Kể từ đại hội Đảng lần thứ VI(1986) - Đại hội của đổi mới và dân chủ - đến nay nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển biến lớn. Với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, nước ta luôn coi trọng những vấn đề về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Các thành tựu đạt được thời gian qua trong lĩnh vực này là minh chứng cụ thể cho chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước. Sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia ngày lễ Tịch Điền tại cánh đồng Đọi Tam xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên chặng đường phát triển chung của cả nước. Chủ tịch nước khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa không thể xem nhẹ mặt trận nông nghiệp, nông thôn. Báo chí với nhiệm vụ “nói lên tiếng nói của Đảng, Nhà nước”, cũng phát huy tốt vai trò tuyên truyền, cổ vũ cho công cuộc phát triển và đổi mới nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của viện khoa học lao động (ILLSA) phối hợp với viện chiến lược và chính sách nông nghiệp nông thôn (IPSARD) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): trong số các hộ không thuộc diện hộ nghèo và cán bộ xã trên cả nước, chỉ có khoảng 7% số hộ đọc báo hàng ngày, 9% đọc báo một hoặc hai lần/tuần, và có tới hơn 67% chưa bao giờ đọc báo. Cũng theo điều tra này, hệ thống thông tin hành chính, (đại diện là uỷ ban nhân dân các xã, trưởng thôn) là nguồn thông tin chính về các vấn đề đường lối chủ trương chính sách, sản xuất nông nghiệp, tín dụng và bảo hiểm đối với đa số người dân. Các chỉ số trên áp dụng với báo chí phát thanh- truyền hình cao hơn (gần 80% được tiếp nhận thông tin qua kênh này). Chủ yếu người dân tiếp nhận và trao đổi thông tin qua hệ thống phát thanh cơ sở vì những ưu điểm như thông tin nhanh, có tính bề nổi và theo dõi trong nhiều hoàn cảnh.
Điều đó cho thấy, thông tin đến với nông dân vẫn phần nào bị hạn chế. Đó là thiệt thòi không nhỏ cho người dân, vì không chỉ tự ti khi giao tiếp, họ còn gặp rủi ro trong trao đổi mua bán, tham gia thị trường hay khó khăn và lỡ những cơ hội tiếp cận với các loại hình dịch vụ, đào tạo, sức khoẻ, tín dụng thực tế cho thấy rằng, người nông dân không chỉ quan tâm đến báo chí khi trên báo có những việc liên quan đến lợi ích của mình, hay trong xã hội có những vụ việc nổi cộm bức xúc, hoặc khi có những sự kiện trọng đại của đất nước.Mà họ luôn quan tâm đến báo chí để đáp ứng được nhu cầu thông tin hàng ngày.
Có thể nói rằng, việc tuyên truyền về nông nghiệp nông thôn để đạt được kết quả cao phải trải qua rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người làm công tác tuyên truyền phải có trí tuệ, năng lực, giàu kinh nghiệm thực tiễn và gần gũi với môi trường tự nhiên.Tuyên truyền nông nghiệp, nông thôn không chỉ dừng lại ở nói và nhắc lại những kết quả đã đạt được mà còn phải góp phần nâng cao trình độ dân trí của bà con nhân dân nhằm phát huy tối đa những thế mạnh của loại hình báo chí.
Vốn là người sinh ra và lớn lên tại một vùng quê mang tính thuần nông, nên em hiểu được phần nào cuộc sống của người nông dân, những khó khăn vất vả trong sản xuất và canh tác nông nghiệp. Đồng thời cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền, giúp cho người nông dân có những nhận thức và hiểu biết đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn nên em đã quyết định chọn đề tài “ Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn” tại Đài Phát Thanh – Truyền Hình tỉnh Hà Giang để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
31 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Kể từ đại hội Đảng lần thứ VI(1986) - Đại hội của đổi mới và dân chủ - đến nay nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển biến lớn. Với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, nước ta luôn coi trọng những vấn đề về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Các thành tựu đạt được thời gian qua trong lĩnh vực này là minh chứng cụ thể cho chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước. Sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia ngày lễ Tịch Điền tại cánh đồng Đọi Tam xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên chặng đường phát triển chung của cả nước. Chủ tịch nước khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa không thể xem nhẹ mặt trận nông nghiệp, nông thôn. Báo chí với nhiệm vụ “nói lên tiếng nói của Đảng, Nhà nước”, cũng phát huy tốt vai trò tuyên truyền, cổ vũ cho công cuộc phát triển và đổi mới nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, theo điều tra mới đây của viện khoa học lao động (ILLSA) phối hợp với viện chiến lược và chính sách nông nghiệp nông thôn (IPSARD) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): trong số các hộ không thuộc diện hộ nghèo và cán bộ xã trên cả nước, chỉ có khoảng 7% số hộ đọc báo hàng ngày, 9% đọc báo một hoặc hai lần/tuần, và có tới hơn 67% chưa bao giờ đọc báo. Cũng theo điều tra này, hệ thống thông tin hành chính, (đại diện là uỷ ban nhân dân các xã, trưởng thôn) là nguồn thông tin chính về các vấn đề đường lối chủ trương chính sách, sản xuất nông nghiệp, tín dụng và bảo hiểm đối với đa số người dân. Các chỉ số trên áp dụng với báo chí phát thanh- truyền hình cao hơn (gần 80% được tiếp nhận thông tin qua kênh này). Chủ yếu người dân tiếp nhận và trao đổi thông tin qua hệ thống phát thanh cơ sở vì những ưu điểm như thông tin nhanh, có tính bề nổi và theo dõi trong nhiều hoàn cảnh.
