Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1980-1982, chịu tác động và sức ép của Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại đa số các nước Mỹ Latinh đã áp dụng mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, với các đặc trưng cơ bản là: giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế; thực hiện tư nhân hoá tới mức tối đa, tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội,
Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất định ở Chilê và Cộng hoà Đôminican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc
- Kinh tế lâm vào trì trệ.
- Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh (năm 1985 là 300 tỉ USD, năm 2003 là 750 tỉ USD) và gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các nước Mỹ Latinh.
- Phân hoá giàu nghèo và tình trạng nghèo đói rất gay gắt.
- Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng; văn hoá mất dần bản sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các giá trị xã hội chủ nghĩa trong phong trào cánh tả ở các nước Mỹ La Tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Văn Minh
K52 ĐKT-ĐMT
Các giá trị xã hội chủ nghĩa trong phong trào cánh tả ở các nước Mỹ La Tinh.
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mêhicô ở Bắc Mỹ xuống hết Nam Mỹ, với tổng diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số trên 500 triệu người; có 33 quốc gia độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan). Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI.
1. Bối cảnh kinh tế-xã hội các nước Mỹ Latinh những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1980-1982, chịu tác động và sức ép của Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại đa số các nước Mỹ Latinh đã áp dụng mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, với các đặc trưng cơ bản là: giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế; thực hiện tư nhân hoá tới mức tối đa, tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội,…
Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất định ở Chilê và Cộng hoà Đôminican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc
- Kinh tế lâm vào trì trệ.
- Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh (năm 1985 là 300 tỉ USD, năm 2003 là 750 tỉ USD) và gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các nước Mỹ Latinh.
- Phân hoá giàu nghèo và tình trạng nghèo đói rất gay gắt.
- Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng; văn hoá mất dần bản sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng
-Tình trạng kinh tế-xã hội như vậy đã tạo nên bầu không khí bất bình xã hội ngày càng gia tăng và sẵn sàng bùng nổ ở các nước Mỹ Latinh.
Chính trong bối cảnh đó đã hình thành các phong trào xã hội rộng lớn, thể hiện nhu cầu bức thiết của đông đảo các tầng lớp nhân dân đòi phải có sự thay đổi ở các nước Mỹ Latinh. Đây là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành trào lưu cánh tả hiện nay ở Mỹ Latinh.
Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế của các Đảng Cộng sản, Đảng cánh tả họp hằng năm ở Mỹ Latinh đã có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị-xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh
Hơn bất kỳ một khu vực nào khác trên thế giới, Mỹ Latinh là nơi diễn ra nhiều diễn đàn chính trị-xã hội thường niên của các lực lượng cánh tả và tiến bộ. Tiêu biểu là các diễn đàn lớn sau đây:
- Từ tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Braxin, đã ra đời "Diễn đàn Xao Paolô" với tư cách một diễn đàn thường niên của các đảng, phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế giới, cùng chung lập trường chống đế quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Hoạt động của diễn đàn do nhóm làm việc gồm bốn đảng:
- Từ năm 1997, Đảng Lao động Mêhicô đã có sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế "Các đảng chính trị và một xã hội mới" và sáng kiến này đã được các Đảng Cộng sản, cánh tả Mỹ Latinh, cũng như trên thế giới ủng hộ, trở thành một diễn đàn thường niên để các đảng trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chính trị vì một xã hội mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội
- Từ năm 1999 đến nay, Cuba đã đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế thường niên với chủ đề “Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây cũng là một diễn đàn thường niên của các lực lượng cánh tả, tiến bộ. Tham dự hội nghị còn có các chính khách, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc…
- Mỹ Latinh là nơi ra đời Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) - một diễn đàn mở với khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể!” của các lực lượng xã hội rộng rãi chống chủ nghĩa tự do mới, chống quá trình toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa do các nước tư bản phát triển, các tập đoàn công ty đa quốc gia thao túng, vì một quá trình toàn cầu hoá chú trọng đến mặt xã hội nhiều hơn, có lợi cho tất cả mọi người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm…
Các cuộc cải cách ở các nước Mỹ Latinh hiện nay
-Vênêxuêla: Tháng 12-1998, lãnh tụ của Phong trào Nền cộng hoà thứ Năm (MVR) Hugo Chavez đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Vênêxuêla với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ Latinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới. Năm 2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống theo Hiến pháp và luật bầu cử mới của Vênêxuêla, Hugo Chavez đã tái đắc cử Tổng thống. Tháng 8-2004, trong cuộc trưng cầu dân ý về tín nhiệm đối với Tổng thống, được tổ chức theo yêu cầu của phe đối lập, Tổng thống Hugo Chavez đã giành được hơn 60% số phiếu ủng hộ của cử tri. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006, một lần nữa, Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống.
