Chống chiến lựơc diễn biến hoà bình – Bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc

Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo để giải phóng dân tộc , giành độc lập tự do , mở đường đưa xã hội Việt Nam tiến lên CNXH , là sự kế tục cuộc đấu tranh oanh liệt của dân tộc ta qua mấy ngàn năm lịch sử để dựng nước và giữ nước . Đường lối quân sự của Đảng ta trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc là cuộc đấu tranh cách mạng không tách rời truyền thống lâu đời của dân tộc , mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng : tiếp đó là cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu , Lý Bôn , Mai Thúc Loan Cuối cùng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 kết thúc thời kì mất nước kéo dài 10 thế kỉ , mở đầu thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta . Từ đó trong ngót ngàn năm độc lập , nhân dân ta lại luôn phải tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước chống ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc . Từ cuộc kháng chiến đời Lý, Trần, khởi nghĩa Lam Sơn đến cuộc kháng chiến của Nguyễn Huệ, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược cuối cùng của phong kiến nước ngoài đối với nước ta . Giữa thế kỉ 19 - bước vào thế kỉ cận đại , thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 phải gánh vác nhiệm vụ lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Trong suốt 15 năm đấu tranh anh dũng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền tháng 8/1945 . Đường lối quân sự của Đảng ta đã hình thành về cơ bản trong giai đoạn lịch sử đấu tranh giành chính quyền . Cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất của nhân dân ta sau cách mạng tháng 8 /1945 đã kéo dài suốt 9 năm , kết thúc thắng lợi năm 1954 – bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu . Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo là thắng lợi to lớn đầu tiên của chiến tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa .

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chống chiến lựơc diễn biến hoà bình – Bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – lời nói đầu . Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo để giải phóng dân tộc , giành độc lập tự do , mở đường đưa xã hội Việt Nam tiến lên CNXH , là sự kế tục cuộc đấu tranh oanh liệt của dân tộc ta qua mấy ngàn năm lịch sử để dựng nước và giữ nước . Đường lối quân sự của Đảng ta trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc là cuộc đấu tranh cách mạng không tách rời truyền thống lâu đời của dân tộc , mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng : tiếp đó là cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu , Lý Bôn , Mai Thúc Loan … Cuối cùng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 kết thúc thời kì mất nước kéo dài 10 thế kỉ , mở đầu thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta . Từ đó trong ngót ngàn năm độc lập , nhân dân ta lại luôn phải tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước chống ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc . Từ cuộc kháng chiến đời Lý, Trần, khởi nghĩa Lam Sơn đến cuộc kháng chiến của Nguyễn Huệ, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược cuối cùng của phong kiến nước ngoài đối với nước ta . Giữa thế kỉ 19 - bước vào thế kỉ cận đại , thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 phải gánh vác nhiệm vụ lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Trong suốt 15 năm đấu tranh anh dũng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền tháng 8/1945 . Đường lối quân sự của Đảng ta đã hình thành về cơ bản trong giai đoạn lịch sử đấu tranh giành chính quyền . Cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất của nhân dân ta sau cách mạng tháng 8 /1945 đã kéo dài suốt 9 năm , kết thúc thắng lợi năm 1954 – bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu . Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo là thắng lợi to lớn đầu tiên của chiến tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa . Cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ 2 của nhân dân ta chống đế quốc mĩ xâm lược là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại nhất , oanh liệt nhất trong lịch sử của dân tộc ta .