Sông Hương là hệ thống sông chính ở Thành phố Huế, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người dân Thành phố Huế và các vùng phụ cận. Sông Hương là một nguồn nước mặt quan trọng, cung cấp 75% khối lượng nước cho mọi hoạt động của đô thị Huế, bao gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ, du lịch trên thuyền. đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải không qua xử lý từ các hoạt động của đô thị Huế.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu về nguồn nước cũng ngày càng tăng lên. Ngày càng có nhiều công trình phục vụ cho công tác khai thác tài nguyên nước được xây dựng. Bên cạnh đó với xu thế biến đổi bất lợi của thời tiết, sông Hương cũng phải thường xuyên gánh chịu những tác động bất lợi từ thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,.Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho chất lượng nước sông Hương biến chuyển theo chiều hướng xấu đi rất nhiều, về cả số lượng lẫn chất lượng.
Từ những lý do trên,tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Hương năm 2008” nhằm tìm hiểu diễn biến của chất lượng nước Sông Hương trong năm từ đó đánh giá hiệu quả của công tác giám sát và bảo vệ môi trường nước sông Hương của Thành phố Huế.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7032 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Hương năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----&-----
Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2009:
Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ TỊNH CHI
Lớp KHMT K29 (KHÓA 2005÷2009)
Huế, 2009
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Sông Hương là hệ thống sông chính ở Thành phố Huế, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người dân Thành phố Huế và các vùng phụ cận. Sông Hương là một nguồn nước mặt quan trọng, cung cấp 75% khối lượng nước cho mọi hoạt động của đô thị Huế, bao gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ, du lịch trên thuyền.... đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải không qua xử lý từ các hoạt động của đô thị Huế.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu về nguồn nước cũng ngày càng tăng lên. Ngày càng có nhiều công trình phục vụ cho công tác khai thác tài nguyên nước được xây dựng. Bên cạnh đó với xu thế biến đổi bất lợi của thời tiết, sông Hương cũng phải thường xuyên gánh chịu những tác động bất lợi từ thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,...Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho chất lượng nước sông Hương biến chuyển theo chiều hướng xấu đi rất nhiều, về cả số lượng lẫn chất lượng.
Từ những lý do trên,tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Hương năm 2008” nhằm tìm hiểu diễn biến của chất lượng nước Sông Hương trong năm từ đó đánh giá hiệu quả của công tác giám sát và bảo vệ môi trường nước sông Hương của Thành phố Huế.
PHẦN II: NỘI DUNG
II.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
II.1.1. Mục tiêu của đề tài
+ Quan trắc chất lượng nước sông Hương năm 2008
+ Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Hương năm 2008
+ Thu thập chuỗi số liệu về chất lượng nước sông Hương năm trước đó( 2007) để so sánh sự khác biệt.
+ Đánh giá hiệu quả của công tác quan trắc chất lượng nước sông Hương.
II.1.2.Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ 12/01/2009 đến 17/02/2009
- Địa điểm: Viện Tài Nguyên, Môi Trường và Công nghệ Sinh học – Đại học Huế.
II.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, khảo sát lưu vực sông Hương ( dòng chảy, khí hậu, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…) nhằm làm cơ sở đánh giá chất lượng môi trường nước sông Hương ở Tp. Huế
- Tìm hiểu, thu thập số liệu về các nguồn thải, các điểm phát thải, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lưu vực sông Hương có tác động đến chất lượng nước sông Hương.
- Thu thập số liệu về chất lượng nước sông Hương qua các đợt quan trắc trong năm ( do Viện Tài Nguyên, Môi Trường và Công Nghệ Sinh học – Đại Học Huế đảm nhiệm.
- So sánh các thông số quan trắc với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm đánh giá chất lượng nước sông Hương.
II.1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập tài liệu
+ Phương pháp bản đồ
+ Tiến hành quan trắc tại chỗ, lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm
II.2. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG
II.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lưu vực sông Hương
* Vị trí địa lý.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có toạ độ 16-16,8 vĩ độ Bắc và 107,8-108,2 kinh độ Đông. Phía Bắc Thừa Thiên Huế giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông.Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn. Diện tích toàn tỉnh là 5.053,99km2, tổng dân số năm 2006 là 1.137.692 người. Thành phố Huế có diện tích: 70.99 km2 với 333.715 người dân (tính đến 31/12/2007) – chiếm 1.4% về diện tích nhưng chiếm 24.1% về dân số toàn tỉnh[6].
