Trong thời kỳ hội nhập tính cạnh tranh của doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn lực trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất, là chủ thể của mọi quá trình hoạt động trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư hơn vào người lao động vì thành công vững vàng nhất của doanh nghiệp là sự gắn bó trung thành của người lao động. Vi vậy biết sử dụng lao động một cách tối ưu là bài toán nan giải của bất kỳ nhà quản lý nào trong thương trường ngày nay.
Bản thân là một doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần chưa được lâu công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 luôn xác định người lao động là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của công ty. Vì vậy những vấn đề liên quan đến người lao động được công ty đặc biệt quan tâm, do đó em chọn ®Ò tµi "Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34” để phân tích rõ hơn vấn đề này .Nội dung của đề tài là một vấn đề có tính chất rộng, yêu cầu có sự nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng. Nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn nhiều hạn chế nên trong bài viết hẳn không tránh khỏi bất cập và thiếu xót cần được bổ xung và chỉnh lý. Rất mong thầy giáo đánh giá và phê bình nhiều hơn nữa để em có thể hoàn chỉnh đề tài này.
53 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập tính cạnh tranh của doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn lực trong đó con người là yếu tố quan trọng nhất, là chủ thể của mọi quá trình hoạt động trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư hơn vào người lao động vì thành công vững vàng nhất của doanh nghiệp là sự gắn bó trung thành của người lao động. Vi vậy biết sử dụng lao động một cách tối ưu là bài toán nan giải của bất kỳ nhà quản lý nào trong thương trường ngày nay.
Bản thân là một doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần chưa được lâu công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 luôn xác định người lao động là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công của công ty. Vì vậy những vấn đề liên quan đến người lao động được công ty đặc biệt quan tâm, do đó em chọn ®Ò tµi "Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34” để phân tích rõ hơn vấn đề này .Nội dung của đề tài là một vấn đề có tính chất rộng, yêu cầu có sự nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng. Nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn nhiều hạn chế nên trong bài viết hẳn không tránh khỏi bất cập và thiếu xót cần được bổ xung và chỉnh lý. Rất mong thầy giáo đánh giá và phê bình nhiều hơn nữa để em có thể hoàn chỉnh đề tài này.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẨU TƯ
VÀ XÂY DỰNG SỐ 34
1, Thông tin chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34
1.1, Vài nét sơ lược về công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34
Tên gọi: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34
Tên giao dịch quốc tế: INVESTMENT & CONSTRUCTION STOCK COMPANY NO 34
Tên viết tắt: JSC.34
Trụ sở: Ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (04) 38.541.252 ; (04)38.544.753, Fax : (04) 38.545.383
Webside: www.hancorp34.com.vn
Email: hancorp34@yahoo.com.vn
Tài khoản VNĐ:10201–000005418 tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân.
Tài khoản USD: 102020000005479
Mã số thuế: 0100105005
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Nhà nước
Người đại diện theo pháp luật của công ty:Giám đốc Hoàng Văn Bình
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0103006276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 02 năm 2009
Xác nhận đăng ký bảng lương: số 439/LĐTBXH – CSLĐVL ngày 18/06/2007 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội: Xác nhận Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 được áp dụng thang lương, bảng lương Công ty Doanh nghiệp hạng I (Một)
1.2, Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, thực hiện sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bao gồm các lĩnh vực:
- Thi công xây lắp các công trình: Dân dụng, công nghiệp;- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện;- Xây dựng lắp đặt các trạm biến thế điện và các đường dây tải điện;- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp.- Sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị, cấu kiện vật liệu xây dựng.- Lắp đặt các thiết bị điện nước, điện lạnh và trang trí nội, ngoại thất.- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà.- Kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng.- Đầu tư và tư vấn xây dựng các công trình bao gồm: Thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án và tổ chức thực hiện dự án;- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và du lịch- Quản lý dự án, tư vấn thẩm định dự toán;- Thiết kế kiến trúc công trình;- Tư vấn chất lượng xây dựng và quản lý dự án, đấu thầu, hồ sơ mời thầu, công nghệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng ( không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính);- Thiết kế chế bản, in ấn, lắp đặt các loại biển quảng cáo (theo quy định của pháp luật hiện hành).
