Chiến lược Xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ, trong khuôn khổ dự án do Cục Xúc tiến Thương mại và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thực hiện, nhằm mục đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam.
Để xây dựng chiến lược này, các tác giả đã sử dụng nhiều những thông tin thứ cấp có sẵn và đã đưa những tìm tòi và phát hiện thông qua công tác nghiên cứu của mình ra thảo luận và lấy ý kiến tại các hội thảo cấp tiểu ngành khác nhau. Những cuộc thảo luận cũng được thực hiện với các nhà nhập khẩu chính từ thị trường Hoa Kỳ và EU.
Chiến lược này không phải là một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ mà tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trưởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo.
Tuỳ thuộc vào cách định nghiã đối với ngành thủ công mỹ nghệ mà các số liệu về kim ngạch xuất khẩu trong báo cáo này có sự khác biệt so với một số số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu đã được công bố trước đây:
Theo Hệ thống HS áp dụng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) thì tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam năm 2004 là 533 triệu đôla Mỹ.
Theo Hệ thống mã hàng quốc tế xác định sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong tài liệu “Hướng dẫn phương pháp hoạt động thu thập dữ liệu ngành thủ công” do UNESCO xuất bản thì một số nhóm mặt hàng được UNESCO liệt kê vào danh mục mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại không nằm trong số liệu thống kê của GSO. Theo cách xác định của UNESCO thì tổng giá trị hàng thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam năm 2003 đạt 952 triệu đôla Mỹ.
Trên cơ sở số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho ngành thủ công Việt Nam là vào năm 2010 ngành sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỉ đôla Mỹ. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần phải đặt mục tiêu cho tỉ lệ gia tăng trung bình là 20% một năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) cũng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành nghề vùng nông thôn đến năm 2010 với mục tiêu tạo ra 300.000 công ăn việc làm mỗi năm ở các khu vực nông thôn và mức tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đề ra là 20-22%.
Các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bên liên quan đã giúp đỡ chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu ngành, đặc biệt là Nhóm dự án của Cục Xúc tiến thương mại và ITC ở Hà Nội và Giơ-ne-vơ.
53 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA
NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
VIỆT NAM.
Báo cáo do VIETRADE/ITC thực hiện
Mục lục
Page
Lời nói đầu
3
1
Giới thiệu
4
1.1
Cơ sở
4
1.2
Tiếp cận
5
2
Thực trạng về ngành
6
2.1
Nhóm sản phẩm
6
2.2
Chuỗi giá trị hiện tại của ngành
10
2.3
Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2004
14
2.4
Hoạt động dựa vào những nhân tố quyết định thành công
18
2.5
Năng lực cạnh tranh quốc tế
22
3
Các điều kiện về khung chính sách
23
3.1
Chính sách của nhà nước đối với ngành
23
3.2
Thể chế
26
3.3
Mạng lưới hỗ trợ thương mại
28
3.4
Các nguồn hỗ trợ tài chính
32
3.5
Dịch vụ xuất khẩu
33
4
Phân tích SWOT đối với ngành
34
5
Tầm nhìn và chuỗi giá trị tương lai của ngành
35
5.1
Tầm nhìn
35
5.2
Chuỗi giá trị tương lai của ngành
37
6
Định hướng
39
6.1
Triển vọng phát triển
39
6.2
Triển vọng về năng lực cạnh
40
7
Đánh giá triển vọng của các bên tham gia
46
8
Huy động nguồn lực
48
8.1
Các ưu tiên cho chiến lược mang tính dài hạn
48
8.2
Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE)
51
Lời nói đầu
Chiến lược Xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ, trong khuôn khổ dự án do Cục Xúc tiến Thương mại và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thực hiện, nhằm mục đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam.
Để xây dựng chiến lược này, các tác giả đã sử dụng nhiều những thông tin thứ cấp có sẵn và đã đưa những tìm tòi và phát hiện thông qua công tác nghiên cứu của mình ra thảo luận và lấy ý kiến tại các hội thảo cấp tiểu ngành khác nhau. Những cuộc thảo luận cũng được thực hiện với các nhà nhập khẩu chính từ thị trường Hoa Kỳ và EU.
Chiến lược này không phải là một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ mà tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trưởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo.
