Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nội dung, bản chất của quá trình CNH được thế hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia về kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là hết sức cần thiết trong bối cảnh chúng ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, qua đó đề xuất những giải phápthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bình luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Bình luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nội dung, bản chất của quá trình CNH được thế hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia về kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là hết sức cần thiết trong bối cảnh chúng ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, qua đó đề xuất những giải phápthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
II NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2010
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm từ 2001 – 2010 chia làm 2 gian đoan: Giai đoạn 1 từ năm 2000 - 2005, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Bảng 1 : Cơ cấu GDP theo ngành từ 2000-2005
Đơn vị tính:%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nông lâm thuỷ sản
24,53
23,24
23,03
22,54
21,76
20,9
Công nghiệp, xây dựng
36,73
38,13
38,49
39,47
40,2
41,0
Dịch vụ
38,74
38,63
38,48
37,99
38,04
38,1
Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp của từng ngành vào tốc độ tăng GDP(%)
2000
2001
2002
2003
2004
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
1,10
0,69
0,91
0,72
0,80
Công nghiệp và xây dựng
3,46
3,68
3,45
3,86
3,90
Dịch vụ
2,23
2,52
2,68
2,68
3,00
Tổng GDP
6,79
6,89
7,04
7,26
7,60
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kết thúc kế hoạch 5 năm 2000-2005, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo GDP về cơ bản vẫn như những năm trước đó. Tỷ trọng nông nghiệp (nghĩa rộng) chiếm 22, l1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39,79% và dịch vụ chiếm 38, 10% GDP. Như vậy, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ có 2 chỉ tiêu đạt được là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng theo nghĩa rộng, còn dịch vụ không đạt được.
Từ năm 2007 trở lại đây, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành đã chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Năm 2009, GDP tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế thời kỳ 2007-2009
Đơn vị tính: %
2007
2008
2009
Nông nghiệp
3,40
3,79
1,83
Công nghiệp
10,60
6,33
5,52
Dịch vụ
8,69
7,20
6,63
Tổng
8,48
6,23
5,32
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 1: Cơ cấu GDP Việt Nam phân theo nhóm ngành thời kỳ 1990-2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cũng thay đổi mạnh,cụ thể mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007 và 2006, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt mức thấp hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%. Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước.
+ GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và tăng giá khác nhau ở ba khu vực nên cơ cấu kinh tế năm 2008 tăng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ là tạm thời trong bối cảnh đặc biệt của năm 2008 với sự tăng chậm lại của khu vực công nghiệp, xây dựng và giá nông lâm thuỷ sản tăng cao. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%.
Hình 2:Biểu đồ tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP giai đoạn 2003-2008
Nhìn chung, từ năm 2007 trở lại đây sự tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng trong GDP các ngành nông-lâm-ngư nghiệp đã khẳng định cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA
1. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công trong quá khứ về phân bổ nguồn lực phát triển, vấn đề công nghiệp hóa nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng được nhìn nhận lại theo tinh thần đổi mới lại tư duy kinh tế.
Hai là, có sự đổi mới thực sự mạnh mẽ về chính sách cơ cấu, ngày càng phù hợp hơn với tìn hinh thực tế nên đã có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa.Những chính sách điều chỉnh vốn đầu tư, phân bổ lại nguồn lực của nền kinh tế nói chung.
Chính sách khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế đa hình thức sở hữu: Khoán sản phẩm trong nông nghiệp, ban hành Luật doanh nghiệp (1999), Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã mở ra một thời kì mới cho sự phát triển nề kinh tế ngoài quốc doanh.
2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Về phương diện tư duy chính sách: Vấn đề công ăn việc làm nói chung và chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp và các nghành dịch vụ năng suất thấp sang khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ có giá tri gia tăng cao nói riêng, hiện vẫn còn thiếu một chính sách tổng thể, chưa thể hiên một quyết tâm chính trị đủ lớn và mang tầm chiến lược rõ ràng, để từ đó đưa ra một chiến lược đồng bộ, có hệ thống, nhất quán và dài hạn.
- Về phương diện triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành: nhiều văn bản đã ban hành thế nhưng việc triển khai áp dụng trên thực tế lại chẳng đúng như tinh thần của văn bản.