1.3, Khách hàng và đối tác
a, Khách hàng trong 5 năm qua
Nhà máy Xi măng Nghi Sơn
Trường công nhân kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc
UBNN quận Thanh Xuân( xây dựng nhà văn hóa Thanh Xuân)
Bệnh viện đa khoa ở Bắc Giang
UBND tỉnh Phú Thọ
UBND tỉnh Thanh Hóa
Nhà máy gốm GRAND Thạch Bàn
….
b, Đối tác
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty đã kí kết các hợp đồng lâu dài với nhiều đối tác trong và ngoài nước, sau đây là các đối tác quan trọng nhất và các mốc thời gian kí kết hợp tác giữa hai bên:
*Đối tác trong nước
Tổng công ty xây dựng Hà Nội từ năm 1982
Trường Đại học xây dựng Hà Nội từ năm 1996
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 2000
Công ty Phụ tùng MACHINCO Việt Nam 2003
*Đối tác Quốc tế
Công ty BEEAHN Việt Nam – Chủ đầu tư Hàn Quốc từ năm 2008
Công ty TNHH Cao su INOUE – Chủ đầu tư Nhật Bản từ năm 2006
Công ty TNHH TERUMO – Chủ đầu tư Nhật Bản từ năm 2005
Trung tâm Kỹ Thuật Đa Ngành – Cộng Hoà Liên Bang Nga từ năm 2008
Công ty TNHH Xây dựng LANS – Philipines từ năm 2006
Công ty TNHH cáp điện SH VINA – SH.VINA Electric Cable Co.Ltd – Hàn Quốc từ năm 2009
TẬP ĐOÀN SHIMIZU – Nhật Bản từ năm 2007
1.4, Đơn vị thành viên
- Xí nghiệp xây dựng số 1 - Đội xây dựng số 1
- Xí nghiệp xây dựng số 2 - Đội xây dựng số 2
- Xí nghiệp xây dựng số 3 - Đội xây dựng số 3
- Xí nghiệp xây dựng số 4 - Đội xây dựng số 4
- Xí nghiệp Dịch vụ xây dựng - Đội xây dựng số 5
- Trung tâm Tư vấn thiết kế xây dựng - Đội xây dựng số 6
1.5, Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 trước đây là xí nghiệp xây dựng số 4 thuộc Công ty xây dựng số 3 được thành lập ngày 1/4/1982, là một đơn vị chuyên xây dựng và sửa chữa các đại sứ quán và trụ sở các đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Ngày 1/4/1983, xí nghiệp xây dựng số 34 chính thức được tách thành Xí nghiệp xây dựng số 34 trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội – Bộ xây dựng theo quyết định số 442/BXD – TCLĐ của Bộ xây dựng.
Đến ngày 3/1/1991, theo quyết định số 14/BXD – TCND, xí nghiệp xây dựng số 34 được đổi tên thành Công ty xây dựng số 34. Căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 140A/BXD – QLXD ngày 24/4/1993, Bộ xây dựng đã cấp giấy phép hành nghề kinh doanh cho công ty xây dựng số 34 với đăng ký kinh doanh là ĐK 108 071.
Năm 1996, Công ty xây dựng số 34 đã lập được điều lệ tổ chức hoạt động của công ty ra quyết định ban hành quy chế công tác quản lý kinh tế, thành lập một xí nghiệp xây lắp và hai đội xây dựng trực thuộc xí nghiệp xây lắp số 1(đội 1, đội 2) bổ sung 4 đội trực thuộc công ty (đội 6,7,8,9)
Đến năm 2003, dựa vào tình hình thực tế và chủ trương của Nhà nước, Công ty xây dựng số 34 tiến hành cổ phần hóa để chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Công ty Cổ phần Nhà nước. Ngày 28/7/2004, Công ty xây dựng số 34 chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 theo Quyết định số 1218/QĐ – BXD của Bộ xây dựng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 02 năm 2009
Trong những năm gần đây, với tiềm năng sẵn có và chiến lược phát triển đúng đắn, giá trị sản xuất tại Công ty tăng lên không ngừng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 đã và đang thi công nhiều công trình dân dụng và công nghiệp có quy mô lớn, tốc độ thi công nhanh, kết cấu hiện đại: Các liên doanh ô tô VMC, TOYOTA, VIDAMCO, FORD, DAEWOO, HANEL, nhà máy gốm GRAND Thạch Bàn, liên doanh sản xuất xe máy HONDA, nhà máy Xi măng Nghi Sơn và trụ sở làm việc UBND – HĐND các tỉnh Thanh Hóa – Vĩnh Phúc, Trường công nhân kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, các trường học vốn ADB, ODA, bệnh viện đa khoa ở Bắc Giang, Tuyên Quang,…
Ngoài phát triển xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty đã mở rộng và đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh, tham gia thi công các công trình hạ tầng, công trình giao thông, xây dựng các kênh mương thủy lợi, kè đê sông, đê biển, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà đất,…
Cũng giống như những công ty xây dựng khác,Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 không chỉ có nhiệm vụ tạo ra của cải vật chất,tài sản cố định,xây dựng cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các ngành sản xuất khác mà còn giải quyết các mối quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp, giữa kiến trúc đô thị với truyền thống văn hoá của đất nước.
