Báo cáo Sinh vật màng nước (Neiston) Sinh vật đáy (Benthos)

Lời nói đầu Do thủy vực không phải là một môi trường hoàn toàn đồng nhất về mọi đều kiện của môi trường vô sinh cũng như hữu sinh, chúng bao gồm nhiều loại sinh cảnh khác nhau. Trong mỗi vùng đều có tập hợp sinh vật đặc trưng thích ứng với các điều kiện sống cơ bản của từng vùng, trong mỗi tập hợp này lại có thể phân biệt từng quần loại sinh vật thích ứng với từng sinh cảnh cụ thể của môi trường đó.

docx13 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Sinh vật màng nước (Neiston) Sinh vật đáy (Benthos), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG Bài báo cáo: Sinh vật màng nước (Neiston) Sinh vật đáy (Benthos) GVHD: Trần Đạt Huy Nhóm 3: - Phạm Văn Tới - Hồ Thanh Quí - Trần Tuấn Vĩnh - Nguyễn Văn Quy - Nguyễn Minh Triết - Nguyễn Hữu Trí - Nguyễn Trung Hiếu Mục lục Lời nói đầu......................................................................................3 Sinh vật màng nước (Neiston)...............................................3 Khái niệm........................................................................3 Đặc điểm sinh thái..........................................................3 Phân loại..........................................................................3 Vai trò của sinh vật màng nước đối với thủy sản........4 Sinh vật đáy (Benthos)...........................................................4 Khái niệm........................................................................4 Đặc điểm sinh thái..........................................................4 Các nhóm sinh vật đáy...................................................5 Sinh vật đáy theo môi trường nước......................5 Sinh vật đáy theo lối sống......................................6 Mối quan hệ giữa các sinh vật đáy...............................6 Vai trò của sinh vật đáy.................................................6 Nền đáy trong ao nuôi thuỷ sản............................................7 Mục đích cải tạo nền đáy...............................................8 Những yếu tố ảnh hưởng đến nền đáy bị ô nhiễm.......8 Hậu quả nền đáy bị ô nhiễm..........................................8 Giải pháp.........................................................................8 Sử dụng hình thức nuôi hợp lý..............................8 Cải tạo ao nuôi........................................................9 Quản lý thức ăn......................................................11 Một số ảnh hưởng của sinh vật đáy..............................12 Tài liệu tham khảo..........................................................................13 Lời nói đầu Do thủy vực không phải là một môi trường hoàn toàn đồng nhất về mọi đều kiện của môi trường vô sinh cũng như hữu sinh, chúng bao gồm nhiều loại sinh cảnh khác nhau. Trong mỗi vùng đều có tập hợp sinh vật đặc trưng thích ứng với các điều kiện sống cơ bản của từng vùng, trong mỗi tập hợp này lại có thể phân biệt từng quần loại sinh vật thích ứng với từng sinh cảnh cụ thể của môi trường đó. Sinh vật màng nước (Neiston) Khái niệm Sinh vật màng nước là những động vật sống quanh màng nước, nhờ sức căng bề mặt. Thành phần loài của sinh vật màng nước trong hồ giàu hơn so với các loại thủy vực nội địa khác. (Trang 133, Sinh thái học – Các hệ sinh thái nước/ Vũ Trung Tạng, 2008) Đặc điểm sinh thái - Những loài sống trên mặt nước gọi là