- Chilê: Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, ứng cử viên của Đảng Xã hội Chilê, ông Ricácđô Lagốt đã thắng cử. Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005, bà Michen Bachêlê Hêria, cũng là ứng cử viên của Đảng Xã hội Chilê, đã thắng cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Chilê.
- Braxin: Năm 2002, Chủ tịch Đảng Lao động Braxin Lula Đa Xinva đã thắng cử Tổng thống. Năm 2006, ông Lula Đa Xinva một lần nữa tái đắc cử Tổng thống.
- Áchentina: Năm 2003, ông Kítxnơ, lãnh tụ Đảng Công lý, đã thắng cử Tổng thống. Năm 2007, với sự ủng hộ của các lực lượng cánh tả, bà Kítxnơ (Phu nhân của Tổng thống Kítxnơ) đã đắc cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của áchentina.
- Panama: Năm 2004, ông Máctin Tôriốt, lãnh tụ Đảng dân chủ cách mạng (PRD) đã thắng cử Tổng thống.
- Urugoay: Năm 2004, ông Tabare Váckê, ứng cử viên của liên minh cánh tả “Mặt trận rộng rãi” (FA) đã thắng cử Tổng thống ngay ở vòng đầu với 50,69% phiếu bầu.
- Bôlivia: Năm 2005, ông Êvô Môralét, lãnh tụ của “Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội” (MAS) đã trở thành Tổng thống đầu tiên là người thổ dân của nước này.
- Êcuađo: Năm 2006, ông Côrêa, ứng cử viên của Liên minh đất nước và Đảng Xã hội - Mặt trận rộng rãi, Phong trào Thổ dân đã thắng cử Tổng thống.
- Nicaragoa: Năm 2007, ông Đaniel Ortêga, Chủ tịch Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (FSNL) đã thắng cử Tổng thống.
- Goatêmala: Năm 2007, ông Anvarô Côlôm, ứng cử viên của Đảng Cánh tả Đoàn kết Hy vọng Quốc gia đã giành thắng lợi trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống với 52,77% phiếu bầu.
- Paragoay: Năm 2008, ứng cử viên của Liên minh cánh tả Paragoay Ph. Lugô đã trúng cử Tổng thống Paragoay (được 41% phiếu bầu so với 31% của ứng cử viên thuộc Đảng Bảo thủ cầm quyền từ hơn 60 năm trước đó).
Các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh hiện nay đều tiến hành, ở mức độ khác nhau, các cuộc cải cách về kinh tế-xã hội và chính trị mang tính chất dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân.
Về đối nội, chiều hướng chung của các cuộc cải cách đó là: chuyển từ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội và với sự điều tiết nhất định của chính phủ
Về đối ngoại, tuy nằm ở khu vực “sân sau” truyền thống của Mỹ, song ở mức độ nhất định, các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ, đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc; tăng cường liên kết, hợp tác khu vực\
Kim ngạch buôn bán giữa EU và Mỹ Latinh năm 2004 là 104 tỉ euro (so với 328,7 tỉ USD của Mỹ - năm 2003). EU chiếm 45% tổng vốn đầu nước ngoài vào Braxin (so với 24,2% của Mỹ) và chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào áchentina (so với 23,2% của Mỹ). Kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 200 triệu USD năm 1975 đã tăng lên 2,8 tỉ USD năm 1988, và trên 36 tỉ USD năm 2004. Những năm gần đây, Trung Quốc đã ký gần 400 hiệp định và thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latinh.