* Chế độ khí hậu:
Cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác, tác động của các hình thế thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam khô nóng làm cho chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế biến động mãnh liệt và phức tạp theo mùa.
Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế lượng bức xạ tổng cộng đo trong toàn tỉnh là 135,2Kcal/cm2. Trong đó lượng bức xạ thấp nhất là tháng 1 (2,92 kcal/cm2) và cao nhất là tháng 5 hoặc tháng 6 (10,49kcal/m2).
- Số giờ nắng trung bình dao động trong khoảng 1600-2600 giờ/năm.
- Độ ẩm tương đối của không khí khá lớn, bình quân năm dao động 83->86% nhiệt độ bình quân ở Thừa Thiên Huế là 25,20C.
- Là tỉnh có lượng mưa lớn nhất nước nhưng phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm.
Bảng 1: Lượng mưa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lượng mưa trung bình năm
2956mm
Lượng mưa cao nhất
Lượng mưa thấp nhất
Số ngày mưa trung bình trong năm
Tổng lượng mưa trung bình mùa lũ.
4937mm
1822mm
162 ngày
1745 mm
(Số liệu theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế)
- Mùa mưa (IX - XII) lượng mưa chiếm 65 -> 67% lượng mưa năm tạo ra dòng chảy mùa lũ với lưu lượng, vận tốc và cường suất lũ lớn. Ngược lại, do lượng mưa trong 8 tháng còn lại (I - VIII) của mùa khô chỉ chiếm 25 – 35% lượng mưa năm nên lưu lượng, vận tốc, mực nước của dòng chảy mùa cạn rất thấp.
- Gió phân làm 2 mùa rõ rệt:
Gió mùa hè (V - IX) hướng gió chính là Tây Nam (khô nóng) và Đông Nam (nóng ẩm) với tốc độ gió trung bình là 3 – 4m/s. Gió mùa Đông thổi từ tháng X đến tháng II năm sau với hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc và Đông Bắc với tốc độ gió trung bình là 4 – 5m/s.
* Địa hình và lớp phủ thực vật rừng
Địa hình Thừa Thiên Huế nói chung và lưu vực sông Hương nói riêng chuyển biến khá đột ngột từ khu vực núi trung bình – thấp, qua khu vực đồi gò, đồng bằng duyên hải đến đầm phá. Hơn nữa, do địa hình đa dạng và bị chia cắt ngang mạnh nên độ dốc mặt đất cao, chiều dài và diện tích lưu vực sông suối rất hạn chế.
Thời gian gần đây rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng và thảm thực vật rừng bị suy kiệt, chất lượng mặt đệm kém, cùng với độ dốc mặt đất và đáy sông suối lớn, sông ngắn, lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước, truyền lũ và gây ra lũ quét nhiều nơi.
* Đặc điểm địa chất thủy văn
Hầu như toàn bộ lãnh thổ đồi núi được cấu tạo từ đá cứng chặt sít, ít nức nẻ và chứa nước kém. Địa hình dốc, độ che phủ rừng thấp, đá cứng chứa nước kém làm giảm lưu lượng nước tàng trữ trong đất đá, và hạn chế khả năng nước mưa ngấm xuống sâu trong đất đá và tăng hệ số, lượng dòng chảy lũ hàng năm. Đặc biệt trong các tháng kiệt (ứng với cực tiểu về mưa trong các tháng II, IV, VII) lưu lượng, vận tốc, mực nước các sông suối thấp nhất, xâm nhập mặn lấn sâu nhất vào đồng bằng.
* Dân cư
Đoạn sông Hương từ ngã ba Tuần đến phá Tam Giang chảy qua 10 xã (gồm 36 thôn với hơn 112.000 người) và thành phố Huế (330.836 người năm 2006). Trong đó, có khoảng 75% số dân là sinh sống ngay trên bờ sông. Đây là khu vực tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành nghề chính của dân cư là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một phần nhỏ làm nghề ngư, khai thác cát sạn lòng sông.
* Các hoạt động kinh tế xã hội 2 bên bờ sông:
+ Các công trình kinh tế: Nhà máy xi măng Long Thọ, khách sạn Century, khách sạn Hương Giang, khách sạn Công Đoàn, nhà máy bia Huda, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ hải sản Sông Hương...
+ Các công trình văn hoá du lịch phân bố 2 bên bờ sông: Lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Đại Nội... là những bộ phận quan trọng của quần thể di sản văn hoá thế giới ở Thừa Thiên Huế.
