Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các chương trình xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ở các tỉnh miền núi và biên giới nhất là các tỉnh Tây Nguyên phong trào phát triển cây cao su nhanh về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng vì thiếu tài liệu để nghiên cứu, giảng dạy, học tập và áp dụng.
Trước yêu cầu này, được sự hỗ trợ của dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ đã xây dựng được một chương trình khung cho đào tạo nghề Trồng cao su theo mô đun nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân. Tuy nhiên với chương trình này nếu triển khai ngay vào giảng dạy thì học sinh và giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn về tài liệu học tập và giảng dạy và có thể có sự thiếu thống nhất khi cụ thể hoá các nội dung kiến thức, kỹ năng giảng dạy và học tập. Để khắc phục khó khăn này và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề Trồng cao su, trường chúng tôi tiếp tục được sự hỗ trợ của dự án biên soạn chương trình khung trình độ sơ cấp nghề Trồng cao su và tài liệu dùng cho giáo viên, tài liệu dùng cho học sinh do:
- Đỗ Thị Thuỷ - Chủ biên
- Mai Thị Kim Dung - Thành viên
- Đậu Văn Ất - Thành viên
Trong quá trình biên soạn chúng tôi dựa vào các hướng dẫn về phát triển chương trình đào tạo nghề theo mô đun, nghiên cứu một số tài liệu của Tiến sỹ Nguyễn Thị Huệ và của Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng thời khảo sát và xin ý kiến tham gia của các bên liên quan là các Nông trường trong khu vực Gia Lai, Kon Tum; các Trường trong Bộ có cùng nghề đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên lần đầu tiên biên soạn loại tài liệu này với kinh nghiệm và trình độ có hạn, thời gian tập trung để biên soạn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các bên liên quan khác để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nông trường Đoàn Kết thuộc Công ty cao su ChưPrông, Nông trường ĐăkT’re công ty cao su Kon Tum .và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được bộ tài liệu này.
130 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4690 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề cây cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài
Chuyên đề cây cao suMỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các chương trình xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Ở các tỉnh miền núi và biên giới nhất là các tỉnh Tây Nguyên phong trào phát triển cây cao su nhanh về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng vì thiếu tài liệu để nghiên cứu, giảng dạy, học tập và áp dụng.
Trước yêu cầu này, được sự hỗ trợ của dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ đã xây dựng được một chương trình khung cho đào tạo nghề Trồng cao su theo mô đun nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân. Tuy nhiên với chương trình này nếu triển khai ngay vào giảng dạy thì học sinh và giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn về tài liệu học tập và giảng dạy và có thể có sự thiếu thống nhất khi cụ thể hoá các nội dung kiến thức, kỹ năng giảng dạy và học tập. Để khắc phục khó khăn này và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề Trồng cao su, trường chúng tôi tiếp tục được sự hỗ trợ của dự án biên soạn chương trình khung trình độ sơ cấp nghề Trồng cao su và tài liệu dùng cho giáo viên, tài liệu dùng cho học sinh do:
- Đỗ Thị Thuỷ - Chủ biên
- Mai Thị Kim Dung - Thành viên
- Đậu Văn Ất - Thành viên
Trong quá trình biên soạn chúng tôi dựa vào các hướng dẫn về phát triển chương trình đào tạo nghề theo mô đun, nghiên cứu một số tài liệu của Tiến sỹ Nguyễn Thị Huệ và của Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng thời khảo sát và xin ý kiến tham gia của các bên liên quan là các Nông trường trong khu vực Gia Lai, Kon Tum; các Trường trong Bộ có cùng nghề đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên lần đầu tiên biên soạn loại tài liệu này với kinh nghiệm và trình độ có hạn, thời gian tập trung để biên soạn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các bên liên quan khác để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nông trường Đoàn Kết thuộc Công ty cao su ChưPrông, Nông trường ĐăkT’re công ty cao su Kon Tum ...và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được bộ tài liệu này.
Tham gia biên soạn:
1. Đỗ Thị Thuỷ (chủ biên)
2. Mai Thị Kim Dung
3. Đậu Văn Ất
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu……………………………………………………………...
Mô đun 1: Tạo cây giống cao su ...……………………………………….
