Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
22 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tham gia học tập và làm việc tạo chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Nhiệm vụ:
Tham gia học tập và làm việc tạo chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy Hằng
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật 47
GVHD: TS. Lê Như Cương
HDV: Phan Duy Hải
Địa điểm: chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
Địa chỉ: số 19, đường trần phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
SĐT: 0383843220
Huế 4/2016LỜI CẢM ƠN :
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Lê Như Cương người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo này. Được sự giúp đỡ từ thầy, tôi có thêm tự tin để hoàn thành các công việc mà công ty giao. Tôi cũng xin cảm ơn các quý thầy, cô trong khoa Nông học đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Tôi cảm ơn chi cục BVTV tỉnh Nghệ An đã cho phép tôi thực tập cũng như tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập này và các anh chị giám sát trực tiếp, những người đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ nhiều kiến thức cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học quan trọng và mang tính thực tế cao trong chương trình học của khoa Nông học trong những năm vừa qua. Nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu của sinh viên cũng như xã hội. Đây là môn học giúp sinh viên có thể tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để làm viêc giống như một nhân viên bình thường trong một công ty, từ đó tạo tiền đề để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện và mài giũa kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường tương lai sau này. Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn quá lớn nên thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, học tập cũng như tự tin hơn sau khi ra trường.
Từ sự đam mê và sự hữu ích của môn học, tôi đã chọn tham gia vào chi cục BVTV tỉnh Nghệ An, làm việc tại chi cục với vai trò là một nhân viên từ ngày 18/1/2016 đến ngày 30/3/2016.
1.2. Mục tiêu thực tập
1.2.1. Mục tiêu chung.
Làm quen được môi trường làm việc.
Nâng cao kiến thức thực tế, tích góp kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cho bản thân, để có những định hướng cho học tập, rèn luyện năm 4 và công việc tương lai.
Rèn luyện ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc.
Hoàn thành quá trình thực tập và làm tốt bài báo cáo kết thúc môn học
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Biết và thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của công nhân trong công ty cổ phần Gấc Tân Thắng.
Có khả năng tự giải quyết các vấn đề về lĩnh vực chuyên môn một cách độc lập và khách quan.
Nâng cao lĩnh vực chuyên môn
Rèn luyện các kỹ năng:
+ kỹ năng giao tiếp.
+ kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.
+ kỹ năng thương thuyết.
PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1. T ìm hi ểu và làm quen với chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Ngh ệ An :
2.1.1. Th ông tin chung :
Năm thành lập: 1985
Địa chỉ: Số 19 – Đường Trần Phú – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383. 843. 220
Email: Ngheanppsd@gmail.com
2.1.2. Lịch sử h ình thành và phát triển :
từ buổi đầu mới thành lập với tổng biên chế chỉ có 35 người, trình độ đào tạo chủ yếu là trung cấp và sơ cấp trong khi địa bàn hoạt động trải rộng trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng đến nay toàn bộ lực lượng có 164 người được tổ chức thành 21 Trạm BVTV trực thuộc đóng trên địa bàn 21 huyện, thành, thị của tỉnh và Văn phòng Chi cục gồm có 05 phòng chức năng (Phòng Hành chính tổng hợp, phòng BVTV nông nghiệp, phòng BVTV rừng, phòng thanh tra chuyên ngành, phòng Kiểm dịch thực vật) đóng tại TP.Vinh. Với chất lượng đội ngũ có 12 Thạc sỹ, 126 đại học (trong đó có 22 cán bộ đang tham gia chương trình đào tạo thạc sỹ) số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp và nhân viên phục vụ..