+ Các công trình xã hội: Bệnh viện thành phố, bệnh viện trung ương Huế, các bệnh viện tư nhân và các trạm xá, các phòng khám nhỏ khác.
+ Công trình chỉnh trị lòng dẫn và ổn định bờ:
- Kè bảo vệ bờ Xước Dũ.
- Đập ngăn mặn La Ỷ.
- Đập ngăn mặn Thảo Long.
- Hồ chứa nước Tả Trạch.
- Đập ngăn mặn Vạn Niên.
+ Các hoạt động kinh tế chính như: Các công trình sử dụng nguồn nước khai thác cát sạn lòng sông và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.
Khai thác cát sạn lòng sông trong khu vực lòng dẫn sẽ làm thay đổi địa hình đáy (hoạt động khai thác cát sạn trên dòng sông ở xã Hương Thọ có tổ chức do ban quản lý SH thực hiện có tính đến yêu cầu đảm bảo cân bằng dòng chảy nên không ảnh hưởng nhiều đến địa hình đáy của lòng sông). Hoạt động khai thác trên khúc sông từ ngã ba Tuần đến chùa Thiên Mụ mang tính tự phát của người dân, với công suất lớn và không tính đến đảm bảo cần bằng dòng chảy. Hiện nay tình trạng khai thác chui rất mạnh và lấy đi mỗi ngày khoảng 1200m3 cát sạn. Nên việc quản lý khai thác cát sạn và bảo vệ độ ổn định của dòng sông đang gặp nhiều khó khăn.
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản: Hình thức chính là nuôi cá lồng và đánh bắt bằng lưới. Việc nuôi cá lồng ảnh hưởng nhất định đối với sự vận động của dòng chảy và chất lượng nước. Trên toàn tuyến có nhiều vị trí tổ chức nuôi cá lồng với số lượng lớn như: Phà Tuần (30 lồng); đoạn Xước Dũ (> 50 lồng) Bao Vinh (>30 lồng)[1].
+ Giao thông vận tải:
Thuyền bè đi lại trên sông cũng góp phần làm khuấy động luồng nước làm giảm khả năng sa lắng của chất rắn lơ lửng. Đồng thời làm tăng ô nhiễm như: Dầu mỡ, chất thải sinh hoạt...Hoạt động du lịch bằng thuyền trên SH phát triển khá mạnh và tăng lên hàng năm. Số lượng tăng lên: năm 2000 có 50 thuyền đến nay đã có gần 200 thuyền.
+ Sự phân bố dân cư và sản xuất nông nghiệp.
Ở 2 bên bờ sông đoạn xã Hương Hồ, Thuỷ Biều, Hương Vinh, Phú Mậu tập trung dân cư với số lượng lớn là sản xuất nông nghiệp và khai thác bãi bồi ven sông.Trên hệ thống sông Hương, hiện có 960 hộ dân đang sinh sống trên nhà thuyền[1], tập trung chủ yếu ở nhánh sông Xước Dũ, nhánh sông Đông Ba, khu vực Cồn Hến và rải rác từ khu vực Phú Bình về đến Địa Linh (trong đó,có khoảng 170 nhà thuyền trên nhánh sông Xước Dũ và trên 150 nhà thuyền trên nhánh sông Đông Ba) với hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác cát sạn, nuôi cá lồng và đánh bắt thuỷ sản. Việc sinh sống của bộ phận dân ngày cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm chất lượng nước sông.
II.2.2. Hình thái lưu vực sông Hương.
Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng nan quạt với diện tích lưu lượng 2713km2 chiếm 60% diện tích toàn tỉnh.Sông Hương bắt nguồn từ các dãy núi cao của dãy núi Đông A Lưới thuộc Trường Sơn Bắc, trong đó, có hơn 80% là đồi núi, 5% là đồi cát ven biển.
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là sông Bồ, sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch. Nhánh Tả Trạch chảy từ núi Vang và nhánh Hữu Trạch bắt đầu từ núi Ruy, gặp nhau ở ngã ba Tuần (cách thành phố Huế 15km về phía Nam) tạo thành dòng chính sông Hương, rồi hội lưu với sông Bồ (bắt đầu từ núi Động – Quảng Điền) ở ngã ba Sình (cách Huế 8km về phía Bắc) và đổ vào phá Tam Giang theo hướng Đông Bắc và Đông trước khi chảy ra biển ở cửa biển Thuận An. Ngoài các chi lưu tự nhiên, còn có các sông đào nối với sông Hương, trong số đó có nhánh sông Đông Ba.
