Dự án Cao ốc văn phòng E-TOWN 3 và nhà để xe E-TOWN 4 được xây dựng tại khu đất số 364, đường Cộng Hòa, Phường 13, quận Tân Bình, thửa đất thuộc tờ bản đồ thứ 9 Bộ địa chánh Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ranh giới khu đất dự án được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp đường Cộng Hòa;
- Phía Đông: giáp đường Ấp Bắc;
- Phía Tây: giáp cây xăng và nhà dân;
- Phía Nam: giáp nhà dân.
Dự án nằm trong khu vực nội ô thành phố Hồ Chí Minh. Gần khu vực dự án hệ thống kênh rạch không phát triển. Tuy nhiên khu vực dự án có mức độ đô thị hóa tương đối cao, mật độ dân cư tương đối dày và hệ thống dịch vụ đô thị khá phát triển. Cơ sở hạ tầng khu vực dự án tương đối hoàn thiện với hệ thống đường giao thông dày đặc, trong đó tuyến đường giao thông chủ đạo là đường Cộng Hòa (ngang qua khu vực dự án) và đường Trường Chinh, đây là một trong những tuyến giao thông cửa ngõ của thành phố. Dự án nằm cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 2 km về phía Nam, cách khu công nghiệp Tân Bình khoảng 3 km về phía Đông Nam.
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường Dự án Cao ốc văn phòng E-TOWN 3 và nhà để xe E-TOWN 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
***
THÔNG TIN CHUNG
Tên dự án: : CAO ỐC VĂN PHÒNG E-TOWN 3 VÀ NHÀ ĐỂ XE E-TOWN 4
Tên chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH - REE
Địa chỉ liên hệ : 364 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TPHCM
Điện thoại : 08 8100017 Fax : 08 8100037
Người đại diện : Bà Nguyễn Thị Mai Thanh Chức vụ : Tổng Giám đốc
MÔ TẢ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Vị trí địa lý
Dự án Cao ốc văn phòng E-TOWN 3 và nhà để xe E-TOWN 4 được xây dựng tại khu đất số 364, đường Cộng Hòa, Phường 13, quận Tân Bình, thửa đất thuộc tờ bản đồ thứ 9 Bộ địa chánh Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ranh giới khu đất dự án được xác định như sau:
Phía Bắc: giáp đường Cộng Hòa;
Phía Đông: giáp đường Ấp Bắc;
Phía Tây: giáp cây xăng và nhà dân;
Phía Nam: giáp nhà dân.
Dự án nằm trong khu vực nội ô thành phố Hồ Chí Minh. Gần khu vực dự án hệ thống kênh rạch không phát triển. Tuy nhiên khu vực dự án có mức độ đô thị hóa tương đối cao, mật độ dân cư tương đối dày và hệ thống dịch vụ đô thị khá phát triển. Cơ sở hạ tầng khu vực dự án tương đối hoàn thiện với hệ thống đường giao thông dày đặc, trong đó tuyến đường giao thông chủ đạo là đường Cộng Hòa (ngang qua khu vực dự án) và đường Trường Chinh, đây là một trong những tuyến giao thông cửa ngõ của thành phố. Dự án nằm cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 2 km về phía Nam, cách khu công nghiệp Tân Bình khoảng 3 km về phía Đông Nam.
Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án
Hệ thống thoát nước công cộng trong khu vực này tương đối hoàn thiện. Đây là hệ thống cống thoát chung nước mưa và nước thải chạy dọc theo các tuyến đường. Ngay trước khu vực dự án, trên tuyến đường Cộng Hòa có tuyến cống thoát nước đường kính Ø600 đảm nhận việc tiêu thoát nước mưa và nước thải cho phần lớn các hộ dân, hộ kinh doanh và cơ sở sản xuất trong vùng. Do đó, theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, nước thải của dự án cần đáp ứng tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt số TCVN 6772:2000.