Tuỳ thuộc vào cách định nghiã đối với ngành thủ công mỹ nghệ mà các số liệu về kim ngạch xuất khẩu trong báo cáo này có sự khác biệt so với một số số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu đã được công bố trước đây:
Theo Hệ thống HS áp dụng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) thì tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công của Việt Nam năm 2004 là 533 triệu đôla Mỹ.
Theo Hệ thống mã hàng quốc tế xác định sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong tài liệu “Hướng dẫn phương pháp hoạt động thu thập dữ liệu ngành thủ công” do UNESCO xuất bản thì một số nhóm mặt hàng được UNESCO liệt kê vào danh mục mặt hàng thủ công mỹ nghệ lại không nằm trong số liệu thống kê của GSO. Theo cách xác định của UNESCO thì tổng giá trị hàng thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam năm 2003 đạt 952 triệu đôla Mỹ.
Trên cơ sở số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho ngành thủ công Việt Nam là vào năm 2010 ngành sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỉ đôla Mỹ. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần phải đặt mục tiêu cho tỉ lệ gia tăng trung bình là 20% một năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) cũng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành nghề vùng nông thôn đến năm 2010 với mục tiêu tạo ra 300.000 công ăn việc làm mỗi năm ở các khu vực nông thôn và mức tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đề ra là 20-22%.
Các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bên liên quan đã giúp đỡ chuẩn bị cho chiến lược xuất khẩu ngành, đặc biệt là Nhóm dự án của Cục Xúc tiến thương mại và ITC ở Hà Nội và Giơ-ne-vơ.
Tháng 8-2006
1 Giới thiệu
1.1 Cơ sở
Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) năm gần đây, chủ yếu là gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngành thủ công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của đất nước, đặc biệt đối với tình hình giảm đói nghèo và phát triển các khu vực nông thôn: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, từ đó, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn các nhà sản xuất, các thương gia, các nhà xuất khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam.
Ngành thủ công mỹ nghệ đã thể hiện năng lực cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế, đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà tặng. Từ năm 1990 đến năm 2003/2004, khối lượng xuất khẩu của ngành tăng với tỉ lệ gia tăng hàng năm từ 10-12% trên tổng giá trị trong khoảng 533 triệu và 952 triệu đôla Mỹ (tuỳ thuộc vào các cách xác định của các hệ thống HS khác nhau). Đối với thị trường lớn nhất của mình là Liên minh Châu Âu, Việt Nam là nước cung cấp hàng hoá quan trọng thứ hai về hàng gốm và sản phẩm đan từ nguyên liệu mây tre. Đối với sản phẩm này, Việt Nam đã có khả năng gia tăng thị phần ở EU từ 7,5-11% chỉ trong vòng một năm.
Tuy nhiên, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp.
Do đó, để nâng cao năng lực xuất khẩu và đạt được mục tiêu đề ra là tăng gấp đôi tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của ngành, cần phải có một chiến lược khả thi với phương hướng cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của ngành và định hướng cho các doanh nghiệp tư nhân về một ngành thủ công mỹ nghệ vững vàng và trưởng thành của đất nước trong năm năm tới.
Sự cần thiết để hỗ trợ phát triển cho thủ công mỹ nghệ của Việt nam luôn được thảo luận trong mối liên kết chặt chẽ với hoạt động xoá đói nghèo ở các vùng nông thôn, hoạt động bảo tồn văn hoá và thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ như một công cụ để phát triển các vùng nông thôn, một phương tiện để kích thích hoạt động kinh tế đồng thời hỗ trợ công tác xoá đói ở nông thôn trong các cơ chế chính sách được ban hành
Trước các thực tế đó, cần khẩn trương thực hiện một đánh giá về sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và những tác động nhiều mặt mà hoạt động phát triển này mang lại nhằm đạt được mục tiêu tối cao của nhà nước là vì sự đi lên của vùng nông thôn, đặc biệt chú trọng tới các chiến lược phát triển ngành thủ công kỹ thuật cao, nỗ lực đạt đuợc mục tiêu ngành về tạo ra công ăn việc làm cho 4,5 triệu người.
1.2 Tiếp cận
Chiến lược xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ nhằm mục đích phát triển một khuôn khổ trong đó đáp ứng những mục tiêu về xúc tiến xuất khẩu ngành và thúc đẩy sự phát triển của ngành. Dựa vào hoạt động đánh giá tổng thể về chuỗi giá trị hiện hành, hoạt động xuất khẩu, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, các nhân tố chủ yếu quyết định sự thành bại, các chính sách, chiến lược liên quan của nhà nước và mạng lưới hỗ trợ ngành, chiến lược xuất khẩu ngành sẽ đề ra một tầm nhìn dài hạn và đề xuất những hoạt động và biện pháp cần thực hiện trong khoảng thời gian từ 1-5 năm tới.
