hƣớng đến việc xây dựng CTĐT theo cách tiếp cận năng lực theo tinh
thần của Kế hoạch hành động của ngành giáo dục năm 2017 [9]: “ các cơ sở
giáo dục đại học đổi mới mục tiêu, CTĐT, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy từ
cung cấp kiến thức sang hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất, kỹ năng của
ngƣời học; đổi mới cách tiếp cận xây dựng CTĐT đại học dựa trên kinh nghiệm
của các CTĐT tiên tiến (POHE, CDIO)” và với Chiến lƣợc phát triển Trƣờng
Đại học Nội vụ Hà Nội xác định sứ mệnh của trƣờng là mở ra cơ hội học tập
cho mọi ngƣời với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa trình độ theo định
hƣớng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực của ngành nội vụ, nền
công vụ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nƣớc và hội nhập quốc tế [20]
nên trong đề tài này, chúng tôi khái quát một số công trình về phát triển CTĐT
đặc biệt là các công trình nghiên cứu về phát triển chƣơng trình theo cách tiếp
cận năng lực trong đào tạo theo định hƣớng ứng dụng.
Yvonne Osborne đã phân tích sự cần thiết của chƣơng trình giảng dạy
phải dựa trên năng lực: Chƣơng trình giảng dạy dựa trên năng lực đƣa ra
phƣơng pháp tiếp cận lấy ngƣời học làm trung tâm cho sự phát triển và đánh
giá việc dạy và học mà trong đó các học viên phải đối mặt với tình huống làm
việc thực tế chuyên nghiệp để chuẩn bị cho họ ở mức độ sơ cấp trong thực
8
hành. Các chiến lƣợc dạy và học thể hiện phƣơng pháp học tập có liên quan đến
tình huống làm việc nhằm hỗ trợ cho học viên có thể đáp ứng các yêu cầu
chuyên môn về hành nghề của họ. Do đó, các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ
phát triển năng lực của mình để có thể đáp ứng lại và dự đoán khả năng phát
triển công việc của họ trong tƣơng lai. Tác giả cũng chỉ ra những thách thức
của việc phát triển chƣơng trình giảng dạy dựa trên năng lực nhƣ: Việc kiểm
soát học tập dựa vào ngƣời thiết kế chƣơng trình giảng dạy, những ngƣời này
có thể là các đại diện đến từ các trƣờng đại học, hệ thống chăm sóc y tế, cơ
quan quản lý và các chuyên gia điều dƣỡng. Thách thức chủ yếu cho những
ngƣời xây dựng chƣơng trình giảng dạy là đồng ý thay đổi từ một chƣơng trình
giảng dạy cơ bản, tập trung vào nội dung theo truyền thống thành chƣơng trình
giảng dạy dựa trên năng lực tập trung vào việc học tập và kết quả học tập của
học viên. Những ngƣời thiết kế chƣơng trình giảng dạy sẽ đƣợc yêu cầu thay
đổi từ cách giảng dạy hƣớng theo nội dung thành phát triển các quá trình học
tập, theo đó việc suy nghĩ và hành động có thể đƣợc đo lƣờng và phản ánh
đƣợc các tiêu chuẩn chuyên môn thông qua sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời
dạy và ngƣời học. [23, tr.8]
Trần Khánh Đức trong Chuẩn đầu ra và phát triển CTĐT theo năng lực
ở bậc đại học [4] trình bày định hƣớng phát triển CTĐT theo năng lực: Phát
triển CTĐT cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp và các yếu tố liên quan đến
hoạt động nghề nghiệp; phát triển CTĐT theo định hƣớng các mục tiêu học tập
cụ thể để hình thành các năng lực chuyên môn; phát triển các CTĐT mở, tạo
điều kiện thƣờng xuyên cập nhật tri thức, kĩ năng mới; chú trọng yêu cầu phát
triển năng lực hành nghề, giảm bớt các tri thức hàn lâm, tăng cƣờng năng lực
hành động và thích ứng nhanh với những biến đổi của thị trƣờng lao động.
Trần Hữu Hoan trong Phát triển chƣơng trình giáo dục đề cập đến cơ sở
khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chƣơng trình giáo dục bao gồm: Cơ sở
triết học, cơ sở về lịch sử, cơ sở tâm lý học, cơ sở lý luận dạy học hiện đại và
cơ sở xã hội. Theo tác giả cơ sở triết học đƣợc cho là kiến thức trọng tâm cho
9
việc thiết kế xây dựng chƣơng trình giáo dục vì cơ sở triết học phản ánh ý
tƣởng, trƣờng phái riêng của các nhà thiết kế chƣơng trình giáo dục và ảnh
hƣởng trực tiếp đến mục đích, mục tiêu cụ thể và nội dung cũng nhƣ cách thức
tổ chức các hoạt động của chƣơng trình giáo dục [6, tr.20]. Triết lý giáo dục
giúp các nhà xây dựng chƣơng trình xác định rõ mục đích trong giáo dục; mục
tiêu giảng dạy và các hoạt động trong nhà trƣờng; vai trò của cá nhân trong
trƣờng trong hoạt động giáo dục, mối quan hệ giữa cá nhân với hoạt động tổ
chức và triển khai chƣơng trình; việc lựa chọn các chiến lƣợc, phƣơng pháp dạy
học trong nhà trƣờng và trong lớp học [6, tr. 24].