Dốc lòng sông bình quân 11.7m/km2. Lượng nước trên lưu vực sông rất phong phú, đạt gần 6 tỉ m3/năm. Do địa hình hẹp dốc, dòng chảy không đồng đều trong năm, rừng ngày càng bị tàn phá nặng, thảm thực vật rừng bị suy kiệt. Cùng với độ dốc mặt đất và đáy sông suối lớn, sông ngắn và lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước, truyền lũ gây ra lũ quét và mặn thường xuyên ngập sâu lên sông Hương, có năm (2002) vượt quá Huế 20 – 25km gây mặn toàn vùng. Đó là hiểm họa toàn vùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt.
Theo đặc điểm hình thái, sông hương được chia làm 2 đoạn khá rõ rệt.
- Đoạn chảy qua vùng đồi núi thì dốc, nhiều ghềnh thác, không chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều. Mùa lũ, thể tích dòng chảy lớn gây khó khăn vận tải. Mùa kiệt thì nước thấp, lòng sông cạn, trơ sỏi đá, dòng sông gồ ghề, dốc (sông Tả Trạch từ Tân Ba trở lên, sông Hữu Trạch từ Bình Điền trở len, sông Bồ từ núi Bân trở lên).
- Đoạn chảy qua vùng đồng bằng thì hiền hoà hơn, độ dốc mặt nước bé, chịu ảnh hưởng mạnh của triều mặn.
II.2.3. Chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hương.
Do bị hàng loạt các yếu tố tự nhiên, nhân tạo chi phối, chế độ dòng chảy trên các sông ngoài biến động rất mạnh mẽ và phụ thuộc nhiều vào mùa khí hậu.
Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ chính vụ kéo dài 3 tháng (X - XI) chiếm 60-70% tổng lượng dòng chảy.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình, cường độ mưa, tâm mưa, sự chi phối của đặc điểm triều (triều cường hay triều yếu) sẽ quyết định thời gian truyền lũ, tốc độ truyền lũ, thời gian lũ, mực nước lũ....
Dòng chảy mùa cạn: Nhất là các thời kỳ kiệt nước, mực nước trên sông rất thấp và chủ yếu phụ thuộc nguồn nước dưới đất cung cấp ở vùng đồi núi hoặc nước dưới đất và thuỷ triều bù cấp ở vùng đồng bằng duyên hải. Do lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu đổ về ít, địa hình thấp thoải, đáy sông vùng đồng bằng hạ lưu thấp hơn mực nước biển nên thuỷ triểu dễ lấn sâu vào đồng bằng duyên hải tạo ra dòng chảy 2 chiều và xâm nhập mặn.
II.3.CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
II.3.1. Vị trí các điểm lấy mẫu
Điểm SH1: Nhánh sông Tả Trạch
Điểm SH2: Nhánh sông Hữu Trạch
Hai điểm này ở thượng nguồn của lưu vực sông Hương, môi trường nước ở hai nhánh sông này chưa bị tác động của các yếu tố ô nhiễm do con người gây ra. Đây được xem là điểm nền của môi trường nước sông Hương.
Điểm SH3: Ở ngă ba Tuần, điểm này là sự hòa nhập của hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch vào sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế nên chưa bị ảnh hưởng của các hoạt động của người dân thành phố Huế.
Điểm SH4: Nơi phân thành nhánh sông Xước Dũ (trước khi qua Nhà máy xi măng Long Thọ), khu vực này nhận nước thải sinh hoạt của bộ phận dân sống ven hai bên bờ sông và các chất thải từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp của người dân. Đặc biệt khu vực này còn bị ô nhiễm kim loại nặng từ hoạt động đúc đồng của người dân.
Điểm SH5: Ngay chợ Đông Ba đối diện với khách sạn Century, khu vực này là nơi tiếp nhận chất thải trực tiếp từ chợ, từ các hoạt động du lịch, dịch vụ. Đồng thời đây cũng lŕ nơi nhận nước thải của Bệnh viện Trung ương Huế và nước thải sinh hoạt của người dân.
Điểm SH6: Ở nhánh sông Đông Ba, nước sông ở đây chịu ảnh hưởng đáng kể của các chất thải từ chợ và nước thải sinh hoạt của người dân, đặc biệt là mọi chất thải của các cư dân vạn đò đều được thải trực tiếp ra đây.