Điều đó cho thấy, thông tin đến với nông dân vẫn phần nào bị hạn chế. Đó là thiệt thòi không nhỏ cho người dân, vì không chỉ tự ti khi giao tiếp, họ còn gặp rủi ro trong trao đổi mua bán, tham gia thị trường hay khó khăn và lỡ những cơ hội tiếp cận với các loại hình dịch vụ, đào tạo, sức khoẻ, tín dụng…thực tế cho thấy rằng, người nông dân không chỉ quan tâm đến báo chí khi trên báo có những việc liên quan đến lợi ích của mình, hay trong xã hội có những vụ việc nổi cộm bức xúc, hoặc khi có những sự kiện trọng đại của đất nước.Mà họ luôn quan tâm đến báo chí để đáp ứng được nhu cầu thông tin hàng ngày.
Có thể nói rằng, việc tuyên truyền về nông nghiệp nông thôn để đạt được kết quả cao phải trải qua rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người làm công tác tuyên truyền phải có trí tuệ, năng lực, giàu kinh nghiệm thực tiễn và gần gũi với môi trường tự nhiên.Tuyên truyền nông nghiệp, nông thôn không chỉ dừng lại ở nói và nhắc lại những kết quả đã đạt được mà còn phải góp phần nâng cao trình độ dân trí của bà con nhân dân nhằm phát huy tối đa những thế mạnh của loại hình báo chí.
Vốn là người sinh ra và lớn lên tại một vùng quê mang tính thuần nông, nên em hiểu được phần nào cuộc sống của người nông dân, những khó khăn vất vả trong sản xuất và canh tác nông nghiệp. Đồng thời cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền, giúp cho người nông dân có những nhận thức và hiểu biết đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn nên em đã quyết định chọn đề tài “ Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn” tại Đài Phát Thanh – Truyền Hình tỉnh Hà Giang để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài “Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn” không phải là đề tài mới ở nước ta và trên thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhưng là một sinh viên hệ Cao đẳng báo chí đề tài này rất mới đối với em, còn có nhiều vấn đề trong công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn mà em chưa nhận thức được đầy đủ.
3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích của tiểu luận là làm rõ thực trạng thông tin tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang. qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn. Thông qua quá trình làm tiểu luận, em mong muốn tăng thêm hiểu biết của mình về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Với thực tế tại nơi thực tập, em cũng mong học hỏi được các phương pháp tiếp xúc và tìm hiểu bà con tại địa phương, nhu cầu thông tin của họ, từ đó có những biện pháp thông tin phù hợp và hiệu quả nhất.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là lĩnh vực thông tin về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang trong thời gian 2 tháng (từ 22/2 đến 17/4/2010).
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tiểu luận, em đã được các cán bộ, phóng viên của Đài tận tình hướng dẫn. Đề tài về nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực tuy gần gũi nhưng khó thực hiện, vì vậy các anh chị đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với nông dân ngay khi có thể, cung cấp những tài liệu bổ ích về thực tế phát triển nông nghiệp và nông thôn của Tỉnh…
4.Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:Điều tra xã hội học, phỏng vấn, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, đối chiếu…để làm rõ tình hình thông tin về nông nghiệp, nông thôn nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang (qua thực tiễn thông tin, phản ánh của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh) nói riêng.
5.Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục; tiểu luận có các nội dung sau:
Chương 1: Báo chí với việc tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn tại Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về nông nghiệp, nông thôn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐƯA TIN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1.khái niệm về nông nghiệp, nông thôn trong thời kì đổi mới
1.1.Nông nghiệp
Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp. Chính vì vậy Đảng ta luôn đặt nông nghiệp ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và là lực lượng để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh, ổn định chính trị.