Đường lối quân sự của Đảng ta đã phát triển cao với những kinh nghiệm phong phú về nhiều mặt . Đường lối quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phát triển cao nhất từ xưa đến nay trong lịch sử chống ngoại xâm . Đường lối quân sự của Đảng được thực hiện trong từng chiến dịch , từng trận đánh và có thể nó được phát huy , phát triển thành nghệ thuật quân sự Việt Nam . Giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống đế quốc Mĩ xâm lược , kể từ khi ta nổ súng tiến công Buôn Mê Thuột (10/3/1975) mở màn cuộc tấn công lịch sử xuân hè 1975 . 17h ngày 26/4/1975 ta mở tiến công lần lượt trên cả 4 hướng . Và chỉ trong vòng 4 ngày đêm ngọn cờ bách chiến bách thắng của quân và dân ta đã tung bay trên nóc dinh độc lập , sào huyệt cuối cùng của Mĩ – Nguỵ , lúc này là 11h10 ngày 30/4/1975 , giờ khai tử mọi cuồng vọng của toà Bạch ốc va bọn tay sai , giờ điểm thêm dấu son chói lọi cho lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam anh hùng , cho đường lối quân sự đúng đắn , sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam . Đất nước thống nhất năm 1975 , dân tộc ta lại phải tiến hành chiến tranh ở 2 đầu đất nước và 1 lần nữa chúng ta lại đẩy lùi được sự xâm lăng của kể thù . Sức mạnh của 1 dân tộc thống nhất , đường lối quân sự đúng đắn , tài tình của Đảng ta đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn , thử thách khi đánh giặc “ trăm trận trăm thắng “ . Ngày nay , trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp – dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất định đánh bại chiến lược diễn biến hoà bình – bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc để xây dựng đất nước giàu đẹp , xã hội công bằng văn minh . Như vậy là kế tục truyền thống chiến đấu bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc , nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã liên tục chiến đấu suốt mấy chục năm , lần lượt đánh thắng các đội quân xâm lược của các đế quốc lớn , góp phần tích cực làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và mới . Hồ Chủ Tịch đã nói :” Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng , chúng ta đã từng đánh đổ phát xít Nhật , đánh bại thực dân Pháp và kiên quyết đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược “ . Và thực sự đã làm chọn tư tưởng vĩ đại đó của Người . Đường lối quân sự của Đảng là một bộ phận hữu cơ của đường lối chính trị của Đảng , là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mac – Lê nin về chiến tranh và quân đội vào điều kiện cụ thể của nước ta . Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn phong phú về khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân cuả Cách mạng Việt Nam , kế thừa và phát triển lên 1 trình độ mới , 1chất lượng mới về truyền thống thao lược lâu đời của dân tộc , đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm đấu tranh quân sự tiên tiến của cách mạng thế giới . Đường lối quân sự đó từ trước đến nay và từ nay về sau mãi mãi là ngọn cờ “ Trăm trận trăm thắng “ của các lực lượng vũ trang của toàn dân ta . Với đường lối quân sự cách mạng , khoa học của Đảng ta , nhất định chúng ta sẽ đánh thắng bất cứ sự xâm lược nào của kẻ thù với bất cứ qui mô và hình thức nào . Đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam là một hệ thống các quan điểm của Đảng về khởi nghiã vũ trang và chiến tranh cách mạng , về xây dựng nền quốc phòng toàn dân , về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc , về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân , về “ Chống chiến lựơc diễn biến hoà bình – bạo loạn lật đổ “ của chủ nghĩa đế quốc , về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh , về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ Quốc , về nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta … Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, trong đó có dân quân tự vệ là khâu rất cơ bản trong toàn bộ công tác quân sự của Đảng từ trước tới nay, cũng như trong công cuộc củng cố quốc phòng lâu dài về sau. II - Nội dung . Trước hết chúng ta phải hiểu lực lượng dân quân tự vệ là gì? Trong pháp lệnh nhà nước về dân quân tự vệ có ghi: "Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở" Lực lượng dân quân tự vệ được thành lập đã dựa trên các lực lượng vũ trang truyền thống của dân tộc ta trước đây, mà các lực lượng vũ trang quần chúng này đã giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Vai trò của lực lượng vũ trang quần chúng trong truyền thống quân sự của dân tộc ta trước đây. Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã gắn việc xây dựng đất nước với chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, nước ta đã có dân chúng vũ trang tự động đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dân tộc Âu Lạc cùng các dân tộc Việt khác đã từng chiến đấu ròng rã trong nhiều năm chống quân xâm lược nhà Tần. Nhìn chung trong thời kỳ này, từ cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giữa thế kỷ thứ VI đến chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 938, lực lượng vũ trang của nhân dân ta chủ yếu là nghĩa quân mang tính chất lực lượng vũ trang của nhân dân nổi dậy. Lực lượng đó khi thì hạn chế, khi thì rộng rãi, nhưng đều có nhiều tầng lớp tham gia, có những người dân yêu nước, có dân tộc miền núi và miền xuôi, lại có các quan lại yêu nước, hào trưởng, tù trưởng. Những thế kỷ trước đó, chế độ: "toàn dân là binh" đã được xây dựng và hoàn chỉnh dần qua các triều đại. Dựa vào chế độ "toàn dân là binh", nhà nước phong kiến của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và hậu Lê đã xây dựng nên nhiều thứ quân khác nhau: có quân của triều đình ở Trung ương, có quân của các lộ của các vương hầu và tù trưởng thiểu số ở địa phương, có hương binh, dân binh, thổ binh ở làng xã, hang, động. Đó là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh để dân tộc ta đánh thắng nhiều đạo quân xâm lược lớn mạnh và tàn bạo nhất thời kỳ đó, giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên ở thế kỷ XIII, nhờ có quân đội, lại có hương binh, thổ binh, tổ chức trên cơ sở "toàn dân là binh" mà Trần Quốc Tuấn đã kết hợp tài tình cách đánh tập trung, đánh lớn của đại quân ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng... Với cách đánh nhỏ, tại chỗ của hương binh, thổ binh và của dân chúng vũ trang từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh. Dân chúng miền núi đã chặn đánh, giam chân, tiêu hao và tiêu diệt nhiều địch. Dân binh đồng bằng dựa vào làng, xã đánh địch tại chỗ. Dân chúng còn cất giấu của cải, làm "thanh dã" "vườn không, nhà trống" gây cho địch rất nhiều khó khăn. Có thể nói đây là một cuộc chiến tranh toàn dân, của cả nước. Vì vậy,quân đội Nguyên Mông tung hoành Âu, á, đã từng chinh phục và xoá tên bản đồ nhiều quốc gia, nhưng ba lần xâm lược Việt Nam, ba lần đều bị dân tộc Việt Nam đánh cho thất bại thảm hại. Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi nổ ra ở Lam Sơn, sau đó đã phát triển thành chiến tranh giải phóng. Lực lượng có nghĩa quân, lại có cả dân chúng vũ trang nổi dậy hưởng ứng. Đến thời kỳ này, sự kết hợp giữa quân đội triều đình với dân chúng vũ trang đã có bước phát triển mới so với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đời Trần. Kế thừa và phát triển truyền thống "toàn dân là binh" và kinh nghiệm của đời Lý, Trần; Vua Lê tổ chức thành quân triều đình ở Trung ương, quân ở các Bộ và các đạo ở địa phương, hương binh và dân binh ở làng xã . ở thế kỷ thứ XVIII, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh dấu một bước phát triển mới của sự kết hợp dân chúng vũ trang với quân đội nhà nước phong kiến ở nước ta. Nó bắt nguồn từ phong trào nông dân phát triển thành phong trào dân tộc. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành chiến tranh dân tộc được xây dựng từ lực lượng nghĩa quân, có sự tham gia của nông dân và các tầng lớp dân chúng khác, tự trang bị bằng nhiều thứ vũ khí: gậy, gộc, giáo mác, gươm súng... Từ trong các cuộc nổi dậy đó, Nguyễn Huệ đã tổ chức nên quân đội Tây Sơn, đó là quân đội nông dân, quân đội của nhà nước phong kiến, nhưng được cả dân tộc ủng hộ. Trong lịch sử cũng đã từng có triều đại chỉ biết dựa vào quân đội nhà nước, dựa vào vũ khí tinh xảo và thành luỹ kiên cố mà không biết dựa vào dân thì đều chuốc lấy thất baị, dẫn đến tai họa mất nước An Dương Vương, Hồ Quý Ly. Sở dĩ tổ chức quân sự của dân tộc ta huy động được đông đảo dân chúng tham gia, thực hiện cả nước đánh giặc, trước hết là do tính chất chính trị của các cuộc đấu tranh của dân tộc, đó là giành và bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tuy nhiên, tổ tiên ta đã sớm ý thức hoàn cảnh của đất nước mình và giai cấp phong kiến đã thực hiện những hình thức dân chủ để động viên dân chúng đứng lên chiến đấu. Có thể nói, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt, lịch sử của một nước nhỏ, đoàn kết chặt chẽ, "cả nước chung sức" để đánh bại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình nhiều lần. Sự kết hợp quần chúng vũ trang với quân đội nhà nước, kết hợp quân đội nhà nước với dân chúng địa phương đã trở thành một nguyên lý về tổ chức quân sự và cả nghệ thuật quân sự, để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong chiến tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam ta trước kia. 2. Vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Mác và Ăng ghen, khi giai cấp công nhân cùng giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác đã giác ngộ và nổi dậy, thì nhất định phải có vũ trang mới giành được chính quyền. Tổ chức quân sự của giai cấp được đặt ra, trước hết xuất phát từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản. Giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử. Nhà nước tư sản luôn có trong tay một lực lượng vũ trang lớn để duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình; vì vây giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng nhất thiết phải được vũ trang và phải tiến lên có tổ chức quân sự của mình, chỉ dùng bạo lực cách mạng mới giải quyết được nhiệm vụ lịch sử vĩ đại là lật đổ ách thống trị của bọn tư bản và thiết lập chuyên chính vô sản. Mác và Ăng ghen xem việc vũ trang cho giai cấp vô sản là điều kiện không thể thiếu để đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp phong kiến và tư sản phản động, giành thắng lợi trong khởi nghĩa. Đó cũng là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo giữ vững và tăng cường địa vị độc lập về chính trị của giai cấp vô sản và bảo vệ những thành quả đấu tranh cách mạng của mình. Ăng ghen viết: "một dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không được tự giới hạn trong những phương thức thông thường để tiến hành chiến tranh. Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp nơi đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng được một dân tộc lớn". Có thể thấy, với hình thức tổ chức quân sự của giai cấp vô sản và vũ trang quần chúng cách mạng, Mác và Ăng ghen đã đặt cơ sở lý luận cho vấn đề tổ chức dân quân tự vệ trong chiến tranh bảo vệ Nhà nước XHCN và cả trong chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ của các dân tộc bị áp bức. Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin chủ trương vừa vũ trang quần chúng đồng thời nhất thiết phải tổ chức quân đội thường trực, phải có quân đội chính quy. Thắng lợi của nhà nước Xô Viết đánh bại cuộc can thiệp vũ trang của tập đoàn đế quốc cấu kết với bọn phản động ở trong nước nhằm tiêu diệt Nhà nước Xô Viết từ khi trứng nước; thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945 đánh bại chủ nghĩa đế quốc Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, đã chứng minh luận điểm nêu trên của Lênin là cực kỳ đúng đắn . Quần chúng vũ trang và quân đội cách mạng là hai thành phần của lực lượng vũ trang của Nhà nước XHCN. Sự kết hợp chặt chẽ hai thành phần trên trong lực lượng vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của chế độ XHCN. Lực lượng vũ trang của Nhà nước XHCN là lực lượng vũ trang đầu tiên trong lịch sử bao gồm những người công nhân và nông dân thực sự làm chủ vận mệnh của mình, có trình độ giác ngộ chính trị cao, sẵn sàng hy sinh tất cả cho lý tưởng XHCN và CSCN. Đó là một lực lượng vũ trang có sức mạnh vô địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, người anh hùng của dân tộc, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đã khéo kết hợp học thuyết quân sự Mác-Lênin với truyền thống quân sự của dân tộc, tinh hoa quân sự của Đông-Tây hình thành cơ sở tư tưởng của đường lối quân sự của Đảng ta. Đường lối đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật trong chiến tranh cách mạng của một nước thuộc địa chống CNĐQ . Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công thì phải: "lấy dân chúng (công nông) làm gốc", "trong công kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân". Người khởi xướng chiến lược toàn dân kháng chiến, đánh giặc bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí có trong tay. Đánh giặc bằng sức mạnh của toàn dân nhưng phải có lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Ngay những ngày đầu, Người đã phác hoạ mô hình lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Có thể nói tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được thể hiện ở: "toàn dân đoàn kết", "cả nước đánh giặc", "mỗi người dân là một dũng sĩ, mỗi làng xã, khu phố là một pháo đài", "phát