Bài 1: Giới thiệu chung về cây cao su…………………………….
Bài 2: Thu hái hạt giống……………………………………………
Bài 3: Xử lý hạt giống………………………………………………
Bài 4: Làm đất………………………………………………………
Bài 5: Gieo hạt……………………………………………………
Bài 6: Ghép mắt…………………………………………………..
Bài 7: Lập vườn nhân………………………………………………
ơ
Mô đun 2: Trồng và chăm sóc cao su……………………………………
Bài 1: Phát dọn thực bì…………………………………………..
Bài 2: Cuốc, lấp hố……………………………………………..
Bài 3: Trồng cây…………………………………………………
Bài 4: Làm cỏ, tủ gốc, bón phân, tỉa chồi ..........................................
Bài 5: Pha-phun thuốc phòng trị bệnh………………………….
Mô đun 3: Khai thác và bảo quản mủ cao su………………………………
Bài 1: Những qui định chung về kỹ thuật khai thác và bảo quản mủ cao su…………………………………………………………………………
Bài 2: Thiết kế miệng cạo…………………………………
Bài 3: Mở miệng cạo mủ…………………………………………..
Bài 4: Cạo mủ cao su…………………………………………………
Bài 5: Nhập mủ và vệ sinh dụng cụ……………………………………..
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..
MÔ ĐUN 1
TẠO CÂY GIỐNG CAO SU
(Mã mô đun: MĐ1)
Mục tiêu mô đun:
Kết thúc mô đun này học viên có khả năng:
Về kiến thức:
+ Trình bày được công dụng của cây cao su
+ Trình bày được đặc điểm hình thái và đặc tính sinh thái của cây cao su
+ Trình bày được trình tự các biện pháp kỹ thuật để tạo được sản phẩm giống cao su stum trần, cây bầu và bầu tầng lá
+ Trình bày được kỹ thuật làm vườn nhân để cung cấp nguyên liệu cho việc ghép mắt tạo cây giống
Về kỹ năng:
+ Thực hiện được phương pháp làm đất tại vườn ươm để gieo trồng tạo cây giống
+ Lựa chọn đúng hạt giống để gieo trồng tạo gốc ghép
+ Chuẩn bị đủ mắt ghép đảm bảo cung cấp cho việc nhân giống
+ Thực hiện được qui trình ghép mắt để tạo ra cây giống: stum trần, cây bầu và bầu tầng lá
+ Chăm sóc cây giống trong vườn đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn
Về thái độ:
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động
+ Có trách nhiệm với quá trình sản xuất và sản phẩm do mình làm ra, đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các bài dạy trong mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời lượng (giờ học)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
M1-01
Giới thiệu chung về cây cao su
Lý thuyết
Hội trường
18
10
7
01
M1-02
Thu hái hạt giống
Tích hơp
Vườn cao su và vườn của hộ gia đình
07
07
M1-03
Xử lý hạt giống
Tích hơp
Vườn cao su và vườn của hộ gia đình
14
14
M1-04
Làm đất
Tích hợp
Vườn của hộ gia đình
16
16
M1-05
Gieo hạt
Tích hợp
Vườn của hộ gia đình
07
07
M1-06
Ghép mắt
Tích hợp
Vườn ươm của NT và vườn của hộ gia đình
22
21
01
M1-07
Lập vườn nhân
Lý thuyết
Hội trường
06
06
Tổng số
90
23
65
02
BÀI 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CAO SU
(Mã bài: M1-01)
Mục tiêu bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
Trình bày được công dụng cây cao su