epineuston, còn sống bám dưới màng nước là hyponeuston. Có bọn sống thường xuyên ở màng nước, cũng có bọn chỉ sống tạm thời ở giai đoạn ấu trùng, sau khi biến thái, chúng chuyển về dạng sống trưởng thành trong tầng nước hay chuyển xuống đáy như cha mẹ của chúng. - Phần lớn các loài động vật neiston có nguồn gốc từ tầng nước sâu hay từ tầng đáy, song đã từ bỏ môi trường cũ của mình chuyển sang dạng sống màng nước. Do vậy, cấu tạo cơ thể đã biến đổi rất xa so với tổ tiên của chúng. Hơn nữa, trong điều kiện ở màng nước những sinh vật này hoặc không thấm nước, có khả năng thích ứng ở nơi giàu tia cực tím, ăn kiểu ăn ở màng nước giàu chất vẩn hữu cơ. - Cơ thể của chúng có vỏ không thấm nước, nhỏ nhẹ, có chân dài, nhờ vậy có thể di chuyển nhanh trên mặt nước mà không chìm. Mắt của nhóm động vật này có cấu tạo hai phần: phần trên có khả năng khúc xạ ánh sáng khí quyển, phần dưới có khả năng khúc xạ với môi trường nước. Phân loại Thành phần đặc trưng của epineuston là con Đo nước (Hydrometra), Gọng vó (Gerris), Bọ vẽ (họ Cyrinidae). Đại diện tiêu biểu cho hyponeuston gồm cà niễng (Hydrophylidae), ốc (Lymnaea), bọ gạo (Notonecta), ấu trùng muỗi Culex, Anophelles, Aedes, ấu trùng của nhiều loài động vật đáy khác v.v... Vai trò của sinh vật màng nước đối với thủy sản - Làm nguồn thức ăn cho một số loài thủy sản. - Các loài của chi Hydrophilus được coi là động vật gây hại trong các ao ương trứng cá. Các loài khác ăn ấu trùng muỗi và có tiềm năng trở thành các tác nhân kiểm soát sinh học. - Khi xuất hiện bộ cà niễng (Họ Dytiscida E.) cho thấy môi trường nước đang bị nhiễm bẩn cần phải cải tạo ao nuôi. - Bệnh do Bọ gạo (Chùm chụp). Bọ gạo nguy hiểm nhất đối với cá bột. Chúng bơi rất nhanh đuổi bắt cá bột, dùng 4 chân nhỏ để giữ cá, dùng 2 chân chèo gạt nước để bơi. Bọ gạo dùng vòi hút máu cá, làm chết nhiều cá bột. Trong 12 giờ một con bọ gạo có thể làm chết từ 11-18 cá chép bột 1 ngày tuổi. Trong 18 giờ 1 con bọ gạo có thể diệt từ 6 - 10 con cá chép bột 3 ngày tuổi. Cách phòng và trị: dùng dầu lửa: làm khung bằng tre nứa hay bẹ chuối có kích thước bằng chiều ngang của ao. Cho dầu lửa vào trong khung thành lớp váng dầu mỏng trên mặt nước, rồi dịch dần khung dầu khắp ao, mỗi chỗ để 5 - 10 phút. Sinh vật đáy (Benthos) Khái niệm Nhà tự nhiên học Ernest Haeckel đã đưa ra thuật ngữ sinh vật đáy (Benthos) để chỉ tất cả các sinh vật sống ở trên mặt hay bên trong đáy biển. Con thì bò, con thì trườn, con lại chui; một số khác lại bám và được gọi là sinh vật bám đáy (Sessile benthos). Một số cá như cá bơn phần lớn thời gian sống đều ở sát đáy nên đôi khi cũng được coi là thành phần sinh vật đáy. Sinh vật đáy bao gồm Bacteriobenthos (vi sinh vật đáy), Phytobenthos (thực vật đáy) và Zoobenthos (động vật đáy). Đặc điểm sinh thái - Sinh vật đáy khá đa dạng về thành phần loài và số lượng trong vùng ven bờ. Thành phần loài và số lượng của chúng giảm dần khi xuống sâu, đặc biệt trong vùng profundal (vùng nước sâu). Điều này liên quan trước hết đến sự suy giảm về thành phần loài và kích thước quần thể của thực vật có màu xanh khi cường độ chiếu sáng yếu dần. Ở độ sâu trên 4-5m, thực vật thường mất hẳn, trừ những vùng có độ trong lớn, như ở hồ Baical, thực vật đáy có thể xâm nhập sâu đến 25-30m. - Đặc điểm thích ứng của sinh vật đáy phát triển theo hướng tạo cho sự vật an toàn, vững chãi trong đời sống trên nền đáy, tránh được các tác nhân gây chuyển dịch, mất ổn định vị