Trong suốt 30 năm, trải qua nhiều thăng trầm, biến động với 4 lần thay đổi chức năng, nhiệm vụ, 1 lần thay đổi trụ sở, 4 lần chuyển giao thế hệ lãnh đạo nhưng với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, yêu nghề, yêu ngành, vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. Tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động qua các thời kỳ luôn phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn thử thách "bám ruộng, lội đồng", "nắm tay chỉ việc" "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với bà con nông dân luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ghi nhận những thành tích đạt được trong thời gian qua đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhất (2000), Hạng nhì năm 2003, 3 lần được UBND tỉnh Nghệ An tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc", ngoài ra, nhiều Trạm BVTV, cán bộ, công chức, viên chức được UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều bằng khen; Sở KHCN Nghệ An trao giải về nghiên cứu khoa học và Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng lao động sáng tạo cho 04 đồng chí: Nguyễn Đình Hương, Trịnh Thạch Lam, Cao Đăng Tâm, Cao Thị Hoa.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức :
1. Chi cục trưởng:
- KS. Lê Văn Thiều
- Sinh năm 1951
- Điện thoại liên lạc: 0912193405
2. Các phó chi cục trưởng:
- KS. Nguyễn Thị Đào
- Sinh năm 1959
- Điện thoại: 0904293716
- KS. Nguyễn Đình Hương
- Sinh năm 1964
- Điện thoại liên lạc: 0912193068
3. Các phòng chức năng (5 phòng)
- Phòng BVTV nông nghiệp
+ Trưởng phòng: Ths. Trịnh Thạch Lam
+ Điện thoại: 0912721006
- Phòng BVTV rừng
+ Trưởng phòng: KS. Nguyễn Văn Hội
+ Điện thoại: 0915233693
- Phòng thanh tra chuyên ngành
+ Trưởng phòng: KS. Nguyễn Xuân Bình
+ Điện thoại: 0982311348
- Phòng KDTV
+ Phụ trách phòng: KS. Lê Hoàng Huy
+ Điện thoại: 0983593777
- Phòng hành chính
+ Trưởng phòng: Ông Bùi Quang Hiếu
+ Điện thoại: 0978089817
4. Các trạm Bảo vệ thực vật huyện, thành phố, thị xã
- Gồm 20 trạm BVTV tại 20 huyện thành thị
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của chi cục :
2.1.4.1. Chức năng:
Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về Bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành Bảo vệ thực vật theo quy định của Pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo, đề xuất biện pháp quản lý dịch hại và phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện phòng trừ sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chủ yếu và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho. Hướng dẫn kỹ thuật và phối hợp phòng chống và khắc phục hậu quả sinh vật gây hại tài nguyên thực vật trên địa bàn tỉnh. Tham mưu giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố và bãi bỏ công bố dịch sinh vật gây hại tài nguyên thực vật theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương bao gồm: Công tác kiểm dịch thực vật nội địa; kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu địa phương theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật. Thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu Quốc gia và quá cảnh qua các cửa khẩu theo uỷ nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương. Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của Pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, quản lý việc sản xuất, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại chế phẩm sinh học, sử dụng phòng trừ dịch hại tài nguyên rừng và dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônquản lý quỹ dự trữ thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương;
- Cấp thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng sản phẩm thực vật theo uỷ quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Được thu lệ phí và phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo hướng dẫn của Pháp luật;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, phục vụ phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ chuyên ngành phục cho công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thực vật theo quy định của Pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin về bảo vệ thực vật phục vụ công tác chỉ đạo.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Bảo vệ thực vật đối với cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện và nhân viên kỹ thuật cấp xã, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các Trạm bảo vệ thực vật với UBND cấp huyện;
- Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật trong việc chấp hành Pháp lệnh bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản, quản lý cán bộ công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ thực vật cho cán bộ, công chức, viên chức bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
PHẦN 3
NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
3.1. Những căn cứ để tôi thực hiện nhiệm vụ.
3.2. Những công việc được giao trong quá trình thực tập.
- L àm quen v ới môi trường chi cục bảo vệ thực vât
+ cập nhật thời gian biểu làm việc.
+ làm quen với các phòng ban trong chi cục.
-Phòng Hành chính tổng hợp;
- Phòng Bảo vệ thực vật nông nghiệp;
- Phòng Bảo vệ thực vật rừng;
- Phòng Kiểm dịch thực vật;
- Phòng Thanh tra chuyên ngành.
*khảo sát tình hình mạ bị chết do ảnh hưởng của không khí lạnh
- Mưa rét kéo dài nhiều ngày đã khiến nhiều diện tích lúa vừa gieo cấy ở huyện Yên Thành bị chết và héo, chưa kể diện tích mạ bị héo đen do biểu hiện chết rét, hầu hết các diện tích giẹo sạ hạt chưa bị nảy mầm, hoặc nảy mầm cũng bị giá lạnh làm queo mầm.
Ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết: Vụ xuân này Yên Thành gieo cấy gần 12.000 ha lúa, hiện đã gieo cấy được gần 40% diện tích. Tính đến thời điểm này, toàn huyện Yên Thành có 72 ha lúa vừa gieo cấy và 32 ha mạ bị héo lá. Trong ảnh: Một số diện tích lúa ở xóm Lộc Thành, Nam Thành bị héo do giá rét.
Một thửa ruộng lúa ở Nhân Thành vừa bị héo và chết đen nguyên cả bụi .
Bà con xóm Đồng Hoa, xã Đồng Thành tháo nước vào ruộng làm ấm giảm thiểu lúa chết rét.
Bộ rễ lúa bị ảnh hưởng phát triển chậm do tiết trời giá lạnh.
+ yêu cầu công việc:
- phải đi đến tận nơi các vùng bị thiệt hại
- nắm bắt được khí hậu của từng vùng.
- tính toán được lượng thiệt hại đưa ra phương pháp khắc phục.
+ Yêu cầu bản than:
- nhanh nhẹn, tỉ mỉ, có tính kiên trì, chịu khó trong công việc.
- có kĩ thuật tốt.
- có tính sang tạo trong công việc.
*Đi cùng các bác trong chi cục đi khảo sát địa bàn điểm dịch hại trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ trạm BVTV huyện Nghĩa Đàn đi kiểm tra bị trĩ hại lúa trong tháng 3/2016
+ yêu cầu công việc :
quan sát tỉ mỉ về biểu hiện dịch bệnh gây hại trên lúa.
Người tham gia phải có hiểu biết và trình độ về chuyên môn nhất định.
+ yêu cầu bản thân :
- + Tính kiên trì, tỉ mỉ, nhanh nhẹn trong công việc
+ Có sức khỏe tốt
PHẦN 4
THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1.Thuận lợi
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn từ đó mà tôi có thêm tự tin để thực hiện tốt và hoàn thành các công việc được giao.
Cơ quan luôn tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho sinh viên thực tập, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên.
Hướng dẫn viên của cơ quan hòa đồng, có chiều sâu về kiến thức và kinh nghiệm, giúp đỡ rất nhiều trong công việc cũng như truyền đạt nhiều kiến thức thực tế cho sinh viên.
Hệ thống trang thiết bị đầy đủ.
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi có giờ giấc.
4.2 Khó khăn
Thời gian đầu còn bỡ ngỡ với công việc.
Nền tảng về kiến thức cũng như kỹ năng còn yếu kém.
4.3.Bài học kinh nghiệm
Sau 2 tháng thực tập tôi đã trưởng thành hơn và cũng đã thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Những gì mà tôi đã học được từ lần thực tập trên sẽ giúp ích cho tôi trong khoảng thời gian sau này.
Nhận thức về nghề nghiệp
Phải có tính kiên nhẫn, chịu khó, chăm chỉ.
Áp lực công việc lớn yêu cầu có khả năng hoạch định, điều phối công việc, linh hoạt và sáng tạo trong công việc
Luôn giữ được thái độ rõ ràng trong công việc rõ, chắc chắn nhưng cũng phải mềm dẻo, khéo léo trong mối quan hệ giao tiếp đúng lúc, đúng chỗ.
Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
Tính tổ chức và kỷ luật được nâng cao
Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao
Công việc đa dạng và vất vả
Cần độ tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ tìm hiểu thông tin và xử lý phán đoán nhận biết và giải quyết những tình huống ngoài thực tiễn mà trong lý thuyết việc nắm bắt vẫn còn hạn chế.
Về môi trường nghề nghiệp
Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
Tính tổ chức và kỷ luật được nâng cao.
Cần có sức khỏe, chịu khó trong công việc
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
Về kiến thức
Học hỏi được rất nhiều kiến thức liên quan đến chuyên ngành BVTV như chẩn đoán sâu bệnh hại, các phương pháp phòng trừ dịch hại
Được trực tiếp làm những công việc khác nhau của vị trí nhân viên cơ quan, cọ xát với thực tế bên ngoài giúp cho tôi tích lũy được nhiều kiến thức thực tế mà ở nhà trường chưa được học.
