Xác định vǎn hóa doanh nghiệp là gì quả thật không dễ dàng. Tùy theo góc nhìn mà mỗi người có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau về khái niệm này. Tuy nhiên, theo tôi, vǎn hóa doanh nghiệp (VHDN) nằm trong vǎn hóa kinh doanh của một quốc gia, một nền kinh tế, hay nói cách khác, VHDN là sự thể hiện vǎn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. Cao hơn nữa, VHDN được xem như hệ thống giá trị tinh thần và các chuẩn mực do doanh nghiệp tạo nên và nó chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp.
Nhấn mạnh đến khía cạnh giá trị của VHDN, tôi nghĩ rằng VHDN chính là cái làm nên cốt cách của doanh nghiệp, là linh hồn của các doanh nghiệp, gắn kết mọi người lại với nhau trong những mục tiêu chung và cung cách hành động chung. Cũng có thể gọi đó là "báu vật tinh thần" mà doanh nghiệp tạo ra.
Trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp thì VHDN chính là "cột trụ tinh thần". VHDN là cái cách mà người chủ hoặc người sáng lập doanh nghiệp suy nghĩ về công ty mình, làm thành "cột trụ tinh thần" đầu tiên; từ đó người chủ doanh nghiệp "thổt" suy nghĩ của mình vào các thành viên, làm cho nó trở thành một phong cách chung cho mọi thành viên.
Ngoài ra, VHDN còn là cái riêng của doanh nghiệp, bởi khi tập hợp một nhóm người cùng đến với nhau để theo đuổi một mục đích chung (kinh doanh), và sau khi sinh hoạt với nhau trong một thời gian thì toàn nhóm nói chung sẽ thể hiện một cá tính riêng biệt mà ta hay gọi là vǎn hóa công ty. Nói một cách ngắn gọn - là thể hiện phong cách và bản sắc doanh nghiệp.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nội dung chính của văn hoá doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu
Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên 'tính người' cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Nói tới văn hoá còn là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể "gieo trồng" (sáng tạo, xây dựng) và "điều chỉnh" (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Được xem là cái "nền tảng", "vừa là mục tiêu vừa là động lực" làm cho sự phát triển của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hoá truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo chính sách "trọng thương ức thương" là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoá kinh doanh đúng nghĩa. Đi vào thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi vào xã hội phát triển theo cơ chế thị trường hinh như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hoá Việt Nam?
Với suy nghĩ đó, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu về Văn hóa doanh nghiệp, trên cơ sở đó nêu lên một cái nhìn khái quát về văn hóa doanh nghiệp, thực trạng VHDN ở Việt Nam hiện nay cũng như một số phương án và giải pháp cho các nhà quản lý trong bước đường hình thành một nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp của mình.
Hi vọng rằng những gì mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này sẽ là những “cẩm nang” cho các nhà quản lý cũng như cho tất cả những ai đã - đang - và sẽ có ý định trở thành một nhà doanh nghiệp trong tương lai.
Với mục đích phổ biến rộng rãi đến tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi cũng đã mạnh dạn xây dựng một WEBSITE riêng về văn hóa trong kinh doanh. Rất mong được sự quan tâm của tất cả các bạn và mờI các bạn đến thăm website của chúng tôi:
PhÇn I
Kh¸i qu¸t chung vÒ v¨n hãa doanh nghiÖp
Để vươn tới sự phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đến việc xây dựng vǎn hóa doanh nghiệp. Vậy "Vǎn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng vǎn hóa doanh nghiệp có lợi gì cho doanh nghiệp?".
1. Đi tìm một định nghĩa!
Xác định vǎn hóa doanh nghiệp là gì quả thật không dễ dàng. Tùy theo góc nhìn mà mỗi người có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau về khái niệm này. Tuy nhiên, theo tôi, vǎn hóa doanh nghiệp (VHDN) nằm trong vǎn hóa kinh doanh của một quốc gia, một nền kinh tế, hay nói cách khác, VHDN là sự thể hiện vǎn hóa kinh doanh ở cấp độ công ty. Cao hơn nữa, VHDN được xem như hệ thống giá trị tinh thần và các chuẩn mực do doanh nghiệp tạo nên và nó chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp.