Cơ sở xã hội của việc xây dựng chƣơng trình giáo dục là chƣơng trình
đáp ứng các nhu cầu của cá nhân ngƣời học, và nhu cầu xã hội. Các nhu cầu cá
nhân ngƣời học gồm nhu cầu về thể chất, nhu cầu tâm lý xã hội, nhu cầu đƣợc
giáo dục và nhu cầu phát triển. Còn các nhu cầu xã hội có ý nghĩa và ảnh
hƣởng đến chƣơng trình nhƣ chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trƣờng, văn hóa.
[6, tr. 34]
Cơ sở tâm lý học của xây dựng chƣơng trình giáo dục là chƣơng trình
phải luôn đảm bảo đƣợc phần thực hành phù hợp với nhu cầu ngƣời học, tránh
lý thuyết, lý luận thuần túy. Việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới của ngƣời học
phải dựa trên nền của những cái đã có trong đầu của ngƣời học [6, tr. 35].
Nguyễn Vũ Bích Hiền [5] trong bài báo “Các xu hƣớng phát triển CTĐT
theo quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm” nghiên cứu các xu hƣớng phát
triển CTĐT theo quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm. Trên cơ sở làm rõ
khái niệm phát triển CTĐT và quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm, nghiên
cứu nêu lên ba xu hƣớng phát triển chƣơng trình là: thiết kế chƣơng trình theo
chuẩn đầu ra và đào tạo theo năng lực thực hiện, kêu gọi sự tham gia của nhiều
bên liên quan (những ngƣời có mối quan tâm và đƣợc hƣởng lợi ích trực tiếp
hay gián tiếp từ chƣơng trình) trong phát triển chƣơng trình nhằm đáp ứng
đƣợc nhu cầu đa dạng của ngƣời học, đào tạo theo học chế tín chỉ đƣợc coi là
một ví dụ của việc xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình theo quan điểm
10
lấy ngƣời học làm trung tâm. Đó là cách phát triển chƣơng trình giúp ngƣời học
đƣợc chủ động và đƣợc quyền quyết định nhiều hơn cho hoạt động học tập của
chính mình.
Phát triển CTĐT đại học định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) -
Tài liệu cơ bản của Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hƣớng nghề
nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì đã
trình bày các đặc trƣng cơ bản của đào tạo theo cách tiếp cận POHE là CTĐT
mở và dựa vào năng lực, xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên rõ ràng,
có sự tham gia của thị trƣờng lao động vào quá trình đào tạo POHE, đánh giá
kết quả ngƣời học dựa vào năng lực [1, tr.58-64]. Bên cạnh đó tài liệu này cũng
trình bày chi tiết chu trình phát triển CTĐT POHE với các bƣớc: Phân tích nhu
cầu của thị trƣờng lao động; xác đinh mục tiêu đào tạo, xây dựng hồ sơ nghề
nghiệp, hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra; phân tích hiện trạng của Trƣờng; xây
dựng nội dung học tập, chủ đề học tập, sắp xếp hệ thống modun/học phần trong
CTĐT; lựa chọn phƣơng pháp giáo dục; tổ chức quá trình dạy học; phát triển
hỗ trợ học tập; xây dựng quy tắc đánh giá kết quả học tập; thực hiện và cải tiến
CTĐT; phát triển chiến lƣợc đánh giá CTĐT thích hợp [1, tr.71].
Những công trình nghiên cứu về xây dựng, phát triển chƣơng trình đã
bàn về cơ sở xây dựng CTĐT, xu hƣớng, sự cần thiết xây dựng chƣơng trình
theo cách tiếp cận năng lực; quy trình xây dựng CTĐT. Trong đề tài này, chúng
tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình trên để đi sâu nghiên cứu
về cơ sở khoa học xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học
Nội vụ Hà Nội.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài Cơ sở khoa học xây dựng CTĐT CLC
trình độ đại học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm xác lập cơ sở lí
luận, pháp lí và thực tiễn của việc xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội; từ đó đề xuất quy trình, giải pháp xây dựng
CTĐT CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí về CTĐT và xây dựng CTĐT
CLC trình độ đại học
- Nghiên cứu thực trạng xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học của Việt Nam
- Nghiên cứu nguyên tắc, chuẩn đầu ra, thời lƣợng, cấu trúc, nội dung,
quy trình, lộ trình xây dựng CTĐT CLC và điều kiện thực hiện CTĐT CLC tại
Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn xây dựng
CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: CTĐT CLC trình độ đại học.