Mô tả được đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh lý của cây cao su
Viết được bản thu hoạch sau khi tham quan vườn cao su
1. Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc:
1. Nguồn gốc và công dụng của cây cao su
1.1. Nguồn gốc: Cây cao su có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazoon (Nam mỹ). Tại đây nó mọc hoang dại trên khu vực rộng lớn 5-6 km2 bao gồm nhiều quốc gia như Bra zil, Bolivia, Columbia, Peru, Venezuela, Ecuador…Trước năm 1912 tất cả các cây cao su trên thế giới là cây cao su lấy từ cây mọc hoang dại trong rừng, và Brazin là nước độc quyền xuất khẩu cây cao su
Ở Việt nam năm 1897, Raoul là một dược sỹ hải quân người Pháp lấy được một số hạt giống cao su Giava về gieo ở trạm thí nghiệm ở vườn ông Yêm (Bến cát-Sông bé) và một số hạt gửi cho bác sỹ Yersin ở Nha Trang, ông lấy số hạt này và xin thêm một số hạt ở Colombo trồng tại suối dầu Nha trang thành vườn cây cao su đầu tiên ở Việt nam. Lịch sử cây cao su ở Việt nam bắt đầu từ đây và phát triển
1.2. Công dụng
Hình 1-01: Các sản phẩm mủ cao su
1.2.1. Các sản phẩm kinh tế (hình 1-01): Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ. Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người. Các sản phẩm cao su có thể chia ra thành các loại chính như sau:
Làm vỏ, ruột xe: Vỏ xe đạp, xe gắn máy đến các loại xe du lịch, xe tải và cả đến vỏ ruột máy bay. Ngành kỹ nghệ này sản xuất khoảng 70% lượng cao su thiên nhiên sản xuất trên thế giới
Các vật dụng thông dụng: ống dẫn nước, dày dép, vải không thấm thấm nước, dụng cụ gia đình, y tế, thể dục thể thao, đồ chơi trẻ em…
Các gối đệm chống xóc như gối đệm cầu, gối đệm nhà chống động đất
Các sản phẩm cao su xốp: nệm, găng tay, bong bóng, thuyền cao su
1.2.1.1. Gỗ cao su: Cao su khi thanh lý còn 200 cây với sản lượng gỗ bình quân là 0,25-0,30m3 gỗ/ cây thì mỗi ha cao su có được 50-60m3 gỗ và một khối lượng củi ước lượng từ 30-40% lượng gỗ. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ gỗ dán, gỗ ghép, gỗ ép yêu cầu sử dụng gỗ với đường kính nhỏ hơn thì trữ lượng gỗ cao su trên mỗi ha có thể sử dụng được nâng cao hơn rất nhiều. Hiện nay, với kỹ thuật ngâm tẩm thích hợp, gỗ cao su được nâng cấp và đa dạng hóa trong sử dụng để sản xuất ván sàn, gỗ bao bì, vật dụng gia đình (bàn, ghế, tủ , giường…) và đồ chơi trẻ em, ngoài ra còn làm bột giấy (hình 1-02). Giá gỗ cao su trên thế giới trong các năm 1990-1994 dao động từ 600-900USD/m3. Hiện nay tại Thái lan, Mã lai, Indonesia, mỗi nước sản xuất được 1 triệu m3 cao su mỗi năm, các nước khác như Ấn độ, Trung quốc, Srilanka, các nước Châu Phi, các nước Nam Mỹ… sản xuất chung được khoảng 0,5 triệu m3 gỗ cao su mỗi năm. Như vậy mỗi năm các diện tích cao su sẵn có trên thế giới đã cung cấp khoảng 3,5 triệu m3 gỗ cao su.
