Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao".
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu .
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như những hiểu biết vốn có và việc tìm hiểu thực tế khi làm bài nghiên cứu này. Chúng tôi mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010"
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI NGHIÊN CỨU
MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ PHƯỢNG
LỚP:
THÀNH VIÊN: 1. NGUYỄN THỊ YẾN – 51QT (NHÓM TRƯỞNG)
2. NGUYỄN THÙY NGÂN – 51QT
3. NGÔ THỊ ÁNH – 51QT
4. NGUYỄN THU HIỀN – 51QT
5. NGHIÊM THỊ THẢO – 51MT
6. TRẦN THỊ PHƯỢNG – 51QT
7. LÊ QUỐC VIỆT – 51QT
Hà nội, 10/9/2011
Đề Tài: Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của
Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....5 B. NỘI DUNG…………………………………......................………………………...7
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu gạo............................……………...7 I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu……………………………………………........7 II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam……………………...........9 III/ Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo……………..11 VI/ Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo…………………..........12
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…...13
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo…………………………………………131.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay ……………………………..131.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay…………………………………………..14
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Chính phủ…………………..15
2.1.Nhóm chính sách vĩ mô ………………………………………………………….152.2. Nhóm chính sách vi mô ……………………………...……………………….….17
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo….24
3.1. Thành tựu……………………………………………………………………. ....24 3.2. Hạn chế………………………………………………………………………….26
Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…………………………………………………29
3.1.Đánh giá chung………………………………………………………………….293.2.Kiến nghị giải pháp ……………………………………………………………..32C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………34D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...…34
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao".
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu .
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như những hiểu biết vốn có và việc tìm hiểu thực tế khi làm bài nghiên cứu này. Chúng tôi mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010"
Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới .
Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhưng phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng như cách trình bầy rất mong các thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: YENNT942@WRU.VN
Xin trân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam.
I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu.
1- Khái niệm.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
2- Vai trò .
2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu.
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng.Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác.Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn.
2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ? Như vậy:
Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
2.3. Đối với các doanh nghiệp.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể hiện trên nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là:
2.1 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng.
Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng... cũng phát triển theo
Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho và khi khâu tiêu thu được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam.
Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan
2.3 Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại đối với sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước ta.
Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Khi xuất khẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
III. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo
Công cụ được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước:
Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa học kĩ thuật, nhằm mục tiêu là sản xuất tập chung và nâng cao năng xuất, chất lượng của gạo.
Về công cụ Thuế quan: nhà nước đã giảm mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng gạo xuống mức tối thiểu. Chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7. Nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu gạo. Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người dân có lợi còn hơn thế nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng gạo xuất khẩu thì mọi người có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Và tới một lúc nào đó thuế cũng có tác dụng làm hạn chế xuất khẩu. khi nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhà nước sẽ cho mức thuế lên cao. Đó chính là công cụ để nhà nước khuyến khích hoạt đông xuất khẩu gạo. Chính phủ giảm thuế xuất khẩu gạo vẫn điều tiết giá gạo trong nước; mà lại vẫn thu được thuế vừa có hiệu quả hơn so với hạn ngạch.
Về hạn ngạch: Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ví dụ hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 là 5 – 5.5 triệu tấn.
Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi nhất với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa gạo cũng có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động liên tục.
IV. Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo.
Việt nam với truyền thống từ xưa tới nay là làm về nghành nông nghiệp và có thế mạnh về nghành trồng lúa nước. Chúng ta đã và đang đứng ở vị trí thứ 2 về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là chúng ta có thể giữ vững vị trí này tới bao giờ hay có thể là tiến lên vị trí thứ nhât điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả đó chính là những chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có những chính sách đó sẽ giúp:
Năng xuất lao động và chất lượng lúa gạo tăng cao
Người dân có vốn để tăng gia sản xuất.
Nhà kinh doanh buôn bán, nhà thu mua hay doanh nghiệp có vốn đề đầu tư vào hoạt động thu mua lúa gạo.
Nhà nước thu được nguồn lợi nhiều hơn.
Và cũng vì gạo chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta nên chú trọng hơn tới các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam.
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo.1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay 1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo
Nền nông nghiệp của chúng ta đã từng bước được cơ giới hóa, năng suất và sản lượng tăng đều qua từng vụ sản xuất. bên cạnh đó còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất nông nghiệp:
Một là, hình thức sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân cá thể. Với hình thức sản xuất rất nhỏ lẻ không tận dụng được các yếu tố về chăm sóc, đất đai để sản xuất quy mô lớn.
Hai là, hình thức sản xuất ở các nông trường. Có thể nói hiện nay hình thức này còn lại là rất ít vì trên cả nước số nông trường sản xuất chỉ là một con số nhỏ. Tiểu biểu phải kể đến một nông trường Sông Hậu đã xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 5-20, OM1490. Đặc biệt nông trường chuyển sang sản xuất lúa đặc sản Jasmine 85. Thương hiệu gạo Soharfam của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Hình thức này có thể coi là hình thức sản xuất quy mô lớn.
Vì vậy, cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh với quy mô ngày càng lớn hơn. Chính sách cần có là tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể trụ vững lâu dài. Muốn thế, cái cần thiết hiện nay là hiện đại hoá nông nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn để nông dân đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.1.1.2. Sản lượng và năng suất vụ lúa
Vụ lúa hè năm 2008 được coi là trúng lớn. Vì theo dự báo ban đầu sản lượng gạo cả nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007, trong đó: vụ đông xuân cho 18 triệu tấn, vụ hè thù cho 10,8 triệu tấn, vụ mùa cho 8,85 triệu tấn. Và nếu không có đột biến về thiên tai và phòng trừ được dịch rầy nâu thì sản luợng lúa cả năm của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 20,28 triệu tấn. Nhưng theo báo cáo của Bộ NN & PTNT cho thấy mặc dù năng suất lúa của nuớc ta tăng bình quân 2.06% ( giai đoạn 1997 – 2006) tương đương 770000 ngàn tấn/năm nhưng trong giai đoạn 2003 – 2007 thì sản luợng lúa của chúng ta chỉ ở mức xấp xỉ 36 triệu tấn tấn do giảm diện tích. Ở Hà Tĩnh: năng suất lúa hè thu năm 2008 đạt 47,64 tạ/ha, tăng hơn vụ hè thu năm 2005 17 tạ, sản lượng ước đạt 188.926 tấn. Các địa phương có năng suất lúa cao là thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên năng suất 50 tạ/ha, Can Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà năng suất 48 tạ/ha.
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo
Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp Quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng lớn xong họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu mua. Do vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu điện để sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc.
Vì vậy nếu hoạt động thu mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không b