Những đặc điểm của các chính phủ đang cầm quyền tại Venêxuêla, Êcuađo và Bôlivia:
Tầm quan trọng của các phong trào quần chúng
Cần nhấn mạnh rằng chúng ta có thể hiểu được nền chính trị tại Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo nếu biết rõ về sức mạnh của các phong trào quần chúng trong lịch sử hiện đại của những nước này. Tại Êcuađo, bốn Tổng thống cánh hữu đã bị các phong trào quần chúng ''tống về nhà'' từ năm 1997 tới năm 2005. Tại Bôlivia, nhiều cuộc đấu tranh chống lại quá trình tư hữu hóa tài nguyên nước đang nổi lên trong giai đoạn 2000- 2004. Những ngoạn mục hơn cả là các cuộc vận động quần chúng khổng lồ một cách tự phát vào ngày l2/4/2002 phản đối cuộc đảo chính (bất thành) nhân lật đổ Tổng thống Hugo Chávez, và các phong trào quần chúng này đã trực tiếp đưa nhà lãnh đạo cánh tả trở lai Phủ Tổng thống Miraflores một ngày sau đó. Các phong trào quần chúng to lớn là nhân tố quyết định tới sự xuất hiện và tồn vong của các chính phủ hiện tại của Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo.
Các bản Hiến pháp mới
Hiến pháp mới dân chủ hơn bằng trưng cầu ý dân. Bản Hiến pháp này, với một số điều vừa được sửa đổi và đầu năm 2009, bảo đảm các quyền lợi về văn hóa, kinh tế và xã hội cho đa số quần chúng. Ngoài ra, bản Hiến pháp này cũng đặt ra một cơ chế cho phép phế truất Tổng thống cũng như các chức vụ dân bầu ở mọi cấp qua con đường dân chủ. Hiến pháp mới của Vênêxuêla sau đó đã tạo cảm hứng cho các quá trình tương tự tại Êcuađo (tháng 8/2.008) và Bôlivia (tháng l/2009). Đây và những cải cách thực sự sâu sắc.
c. Khôi phục quyền kiểm soát của Nhà nước đối với các tài nguyên thiên nhiên .
Một điểm quan trọng thứ ba là Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm củng cố khu vực kinh tế nhà nước và giành lại quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tại Vênêxuêla, Nhà nước đã nắm lại tập đoàn dầu khí PDVSA mà trong quá khứ, mặc dù mang danh nghĩa một công ty quốc doanh, lại ưu tiên các quyền lợi cá nhân và khai báo một phần đáng kể doanh thu của mình tại Mỹ. Ngoài ra còn phải kể tới cuộc cải cách ruộng đất, hướng tới việc giao đất cho người lao động trực tiếp Bôlivia quốc hữu hóa ngành dầu khí vào năm 2006 và Tổng thống Evo Morales đã điều quân đội tới nắm giữ các mỏ dầu khí, thưng hiện tại các công ty đa quốc gia vẫn hoạt động và trên thực tế vẫn là các đơn vị khai thác.
Có điểm chung giữa Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo và các nước thuộc phân loại thứ 2 (Braxin, Urugoay, Chilê và Áchentina) là việc tất cả đều theo đuổi các chương trình trợ cấp công. Không nên đơn thuần phản đối chính sách này vì nó tạo thêm việc làm, nâng cao mức lương và bảo đảm các quyền lợi xã hội và kinh tế của những người được hưởng lương, nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người hưởng trợ cấp hưu trí.
Vênêxuêiavà Bôlivia đã có những bước tiến theo hướng này, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước.
d. Êcuađo và vấn đền nợ công
Êcuađo đã đưa ra một sáng kiến quan trọng liên quan tới các khoản nợ công. Tháng 7/2007, Tổng thống Rafael Conea đã thành lập ủy ban kiểm toán nhận diện các khoản nợ công (CAIC) với nước ngoài và cả trong nước
Với hành động này, Êcuađo đã trở thành một ví dụ về một chính phủ có quyết định mang tính tự chủ là điều tra quá trình mắc nợ với mục đích xác định các khoản nợ bất hợp pháp và tuyên bố không trả các khoản nợ này.
e. Các thỏa thuận thương mại của nhân dân
Trái ngược với các hiệp định tự do thương mại mà một số nước Mỹ Latinh đã ký với Mỹ hoặc Liên minh châu Âu, cần phải nêu bật các thỏa thuận mới giữa các chính phủ Vênêxuêla, Bôlivia và Cuba. Ban đầu dự án này chỉ có Cuba, Vênêxuêla, Nicaragoa và Bôlivia, tới năm 2008, đã có thêm Ônđurát và Cộng hòa Đôminica, và cùng với nó là sự tiếp cận đáng kể của Êcuado.