Hình 1-02: Các sản phẩm gỗ cao su
1.2.1.2. Dầu, hạt cao su: Mỗi ha cao su trong suốt chu kỳ sống có thể cho 700-1000 kg dầu hạt. Ngay sau khi rơi rụng, hạt cao su thường chứa tỷ lệ dầu 15-20%, khi tồn trữ tỷ lệ dầu giảm còn 10-12%. Nhân hạt cao su ngoài thành phần dầu còn chứa một tỷ lệ đáng kể Protein nên bánh dầu của hạt sau khi ép được dùng làm thức ăn gia súc bằng cách pha trộn với cám theo một tỉ lệ thích hợp
Sử dụng dầu hạt cao su làm sơn và véc ni
Làm xà phòng : dầu cao su có thể sản xuất xà phòng mềm, nếu pha với các loại dầu khác có thể sản xuất xà phòng cứng
Là một trong các chất độn để pha chế mủ cao su
Ngoài ra, dầu hạt cao su khi được xử lý thích hợp có thể sử dụng như các loại dầu thực vật khác
1.2.1.3. Các sản phẩm khác: Ngoài các sản phẩm kể trên, trong vườn cây cao su còn có thể thu được các sản phẩm do các cây trồng giữa hàng cao su trong thời gian kiến thiết cơ bản như:
Cây thảm phủ: Ngoài tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn, cung cấp một phần dinh dưỡng cho đất, mỗi ha cao su có trồng cây thảm phủ có thể sản xuất được 40-50 kg hạt giống
Cây trồng xen: Các cây lương thực là nguồn thu hoạch đáng kể cho nông dân ở dạng tiểu điền và công nhân ở các đại điền từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 sau khi trồng. Có thể thu được 500-1000 kg thóc/ha/năm
Chăn nuôi: Ở những nơi thuận tiện, việc chăn nuôi gia súc thu được nhiều lợi nhuận. Vườn cao su tiểu điền có thể chăn nuôi gia cầm vì trong vườn thông thoáng vật nuôi ít bị bệnh, nhiều thức ăn (như mối, các loại côn trùng khác)
1.2.2. Tác dụng đối với môi trường và xã hội
1.2.2.1. Bảo vệ môi trường sinh thái: Cây cao su trồng được trên đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn bảo vệ đất rất tốt nhờ vào tán lá của cây cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra cây cao su có thể sử dụng như một dạng cây rừng mà sản phẩm chủ yếu là gỗ cao su có giá trị kinh tế cao
1.2.2.2. Ổn định xã hội và tạo công ăn việc làm: Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn (bình quân 2,3-3,5 ha) và ổn định lâu dài suốt 30 - 40 năm, cho nên trên các diện tích trồng cao su với quy mô trung bình đến lớn, một số lượng công nhân ổn định trong thời gian dài. Việc trồng cao su còn có tác dụng tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, thu hút lao động cho các vùng trung du, miền núi, vùng định cư của các vùng dân tộc ít người
1.2.2.3. Ổn định an ninh quốc phòng: Nhờ vào việc tổ chức xã hội ổn định nên cây cao su còn được trồng ở các vùng biên giới nhằm tạo sự ổn định an ninh quốc phòng. Vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ các vùng biên giới bằng cách xây dựng các diện tích cao su thường được giao các đơn vị quốc phòng
2. Mô tả thực vật, sinh lý cây cao su: Cây cao su có chu kỳ sống được giới hạn từ 30-40 năm, trong đó chia ra làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): là khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi đưa vào khai thác (cạo mủ), thường từ 5- 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và chăm sóc
Thời kỳ kinh doanh (KD): là thời gian khai thác mủ cây, từ 25-30 năm từ lúc bắt đầu cạo mủ đến lúc hạ cây. Ngoài ra còn đặc điểm cần lưu ý là khác với cây cao su hoang dại ở dạng cây thực sinh (cây phát triển từ hạt). Cây cao su nhân trồng dưới dạng ghép thân hình trụ có một mối ghép (chân voi), phình to ra ở vị trí ngay phía trên mặt đất
2.1. Rễ: rễ cao su như các cây gỗ khác, có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ bàng (hình 1-03)
2.1.1. Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngã và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các tầng đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển rất sâu, nhất là khi gặp đất có cấu trúc tốt rễ sâu trên 10m
2.1.2. Rễ bàng (rễ hấp thụ): Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng nằm ở lớp đất mặt cụ thể là 50% ở lớp đất sâu 0-7,5cm, đặc biệt ở các lớp đất nghèo kém tơi 70% rễ tập trung ở chiều sâu này