2, Cơ cấu bộ máy quản trị
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
Hành chính
Phòng kinh tế
kỹ thuật đầu tư
Phòng tài chính
kế toán
Ban quản
Lý dự án
Phòng quản lý vật tư thiết bị
Xí nghiệp xây dựng số 1
Xí nghiệp xây dựng số 2
Xí nghiệp xây dựng số 3
Xí nghiệp xây dựng số 4
Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Cty xây dựng và kinh doanh VTTB
Trung tâm tư vấn thiết kế XD
Đội xây dựng số 1
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 3
*Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty bao gồm các vấn đề như mua bán doanh nghiệp, quy định số lượng cổ phiếu sẽ phát hành, quy định mệnh giá cổ phiếu, quyết định đấu thầu các công trình lớn và có giá trị cao,…
Giám đốc: Hoàng Văn Bình, là người đại diện pháp nhân của Công ty, do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty thông qua việc ủy quyền cho các nhân viên cấp dưới, thay mặt cho công ty kí kết các hợp đồng quan trọng nếu công ty trúng thầu.
Phó giám đốc: Giúp giám đốc theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty, làm việc trực tiếp với các trưởng phòng Kinh tế, Nhân sự, vật tư, dự án, kĩ thuật thi công, báo cáo với giám đốc tình hình hoạt động của công ty hàng ngày.
Văn phòng công ty: Là đơn vị giúp Giám đốc tiếp khách đến liên hệ, công tác văn thư, sử dụng và bảo quản con dấu, tiếp nhận và chuyển giao công văn đi đến, hội họp.
Phòng tổ chức lao động:
+ Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, quản lý tiền lương.
+ Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị để tổ chức một bộ máy với phương hướng gọn nhẹ, có hiệu lực trong sản xuất kinh doanh.
+ Bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt cán bộ và nâng lương hàng năm cho cán bộ đủ tiêu chuẩn.
Phòng kinh tế thị trường: Giúp giám đốc Công ty hiểu thị trường, xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty trên cơ sở những nguồn lực hiện có và nhu cầu thị trường. Tìm đối tác trong lĩnh vực đầu tư từ chủ trương của Công ty và kế hoạch được duyệt. Kiểm tra, dự toán công trình xây dựng, thống nhất giá cả theo định mức dự toán.
Phòng kỹ thuật thi công:
+ Kiểm tra việc thi công các lĩnh vực: Chất lượng, tiến độ, hình thức thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm đối với các công trình của Công ty.
+ Kiểm tra thủ tục của các đơn vị để tránh thi công tùy tiện.
- Phòng tài chính kế toán: Giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản tài chính. Tổ chức thực hiện kế hoạch hóa theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế.
+ Phân tích các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo sản xuất, điều hành đúng hướng để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất với giá thành sản xuất.
+ Phối hợp với các phòng có liên quan để làm tốt kế hoạch thu, chi tài chính; chịu trách nhiệm về công tác tài chính trong Công ty, tham mưu cho giám đốc ra quyết định chi tiêu trên cơ sở tính toán những hiệu quả kinh tế.
- Phòng dự án:
+ Tìm hiểu thị trường
+ Nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra khối lượng thiết kế, giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ với chủ đầu tư.
+ Thông qua Ban giám đốc về giải pháp thi công, phương pháp lập giá thầu, số lượng, chủng loại thiết kế công trình.
- Ban bảo hộ lao động: Giúp lãnh đạo công ty thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe người lao động và thực hiện chính sách theo nội dung của Bộ luật lao động và các văn bản khác của Nhà Nước về bảo hộ lao động.
3, Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
3.1, Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
*Bảng cân đối kế toán trong năm năm 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
TÀI SẢN
A, TÀI SẢN NGẮN HẠN
69.043.481.000
65.136.308.000
68.459.130.000
96.150.113.000
120.035.633.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
6.604.387.000
10.184.514.000
26.038.169.000
9.761.396.000
9.566.231.000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
75.647.869.000
75.320.823.000
94.497.299.000
105.911.509.000
129.601.864.000
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
66.583.069.000
64.792.079.000
81.120.042.000
85.183.138.000
92.090.851.000
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
9.064.800.000
10.528.743.000
13.376.896.000
20.728.371.000
37.511.013.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
75.647.869.000
75.320.823.000
94.497.299.000
105.911.509.000
129.601.864.000
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34)
Đơn vị: Đồng
* Bảng đánh giá biến động tài sản, nguồn vốn từ 2005 - 2009
Chỉ tiêu
2006/2005
2007/2006
2008/2007
2009/2008
CL
%
CL
%
CL
%
CL
%
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
-3.907.172.000
-5,65
3.322.821.000
5,10
27.690.982.000
40,44
23.885.520.000
24,84
B. TÀI SẢN DAI HẠN
3.580.126.000
54,20
15.853.655.000
15,66
-16.276.773.193
-62,51
-195.164.000
-1,99
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
-327.046.042
-0,432
19.176.476.000
25,45
11.414.209.000
12,07
23.690.355.000
22,36
A. NỢ PHẢI TRẢ
-1.790.989.000
-2,68
16.327.963.000
25,20
4.063.095.000
5,008
6.907.713.000
8,109
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.463.943.000
16,4
2.848.153.000
27,05
7.351.474.000
54,95
16.782.641.000
8,96
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
-327.046.000
-0,43
19.176.476.600
25,45
11.414.209.000
12,078
23.690.355.000
22,36
* Phân tích và đánh giá:
Qua bảng cân đối kế toán chúng ta có thể nhận thấy giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty luôn tăng trưởng theo các năm (từ 2006 trở đi). Điều đó chứng tỏ công ty đã có nhiều biện pháp để huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài. Nguồn bên trong là lợi nhuận giữ lại, nguồn bên ngoài là huy động từ các nhà đầu tư bằng phát hành thêm cổ phần. Cụ thể:
Trong năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty là 75.320.823.000 đồng, giảm 327.046.000 đồng so với năm 2005, tương ứng với mức giảm 0.43%, nguyên nhân chính là các khoản nợ phải trả của công ty đã giảm 2.69%.
Năm 2007, do cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tăng nên tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 94.497.299.000 đồng, tăng 19.176.476.000 đồng so với năm 2006, tương ứng với mức tăng 25,46%. Nguyên nhân của việc tăng vốn là công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể công ty đã đầu tư thêm 15.853.655.000 tài sản dài hạn, ngoài ra công ty còn đầu tư thêm vào một số tài sản ngắn hạn khác.
Năm 2008, tổng nguồn vốn và tài sản của công ty là 105.911.509.000, tăng 11.414.209.000 đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 12,07% . Hàng tồn kho và một số tài sản ngắn hạn khác đã tăng 124,5% và 56,7%, nợ phải trả tăng 5%, đó là các nguyên nhân chủ yếu làm biến động tài sản và nguồn vốn của công ty.
Năm 2009 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 129.601.864.000, tăng 23.690.355.000 so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 22.37%. Năm 2009 là năm công ty đã huy động thêm nhiều nguồn vốn trong và ngoài để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Trong năm 2009 nợ phải trả của công ty đã tăng 6.907.713.000 đồng, vốn chủ sở hữu tăng 5.501.202.000 đồng.
3.2, Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất
* Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty có 4 xí nghiệp xây dựng (XNXD) trực thuộc là XNXD số 1, XNXD số 2, XNXD số 3, XNXD số 4, và 3 đội xây dựng, 1 đội công trình. Do các công trình có thời gian địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng dài, mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các đội sản xuất theo yêu cầu thi công trong từng thời kỳ, vì vậy số lượng các đội công trình, các tổ đội sản xuất sẽ thay đổi theo điều kiện cụ thể.