huy cao độ trí thông minh và lòng dũng cảm của đông đảo quần chúng nhân dân, dựa trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo". Ngay từ khi mới ra đời, khi đưa ra cương lĩnh cách mạng của mình, Đảng đã khẳng định quan điểm cách mạng bạo lực, chỉ ra con đường đấu tranh vũ trang để giành chính quyền và vạch rõ đường lối tổ chức lực lượng để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Đảng ta đã đề ra việc vũ trang cho quần chúng và xây dựng quân đội cách mạng đồng thời với việc nêu nên phương hướng giai cấp của việc tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng. Đảng ta chỉ rõ: "không một sản nghiệp nào, một làng nào có cơ sở của Đảng, của đoàn thể, của các hội quần chúng cách mạng mà không có tổ chức đội tự vệ", "phải luôn luôn giữ tính cách mạng của đội tự vệ". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhờ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng ta đã phát triển học thuyết chiến tranh nhân dân đạt tới đỉnh cao, theo quan điểm "vận động toàn dân, vũ trang toàn dân". Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là: "vũ trang nhân dân, kết hợp quân đội nhân dân với lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng vũ trang quần chúng với quân đội nhân dân, lấy lực lượng vũ trang quần chúng làm cơ sở cho quân đội nhân dân, lấy quân đội nhân dân làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang quần chúng, xây dựng 3 thứ quân của lực lượng nhân dân". Nhờ nắm vững và thực hiện đúng đắn đường lối đó trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh chống xâm lược, Đảng ta đã tạo ra được sức mạnh đoàn kết chiến đấu vô địch của toàn quân, của cả nước, của toàn dân tộc để chiến đấu và chiến thắng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, giữ vững nền độc lập của dân tộc. Với quan điểm quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân phù hợp với yêu cầu phát triển của nhiệm vụ đấu tranh cách mạng, đấu tranh vũ trang của nhân dân ta từng thời kỳ. Thực tiễn đã khẳng định, dân quân tự vệ là một tổ chức quân sự độc đáo của nước ta. Trên thế giới, nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng đã chú ý tới vũ trang quần chúng, xây dựng và phát huy vai trò to lớn của đội quân du kích. Tiêu biểu nhất là ở Liên Xô và ở Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô chống phát xít Đức, các lực lượng vũ trang quần chúng tiến hành chiến tranh du kích trong vùng tạm chiếm cũng như trong nhiều trận quyết chiến quan trọng đã có tác dụng to lớn và phối hợp tác chiến rất đắc lực với quân đội Xô Viết. ở Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, chiến tranh nhân dân đã được phát động ở những vùng nông thôn rộng lớn trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Hồng quân đã sát cánh chiến đấu với các đội du kích được tổ chức trong vùng sau lưng địch, đã tiêu diệt hàng triệu quân địch và giải phóng lục địa Trung Quốc. Tuy nhiên ở nhiều nước, sau khi cách mạng đã thành công, khi đã có quân đội chính quy và hiện đại thì vấn đề vũ trang quần chúng, vấn đề vũ trang toàn dân không được đặt ra đúng với tầm quan trọng của nó. Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranh nhân dân Việt Nam để đánh bại chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù, sức mạnh đó đã đưa dân tộc ta đến thắng lợi rực rỡ trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và trong công cuộc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Trong sức mạnh vô địch của toàn dân vũ trang đánh bại chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù của dân tộc ta, dân quân tự vệ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng. - Vai trò của dân quân tự vệ từ 1975 cho đến nay. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng dân quân tự vệ đã có sự phát triển mới, đóng góp tích cực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng. ở nông thôn miền Nam, lực lượng dân quân tự vệ đã làm nòng cốt cho nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá, bóc gỡ bom đạn địch, giải phóng hàng chục ha đồng ruộng, để khôi phục sản xuất. ở thành thị, lực lượng tự vệ đã cùng công an và các lực lượng chuyên chính khác trấn áp các tổ chức phản động giữ vững trật tự trị an. Khi cả nước tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, lực lượng dân quân tự vệ được mở rộng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Với lực lượng đông đảo, rộng khắp dân quân tự vệ đã t