trí cơ thể, hoặc vùi lấp cơ thể trong bùn đáy. Phù hợp với tính ổn định, ít biến động của môi trường sống nền đáy. Các nhóm sinh vật đáy Sinh vật đáy theo môi trường nước - Sinh vật đáy ở nước ngọt + Phytobenthos trong các hồ nhiệt đới xích đạo rất phát triển, phân bố từ mặt nước xuống đáy sâu, lần lượt là những cây nửa nước nửa đất như lau, sậy (Phragmites); niễng lác (Cyperus); sen (Nelumbium speciosum), súng (Nymphaea stellata); những loài thường xuyên ngập nước như là rong Chân chó (Myriophyllum spicatum), rong Mái chèo (Vallisneria spiralis), rong Nhám (Hydrilla verticillata), rong Ly,... Sống bám hay xen kẽ với các loài rong thường là các loại tảo đa bào thuộc Enteromorpha, Chaetomorpha, Cladophora, Spirogyra, Fontinalis v.v... Thềm đá cũng như bờ cát thông thoáng với vùng khơi hồ rộng, tại vùng littoral thường vắng mặt các bụi thực vật lớn do chúng không chống chịu được với sống vỗ; bù vào là sự phát triển phong phú của nhóm periphyton. Phần lớn là các loài tảo bám với nhóm động vật ăn lọc secton. + Bacteriobenthos (vi sinh vật đáy) giàu nhất trên bùn với sinh khối một vài mg trong 1g chất đáy. Số lượng này giảm ở đáy cát và đáy đá. Trong các loài nấm sống đáy phần nhiều là các loài thuộc Nematosporangium, Apodata, Fusarium,... Chúng rất giàu trong nền đáy bị nhiễm bẩn. Số lượng các loài Actinomyces, nhất là Micromonospora, Streptomyces và Nocardia đạt đến 0,1-0,2 triệu tế bào/ml đáy bùn, sự phát triển của chúng liên quan với mức độ dinh dưỡng của hồ. + Zoobenthos, tương tự như thực vật đáy, đa dạng về loài và giàu về số lượng ở vùng triều và nơi nước nông, nghèo nhất là đáy hồ. Sự phân bố của động vật đáy còn tùy thuộc vào cấu trúc của nền đáy và hệ thực vật. Nơi đáy đá và bị tác động của sóng, động vật đáy nghèo, chủ yếu gồm những loài có khả năng bám vào giá thể hoặc đào hang. Nơi đáy mềm động vật đáy tập trung đông và ổn định hơn, ở ven hồ giàu rong tảo thường gặp ấu trùng của các loài côn trùng, nhất là ấu trùng Chironomidae, giun ít tơ (Limmodrilus hoffmeisteri, Branchiura sowerbyi), tôm (M. Nipponense, các đại diện của Plalemon),... cũng như nhiều loài thân mềm như ốc (Bithiniidae, Viviparidae....), trai (Unionidae) v.v... Nơi đáy cát, ít thực vật, nền đáy kém ổn định có thể gặp giun ít tơ (Oligochaeta), ấu trùng muỗi (Bezzia, Culicoides), một số đại diện giun tròn (Nematoda). Nơi đáy bùn ổn định, ngoài những loài trên, động vật đáy còn được bổ sung thêm các loài giáp xác sống đáy. - Sinh vật đáy ở nước mặn + Một số thực vật đáy ở mặn: cỏ biển, một số loài rong biển,.. + Một số động vật đáy ở mặn: ngành ruột khoang (san hô, sứa, hải quỳ,...), ngành thân mềm (Ốc song kinh (chitons), dạng ốc nón (limpet-like),...), ngành da gai (lớp sao biển, lớp đuôi rắn, lớp cầu gai, lớp hải sâm, lớp huệ biển,..), động vật giáp xác (cua, tôm,..), giun nhiều tơ, thân mềm hai mảnh vỏ,... Sinh vật đáy theo lối sống - Sinh vật sống trên nền đáy (epifauna): Tôm, cua, san hô, sao biển, ốc, mực, bạch tuộc, bọ sống trên nền đáy có thể sống theo nhiều lối. Một số bọn sống tự do như tôm, cua, một số bọn sống bám như huệ biển, san hô, vẹm xanh, bào ngư,... một số sống tĩnh tại không bám vào giá thể nhưng ít vận động như trai, ốc, da gai... - Sinh vật sống trong tầng đáy (infauna) : ấu trùng muỗi lắc, giun ít tơ, cá trạch, lươn,... * Ngoài các đối tượng trên, một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có thời gian sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy thì vẫn được xếp vào nhóm động vật đáy. Sinh vật đáy nước ngọt ít đa dạng về số lượng cũng như loài như ở nước mặn. Mối quan hệ giữa các sinh vật đáy - Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với sinh vật ở tầng khác của thủy vực. Đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn, một số loài thực vật đáy hay những rạn san hô là nơi chú ẩn của các loài động vật trước kẻ thù ăn thịt. Đóng vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa vật chất. Vai trò của sinh vật đáy * Vai trò của thực vật đáy - Các tảo có kích thước lớn sống ở đáy có thể dùng làm thức ăn cho con người như Caulerpa, Ulav, Monostroma, Enteromorpha...,Người Việt cũng ăn rong mứt (Porphyra), rong đông (Hynea), rong bông trang (Dermonema), rong mơ (Sargassum),...Các loài chứa agar được nấu thạch và chế biến làm thực phẩm hay làm kẹo như: rong câu chân vịt (Gracilaria eucheumoides), rong câu rễ tre (Gelidiella acerosa), rong hồng vân (Eucheuma gelatinum), rong hải đai (Laminaria),... - Một số tảo nâu, tảo đỏ được sử dụng trong công nghiệp chiếu suất: các chất được chiết suất từ tảo biển là Agar (có trong 40 loài tảo đỏ thuộc các giống như Gelidium, Geidiella, Gracilaria, Hynea. Dùng làm thực phẩm, đồ hộp, phim ảnh, pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật ), Carrageenan (là loại Polysacharide chiết xuất từ rong Euchema và Kappaphycus, dùng trong công nghiệp thực phẩm làm bơ, sữa, pho mát, bánh kẹo, làm mỹ phẩm,..), Alginate (có trong vách tế bào của tảo nâu: Laminaria, Sargassum, Turbinaria,..dùng trong kỹ nghệ sơn, xà phòng, cao su, phim ảnh..), các chất này được chiết rút từ vách tế bào của tảo, hàm lượng và thành phần của chúng thay đổi tùy loài tảo, tùy nơi phân bố và tùy giai đoạn phát triển của tảo. * Vai trò của động vật đáy - Làm vật trang trí, đồ mỹ nghệ - Làm thức ăn cho các loài thủy sản ăn đáy (như các loài cá, giáp xác). - Các nhóm động vật đáy sống định cư hay cố định thường có tập tính ăn lọc, có khả năng lọc nước làm sạch môi trường nước, nhất là các nhóm hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ,... - Rất nhiều nhóm động vật không xương sống có kích thước lớn được sử dụng như là sinh vật chỉ thị trong các chương trình quan trắc sinh học. Dựa vào sự xuất hiện hay mất đi của các nhóm này mà người ta có thể đánh giá được tình trạng chất lượng nước của môi trường đó. Ví dụ như các loài thuộc nhóm giun ít tơ (Oligochaeta) thường chỉ thị cho môi trường ô nhiễm chất hữu cơ nặng. Ấu trùng muỗi lắc Chironomus sp. thường xuất hiện trong môi trường nhiễm bẩn nặng. Trong khi đó ấu trùng bộ Ephemeroptera thường chỉ thị môi trường rất sạch. * Tích luỹ chất độc, k/im loại nặng. Khả năng sinh vật có thể tích luỹ một số lượng giới hạn chất độc trong một thời gian ngắn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển có khả năng tích tụ một năng lượng chất độc khá cao. Quá trình này giảm đi đáng kể lượng chất độc lơ lửng trong môi trường nước. * Biết được vai trò của một số loài sinh vật đáy ta có thể quản lý được môi trường nước và kịp thời xử lý khi bị nhiễm bẩn cải thiện môi trường nước. Nền đáy trong ao nuôi thuỷ sản - Nền đáy cũng là nơi chứa đựng các sản phẩm tồn dư do trong quá trình nuôi chúng ta đưa xuống như vôi, thuốc, hoá chất, phân tôm cá, xác cá tôm chết. Các sản phẩm rửa trôi, xói mòn, rò rỉ tích tụ dần xuống đáy ao nuôi. Cũng chính nơi đây quá trình hấp