Ngày 21/06/2001 công ước quốc tế “An toàn và sức khoẻ trong nông nghiệp 2001” đã đưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau: “Nông nghiệp là những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp bao gồm trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện”
Hay theo cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp (Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội – 1999) lại đưa ra khái niệm : “Nông nghiệp là một loại hoạt động của con người được tiến hành chủ yếu để sản xuất ra lương thực, sợi, chất đốt cũng như nhiều loại nguyên liệu khác bằng sự cân nhắc kĩ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cổ nhất có lịch sử cách đây ít nhất 10.000 năm, khi mà các bộ lạc nguyên thuỷ ở đầu thời kì đồ đá mới.”
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nền nông nghiệp hiện đại trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã vượt ra khỏi nền sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Trong thời kì đổi mới nền nông nghiệp Việt Nam đã vượt lên mọi khó khăn, trì trệ của phương thức sản xuất cũ để đưa nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, một vị thế mới. Theo những đánh giá mới nhất của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước đạt 219.887 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, tăng 2,2%, lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3.8%, thuỷ sản đạt 52.799 tỷ đồng, tăng 5,4%.
Nhờ có những bước tiến thần kì trong nông nghiệp mà trong năm 2009 đời sống người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện. Các địa phương hồ hởi và tích cực chuẩn bị cho chương trình: Phát triển nông thôn mới. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, góp phần giảm nhẹ tác động của thiên tai.
Năm 2010, Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước đẩy mạnh, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2009, Đồng thời phấn đấu nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, phải làm sao tăng trưởng nhanh và bền vững để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp Việt Nam, cần tăng cường khoa học công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi để nông dân có cánh đồng công nghệ cao, chăn nuôi công nghệ cao,…Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng cần được chú trọng. Làm sao đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành đủ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, năm 2010 sẽ là năm đầu tiên cả nước triển khai thực hiện 1 triệu lao động nông thôn có việc làm, đây là vấn đề cấp bách cần phải làm ngay.
Trong thời mở cửa, nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội phát triển vươn ra hội nhập cùng thế giới. Ngày càng có nhiều dự án hợp tác về nông nghiệp với nước ngoài được kí kết, ngoài ra còn có nhiều dự án hỗ trợ khẩn cấp từ nguồn vốn ODA nhằm giúp người nông dân Việt Nam khắc phục thiên tai, dịch bệnh.
1.2.Nông thôn
Cùng với nông nghiệp thì nông dân và nông thôn là ba vấn đề rất được nhà nước ta chú trọng.
“Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.ở Việt Nam có đến 80,1% dân số sống ở vùng nông thôn. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam”.(giáo trình Hệ thống nông nghiệp-Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội-1999)
Trong thời kì đổi mới hiện nay nông thôn Việt Nam ngày càng được quan tâm và chú trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông,mạng lưới điện quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay.
2.Các văn bản của nhà nước về tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn.
Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mốc son khởi đầu thời kì đổi mới toàn diện đất nước được xác định là Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986). Nhưng những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10/1981) của Ban Bí Thư T.Ư Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem laị niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân.
Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động), ngày 5/4/1988, Bộ Chính Trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất…
Tác dụng của cơ chế khoán 10 cộng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng xuất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay…
Các văn kiện đại hội lần thứ VII, VIII,IX của Đảng và nhiều chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương trong các nhiệm kì đó đều thể hiện rõ chủ trưong chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng cả trước mắt và lâu dài.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiện vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn len của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao dời sống nông dân.
Nghị quyết số 26- NQ/T.Ư “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được thảo luận và thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá X và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kí ban hành ngày 5/8 đã xác định như vậy.
(Các văn bản về tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn mời tham khảo trong bảng thông kê tại Phần mục lục).
Lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn rộng lớncủa nước ta đã xác nhận những cột mốc lớn, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, đó là: chính sách 100 năm 1981, khoán 10 năm 1988.
Từ đường lối chính sách phát triển hiệu quả, có thể khẳng định thêm rằng nông thôn, nông nghiệp và nông dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn và rất đáng tự hào cho sự nghiệp phát triển chung của toàn dân tộc.
Để đưa nền nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp hiện đại, để dân ta giàu nước ta mạnh, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã đưa ra một quyết sách: đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam với nội dung chủ yếu là đẩy nhanh ba cuộc chuyển đổi sâu rộng:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh trong công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
- Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn (ly nông không ly hương).