Các công cụ chủ yếu được áp dụng là Phân tích chuỗi giá trị trên cơ sở tài liệu phân tích về tác động của bốn bánh xe động lực của ITC. Một chuỗi giá trị gồm có tất cả các công ty mua và bán sản phẩm từ một công ty nhằm cung cấp một sản phẩm đặc trưng hoặc một bộ sản phẩm bao gồm cả những liên kết ngang và liên kết dọc. Trong ngành thủ công mỹ nghệ, chuỗi giá trị có thể được mô tả như một tập hợp có sự liên kết của những nhà sản xuất nguyên liệu thô, những nhà thu gom nguyên liệu, thương gia, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ, các nhà xuất khẩu trong nước và các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn, bán lẻ và người sử dụng quốc tế trong chuỗi giá trị.
Cơ cấu bốn bánh xe động lực được sử dụng để xây dựng một chiến lược xuất khẩu ngành mang tính tổng thể thông qua việc cân nhắc cẩn trọng hơn đối với bốn hạng mục về phát triển chuỗi giá trị:
Trong đường biên giới (Border-In): Phương thức này đề cấp đến những vấn đề liên quan đến (1) phát triển năng lực liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất về năng suất, khối lượng, chất lượng và giá trị gia tăng; (2) đa dạng hoá năng lực như sản xuất ra các dòng sản phẩm mới và/hoặc những sản phẩm liên quan; (3) phát triển vốn nhân lực gồm phát triển nguồn nhân lực và các doanh nghiệp trong ngành.
Tại đường biên giới (Border): Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan đến: (1) cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển ngành; (2) thuận lợi hoá thương mại nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh; và (3) giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh để duy trì sức cạnh tranh của ngành.
Ngoài đường biên giới (Border-Out): Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan: (1) tiếp cận thị trường gồm có các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và những vấn đề thâm nhập thị trường liên quan khác; (2) dịch vụ hỗ trợ trên thị trường; và (3) xúc tiến tầm quốc gia về xây dựng và củng cố hình ảnh của ngành trên các thị trường mục tiêu.
Phát triển: Phương thức này đề cập đến những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà ngành đóng góp.
2 Hiện trạng của ngành
2.1 Các nhóm sản phẩm
Ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có thể được phân loại thành 10 tiểu ngành và các nhóm cơ bản dưới đây:
Tre/mây/cói/lá
Gốm
Gỗ
Thêu
Dệt
Kim loại
Giấy thủ công
Các loại nguyên liệu khác nhau
Tác phẩm nghệ thuật
Khác.
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng thủ công ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng nghề trên toàn quốc.
Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc.
Tre, mây, cói và lá
Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và cũng gồm có các nguyên liệu thô như guột, bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và nhiều vật dụng khác.
Các sản phẩm được phục vụ cho mục đích sử dụng và trang trí. Sản phẩm rất đa dạng, phục vụ những thị hiếu khác nhau của khách hàng.
Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang.
Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây.
Hoạt động cung cấp nguyên liệu như tre/mây/cói/lá là một ngành tự thân có tầm quan trọng đặc biệt đối thu nhập ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, các nguyên liệu thô dồi dào trước kia ngày càng trở nên khan hiếm. Việt Nam hiện phải nhập khẩu tre từ Trung Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a.
Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên.
Gốm
Nghề gốm của Việt Nam có thể được chia ra làm 04 nhóm chính: Bộ đồ ăn, bình và lọ hoa, tượng và những vật dụng trang trí khác. Tuỳ thuộc vào công nghệ và nhiệt độ nung mà các sản phẩm sẽ là gốm, sứ, sành hay đất nung
Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới..
Gỗ
Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam.
Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích. Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh, khung gương.
Một số các sản phẩm thủ công đồ gỗ đòi hỏi sự tinh xảo như tượng, gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
Sản phẩm sơn mài
Các sản phẩm sơn mài (như lọ, bát, khay…) là nhóm sản phẩm đặc trưng của xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam. Hầu hết sản phẩm này được làm từ gỗ hoặc tre và đây là một nhóm nhỏ của các sản phẩm làm từ gỗ hoặc tre/mây/cói/lá.