Những chính phủ cánh tả thiếu quyền lực
Các chính phủ hiện tại của Vênêxuêla, Êcuađo và Bôlivia, cũng giống như chính quyền của cố Tổng thống Chilê Salvador Allende trong những năm 70, là đặc trưng của những chính phủ cánh tả trong một xã hội tư bản. Một mặt trận bầu cử hoặc một đảng cánh tả có thể lên cầm quyền, nhưng họ không có quyền lực đầy đủ, vì quyền lực kinh tế luôn nằm trong tay tầng lớp tư sản (các tập đoàn tài chính, công nghiệp, ngân hàng, phương tiện truyền thông, thương mại.v.v...). Tầng lớp tư sản thâu tóm quyền lực kinh tế và kiểm soát Nhà nước
Hai hướng đi của cánh tả Mỹ Latinh
Các lực lượng tả khuynh Mỹ Latinh đang tranh cãi về hai lựa chọn cách thức thay đổi. Một số tìm cách vượt qua giai đoạn tự do mới bằng cách khôi phục mức độ phát triển qua sự điều tiết của Nhà nước, trong khi một số khác lại ưu tiên sự đột phá theo hướng chủ nghĩa xã hội. Mô hình đầu tiên đang được nhiều tổ chức cánh tả hoặc chính đảng theo trường phái Perơn cầm quyền thực hiện. Sự lựa chọn thứ hai, hay là bước đột phá hướng tới chủ nghĩa xã hội, trên thực tế chưa thể chỉ ra một lực lượng cầm quyền nào trong thời điểm hiện tại hoàn toàn bước theo con đường này, mặc dù một số chính phủ như của các tổng thống Hugo Chávez và Evo Morales, phần nào hành động theo hướng này.
Nhũng thành công bước đầu
Dưới sự lãnh đạo của lực lượng cánh tả, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các nước Mỹ la-tinh đã có những thay đổi rõ rệt. Các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ la-tinh đã tích cực triển khai nhiều cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất công, và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ.
Năm 2008 là năm thứ sáu liên tiếp kinh tế Mỹ la-tinh có sự tăng trưởng cao và ổn định sau một thời kỳ dài ảm đạm
Các chính sách xã hội tiến bộ cùng với những thành tựu phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng khiến đông đảo quần chúng nhân dân các nước Mỹ la-tinh ủng hộ các chính phủ cánh tả tiếp tục nắm quyền lãnh đạo. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước Mỹ la-tinh, nhưng uy tín và vai trò lãnh đạo của các tổng thống theo đường lối cánh tả trong khu vực tiếp tục được củng cố, khẳng định.
Hợp tác, liên kết khu vực
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ cánh tả các nước Mỹ la-tinh những năm qua là tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết khu vực, mở rộng hợp tác với các nước đang phát triển, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Các cơ chế của khu vực như Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng đồng các quốc gia An-đết (CAN), Thị trường chung Caribe (CARICOM) và CSN liên tục được củng cố và tăng cường.
Việc ra đời và đi vào hoạt động của Ngân hàng phương Nam (12-2007) và Ngân hàng ALBA (1-2008) là một bước tiến mới thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, liên kết nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và chủ động tự giải quyết các vấn đề về tài chính, tiền tệ của khu vực, giảm bớt lệ thuộc và chi phối từ bên ngoài.
Cùng với việc tăng cường hợp tác, liên kết khu vực, các nước Mỹ la-tinh tích cực mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức khác trên thế giới. Năm 2008, đánh dấu bước phát triển quan trọng quan hệ giữa Nga, Trung Quốc
Tổng thống Venezuela H. Chavez cho rằng, chưa bao giờ các nước Mỹ la-tinh lại có điều kiện thuận lợi như ngày nay để thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập cùng phát triển, đấu tranh cho mục tiêu của mỗi dân tộc là xóa bỏ nghèo đói, bất công và xây dựng xã hội dân chủ tiến bộ; khẳng định "Mỹ la-tinh đã thay đổi" và "Chúng ta đang viết một trang mới trong lịch sử".