Phạm vi thời gian: xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại
học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2030.
Phạm vi không gian: xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại trụ sở
chính của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài chủ yếu sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp phân tích: Phân tích các CTĐT CLC đang triển khai tại
một số trƣờng đại học ở Việt Nam để tham khảo kinh nghiệm xây dựng CTĐT
CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội; phân tích đặc điểm của CTĐT CLC
trình độ đại học; phân tích quy trình xây dựng CTĐT CLC.
Phƣơng pháp mô tả: Mô tả thực trạng năng lực đào tạo của Trƣờng Đại
học Nội vụ Hà Nội trong việc đáp ứng các điều kiện đào tạo CLC.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra nhằm thu thập thông tin về
nhu cầu học CTĐT CLC của học sinh lớp 12 ở một số tỉnh phía Bắc.
12
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số chuyên gia nhằm thu
thập thông tin về kinh nghiệm xây dựng và triển khai CTĐT CLC tại một số
trƣờng đại học ở Việt Nam.
6. Giả thuyết khoa học
Việc xây dựng chƣơng trình CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học
Nội vụ Hà Nội dựa trên cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn. Điều này bảo đảm
cho chƣơng trình CLC trình độ đại học có tính khoa học, tính hiện đại, cập
nhật, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các bên liên quan.
7. Đóng góp của đề tài
Đóng góp chủ yếu của đề tài:
- Về lí luận: Đề tài khái quát hóa một số nguyên tắc, yêu cầu trong các
văn bản pháp lí về việc xây dựng CTĐT trình độ đại học nói chung và CTĐT
CLC nói riêng; xây dựng đƣợc quy trình xây dựng CTĐT CLC.
- Về thực tiễn: Đề tài đóng góp vào quá trình xây dựng CTĐT CLC trình
độ đại học tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm
03 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận, pháp lí về CTĐT và xây dựng CTĐT CLC trình
độ đại học
Chƣơng 2. Thực trạng xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học của Việt Nam
Chƣơng 3. Xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học tại Trƣờng Đại học
Nội vụ Hà Nội.
13
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHÁP LÍ VỀ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƢỢNG CAO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chương trình đào tạo
Theo Wentling Tim, CTĐT là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt
động đào tạo, cho biết toàn bộ nôi dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể
trông đợi ở ngƣời học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực
hiện nội dung đào tạo, các phƣơng pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập và tất cả những cái đó đƣợc sắp xếp theo một thời gian biểu
chặt chẽ” [24].
“CTĐT là hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành đƣợc thiết kế đồng
bộ với phƣơng pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo
ngƣời học tích luỹ đƣợc kiến thức và đạt đƣợc năng lực cần thiết đối với mỗi
trình độ của giáo dục đại học” [17].
Trong Luật Giáo dục đại học năm 2018 [11], “CTĐT bao gồm mục tiêu,
khối lƣợng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phƣơng pháp và hình thức đánh giá
đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung
trình độ quốc gia Việt Nam”.
Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm CTĐT là kế hoạch tổng thể cho
hoạt động đào tạo, bao gồm mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra; khối lƣợng kiến
thức; cấu trúc, nội dung chƣơng trình; phƣơng pháp và hình thức đánh giá đối
với môn học, ngành học.
1.1.2. Chương trình đào tạo chất lượng cao
Theo Thông tƣ số 23/2014/TT-BGDĐT [16], “CTĐT CLC là CTĐT có
các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và chuẩn đầu ra cao hơn CTĐT đại trà tƣơng
ứng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí và điều kiện tại Quy định này” (Quy định
về đào tạo CLC trình độ đại học – chú thích của tác giả đề tài).
14
1.2. Đặc điểm của chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học
1.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao trình
độ đại học
Chuẩn đầu ra của ngƣời học tốt nghiệp trình độ đại học đƣợc quy định
theo Quyết định 1982/QĐ-TTg [13] nhƣ sau: Về kiến thức, ngƣời tốt nghiệp
trình độ đại học phải có: Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu,
rộng trong phạm vi của ngành đào tạo; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội,
khoa học chính trị và pháp luật; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu công việc; kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình
trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành
hoạt động chuyên môn. Về kĩ năng, ngƣời tốt nghiệp trình độ đại học phải có:
Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; kỹ năng dẫn dắt,
khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác; kỹ năng phản biện, phê
phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trƣờng không xác
định hoặc thay đổi; kỹ năng đánh giá chất lƣợng công việc sau