Điểm SH7: Ở đập La Ỷ, là khu vực tiếp nhận các chất thải của các hoạt động công nghiệp, tiêu điểm là hai nhà máy lớn: Nhà máy bia Huda và công ty Hải sản Sông Hương. Ngoài ra, đây cũng là nơi bị ảnh hưởng từ các chất thải sinh hoạt khá rõ.
Điểm SH8: Ở ngă ba Sình, vị trí này là nơi giao nhau của sông Hương và sông Bồ trước khi chảy ra biển. Khu vực này là nơi tiếp nhận chủ yếu các loại chất thải từ các hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp của người dân.
Điểm SH9: Ở đập Thảo Long, là đập để ngăn mặn từ biển ăn sâu vào đất liền trong mùa hè. Đây là nơi tiếp giáp với cửa biển và là nơi giao tiếp của tất cả các cửa sông trên lưu vực sông Hương trước khi đổ ra biển.
Tất cả những điểm trên là đại diện cho các vùng có đầy đủ các hoạt động sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp và các hoạt động du lịch, dịch vụ, sinh hoạt..[1]
Bảng 2: Vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu
Kí hiệu
Vị trí
Tọa độ
Kinh độ
Vĩ độ
SH1
Nhánh sông Tả Trạch
107034’42”4
16023’26”2
SH2
Nhánh sông Hữu Trạch
107034’30”3
16023’11”5
SH3
Ngã ba Tuần
107034’19”5
16025’05”7
SH4
Đoạn Xước Dũ
107032’34”8
16027’00”4
SH5
Khu vực chợ Đông Ba
107035’40”3
16028’12”5
SH6
Nhánh sông Đông Ba
107035’39”8
16028’34”0
SH7
Đập La Ỷ
107035’17”7
16030’18”2
SH8
Ngã ba Sình
107034’60”4
16032’09”6
SH9
Đập Thảo Long
107037’26”5
16033’11”2
Hình 1: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu nước sông Hương năm 2008
II.3.2. Các thông số và phương pháp quan trắc
Bảng 3. Thông số và phương pháp phân tích
Thông số quan trắc
Đơn vị đo
Tên phương pháp đo – phân tích
Nhiệt độ
(0C)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
pH
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
SS
(mg/l)
Phương pháp trọng lượng (TCVN 4559 – 1988)
Độ đục
(NTU)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
EC
(µS/cm)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
TDS
(mg/l)
Phương pháp khối lượng (TCVN 6053 – 1995)
DO
(mg/l)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
BOD5
(mg/l)
TCVN 6001 - 1995
COD
(mg/l)
ISO 6060 - 1989
N-NH4+
(mg/l)
TCVN 6179 - 1995
N-NO3
(mg/l)
Phương pháp Natri Xalixilat
P-PO43-
(mg/l)
Phương pháp acid Ascorbic(TCVN 6202 – 1996)
Cl-
(mg/l)
Phương pháp Morh ( TCVN 6194 – 1996)
Fe tổng
(mg/l)
So màu với thuốc thử ophenoltrolin (TCVN 6177 – 1996)
Tổng coliform
MNP/100ml
TCVN 6167 - 1996
II.3.3.Tần suất quan trắc
Quan trắc định kỳ 1 lần/ quý (4 lần trong năm).
Cụ thể trong năm 2008 là 4 đợt vào các tháng II, tháng V, tháng VIII và tháng XI
II.3.4. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu
+ Dạng mẫu: Mẫu hỗn hợp
+ Loại thiết bị lấy mẫu: Máy lấy mẫu nước sông kiểu ngang (COLE – PARMER, U – 05488 – 20, Mỹ)
+ Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5996 – 1995
+ Kỹ thuật bảo quản mẫu: TCVN 5993 – 1995
PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
III.1. Độ pH
Kết quả quan trắc độ pH của nước sông Hương được thể hiện ở bảng 4 và hình 2 như sau:
Bảng 4. Kết quả quan trắc độ pH của nước
Đợt quan trắc
Ký hiệu mẫu
Trung bình
TCVN 5942-1995
SH1
SH2
SH3
SH4
SH5
SH6
SH7
SH8
SH9
A
B
Đợt 1
6.8
6.79
6.83
6.87
6.81
6.79
6.78
6.94
7.14
6.86
6-8.5
5.5-9
Đợt 2
7.06
7
7.18
7.1
6.78
6.43
6.88
6.93
7.04
6.93
Đợt 3
7.3
7.15
7.25
7.37
7.61
6.86
7.91
7.87
7.59
7.43
Đợt 4
6.42
6.41
6.42
6.57
6.42
6.18
6.4
6.61
6.66
6.45
Trung bình
6.9
6.84
6.92
6.98
6.91
6.57
6.99
7.09
7.11
Hình 2: Biến thiên độ pH theo vị trí và theo thời gian quan trắc
Giá trị pH đo được ở các vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ 6.4 đến 7.6 đơn vị pH. Đặc biệt, ở vị trí SH6, pH thấp nhất, do chịu tác động từ dân vạn đò sinh sống trên sông và nước thải chợ Đông Ba. Càng về gần đập Thảo Long thì pH càng tăng.