Khu vực dự án là khu đô thị, do đó khí thải phát sinh từ dự án (nếu có) phải đáp ứng được tiêu chuẩn 6992 : 2001 - tiêu chuẩn chất lượng khí thải công nghiệp theo thải lượng của các chất vô cơ trong khu vực đô thị.
MÔ TẢ QUY MÔ VÀ NỘI DUNG DỰ ÁN
Mục tiêu dự án
Dự án Cao ốc văn phòng E-TOWN 3 và nhà để xe E-TOWN 4 được xây dựng nhằm kết hợp với các công trình hiện hữu hình thành nên một khu liên hợp văn phòng hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu thuê văn phòng của thành phố hiện nay. Trong đó công trình E-TOWN 3 là tòa nhà văn phòng và E-TOWN 4 là nhà để xe, phục vụ cho nhu cầu đậu đỗ xe của khách hàng.
Diện tích mặt bằng
Tổng diện tích mặt bằng khu đất hiện nay là 36.742 m2, trong đó các công trình hiện hữu chiếm 10.961,95m2, diện tích đất dự kiến xây dựng hai tòa nhà E-TOWN 3 và E-TOWN 4 mới là 1.560 m2 và 3.148 m2. Chỉ tiêu sử dụng đất chung cho toàn bộ khu vực này như sau:
Bảng 1 - Chỉ tiêu sử dụng đất khu vực dự án
STT
Mục đích sử dụng
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
1
Đất xây dựng E-town 3
1.560
4,2
2
Đất xây dựng E-town 4
3.148
8,6
3
Đất công trình hiện hữu
10.961,95
29,8
4
Đất công viên cây xanh
11.371,05
31,0
5
Đất giao thông
9.701
26,4
Tổng cộng
36.742
100
Các chỉ tiêu kỹ thuật
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu thiết kế của dự án như sau:
Hệ số sử dụng đất : 0,128
Chỉ tiêu sử dụng đất văn phòng : 10 m2/người
Chỉ tiêu cây xanh và giao thông : 6,6 m2/người
Chỉ tiêu đất đỗ xe ô tô : 2,5m x 5m / chỗ đỗ
Nội dung thiết kế tòa nhà E-TOWN 3 và E-TOWN 4
Tòa nhà văn phòng E-TOWN 3 được thiết kế bao gồm 1 tầng trệt và 9 tầng lầu, phục vụ nhu cầu thuê văn phòng. Tòa nhà E-TOWN 4 là nhà để xe với 1 tầng trệt, 1 tầng hầm và 4 tầng lầu. Chi tiết về diện tích và chức năng công trình như sau:
Bảng 2 - Diện tích và chức năng các công trình xây dựng
STT
Hạng mục công trình
Diện tích (m2)
E-TOWN 3
1
Tầng trệt
1.1
Căn tin, cafeteria
651
1.2
Sảnh đón
170
1.3
Vệ sinh
45
1.4
Cầu thang, hành lang
122
1.5
Khu vực văn phòng
549
2
Các tầng từ 1- 10
2.1
Khu vực văn phòng
1.278 - 1.342/1 tầng
2.2
Khu vệ sinh, cầu thang, hành lang
60/1 tầng
E-TOWN 4
1
Tầng hầm
1.1
Khu vực để xe
2.373
1.2
Cầu thang, hành lang, lối vào
774,83
2
Tầng trệt
2.1
Kho chứa
2.373
2.2
Cầu thang, hành lang, lối đi lên, xuống
774,83
3
Các tầng 1, 2, 3, 4
3.1
Khu vực để xe
2.373/1 tầng
3.2
Cầu thang, hàng lang, lối vào
774,83/1 tầng
Công suất hoạt động
Tòa nhà văn phòng E-TOWN 3: với tổng diện tích đất văn phòng cho thuê là 12.378m2 (không tính các công trình phụ trợ), dự kiến sẽ có khoảng 1.200 người làm việc trong khu vực này.