Con đường phát triển
Trên con đường xây dựng phát triển đất nước, "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" đã và đang là mục tiêu phấn đấu vươn tới và là sự lựa chọn trong tương lai của Venezuela, Bolivia, Ecuador... Tổng thống H. Chavez đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định, không có thế lực nào có thể ngăn chặn quyết tâm xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" ở Venezuela bởi vì phần lớn người dân nước này đang muốn thoát khỏi chủ nghĩa tư bản (CNTB
Sau khi giành thắng lợi quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2006 và tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai. Chính phủ do Tổng thống H. Chavez đứng đầu đã tích cực xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thúc đẩy Venezuela tiến theo hướng CNXH .Cùng với Venezuela, Bolivia và Ecuador cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ sở để đưa đất nước tiến theo con đường Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21
Bên cạnh các nước Nam Mỹ, cách mạng Cuba tiếp tục phát triển, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, kiên cường vượt qua mọi thách thức khó khăn do chính sách bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ gây ra, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và tiếp tục thu được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục... là ngọn hải đăng và nguồn cổ vũ đối với lực lượng cách mạng và tiến bộ ở tây bán cầu.
Cánh tả Mỹ Latinh: những bài học trong thế kỷ XX và con đường trước mắt
Vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước, hay những năm sau cuộc khủng hoảng Phô Uôn năm 1929, l2 nước Mỹ Latinh đã phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp, và kết quả là họ đình hoãn việc trả các khoản nợ nước ngoài, chủ yếu là với các ngân hàng Bắc Mỹ và Tây Âu
Ngoài ra, l6 triệu héc ta đất cũng được quốc hữu hóa và phần lớn được trao trả cho cộng đồng thổ dân dưới hình thức tài sản cộng đồng.
Vào đầu thế kỷ này, mô hình hội nhập khu vực theo tư tưởng Bolivar đã có một lực đẩy mới, nhưng nếu muốn đưa chu kỳ tiến bộ này đi xa hơn, cần phải ôn lại những bài học, của quá khứ. Điều mà Mỹ Latinh thiếu trong các thập kỷ từ 1940 tới 1970 là một dự án của riêng mình để hội nhập các nền kinh tế và các dân tộc, kết hợp với sự tái phân chia của cải thực sự và có lợi cho giai cấp lao động.
Điểm sống còn hiện tại là ý thức được rằng ngày nay tại Mỹ Latinh tồn tại cuộc tranh cãi giữa hai mô hình hội nhập có tính giai cấp đối lập nhau
Một mô hình hội nhập khác, dựa trên tư tưởng Bolivar, muốn đưa nội đung công bằng xã hội vào quá trình hội nhập
Các Ngân hàng trung ương Mỹ Latinh quy tụ gần 400 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Đây không phải khoản tiền có thể xem thường và cần được sử dụng và thời điểm hợp lý có lợi cho sự hội nhập khu vực và tạo bình phong bảo vệ khu vực này khỏi các tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính từ Bắc Mỹ và châu Âu.
Kế hoạch thành lập Ngân hàng phương Nam đã chậm trễ và các cuộc bàn thảo vẫn không có nhiều tiến bộ. Cần khắc phục những sai lầm và đưa nội dung thực sự tiến bộ vào tổ chức mới này và biến nó thành một thể chế dân chủ, theo hình thức một nước một phiếu và minh bạch, với lực lượng kiểm toán từ bên ngoài.
Cần tiến hành kiểm toán và kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng tư nhân, vì các đơn vị này đang đứng trước nguy cơ bị kéo lê theo cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế.
Ngoài ra, trong những năm qua đã nổi lên vô số vụ tranh chấp giữa các nhà nước trong khu vực với các tập đoàn đa quốc gia
Theo lẽ tự nhiên, quá trình hội nhập cần có một không gian chính trị: một Nghị viện Mỹ Latinh được bầu chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu tại từng nước thành viên sẽ là nền tảng cho quyền lực lập pháp thực sự.