Chuyên đề Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An, thực trạng và giải pháp

Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai, là thế hệ tương lai của đất nước. Họ cần phải được bảo đảm một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương thực hiện các công tác nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc cho thế hệ trẻ một cách toàn diện và coi đó như là trách nhiệm và nghĩa vụ to lớn của toàn xã hội. Nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh (BHHS) được các Công ty bảo hiểm triển khai cũng nhằm mục đích đó. Kể từ khi triển khai (năm học 1985-1986), BHHS đã góp phần quan trọng vào việc bù đắp các tổn thất tài chính do tai nạn xảy ra đối với học sinh giúp các em nhanh chóng khắc phục được những khó khăn để sớm trở lại học tập bình thường. Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hàng ngày và có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội. Việc nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An. Thực trạng và giải pháp” sẽ góp phần giúp các sinh viên chuyên ngành Bảo hiểm hiểu rõ hơn các tồn tại và hạn chế của việc triển khai nghiệp vụ BHHS tại Bảo Việt Nghệ An (BVNA) từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm học sinh. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An. Chương III: Kết quả đạt được và một số tồn tại của nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai, là thế hệ tương lai của đất nước. Họ cần phải được bảo đảm một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương thực hiện các công tác nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc cho thế hệ trẻ một cách toàn diện và coi đó như là trách nhiệm và nghĩa vụ to lớn của toàn xã hội. Nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh (BHHS) được các Công ty bảo hiểm triển khai cũng nhằm mục đích đó. Kể từ khi triển khai (năm học 1985-1986), BHHS đã góp phần quan trọng vào việc bù đắp các tổn thất tài chính do tai nạn xảy ra đối với học sinh giúp các em nhanh chóng khắc phục được những khó khăn để sớm trở lại học tập bình thường. Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hàng ngày và có ý nghĩa to lớn đối với toàn xã hội. Việc nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An. Thực trạng và giải pháp” sẽ góp phần giúp các sinh viên chuyên ngành Bảo hiểm hiểu rõ hơn các tồn tại và hạn chế của việc triển khai nghiệp vụ BHHS tại Bảo Việt Nghệ An (BVNA) từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về Bảo hiểm học sinh. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An. Chương III: Kết quả đạt được và một số tồn tại của nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh tại Bảo Việt Nghệ An. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có nhiều sự cố gắng song không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo cùng bạn bè nhằm làm hoàn thiện hơn chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỌC SINH. I.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm học sinh. 1.Sự cần thiết của Bảo hiểm học sinh. Nước ta hiện nay có một hệ thống giáo dục thống nhất trong cả nước gồm nhiều cấp học và trình độ đào tạo, phương thức đào tạo đa dạng với hơn 20 triệu học sinh phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng và học sinh học nghề. Các em luôn được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, nhà trường và xã hội, luôn được tạo điều kiện tốt nhất để tự do phát triển về thể lực, chí lực. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các em cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ như ốm đau, bệnh tật. Mặt khác nhận thức của các em ở lứa tuổi này còn chưa hoàn thiện, thiếu sự hiểu biết về pháp luật, chưa đủ khả năng để tự bảo vệ mình nên thường hành động thiếu suy nghĩ, chưa ý thức được cái tốt cái xấu, dễ bị lôi kéo với trò chơi nguy hiểm mà không lường trước được hậu quả của nó. Vì vây, ở lứa tuổi học sinh nguy cơ xảy ra rủi ro thường cao hơn so với các lứa tuổi khác. Khi không may xảy ra rủi ro, trẻ em cần được sự chăm sóc, chữa trị để sớm hồi phục sức khoẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ em. Trong khi đó, chi phí chăm sóc này đôi khi rất lớn mà không phải gia đình nào cũng có được. Thực tế, nhiều trường hợp vì không đủ tiền cứu chữa nên đã để lại