Thêu và ren
Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam.
Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc.
Dệt
Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Quy mô sản phẩm dệt nhìn chung không đa dạng và hầu hết thành phẩm có giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm từ lụa và cotton là các nguồn thu nhập chính. Khăn tay làm từ cotton (ở Thái Bình, Hà Tây, Nam Định…), sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp làm từ các nguyên liệu dệt khác (Ninh Bình, Hà Tây…) là một số những sản phẩm dệt có tiềm năng xuất khẩu cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên liệu cotton thô đều phải nhập khẩu.
Nhóm khác gồm có các dân tộc thiểu số sống ở các khu vực miền núi sử dụng các khung cửi và một số nguyên liệu đặc biệt và nhuộm màu tự nhiên. Đây là các nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển rất tốt nếu chúng ta phát triển các thị trường ngách cũng như tập trung vào thị trường thương mại bình đẳng.
Do những khó khăn về nguồn nguyên liệu thô, các nhà sản xuất đang ngày càng sử dụng các nguyên liệu thô nhập khẩu giá rẻ, điều này sẽ làm giảm chất lượng các sản phẩm. Đối với các sản phẩm dệt và các sản phẩm của người thiểu số định hướng để xuất khẩu, điều vô cùng quan trọng quyết định đến thành công là sự sẵn có của nguyên liệu thô chất lượng cao, cải thiện chất lượng và phát triển thị trường.
Kim khí mỹ nghệ
Các vật phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức, chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu.
Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây, bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay.
Giấy thủ công
Hoạt động sản xuất giấy thủ công gần như đã biến mất ở Việt Nam trong các năm gần đây mặc dù nó có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất giấy này rất phổ biến, từ gỗ (Dó, dướng) tới các sợi của chuối, dứa hay rơm, bên cạnh đó, có rất nhiều các nghệ nhân có tay nghề cao trong sản xuất giấy.
Ngành giấy thủ công phát triển mạnh ở một số nước như Thái Lan, Nê-pan, Nhật Bản và Bờ-ra-zin và nhu cầu về giấy thủ công (cho các sản phẩm quà tặng) dường như có xu hướng tăng lên ở nhiều nước. Tiềm năng của tiểu ngành này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc không chỉ để bảo tồn một di sản truyền thống mà còn phát triển các loại sản phẩm mới. Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC) đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật truyền thống, triển khai trên một nhóm gồm 50 nhà sản xuất ở Hoà Bình và bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản. Một công ty của Hàn Quốc đã đầu tư vào ngành này ở Việt Nam dưới dạng công ty 100% vốn nước ngoài nhằm tối ưu hoá sự sẵn có về nguồn lao động và nguyên liệu thô.
Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tình hoặc kết hợp
Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực miền Trung (thành phố Đà Nẵng).
Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá mềm.
Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…) cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa…
Tác phẩm nghệ thuật
Như đã giải thích trước đó, trong mọi trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật đều do một nghệ nhân/người chủ cơ sở sản xuất. Chu trình sản xuất tổng thể hoàn toàn khép kín độc lập. Những người sản xuất chuẩn bị nguyên liệu thô và hoàn thành chu trình sản xuất và họ có xu hướng tự làm. Hầu hết sản phẩm của họ được bày bán ở những phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và khách hàng của họ thường là khách du lịch nước ngoài. Một số người trong số họ đã xuất khẩu thông qua những đơn hàng lẻ.
Các tác phẩm nghệ thuật chỉ chiếm chưa đến 1% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến ngành và có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây.
Các sản phẩm thủ công khác
Cái gọi là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ “khác” ở đây gồm có nhiều loại vật phẩm từ nến, sản phẩm dùng cho Giáng sinh, hoa giả, quả khô tới bộ gõ (như trống, kèn xắc-xô-phôn, chũm choẹ, catanhet), búp bê, đồ chơi…
Sản phẩm trang sức chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này. Đồ chơi đứng thứ hai với 20% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu nến chiếm 7 triệu đôla Mỹ vào năm 2003. Trừ đồ trang sức, hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác đều rất kém phát triển.
2.2 Chuỗi giá trị hiện nay của ngành.
Tất cả các nhóm ngành chính về gỗ, mây/tre/cói, gốm, dệt, thêu và sơn mài thông thường được sản xuất thông qua các hộ gia đình nhỏ