Tòa nhà E-TOWN 4: tổng diện tích bãi đỗ 9.492 m2 có khả năng đáp ứng 400 chỗ đỗ xe ô tô/ngày hoặc 4750 xe máy/ngày.
Dự kiến tiến độ thực hiện dự án
Dự kiến, việc đầu tư xây dựng dự án kéo dài khoảng ba năm và tiếp đó là thời gian khai thác các tiện ích kèm theo. Có thể tóm tắt tiến độ dự án như sau:
Bảng 3 – Dự kiến tiến độ dự án
STT
Công việc chính
Thời gian
Chuẩn bị đầu tư: thiết kế, quy hoạch
6 tháng
Thi công công trình chính
2 năm
Hoàn công, làm chủ quyền căn hộ
6 tháng
Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009.
NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Dự án đơn thuần là xây dựng văn phòng cho thuê, không sản xuất nên hầu như không tiêu thụ nhiên liệu trong quá trình vận hành. Nhiên liệu sử dụng nếu có chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động của máy phát điện dự phòng.
Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
Nhu cầu sử dụng điện:
Điện sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của các thiết bị văn phòng, chiếu sáng công cộng và chạy máy điều hòa không khí trung tâm.Tổng nhu cầu sử dụng điện cho dự án ước tính tối đa là 4MVA.
Nguồn cung cấp điện:
Dự án sẽ nhận điện từ hệ thống cấp điện chính của khu vực Quận Tân Bình, mạng lưới chạy dọc theo tuyến đường Cộng Hòa. Nguồn điện cấp cho dự án là nguồn điện 3 pha, RYBN+PE, 50 Hz.
Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước
Mục đích sử dụng nước:
Khi dự án đi vào hoạt động, nước chủ yếu sử dụng để cấp cho sinh hoạt của các nhân viên văn phòng và nước cấp cho tưới tiêu, chăm sóc cây xanh… Ngoài ra còn có nước dự phòng cho PCCC...
Nhu cầu sử dụng nước:
Căn cứ trên qui mô và mục đích sử dụng của công trình để xác định nhu cầu tiêu thụ nước trong ngày như sau:
Qsinh hoạt = 77 m3/ngày, trong đó, nước cấp chủ yếu cho hoạt động của cao ốc E-TOWN 3, nhu cầu sử dụng nước của E-TOWN 4 không đáng kể.
Qgiải nhiệt ĐHKK = 80 m3/ngày.
Nguồn cung cấp nước:
Dự án dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước máy của thành phố, lấy từ đường ống cấp nước chạy dọc tuyến đường Cộng Hòa.
Phương án cấp nước:
Nước sinh hoạt được chứa trong bể chứa nước ngầm có dung tích 360m3 đặt gần tòa nhà E-TOWN 4.
Dùng bơm chuyển tiếp gồm 2 bơm (1 chạy, 1 dự phòng) để bơm nước từ bể nước ngầm lên bể nước mái E-TOWN 3 và 2 bơm (1 chạy, 1 dự phòng) bơm nước lên bể nước mái E-TOWN 4.
Bể nước mái E–TOWN 3 có dung tích 50 m3, bố trí phía trên trục thang máy, dùng trữ nước và tạo áp lực cho hệ thống.
Bể nước mái E–TOWN 4 có dung tích 40 m3, bố trí phía trên trục ram dốc cũng dùng để trữ nước và tạo áp lực cho hệ thống.
Nước sinh hoạt được cấp chủ yếu cho nhà vệ sinh ở các tầng và các vòi nước ở bãi đậu xe.
Từ tầng trệt đến tầng 7 của E-TOWN 3: Các thiết bị hoạt động nhờ trọng lực từ bể nước mái.
Tầng 8 và 9 của E-TOWN 3: Các thiết bị hoạt động nhờ bơm tăng áp đặt tại tầng thượng.
Các thiết bị của E–TOWN 4 hoạt động nhờ trọng lực từ bể nước mái.