Tiến hành ba cuộc chuyển đổi sâu rộng này là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá.Ba cuộc chuyển đổi này là giải pháp chiến lược là con đường dưa nông nghiệp Việt Nam lên sản xuất lớn hiện đại, đưa nông thôn Việt Nam lên giàu mạnh, văn minh.
3.Chức năng và nhiệm vụ của báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn
Báo chí thông tin về nông nghiệp, nông thôn đảm bảo thực hiện những chức năng và nhiệm vụ sau:
3.1. Tuyên truyền tập thể đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Báo chí phải truyền bá sâu rộng đường lối chính sách, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao; tự giác, chủ động thực hiện 3 cuộc chuyển đổi sâu rộng và mạnh mẽ nói trên.
3.2. Tổ chức tập thể thực hiện đường lối chính sách của Đảng.Báo chí phải hướng dẫn cụ thể cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cho từng hộ, từng xã, từng huyện, từng tỉnh. Bám sát và thông tin kịp thời các hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn.
3.3. Báo chí phải bám sát thực tiễn, phải có mặt ở mũi nhọn của quá trình chuyển đổi mang tính cách mạng này để phát hiện được cho được các nhân tố mới, các điển hình; tổng kết cho được các kinh nghiệm hay để phổ biến nhằm nhân rộng các điển hình, từ đó tạo thành phong trào cách mạng, thành phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong nông dân, từ đó thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam.
3.4. Với chức năng thông tin nhằm nâng cao dân trí, báo chí có trách nhiệm lớn trong việc cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, cho nông dân những thông tin thiết thực và kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới,…những thông tin, những kiến thức về đưa công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ – về nông thôn, những thông tin nhằm bồi dưỡng đào tạo nông dân có tri thức, có kinh nghiệm, có bản lĩnh để tiến hành ba bước chuyển đổi cách mạng sâu sắc trên mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn. đặc biệt phải thông tin có trách nhiệm về giá cả, về các thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với từng sản phẩm nông nghiệp. Điều rất quan trọng là báo chí phải thông tin những kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong từng xóm ấp, làng, xã; hợp tác liên kết giữa các vùng, hợp tác liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với các doanh nghiệp…
3.5. Với tư cách là diễn đàn của nhân dân, báo chí phải kịp thời phản ánh nguyện vọng, ý chí, sáng kiến, của nông dân trong sự nghiệp chuyển đổi ba cơ cấu lớn trong nông nghiệp và nông thôn, nhất là những vấn đề bức xúc, cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ví dụ ở một số địa phương của Hưng Yên, Vĩnh Phúc…khi đưa công nghiệp về nông thôn nhưng không gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, nên nông dân sau khi nhận một khoản tiền đền bù đó thì thất nghiệp. Báo chí nhất là các báo chí địa phương cần làm tốt chức năng quan trọng này.
4.Các yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn
Báo chí tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn muốn thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của mình, cần xác định rõ các yêu cầu mà thể loại đặt ra.
Những yêu cầu đối với báo chí khi tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn:
4.1. Nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách, của Đảng và Nhà nước chỉ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Người làm báo về nông nghiệp, nông thôn bắt buộc phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cũng như có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này.
4.2. Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, thông tin có chiều rộng và sâu, thông tin mới, nhanh sâu sát các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân ở các vùng nông thôn luôn là những đối tượng cần được ưu tiên cập nhật thông tin hơn cả, do đó phải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến họ. Thông tin đưa đến lớp đối tượng này cũng cần đảm bảo phong phú, đa dạng cả về hình thức, nội dung và cách thức phản ánh vấn đề.
4.3. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, sử dụng các thể loại phối hợp, ngôn ngữ phù hợp với trình độ, tâm lý của người dân.
Việc lựa chọn cách thức thông tin cũng quan trọng như lựa chọn nội dung. Đối với nông nghiệp, nông thôn, người nông dân, việc này càng quan trọng. Nếu không có cách thức phản ánh và ngôn ngữ sử dụng phù hợp, họ có thể không nghe lại chương trình một lần nào nữa. Vì vậy, người phóng viên cần phải hết sức chú ý, cân nhắc khi lựa chọn góc độ, ngôn ngữ thông tin.
Trên đây là những yêu cầu chung cho báo chí trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuỳ tình hình địa phương và yêu cầu của người tiếp nhận mà người viết có cách xử lý sao cho phù hợp.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH HÀ GIANG.
1.Vài nét về mảnh đất - con người Hà Giang
1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang (diện tích:7.884,37 km2) là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phiá tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Riêng về phía bắc, Hà Giang giáp Châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng:
+ Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và s