Tất cả các vị trí quan trắc đều cho giá trị pH thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942-1995: >6.0 và <8.5).
Tất cả các đợt quan trắc đều có giá trị pH thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước loại A (TCVN 5942-1995). Nhìn chung, giá trị pH quan trắc được ở các đợt trong mùa khô cao hơn so với các đợt trong mùa mưa.
III.2. Độ dẫn điện
Kết quả quan trắc độ dẫn điện của nước sông Hương được thể hiện ở bảng 5 và hình 3 như sau:
Bảng 5: Kết quả quan trắc độ dẫn điện (µS/cm)
Đợt quan trắc
Ký hiệu mẫu
Trung bình
SH1
SH2
SH3
SH4
SH5
SH6
SH7
SH8
SH9
Đợt 1
59.8
45.3
54
57.3
68
72
73
333.3
2459.5
358.02
Đợt 2
63.3
51.5
57.8
58
76.3
111
322.8
591
741
230.3
Đợt 3
75.5
55
69.3
64.5
85.8
119
330.5
814.5
1565
353.23
Đợt 4
47
41.8
44.8
48
53.5
65
59
61.8
68.5
54.38
Trung bình
61.4
48.4
56.48
56.95
70.9
91.75
196.33
450.15
1208.5
Hình 3: Biến thiên độ dẫn điện theo vị trí và theo thời gian quan trắc
Từ SH1 đến SH6, độ dẫn tương đối ổn định. Từ SH6 đến SH9 thì độ dẫn tăng cao. Ở những điểm này do nhận nhiều nước thải sinh hoạt của người dân. Trong đó ,độ dẫn ở điểm SH9 là cao nhất có thể là do có hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra.
So sánh giữa các đợt quan trắc trong năm, thì đợt 1 nước sông Hương có độ dẫn cao nhất (45.3-2459.9 µS/cm) và đợt 4 có độ dẫn thấp nhất (47-68.5 µS/cm).
Nhìn chung, độ dẫn của nước sông Hương vào mùa nắng cao hơn mùa mưa, do vào mùa mưa, mưa lớn kéo dài nên nước sông Hương pha loãng nhiều nên độ dẫn thấp. Trong năm này, độ dẫn cao hơn nhiều so với năm 2007, do năm 2007 mưa nhiều hơn, không có hiện tượng xâm nhập mặn.
III.3. Độ đục
Kết quả quan trắc độ đục của nước sông Hương được thể hiện ở bảng 6 và hình 4 như sau:
Bảng 6: Kết quả quan trắc độ đục của nước sông Hương
Đợt quan trắc
Ký hiệu mẫu
Trung bình
SH1
SH2
SH3
SH4
SH5
SH6
SH7
SH8
SH9
Đợt 1
3
1
1.25
0.75
1.5
1
1
0.75
0.5
1.19
Đợt 2
1
24.25
2.25
1
1.75
3
4.25
1
0.75
4.36
Đợt 3
0.5
2
1.25
4.25
6.5
3
5.25
3.5
2
3.14
Đợt 4
5.13
9
6.5
10.5
12.75
13
14.25
13
9.5
10.4
Trung bình
2.41
9.06
2.81
4.13
5.63
5
6.19
4.56
3.19
Hình 4: Biến thiên độ đục theo vị trí và thời gian quan trắc
Nhìn chung, độ đục trong năm tương đối thấp. Mùa khô thường thấp hơn mùa mưa.Độ đục lớn nhất vào đợt 4, đây là thời điểm thường có lũ lụt nên độ đục cao.
Trong các vị trí quan trắc, SH2 là vị trí có độ đục cao nhất ( trung bình năm 2008 là 1-24.5 NTU), vị ví SH1 có độ đục thấp nhất (0.5-5.13 NTU).
So với năm 2007, độ đục năm nay thấp hơn rất nhiều.
III.4. Chất rắn lơ lửng (SS)
K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao thuc tap tot nghiep.doc
- bai bao cao thuc tap-in.doc