Về kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp: Lợi ích của giao tiếp hẳn ai cung biết, theo tôi nó là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần phải có và rèn luyện đến mức tối đa. Trong công việc, giao tiếp là điều không thể tránh khỏi, khi nói chuyện với hướng dẫn viên công ty, giám đốc tôi lúc nào cũng lễ phép, khiêm tốn, tế nhị. Tránh việc ăn nói sỗ sàng, hoặc phản ứng thái quá đối với người trong công ty, tạo thái độ hòa nhã dễ gần cho dù cấp bậc họ cao hay thấp. Cố gắng tạo lập mối quan hệ thân thiện với mọi người thông qua giao tiếp. Qua khoảng thời gian này, kỹ năng giao tiếp của tôi có tiến bộ một bước nhỏ nhưng đối với tôi đó cũng là một tiến bộ vượt bậc mà tôi đã đạt được.
Kỹ năng thương thuyết: Áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nếu như đảm nhận tất cả các công việc từ bất kỳ người nào là điều không thể, việc này sẽ tạo áp lực vô hình ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Chính vì vậy mà tôi coi trọng kỹ năng thương thuyết, nó giúp tôi có thể tránh khỏi những công việc mà tôi không muốn làm hoặc là những công việc không đúng chuyên ngành của mình.Vậy nhờ vào thương thuyết mà công việc của tôi được tiến hành thuận lợi và ổn định hơn.
Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian: Một kế hoạch hoàn hảo sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian tốt nhất.
PHẦN 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Có thể nói thực tập định hướng nghề nghiệp là một môn học rất bổ ích. Thông qua môn học này sinh viên sẽ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được biết môi trường làm việc như thế nào, được thử sức của mình sau bao năm học tập.
Qua thời gian này tôi đã làm quen được với môi trường làm việc của cơ quan, tìm hiểu được cơ cấu của cơ quan; học hỏi được nhiều kiến thức về những công việc và kỹ năng cần có của một kỹ sư nông học mà có thể trong môi trường nhà trường chưa thể truyền dạy được. Từ đó tôi đã đúc kết ra được những kinh nghiệm thực tế hữu ích cho bản thân, kinh nghiệm về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ nghề nghiệp.
Qua đây tôi cũng rèn luyện được các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.
Tôi có thể khẳng định đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, được thử sức mình, được tự thân khẳng định mình cũng như xác định được khả năng của mình đang nằm ở mức độ nào.
Đối với tôi 2 tháng vẫn chưa đủ để tôi hoàn thành bản kế hoạch do còn nhiều biến cố trong công việc nhưng nó cũng đã đủ để tôi nhận ra được nhiều điều mới, học hỏi thêm và rèn luyện bản thân mình.
5.2 Kiến nghị
Sau thời gian thực tập cũng như tham gia học tập trên giảng đường tôi thấy những môn học mang tính thực tế cao là rất cần thiết cho sinh viên, tiêu biểu là nhất thực tập định hướng nghề nghiệp, bên cạnh đó còn có bài tập đánh giá năng lực. Cuối cùng tôi xin đưa xin một ít kiến nghị với mong muốn chương trình học tập sẽ ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn nữa, giúp sinh viên học tập được tốt hơn trong thời gian sau này.
Về phía cơ quan, cơ quan cần tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên thực tập. Công ty nên tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường
Về phía nhà trường, đây là một môn học hữu ích, được bố trí hợp lý về thời gian thực tập cũng như thời điểm thực tập nên cần đưa môn học này vào chương trình của các khóa học sau và ngày càng mở rộng hơn nữa. Những bài tiểu luận của các môn học nên cho sinh viên dưới dạng những chủ để mở để phát huy khả năng phân tích, tính tìm tòi và tư duy. Các môn học cần có tiết tham quan ngoài thực tế để tăng thêm kiến thức thực tiễn.
Về bản thân, tôi vẫn thấy bản thân thiếu sót nhiều về kiến thức và kỹ năng mềm. Vậy nên sang năm 4 tôi cần rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng mềm, cố gắng học tập, tích lũy kiến thức để làm hành trang cho tương lai.
Mục lục