thu, phân giải, phân huỷ vật chất hữu cơ diễn ra hết sức mạnh mẽ, các loại khí độc như H2S, NO2 được sinh ra nhiều hơn và liên tục hơn với cường độ mạnh dần qua các tháng nuôi. Mục đích cải tạo nền đáy - Ao được cải tạo tốt sẽ hạn chế mầm bệnh tồn lưu trong đất của vụ nuôi trước, kết hợp với các biện pháp nuôi nước, xử lý nước để thả giống sẽ giảm được thiệt hại do ao nuôi không còn mầm bệnh. Những yếu tố ảnh hưởng đến nền đáy bị ô nhiễm -   Lấy nước trực tiếp từ sông rạch vào thẳng ao nuôi không qua hệ thống ao lắng lọc, ao xử lí. -   Lạm dụng việc dùng vôi, thuốc, hóa chất trong việc xử lí dịch bệnh, nguồn nước, môi trường. -   Tình trạng tảo không phát triển hoặc phát triển qúa mức, gây hiện tượng nở hoa và tàn lụi dần, đóng góp vào nền đáy hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm đáng kể. -   Cho ăn quá dư thừa, quản lí việc cho ăn còn thiếu kinh nghiệm, không bố trí việc cho tôm, cá ăn hợp lí. Xác phiêu sinhvật, động vật nuôi chết lắng đáy ao. -   Hiện tượng sạt lở, xói mòn thường xuyên xảy ra nhất là vào mùa mưa. Hậu quả nền đáy bị ô nhiễm - Quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ ở đáy diễn ra mạnh, có rất nhiều O2 trong ao được sử dụng cho quá trình này gây thiếu oxy cục bộ dưới đáy. - Cùng với thiếu hụt dưỡng chất tại ao, nhiều khí độc được sinh ra như NH3, H2S, NO2. Những khí này cong tác động làm cho độ phèn (pH), hệ đệm Bicarbonat...tăng giảm thất thường trong ngày, giữa sáng và chiều. Dẫn đến tôm cá phải thay đổi và điều tiết, cân bằng nên dễ bị sốc. - Tôm cá trong ao thường tăng trưởng chậm, còi cọc, dễ bệnh và thời gian nuôi kéo dài. - Gây khó khăn trong việc gây màu nước và giữ màu nước. - Môi trường đáy bị bẩn sẽ làm cho vật nuôi thuỷ sản trong ao chuyển dần lên tầng nước trên và gây nên sự tập trung cục bộ với mật độ dày. Giải pháp Sử dụng hình thức nuôi hợp lý - Việc chọn loại hình nuôi là một trong các bước quan trọng hơn cả khi bắt đầu nuôi. Đối với những cơ sở có điều kiện có thể xử lý tốt các chất thải trong quá trình nuôi có thể lựa chọn nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh; tuy nhiên, hình thức nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến ít tác động tới môi trường và tiện lợi với hệ sinh thái. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, hình thức nuôi tuần hoàn theo hệ thống RAS đang ngày càng được phổ biến. Ưu điểm của hệ thống là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (trên 100 kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc thiết kế và bố trí ao nuôi cũng là một bước quan trọng. Mỗi trại nuôi phải có diện tích để kiểm dịch, thiết kế ao lắng, xử lý sinh học và ao phục hồi cùng với ao sản xuất. Cải tạo ao nuôi Mục đích của việc cải tạo ao nhằm tạo điều kiện tốt nhất về môi trường và tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho cá sinh trưởng tốt trong chu kỳ sản suất mới.  * Đối với ao mới đào - Cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất, tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân vi sinh, lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu đột ngột. * Đối với ao cũ - Tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10-20cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thuỷ hoá ở đáy như CO2, 02,, H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch. * Đối với ao nuôi công nghiệp - Cần vét sạch bùn đáy và phun chế phẩm vi sinh Zeolite 1-2kg/1000m2  giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn ngấm trong đất, đáy ao. Sau đó 2-3 ngày bón tăng lượng vôi để thúc đẩy việc phân hủy đáy ao tốt hơn. * Các phương pháp cải tạo ao nuôi Chất thải trong ao nuôi cần được xử lý từ trước, trong và sau khi nuôi để đảm bảo chất lượng môi trường nuôi. Trước khi bước vào vụ nuôi mới, cần phải xử lý các chất thải đã tích tụ trong ao của suốt vụ nuôi trước. Có 2 phương pháp cải tạo ao nuôi: cải tạo khô và cải tạo ướt - Cải tạo khô, đối với ao ít hoặc không nhiễm phèn. Được sử dụng khi các đáy ao có thể được phơi khô hoàn toàn. Gồm các bước: + Tháo cạn nước trong ao. + Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên. + Rửa nền đáy ao. + Bón vôi, cày xới, phơi đáy ao. + Sau thời gian phơi khô (15-30 ngày) lấy nước vào (10-20 cm) ngâm 1-2 ngày. + Bừa đáy ao bằng phẳng. + Xả hết nước, phơi khô rồi nén lu đáy ao bằng phẳng. + Bón vôi CaCO3. + Lấy nước vào. - Cải tạo ướt, đối với ao bị nhiễm phèn hoặc không thể phơi đáy. + Hút bùn dơ ra ngoài ao. + Lấy nước vào đầy ao rồi xổ, xả 3-4 lần. +Lấy nước vào khoảng 30cm rồi đánh CaO (vôi tôi) 1,5-2 tấn/ha. Ngâm 2-3 ngày sau đó xả bỏ. Lấy nước vào, xả bỏ lại một lần nữa. (nên cải thiện đáy ao với men vi sinh xử lý đáy) + Bón vôi CaCO3. + Lấy nước vào - Trong quá trình nuôi, có thể sử dụng phương pháp xi phông. Đây là một biện pháp xử lý chất thải và chất lắng đọng khác ở đáy ao nuôi, giúp hút hết những chất hữu cơ bị phân hủy dưới đáy ao, giải phóng được khí độc, tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm chi phí dùng hóa chất xử lý nền đáy. Hoặc sử dụng máy quạt nước để gom tụ chất thải cũng là một giải pháp tương đối an toàn vừa tạo ra vùng sạch cho tôm, cá hoạt động vừa tránh sự phát tán chất lơ lửng trở lại nước ao trong suốt thời gian nuôi. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp phân hủy chất thải bùn đáy trong ao nuôi, chuyển hóa khí độc thành dạng ít độc hơn. Các chế phẩm sinh học sẽ giúp cân bằng môi trường ao nuôi bằng các vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật có lợi này sẽ lấn át và tiêu diệt các mầm bệnh trong ao nuôi. * Mục đích của việc bón vôi + Diệt trừ các loại địch hại còn sót lại trong ao, những ký sinh trùng và bào tử gây bệnh cho cá. + Kết lắng các chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước + Kết cấu bùn đáy ao tơi xốp, cải tạo điều kiện thông khí của bùn đáy, đẩy mạnh phân giải mùn bã hữu cơ, giải phóng các nguyên tố tạo sinh bị bùn hấp phụ, làm giàu chất dinh dưỡng cho nước. + Giúp nâng cao ổn định pH ở ngưỡng thích hợp cho cá lượng vôi bón cho ao được tính dựa vào trị số pH đất. Khi pH đất nhỏ hơn 6,5 cần được bón vôi. Vôi cần được bón đều khắp ao kể cả bờ ao. + Tăng nguồn CO2 cho sự quang hợp của thực vật phiêu sinh. + Trung hoà acid, tăng khả năng đệm + Tăng hàm lượng phosphorus ở nền đáy. Quản lý thức ăn - Để hạn chế chất thải hiệu quả trong ao nuôi theo hình thức công nghiệp, người nuôi cần tính toán chính xác tỷ lệ sống của tôm, cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chọn loại thức ăn chất lượng tốt, độ tan rã trong nước ít và sử dụng hợp lý, tránh thừa thức ăn. Cho ăn đúng kỹ thuật, đúng và đủ số lượng, chất lượng. Ngoài ra, người nuôi cần tuân thủ việc thực hành nghề nuôi đảm bảo an toàn và khoa học mới có thể giúp cho ao nuôi phát triển hiệu quả, mang lại năng suất và thành công cho vụ nuôi. Một số ảnh hưởng của sinh vật đáy Khi m
Luận văn liên quan