Nhấn mạnh đến khía cạnh giá trị của VHDN, tôi nghĩ rằng VHDN chính là cái làm nên cốt cách của doanh nghiệp, là linh hồn của các doanh nghiệp, gắn kết mọi người lại với nhau trong những mục tiêu chung và cung cách hành động chung. Cũng có thể gọi đó là "báu vật tinh thần" mà doanh nghiệp tạo ra.
Trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp thì VHDN chính là "cột trụ tinh thần". VHDN là cái cách mà người chủ hoặc người sáng lập doanh nghiệp suy nghĩ về công ty mình, làm thành "cột trụ tinh thần" đầu tiên; từ đó người chủ doanh nghiệp "thổt" suy nghĩ của mình vào các thành viên, làm cho nó trở thành một phong cách chung cho mọi thành viên.
Ngoài ra, VHDN còn là cái riêng của doanh nghiệp, bởi khi tập hợp một nhóm người cùng đến với nhau để theo đuổi một mục đích chung (kinh doanh), và sau khi sinh hoạt với nhau trong một thời gian thì toàn nhóm nói chung sẽ thể hiện một cá tính riêng biệt mà ta hay gọi là vǎn hóa công ty. Nói một cách ngắn gọn - là thể hiện phong cách và bản sắc doanh nghiệp.
Một tính chất quan trọng nữa mà VHDN cần phải vươn tới, mà bản chất của VHDN cần phải đạt đến đó là tính khả tín (có tin cậy được). Cụ thể, đó là làm thế nào để khi đối tác làm việc với mình họ biết rằng họ đang làm việc với ai, có thể yên tâm, tin tưởng được hay không?
2. Vǎn hoá doanh nghiệp - từ bề mặt đến tầng sâu.
VHDN là hệ thống giá trị tinh thần, là cái hồn của doanh nghiệp, vậy phải chǎng nó là vô hình, chỉ có thể cảm nhận chứ không có biểu hiện cụ thể?.
Theo quan điểm một số nhà kinh doanh, VHDN vừa hữu hình vừa vô hình. Nó có thể được thể hiện qua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhưng cũng có thể chỉ là cảm nhận rất chủ quan của một khách hàng hay cộng đồng kinh doanh đối với doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng VHDN không phải là cái gì vô hình, ngược lại, thể hiện rõ trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: trong mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp (kể cả trong nội bộ doanh nghiệp và với đối tác bên ngoài doanh nghiệp) và trong các hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp (từ mẫu mã, kiểu đáng đến nội dung và chất lượng).
Đi sâu phân tích các biểu hiện VHDN, VHDN có sáu biểu hiện nằm trong một cấu trúc ba tầng, đi từ bề mặt cho đến chiều sâu. Cụ thể:
- Tầng bề mặt : Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
Bao gồm tất cả những hiện tượng mà một người nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như: ngôn ngữ, công nghệ, sản phẩm, phong cách của tổ chức đó thể hiện qua cách ăn mặc, cách biểu lộ cảm xúc của nhân viên, những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức, các buổi lễ kỉ niệm hàng năm... Lớp thứ nhất này cũng bao gồm cả hành vi ứng xử thường thấy của nhân viên và các nhóm làm việc trong tổ chức.
Đặc trưng cơ bản của lớp văn hoá này là rất dễ nhận thấy nhưng lại rất khó giải đoán được ý nghĩa đích thực, cũng giống như đối với những Kim tự tháp của người Ai Cập cổ và người Maya, là người đứng ngoài quan sát chúng ta chỉ có thể nhận ra chúng đều là những Kim tự tháp có hình dạng giống nhau, chứ không hiểu được ý nghĩa bên trong khác nhau của chúng: đối với người Ai cập cổ thì Kim tự tháp là lăng mộ của các vị vua Pharaon; trong khi đối với người Maya thì Kim tự tháp lại là vừa là lăng mộ vừa là chốn đền thờ linh thiêng.