những di chứng suốt đời, huỷ hoại tương lai của các em .Vì vậy, vấn đề đặt ra mà bất kì xã hội nào cũng cần phải quan tâm là làm thế nào để khắc phục những hậu quả khi xảy ra rủi ro và để đảm bảo cuộc sống cho các em. Theo thống kê, ở nước ta hiện nay số lượng học sinh chiếm khoảng 20% dân số cả nước. Đây chính là nguồn nhân lực, nguồn hy vọng của đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Việc chăm sóc giáo dục và bảo vệ các em là nghĩa vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vì điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Cụ thể, hiện có rất ít khu vui chơp giải trí giành riêng cho trẻ. Ở thành phố có hiện tượng các em rủ nhau đá bóng trên vỉa hè vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông. Ở nông thôn học sinh thường rủ nhau chơi những trò rất nguy hiểm như tắm sông, trèo cây...Những việc đó đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của các em, và thực tế đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, việc quan tâm chăm sóc của gia đình và nhà trường đối với các em còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đã làm tăng khả năng xảy ra rủi ro với các em học sinh. Đặc biệt trong những năm gần đây theo thống kê cho thấy số vụ tai nạn của học sinh ngày càng có xu hướng tăng lên. . Để khắc phục những hậu quả trên, Nhà nước và xã hội đã tiến hành nhiều biện pháp để giúp đỡ như cứu trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho những hoàn cảnh đặc biệt, kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, đoàn thể... Sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội là rất cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tức thời và không thể đáp ứng hết nhu cầu của các em. Hơn nữa để nhận được sự hỗ trợ này đôi khi cần nhiều thời gian nên không đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong trường hợp xảy ra rủi ro với các em mà cần được điều trị ngay. Để khắc phục các nhược điểm của các biện pháp trên, Bảo hiểm toàn diện học sinh đã ra đời. Với một số tiền nhỏ khi tham gia bảo hiểm nếu xảy ra tai nạn thì học sinh đó sẽ được trợ cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí chăm sóc sức khoẻ từ phía các công ty bảo hiểm. Như vậy sẽ đảm bảo được hưởng những quyền lợi chính đáng trong việc chăm sóc hồi phục sức khoẻ khi không may xảy ra tai nạn. Đây là biện pháp rất tích cực và đạt hiệu quả cao, nó vừa mang tính chủ động lại có phạm vi rộng lớn vì không giới hạn đối với bất kỳ học sinh nào. Hơn nữa việc giải quyết hậu quả khi xảy ra tai nạn lại được tiến hành nhanh chóng. Có thể nói, thực hiện BHHS vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, sinh viên, vừa là một trong những giải pháp hữu hiệu huy động nguồn lực tài chính để chăm lo phát triển giáo dục toàn diện. BHHS góp phần ổn định sinh hoạt, học tập của các em trước những rủi ro bất ngờ, đồng thời góp phần xây dựng ý thức cộng đồng trong học sinh, sinh viên. Như vậy sự ra đời của BHHS là một tất yếu khách quan để bảo đảm cho mọi học sinh đều nhận được sự chăm sóc cần thiết khi không may gặp phải rủi ro. BHHS là phương thức thiết thực nhất bảo đảm sức khoẻ, tính mạng cho các em, là người bạn, người bảo vệ đắc lực cho an toàn của các em. 2.Tác dụng của Bảo hiểm học sinh. a.Đối với học sinh, sinh viên và gia đình các em. Như đã nói ở trên BHHS là sự đảm bảo về quyền lợi cho các em theo Công ước quốc tế và luật chăm sóc giáo dục trẻ em. Vì vậy, BHHS trước hết là để khắc phục cho lợi ích của chính các em, điều này được thể hiện cụ thể như sau: Việc tham gia bảo hiểm giúp các em và gia đình có nguồn tài chính phục vụ việc chăm sóc, phục hồi sức khoẻ khi bị tai nạn, ốm đau bệnh tật để nhanh chóng trở lại học tập. Chỉ một số tiền đóng phí nhỏ nhưng khi có rủi ro xảy ra các em sẽ được công ty bảo hiểm trả tiền gấp nhiều lần để trang trải các chi phí y tế và từ đó các em sẽ có điều kiện được chăm sóc tốt. Tham gia BHHS giúp các em nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Các em sẽ được học hỏi, nâng cao kiến thức trong việc đề phòng những rủi ro do công ty bảo hiểm phối hợp cùng với nhà trường phổ biến. Đối với gia đình các em học sinh, trước hết BHHS là công cụ hữu ích giúp các gia đình ổn định về mặt tài chính. Vì phải trang trải những chi phí phát sinh như chi