IV NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Xây dựng quy hoạch và đẩy mạnh chiến lược phát triển hợp lý, hiện đại 3 ngành kinh tế quan trọng ( Công nghiệp – Nông nghiệp - Dịch vụ )
Cụ thể là :
* Công nghiệp
+ Chúng ta cần tập chung đầu tư theo chiều sâu : Huy động tối đa nguồn vốn (cả trong nước và nước ngoài) đầu tư, mua mới những thiết bị, máy móc tiên tiến nhằm đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế.
+ Đặc biệt chú trọng đầu tư trong các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, từ đó tạo tiền đề phát triển công nghiệp nặng.
+ Tập trung sản xuất những mặt hàng có khả năng xuất khẩu.
+ Công nghiệp hoá nông thôn.
+ Tạo dựng thị trường để các loại hình kinh tế đều có điều kiện tham gia và phát triển.
+ Áp dụng khoa học công nghệ để phát triển các ngành công nghiệp tạo ra tư liệu sản xuất : sản xuất dầu khí, luyện kim, hoá chất, cơ khí, điện tử.
+ Vận dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực.
* Nông nghiệp
+ Dựa vào điều kiện tự nhiên, lao động của từng vừng sản xuất hàng hoá chuyên canh phự hợp. Ứng dụng khoa học công nghệ, cụng nghệ sinh học vào sản xuất. Gắn liền nông nghệp với công nghiệp chế biến. Liên tục khai hoang, mở rộng đất thường xuyên. Phân bố lực lượng lao động thật hợp lý nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ: chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cấu cây trồng theo hướng thâm canh, tăng năng xuất lúa, tăng sản lượng các loại rau quả và các loại sản phẩm đặc trưng khác theo hướng sản xuất hàng hóa. Tăng sản lượng cây công nghiệp: cao su, chè, cà phê…Đồng thời tiến hành trồng và cải tạo rừng để ổn định đời sống dân vùng núi.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, kỹ thuật để phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn. Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến về con giống, sinh sản nhân tạo, về nguồn thức ăn, các biện pháp chăn nuôi hiệu quả, tăng cường công tác thú y….. Đầu tư, trang bị phương tiện để phát triển đánh bắt xa bờ, xây dựng hiệu quả và mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
+ Phát triển thủ công nghiệp: đặc biệt là những ngành truyền thống như thêu, mỹ nghệ, đan…..
* Các ngành dịch vụ
+ Đa dạng hoá các loại hình phục vụ, nhằm tạo dựng thị trường tiêu thụ các sản phẩm xã hội, đáp ứng và cải thiện đời sống.
+ Phát triển thương mại: nội thương và ngoại thương, quan tâm đến các vùng nông thôn
+ Phát triển mạnh du lịch thành ngành mũi nhọn.
+ Nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật.
+ Cải thiện, nâng cao trình độ, mở rộng các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
+ Phát triển các loại hình dịch vụ về tài chính, ngân hàng, tư vấn, dịch vụ y tế, giáo dục
2. Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường.
Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả.
3. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT.
4. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội.
Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.
5. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp, các địa phương, cơ sở… cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề này, tránh tình trạng vì lợi nhuận kinh tế trước mắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên như vừa qua và hiện nay công luận vẫn đang tiếp tục lên án về không ít các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi trường.
V KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc từng bước vào chuyên môn hoá hợp lí, trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó, tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung.
Chuyển dich cơ cấu kinh tế không thể một sớm một chiều là có thể đem lại kết quả, song cũng không thể là một quá trình không có hạn định về không gian và thời gian. Điều đó còn hàm chứa nhắc nhở chúng ta không được mảy may, chủ quan, giáo điều mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
So với yêu cầu đặt ra tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát huy được hết, dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ chất xám tăng cao như dịch vụ tài chính tín dụng, dịch vụ tư vẫn còn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền dẫn tới chất lượng dịch vụ còn thấp tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, đường sắt… Một số ngành động lực như giáo dục đào tạo, khao học công nghệ, tính chất xã hội hóa còn thấp chủ yếu dựa vào nhà nước
Để thực hiện CDCCKT thành công thì cần phải có những biện pháp cụ thể kết hợp với một ý chí vươn lên mạnh mẽ của toàn Đảng toàn dân mà trước hết là bộ máy Đảng phải trong sạch vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, bộ máy nhà nước cần phải nhanh chóng đổi mới tổ chức và hoạt động để đưa nước ta vươn lên phát triển bền vững./.