Nói cách khác, người quan sát có thể mô tả những gì họ nhìn thấy và cảm thấy khi bước chân vào một doanh nghiệp nhưng lại không hiểu được ý nghĩa thực sự ẩn sau nó (chính là lớp văn hoá thứ ba). Để hiểu được ý nghĩa đó họ phải thực sự hoà nhập vào cuộc sống trong doanh nghiệp một thời gian đủ dài và cách tốt nhất là tìm hiểu những giá trị, thông lệ và quy tắc được thừa nhận trong doanh nghiệp, vốn là kim chỉ nam cho hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó, có thể chia tầng bề mặt thành các nội dung sau:
1. Cách trang trí doanh nghiệp, đồng phục, các khẩu hiệu, bài ca của doanh nghiệp, tập quán, tôn giáo cũng như các truyền thuyết, giai thoại về các nǎm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người thủ lĩnh khởi nghiệp).
2. Các nếp ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau.
3. Các hành vi giao tiếp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Tầng trung gian: Các giá trị được chấp nhận bao gồm những chiến lược, mục tiêu và các triết lý của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các vấn đề để thích ứng với bên ngoài và hội nhập vào bên trong tổ chức.
Những người khởi xướng, sáng lập ra doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận khi đề ra các quy định, nguyên tắc, triết lý, tư tưởng... đều yêu cầu mọi thành viên phải tuân theo. Trải qua thời gian áp dụng, các quy định, nguyên tắc, triết lý, tư tưởng... đó sẽ dần trở thành niềm tin, thông lệ và quy tắc ứng xử chung mà mọi thành viên đều thấm nhuần, tức là trở thành “những giá trị được chấp nhận”.
Những “giá trị được chấp nhận” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị này trở thành hiện thân của triết lý kinh doanh và là kim chỉ nam cho doanh nghiệp khi phải đối phó với những tình huống khó khăn. Nó gồm có:
1. Những nguyên tắc và giá trị mà tổ chức phấn đấu đạt tới.
2. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tầng sau cùng: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)
3. Mục tiêu và lợi ích của việc xây dựng vǎn hóa doanh nghiệp
Mục tiêu:
Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người (đội ngũ doanh nhân các loại), là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau cả ở tầng vĩ mô lẫn vi mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều hướng nào đó. Xây dựng nền văn hoá kinh doanh vì vậy về thực chất chính là việc thực hiện các điều kiện khách quan, chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hoá hoá trong toàn bộ mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của đất nước, trước hết tập trung lấy phát triển văn hoá doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong điều kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc (những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hoá thế giới (nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt cho các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, xây dựng VHDN để góp phần vào chiến lược phát triển văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác đó là việc nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày càng "chuyên nghiệp hoá" nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năng lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm…Bên cạnh đó việc nang cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả về đời sống văn hoá cá nhân lẫn đời sống văn hoá tập thể), không ngừng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp, kỷ cương hoạt động theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hoá truyền thống (đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ chức v.v… tất cả đều là những công việc có ý nghĩa rất chiến lược.
Toàn bộ nội dung nói trên không những nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường mà hơn nữa, đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp (cả dân doanh lẫn nhà nước), góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu Việt Nam nói chung. Mục tiêu cuối cùng chính là vì một hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ vừa thoả mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi" đồng thời vừa đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội (về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…). Cụ thể là, lợi nhuận thu được qua việc "làm ăn, mua bán" trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là những "đồng tiền sạch" với nghĩa là lãi xuất đó phải đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm "lợi nhuận bất cứ giá nào", kể cả triệt để chống tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế v.v…Nói cách khác, việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng trong kinh doanh không những chỉ dựa trên cơ sở thiết lập mối quan hệ "Vốn - Thị trường - Khách hàng" mà còn phải là sự giải quyết hài hoà (không có mâu thuẫn) giữa các lợi ích (của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, của toàn xã hội) cả trước mắt lẫn trong hướng lâu dài. Tác dụng tích cực nhất của toàn bộ vấn đề chính là nhằm tạo ra những " chất xúc tác" đồng thời vừa là "chất keo" để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể (cơ chế tự quản, tự chủ) của từng cá nhân , đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, các biện pháp tổ chức, các luật lệ, chính sách của nhà nước để trước mắt (trực tiếp) là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các doanh nghiệp, lâu dài (gián tiếp), chính là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh thương phẩm và dịch vụ, gây dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung.
Sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế. Lộ trình hội nhập với AFTA chẳng hạn, đâu phải chỉ góp phần xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta đang và sẽ từng bước thực hiện quá trình "khu vực hoá" một khu vực văn hoá - lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn lao trong tương lai trên nhiều mặt… Xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một "triết lý" hoặc một "đạo lý" trong kinh doanh mà hơn nữa, đây là việc xây dựng một "trường phái kinh doanh Việt Nam" việc làm cần thiết và có y nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy. Một thương trường luôn phát triển có trật tự, kỷ cương, có "ý thức tự giác"đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá tương ứng (với những yêu cầu như đã nêu ở trên,với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…) thông qua môt hệ thống doanh nghiệp các loại luôn lấp lánh toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc nhân loại - thời đại với chất lượng - hiệu quả cao trong mọi hoạt động: đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng văn hoá - xã hội giai đoạn hiện nay. Công việc ấy hoàn toàn phù hợp với đất nước này, một đất nước từng có "ngàn năm văn hiến" đồng thời nó cũng hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của thời đại, với xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức… đặc biệt là phù hợp với các mục tiêu, phương hướng chiến lược đã xác định của Đảng, Nhà nước ta hiện nay: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" trong quá trình tiếp tục thực hiện "đổi mới", "mở cửa", "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" và "phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tất cả nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Lợi ích:
a/. Văn hoá doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xem xét trên bốn khía cạnh: Sự linh hoạt (khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng); Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ (đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, kiểu dáng...); Tốc độ phản ứng trên thị trường (thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi họ được phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới...); Chi phí (chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh).
Doanh nghiệp muốn đạt được các lợi thế này phải có ba nguồn lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy nó có ý nghĩa quyết định đến khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả của quá trình này. Trong khi đó VHDN, tác động trước hết đến con người trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa nhân tố con người, vì vậy có thể tác động một cách gián tiếp tới việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
b/. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nền tảng sức mạnh tinh thần cho doanh nghiệp
Định hướng cho các đơn vị và cá nhân hướng tới mục tiêu chung:
VHDN là tổng hợp các đặc tính do lịch sử và các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên và phát triển lên, vì vậy nó quyết định nền tảng tâm lý cộng đồng của toàn bộ tổ chức này.
Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị và niềm tin mà mình đại diện, tức là đều có các tiêu chuẩn để giải đáp các vấn đề, phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, hình ảnh này thậm chí còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà cá nhân tự xây dựng cho mình.
Nói cách khác, VHDN cung cấp một sự hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính đặc điểm này đem lại hiệu quả cho quá trình kế hoạch hoá và phối kết hợp giữa các thành viên trong toàn doanh nghiệp.
Sự thành công trong chiến lược quản trị nhân sự của các công ty Mỹ và Nhật Bản là một điển hình cho việc xây dựng nền văn hoá đặc trưng trong xí nghiệp. Một ví dụ sinh động của công ty công nghệ cao Hewlett-Packard (HP), công ty này đã quy định thành văn bản triết lý kinh doanh của mình và công bố cho toàn thể nhân viên như sau:
"Các thành tựu của một tổ chức là thành quả của những nỗ lực phối hợp từng cá nhân... Và HP không được có một tổ chức cứng rắn, chặt chẽ, theo kiểu quân đội, mà phải cho nhân viên quyền tự do làm việc hướng đến những mục tiêu tổng thể theo những lề lối mà họ cho là tốt nhất trong những lĩnh vực trách nhiệm riêng của họ...".
c/. Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng cứ trả lương cao là sẽ thu hút, duy trì được người tài. Tuy nhiên, tiền lương mới chỉ là một phần, mà quan trọng là nhân viên có cảm thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh nghiệp hay không, có cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp hay không. Chính vì vậy, một nền VHDN có chất lượng sẽ thu hút được những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp.
VHDN hướng tới xây dựng một nền nếp quản trị sinh lợi và xây dựng mối quan hệ hoà hợp, thân thiện giữa người - người trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, hữu ái, vững chắc và tiến thủ.
VHDN có thể thay thế một phần phương thức quản lý quan liêu (là phương thức mà nhà quản trị cấp cao ra mọi quyết định và nhân viên phải tuyệt đối tuân theo và mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ) bằng phương thức quản lý tập thể đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, khả năng tự chủ