Các xí nghiệp hoạt động theo hình thức tự chủ về tài chính, tiến hành hạch toán kinh doanh lãi hưởng, lỗ chịu và quan hệ với Công ty thông qua việc Công ty giao vốn, tài sản, đồng thời phải nộp cho Công ty những khoản như: lệ phí sử dụng vốn, các loại thuế nộp cho Nhà nước hoặc được sự ủy quyền của Công ty để vay vốn Ngân hàng. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức một đội xây dựng trực thuộc Công ty, nhiệm vụ chính của đội này là thi công xây dựng các công trình nội thành Hà Nội với quy mô không lớn lắm do Công ty trực tiếp quản lý.
* Quy trình sản xuất: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công, xây mới, nâng cấp và cải tạo, hoàn thiện và trang trí nội thất các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng. Do đó, các sản phẩn của Công ty là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và mớn, mang tính đơn chiếc, chủng loại yếu tố đâu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn đầu tư lớn. Công ty phải dựa vào bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình để tiến hành thi công. Trong quá trình thi công, Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng thời kỳ và so sánh với giá trúng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở nghiệm thu, xác định quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng
4, Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
*Báo cáo tổng hợp các kết quả kinh doanh
TT
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
ĐƠN VỊTÍNH
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
1
GIÁ TRI SẢN XUẤT KINH DOANH
Tr.đ
92.050
164.103
167.001
162.262
150.748
2
TỔNG DOANH THU
Tr.đ
96.000
100.690
105.000
102.500
80.000
3
TỔNG HỢP SỐ NỘP NGÂN SÁCH
Tr.đ
5.618
12.975
7.140
6.720
5.520
4
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Tr.đ
720
1.600
1.300
1.600
1.255
5
ĐẨU TƯ XDCB
Tr.đ
12.400
50.200
38.250
45.601
15.516
6
LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG + BHXH
Tr.đ
13.330
43.385
50.640
57.051
52.096
7
ĐÀO TẠO,Y TẾ, N/C KH. BHLĐ
Tr.đ
205
130
146
157
134
8
TỔNG SÔ DS CÔNG TRÌNH THI CÔNG
Tr.đ
26
32
29
30
21
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34)
*Bảng đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp của công ty
TT
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
2006/2005
2007/2006
2008/2007
2009/2008
CL
%
CL
%
CL
%
CL
%
1
GIÁ TRI SẢN XUẤT KINH DOANH
2.053
1,266
2.898
1,76
-4,739
-2,83
-11.514
-7,09
2
TỔNG DOANH THU
4.690
4,8854
4.310
4,28
-2.500
-2,381
-22.500
-21,95
3
TỔNG HỢP SỐ NỘP NGÂN SÁCH
7.357
130,95
-5.835
-44,97
-420
-5,88
-1.200
-17,86
4
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
-100
-9,09
300
30
-100
-7,69
-145
-12,08
5
ĐẨU TƯ XDCB
37.800
304,83
-11.950
-23,80
7.351
19,21
-30.085
-65,97
6
LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG + BHXH
30,055
225.4
7.255
16.72
6.411
12,68
-4.955
-8,6
7
ĐÀO TẠO, Y TẾ, N/C KH, BHLĐ
-75
-36,59
16
12,308
11
7,53
-23
-14,65
8
TỔNG SÔ DS CÔNG TRÌNH THI CÔNG
6
23,07
-3
-9,375
1
3,44
-9
-30
4.1, Phân tích khái lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong năm 2005, sau khi mới cổ phần được 1 năm (năm 2004) công ty đã đạt mức doanh thu 96.000 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.100 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 1,46%.
Đến năm 2006, doanh thu của công ty đạt 100.690 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4.960 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 4,88%. Lợi nhuận năm 2006 là 1000 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với mức giảm 9.09%, tỷ suất lợi nhuận năm 2006 là 1%.
Năm 2007 công ty đã làm ăn có hiệu quả hơn khi hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Cụ thể doanh thu trong năm 2007 của công ty là 105.000 triệu đồng, tăng 4310 triệu đồng tương ứng với mức tăng 4,28%. Từ đó dẫn đến lợi nhuận trong năm 2007 cũng tăng lên 1300 triệu đồng, tăng 30% so với 2006, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 là 1,24%.
Năm 2008 do kinh tế đất nước tăng trưởng chậm nên doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng giảm nhưng không đáng kể. Trong năm 2008 doanh thu của công ty đạt mức 102.500 triệu đồng, giảm 2.500 triệu đồng so với 2007, tương ứng tỷ lệ giảm 2,38%, lợi nhu