Kích thước đường ống cấp nước được tính toán theo đương lượng thiết bị sử dụng. Vận tốc được giới hạn để không gây ồn cho toà nhà: vmax = 1,5 m/s.
Trên đường ống cấp nước vào mỗi khu vực đều lắp van khoá nước để cách ly khỏi hệ thống khi cần thiết.
CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau:
Chuẩn bị
Xây dựng nền móng
Xây lắp công trình
Hoàn thiện
Đưa vào sử dụng
Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án có thể kể như sau:
Các nguồn gây ô nhiễm và các tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án
Khu đất dự án hiện đã được giải phóng mặt bằng và san lấp, không cần phải triển khai công tác đền bù giải tỏa. Do đó, tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu như sau:
Tác động đến môi trường không khí
Công tác đào móng công trình, xúc đất, vận chuyển đất đào và vật liệu xây dựng, phối trộn xi măng, xây dựng các khối công trình… trên quy mô toàn bộ khu vực dự án có thể gây tác động đến không khí, một số tác động cơ bản là:
Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải
Do khu đất dự án đã được san lấp sẵn nên quá trình thi công dự án hạn chế được công đoạn san lấp. Ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận tải chủ yếu do hoạt động của các xe vận chuyển vật liệu xây dựng cho công trình.
Hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Hệ số phát thải các khí thải trên của một số phương tiện giao thông như sau:
Bảng 4 - Hệ số ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện giao thông
Loại xe/nhiên liệu sử dụng
SO2 (g/km)
NOx (g/km)
CO (g/km)
CO2 (g/km)
Bụi (g/km)
Xe 2 bánh/xăng
0,03
0,23
17,00
15,45
0,2
Xe hơi, xe tải nhẹ/xăng
0,18
0,30
3,8
189,00
0,07
Xe bus/diesel
0,18
3,26
110,05
110,05
1,40
Xe tải nặng/diesel
1,86
6,10
2,51
361,02
1,40
(Nguồn: Đinh Xuân Thắng, 2003 [4])
Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động
Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 5 - Mức ồn của các thiết bị thi công
STT
Thiết bị
Công suất âm (dBA)
Thấp
Trung bình
Cao
Xe máy nén (đứng yên)
110
115
120
Máy trộn bêtông
110
115
125
Cần cẩu, di động
110
115
120
Cần cẩu, đứng yên
110
115
120
Xe chất tải trước
115
120
125
Máy phát, đứng yên
105
115
120
Búa khoan
105
110
120
Máy lát
115
125
135
Máy đóng cọc
115
120
125
Máy bơm, đứng yên
130
135
140
Máy khoan đá
100
105
110
Máy kéo
115
125
135
Xe đào lỗ
110
120
130
Xe tải
115
120
130
(Nguồn: Nguyễn Hải [9])
Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục, đặc biệt trong điều kiện thi công trong khu vực đô thị. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người tham gia lưu thông trên các tuyến đường gần khu vực dự án.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:
Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);
Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);
Nhẹ: Người đi đường và hệ động vật nuôi.
Ô nhiễm nhiệt
Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
Tác động đến môi trường nước
Việc tập kết công nhân tại khu vực thi công sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt có thể tác động đến môi trường nước khu vực. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 5 m3/ngày đêm (ước tính có khoảng 100 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên cần được thu gom và xử lý hợp lý…
Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt.
Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án cũng có nhiều khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường nước.
Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng Khu vực dự án như trên, song đây không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.
Tác động đến tài nguyên – môi trường đất
Việc triển khai dự án trên khu đất hiện có không làm thay đổi nhiều mục đích sử dụng đất ban đầu, do đó tác động do thi công xây dựng đến tài nguyên môi trường đất là không đáng kể. Trong quá trình thi công, hoạt động đào xúc đất thi công các hố móng và tầng hầm của công trình làm thay đổi chiều sâu lớp đất, tác động này là không thể tránh khỏi.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,3 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác thải ra là 30 kg rác/ngày.
Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác
Giao thông
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.