phí thuốc men, chi phí nằm viện phẫu thuật, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho các em trong khi thu nhập của gia đình không đổi, thậm chí là giảm sút do phải nghỉ việc để chăm sóc cho con cái nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế gia đình, nhất là đối với những gia đình khó khăn. Trong khi đó, nếu tham gia bảo hiểm thì sẽ được các công ty bảo hiểm chi trả phần lớn hoặc toàn bộ các chi phí này. Nhờ đó mà các gia đình sẽ ổn định về mặt tài chính yên tâm chăm sóc con cái và yên tâm làm việc. Ngoài ra thông qua BHHS các bậc phụ huynh sẽ có điều kiện để chăm sóc con cái tốt hơn vì được công ty bảo hiểm phổ biến kiến thức phòng tránh tai nạn cho các em học sinh. b. Đối với nhà trường và xã hội. Bảo hiểm giúp học sinh có điều kiện nhanh chóng ổn định sức khoẻ để trở lại hoạt động, làm cho việc học tập của các em ít bị gián đoạn và công tác giảng dạy của nhà trường được đảm bảo đúng kế hoạch. Qua BHHS nhà trường được trang bị thêm các kiến thức về phòng tránh, giảm thiểu rủi ro cho học sinh. Đồng thời nhà trường có thể phối hợp với các bậc phụ huynh và công ty bảo hiểm mở thêm các lớp ngoại khoá để giáo dục các em ý thức bảo vệ mình, nhờ đó mà chương trình giảng dạy của nhà trường sẽ được phong phú hơn, giúp nhà trường tạo được sự tin cậy và nâng cao uy tín của mình với các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, sau khi thu phí bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ trích một phần phí bảo hiểm để lại trường. Phí này được sử dụng vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất như mua sắm các trang thiết bị y tế, sách báo, thuốc men...giúp nhà trường giảm bớt được những chi phí này. Đối với xã hội, BHHS góp phần quan trọng trong công tác xã hội hoá giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho thế hệ tương lai một nền tảng vững chắc về sức khoẻ và tri thức khoa học. Thực hiện BHHS là biện pháp thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, khi triển khai nghiệp vụ BHHS, Công ty bảo hiểm sẽ thu một khoản phí bảo hiểm (thường là rất nhỏ) của từng em để lập nên một quỹ tiền tệ lớn. Quỹ này dùng để chi trả bồi thường cho các em học sinh khi không may gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, do bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít nên số phí bảo hiểm thu được từ các em học sinh không phải bao giờ cũng được chi trả hết. Vì vậy luôn có một khoản tiền nhàn rỗi từ quỹ chưa sử dụng đến. Khoản tiền nhàn rỗi này sẽ được đem đi đầu tư dưới nhiều phương thức khác nhau để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 3. Đặc điểm của bảo hiểm học sinh. BHHS là một loại hình bảo hiểm tự nguyện do các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bắt đầu từ năm 1986 dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) chỉ tiến hành cho các em khi đang học tại trường với mức phí bảo hiểm là 1000-2000đ/ học sinh tương ứng với số tiền bảo hiểm tối đa khoảng 1.000.000đ/người. BHHS là loại hình bảo hiểm có tác dụng trợ giúp tài chính cho các học sinh khi gặp rủi ro do tai nạn hoặc các rủi ro khác; đồng thời góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh vừa dựa trên tính cộng đồng của đông đảo học sinh, vừa dựa trên tính năng động chủ quan của DNBH. Đối tượng tham gia của BHHS là các em học sinh ở mọi cấp học từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT đến các sinh viên đại học, cao đẳng có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Thời gian bảo hiểm của BHHS thường là một năm trở xuống. Cũng giống như các loại hình bảo hiểm con người khác, Bảo hiểm học sinh chỉ có tính rủi ro chứ không có tính tiết kiệm. Trong hợp đồng BHHS, người tham gia có thể lựa chọn nhiều hình thức tham gia bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm khác nhau. Mỗi hình thức sẽ tương ứng với một mức phí khác nhau. 4. Sự khác nhau giữa bảo hiểm học sinh và bảo hiểm y tế học sinh. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu về bảo hiểm lại rất lớn. BHHS của các công ty bảo hiểm thương mại, BHYTHS thực hiện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam đều là những loại hình bảo hiểm con người có đối tượng tham gia là các em học sinh ở các cấp học có nhu cầu tham gia và đều hoạt động trên nguyên tắc số đông và tự nguyện. Tuy nhiên BHHS, BHYTHS có những nét khác nhau cơ bản sau: +Về mục đích hoạt động: BHHS hoạt động với mục đích chính là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và phải đóng thuế cho Nhà nước. Còn BHYTHS lại mang tính chất nhân đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, dựa trên nguyên tắc cân bằng thu chi và không phải đóng thuế cho Nhà nước. + Về việc đóng phí bảo hiểm: Đối với BHHS, các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra nhiều mức phí khác nhau cho người tham gia tự chọn lựa theo khả năng tài chính của mình. Do đó, cùng một loại đối tượng có thể có nhiều mức phí tham gia bảo hiểm khác nhau. Còn đối với BHYTHS, có quy định mức phí cụ thể cho cùng một loại đối tượng tham gia theo từng địa phương, từng cấp học. +Về quyền lợi: Đối với BHHS, do mức phí tham gia của các học sinh không giống nhau trong từng địa phương và từng cấp học nên khi rủi ro xảy ra người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm căn cứ vào tỷ lệ thương tật và điều kiện bảo hiểm ghi trong hợp đồng . Còn BHYTHS, do mức phí tham gia của học sinh ở từng địa phương, cấp học là như nhau nên mức hưởng của các đối tượng này là như nhau. BHXHVN đều chi trả 80% số tiền điều trị không giới hạn về số ngày điều trị và số tiền tối đa mỗi đợt điều trị. + Về hiệu quả hoạt động: nghiệp vụ BHHS ở các công ty bảo hiểm thương mại nếu hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc thua lỗ thì các công ty phải tự chịu. Hàng năm, các công ty này phải chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật và phải thực hiện các nghiệp vụ theo đúng trình tự kinh doanh bảo hiểm mà luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định. Còn BHYTHS tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Nhà nước quản lý thống nhất và hỗ trợ. BHYTHS không chịu sự điều tiết của luật kinh doanh bảo hiểm và có chế độ quản lý riêng. II. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm học sinh. 1.Các bên liên quan trong Bảo hiểm học sinh. BHHS có đối tượng bảo hiểm là các học sinh, sinh viên đang theo học tại tất cả các trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học sinh học nghề. Trong đó: a.Người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm là người có yêu cầu bảo hiểm và trực tiếp hoặc thông qua nhà trường giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. b.Người được bảo hiểm. là tất cả mọi học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các sinh viên đại học. c. Người hưởng quyền lợi bảo hiểm. là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, hoặc là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có chỉ định. 2.Phạm vi bảo hiểm. Trong BHHS, phạm vi bảo hiểm chỉ là những rủi ro xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam bao gồm các trường hợp sau: + Bị chết trong mọi trường hợp. + Bị tai nạn thương tật. + Ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuật. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn hai hay nhiều điều kiện bảo hiểm sau: ● Điều kiện bảo hiểm A: bảo hiểm cho trường hợp ốm đau, bệnh tật. ● Điều kiện bảo hiểm B: bảo hiểm cho trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn. ● Điều kiện bảo hiểm C: bảo hiểm cho trường hợp phẫu thuật do ốm đau bệnh tật. ●Điều kiện bảo hiểm D: bảo hiểm cho trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm: + Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma tuý... + Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (Trừ những người được bảo hiểm ở tuổi vị thành niên). + Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả, răng giả... + Chiến tranh, phóng xạ... 3.Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. a.Số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo hiểm của người được bảo hiểm trên cơ sở lợi ích bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chẳng những phải có đối tượng bảo hiểm rõ ràng, mà còn phải đánh giá về đối tượng bảo hiểm đó và dựa vào sự đánh giá đó để quyết định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc bồi thường tổn thất hoặc trả tiền bảo hiểm và cũng là cơ sở để tính phí bảo hiểm. Như vậy số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng để xác định số tiền bồi thường. Đối với nghiệp vụ BHHS hiện nay số tiền bảo hiểm dao động trong khoảng 1.000.000 đến 10.000.000đồng/người. Trong thực tế hạn mức trách nhiệm mà học sinh tham gia phổ biến hiện nay khoảng từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng/người. b. Phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là khoản chi phí của người tham gia bảo hiểm trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để trả giá việc doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm đảm bảo bằng hình thức bảo hiểm theo sự thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm. Do đó phí bảo hiểm là khoản tiền của người tham gia bảo hiểm chi ra để đổi lấy trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí bảo hiểm phải nộp nhiều hay ít là do số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm quyết định. Phí bảo hiểm có thể nộp một lần cũng có thể nộp nhiều lần theo định kỳ. Việc xác định mức phí bảo hiểm hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công ty bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm phải được xác định để có thể vừa đảm bảo đủ để chi trả bồi thường, lại vừa đem lại một phần lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm. Nếu để mức phí quá thấp thì có thể dẫn đến hiện tượng thu không đủ bù chi, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ngược lại nếu mức phí qúa cao lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty bảo hiểm trên thị trường đồng thời khó thu hút khách hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm: xác suất rủi ro, tỷ lệ bồi thường, chi phí quản lý, chi hoa hồng... Do đó khi tính phí bảo hiểm cần phải tính đến đầy đủ các yếu tố trên. Để tính toán hợp lý phí bảo hiểm người ta sử dụng các cách sau: * Phí bảo hiểm được xác định bởi hai nhân tố là phụ phí và phí thuần: P=d+f Trong đó : P: phí bảo hiểm d:phụ phí f: phí thuần Phí thuần f được xác định theo công thức sau: ∑Ci +∑Ti f = —————— ∑Li Trong đó: Ci: Số tiền trả cho người bị tai nạn và sau đó bị chết năm thứ i Ti: Số tiền trả cho những người bị thương tật năm thứ i Li: Số người tham gia bảo hiểm học sinh Phụ phí d bao gồm: -Chi cho hoạt động quản lý của công ty bảo hiểm, thông thường từ 5% - 15% -Chi trích quỹ dự trữ, đề phòng hạn chế tổn thất -Khoản thuế mà công ty phải nộp -Các khoản khác * Phí bảo hiểm được xác định dựa trên số tiền bảo hiểm: Phí bảo hiểm= Tỷ lệ phí * Số tiền bảo hiểm Trong thực tế triển khai bảo hiểm học sinh, hầu hết các công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt thường áp dụng cách tính phí theo tỷ lệ và số tiền bảo hiểm. 4. Hợp đồng bảo hiểm. 4.1. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ có trong hợp đồng đó. Nội dung của tất cả các loại hợp đồng đều là mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể hợp đồng, hợp đồng BHHS cũng không ngoại lệ đó. Khi có yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thông qua nhà trường đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm trên cơ sở danh sách học sinh đã đóng phí bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho học sinh. 4.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm học sinh được quy định tuỳ theo từng loại điều kiện bảo hiểm cụ thể như sau: - Điều kiện bảo hiểm A: hợp đồng bảo hiểm theo loại này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày đóng phí bảo hiểm. Những hợp đồng tái tục mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho thời hạn tiếp theo. - Điều kiện bảo hiểm B: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm hoàn thành thủ tục đóng phí bảo hiểm theo quy định. - Điều kiện bảo hiểm C: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định. - Điều kiện bảo hiểm D: Hợp đồng bảo hiểm loại này có hiệu lực ngay sau khi đóng phí bảo hiểm đối với trường hợp tai nạn hoặc hợp đồng tái tục liên tục. 4.3. Huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp hai bên đề nghị huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, bên yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày định huỷ bỏ. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ bỏ, Bảo Việt sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm này chưa có lần nào được Bảo Việt chấp nhận trả tiền bảo hiểm. 5. Thời hạn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm là một
Luận văn liên quan