Khu vực dự án nằm trong vùng có mật độ giao thông cao. Nguy cơ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông là tương đối lớn nếu không được điều tiết tốt. Do đó, hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình xây dựng dự án chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giao thông trong khu vực. Chủ đầu tư sẽ có biện pháp thích hợp để kiểm soát các tác động này, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người dân.
Tai nạn lao động
Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:
Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;
Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ, ...
Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn giáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa;
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...
Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...
Khả năng cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:
Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng: nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa...) thì khả năng gây cháy có thể xảy ra.
Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ.
Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.
Các nguồn ô nhiễm và các tác động khi dự án đi vào hoạt động
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc, lưu lượng:
Dự án Cao ốc văn phòng E-TOWN 3 và nhà để xe E-TOWN 4 được xây dựng để cho thuê văn phòng và làm chỗ đỗ xe, do vậy, nước thải từ quá trình hoạt động của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt... Căn tin của dự án chủ yếu phục vụ nước uống, không nấu ăn nên lượng nước thải phát sinh không đáng kể.
Trong đó, khu văn phòng tập trung chủ yếu tại cao ốc E-TOWN 3, riêng E-TOWN 4 chỉ là nhà để xe, do đó nước thải hầu hết chỉ phát sinh từ tòa nhà E-TOWN 3 với lưu lượng thải trung bình hàng ngày vào khoảng 70 m3/ngày đêm.
Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt thường có thành phần tính chất như sau:
Bảng 6 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ
TCVN 6772-2001, mức II
Nhẹ
Trung bình
Nặng
1. Chất rắn tổng cộng
mg/l
350
720
1200
-
- Hoà tan
mg/l
250
500
850
500
- Lơ lửng
mg/l
100
220
350
50
- Chất rắn lắng được
mg/l
5
10
20
0,5
2. BOD5
mg/l
110
220
400
30
3. COD
mg/l
250
350
500
-
4. Tổng lượng Cacbon hữu cơ
mg/l
80
160
290
-
5. Tổng Nitơ (tính theo N)
mg/l
20
40
85
-
- Hữu cơ
mg/l
8
15
35
-
- Amoni tự do
mg/l
12
25
50
-
- Nitrit
mg/l
0
0
0
-
- Nitrat
mg/l
0
0
0
30
6. Tổng Phốt pho (tính theo P)
mg/l
4
8
15
6 (phosphate)
- Hữu cơ
mg/l
1
3
5
-
- Vô cơ
mg/l
3
5
10
-
7. Tổng Coliform
MPN/ 100ml
106 – 107
107 – 108
108 - 109
1.000
8. Cacbon hữu cơ bay hơi
mg/l
<100
100 - 400
<400
-
(Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, 2004 [7])
Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh), nếu không được tập trung và xử lý thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối. Do đó, Chủ đầu tư dự án sẽ có các biện pháp tích cực để khống chế nguồn ô nhiễm này.
Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính như sau:
N = 0,5 ¸ 1,5 mg/l
P = 0,0004 ¸ 0,003 mg/l
COD = 10 ¸ 20 mg/l
TSS = 10 ¸ 20 mg/l
Như vậy, nước mưa được coi là sạch nên có thể thải trực tiếp ra cống thoát nước mà không qua xử lý. Dự án sẽ thiết kế tách riêng đường thoát nước mưa ra khỏi đường thoát nước thải. Đường thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi đổ vào hệ thống cống thoát nước khu vực.
Ô nhiễm môi trường không khí
Khí thải đốt dầu DO vận hành máy phát điện
Nguồn phát sinh khí thải của dự án chỉ là khí thải do chạy máy phát điện. Dự án dự kiến sẽ đầu tư 2 máy phát điện dự phòng, 1 máy đặt tại phòng máy phát khu kỹ thuật chung công suất 1.500 KVA cung cấp điện cho 2 toà nhà Etown 3 và EW, một máy đặt tại tầng hầm Etown 4 cung cấp điện cho toà nhà Etown 4.