Hình1-03: Hệ thống rễ cây cao su
2.2. Lá (hình 1-04): Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên mọc cách. Khi trưởng thành màu xanh đậm ở mặt trên lá màu nhạt hơn mặt dưới. Lá gắn với cuống lá thành một góc 180o cuống lá dài 100cm, lá chét có hình bầu dục hơi dài hoặc hơi tròn, lá cao su tập trung thành từng tầng
Hình 1-04: Lá cao su
2.3. Hoa (hình 1-05): Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên bắt đầu trổ hoa và thường mỗi năm trổ một lần vào lúc cây ra lá non tương đối ổn định, vào tháng 2-3 dương lịch. Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên cùng một cây. Phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái với tỷ lệ thường là một hoa cái cho 60 hoa đực, một chùm hoa lớn có thể có đến 2500-3000 hoa đực. Hoa cao su hình chuông nhỏ, dài từ 3,4-8,0mm, màu vàng nhạt, hương thoang thoảng. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, dài bình quân 5mm, hình chuông, nhọn hơn hoa cái. Hoa đực chỉ có 5 cánh đài, không có cánh tràng, có 10 nhị đực nhỏ không cuống, xếp thành 2 hàng mỗi hàng có 5 nhị đực. Mỗi hoa đực có thể sản xuất được 1000 hạt phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ từng cái ở đầu cành, hoa cái to hơn hoa đực, có kích thước bình quân là 8mm dài, hoa cái không có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài, hoa cái cấu tạo gồm có một bầu noãn có 3 tâm bì
Hình 1-05: Hoa cao su
2.4. Quả và hạt (hình 1-06; 1-07): Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3-5cm, quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt và trong thực tế ít thấy có quả cao su chứa ít hơn 3 hạt, vỏ ngoài quả lúc còn non màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già có màu nâu nhạt. Vỏ quả được cấu tạo bằng nhiều lớp tế bào trong đó có 3 lớp tế bào lignin này hoạt động khiến vỏ quả vỡ mạnh theo đường giữa của mỗi ngăn và phóng hạt đi xa có khi đến 15m. Quả cao su vỡ nhiều vào lúc thời tiết khô hạn. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển được 12 tuần thì đạt được kích thước lớn nhất, 16 tuần sau vỏ quả đã hóa gỗ và 19-20 tuần thì quả chín. Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2.0-3.5cm dài, trọng lượng hạt 3.5 - 6.0g, bình quân là 4,878g/hạt, như vậy 1kg hạt chứa trung bình từ 200-250 hạt. Hạt có 2 mặt rõ rệt mặt bụng thường phẳng mặt lưng hạt cong lồi lên. Lớp vỏ ngoài hạt láng màu nâu đậm hay nhạt hoặc màu vàng đậm hay có trên có các vân màu đậm hơn. Kích thước, hình dáng, màu sắc hạt thay đổi nhiều giữa nhiều giống cây và là một trong những đặc điểm để nhận giạng giống cao su. Vỏ hạt cứng, ở đầu hạt có lỗ nẩy mầm. Có thể tồn trữ hạt theo 2 cách giữ hạt ở nhiệt độ thấp (khoảng 4oC ) hạt vẫn cho tỷ lệ nẩy mầm tốt trong 4 tháng hoặc cho vào bao nilon có xoi lỗ trộn lẫn với mùn cưa (có ẩm độ khoảng 10%) hoặc than đá bột (có ẩm độ khoảng 20%) thì có thể tồn trữ lâu 2-3 tháng.
Hình 1-06: hạt cao su
Hình 1-07: Quả cao su
2.5. Vỏ và hệ thống ống mủ (hình 1-08): Cắt ngang qua thân cây, có thể phân biệt được 3 phần rõ rệt. Phần trong cùng là gỗ kế đến là lớp tượng tầng và ngoài cùng là lớp vỏ
2.5.1. Vỏ: Về cấu tạo và chức năng hoạt động có thể phân chia lớp vỏ thành 3 lớp sau:
Tầng mộc thiêm: còn gọi là lớp da me, là lớp ngoài cùng của vỏ gồm các tế bào chết nên thường cứng, xù xì. Đây là lớp bảo vệ cho các lớp bên trong
Lớp trung bì: còn gọi là da cát, có thể phân biệt thành 2 lớp: lớp ngoài là da cát thô, có nhiều tế bào đá. Lớp trong là da cát nhuyễn, số tế bào đá ít và nhỏ hơn lớp ngoài, có chứa một ít ống mủ, tuy nhiên các ống mủ này ít hoạt động nên lớp vỏ này chứa rất ít mủ
Lớp nội bì: còn gọi là da lụa, cấu tạo bởi các tế bào libe (ống sàng và sợi libe), các hệ thống ống mủ rất ít tế bào đá, đặc điểm của lớp nội bì là chứa nhiều ống mủ, và các ống mủ sắp xếp với nhau thành từng hàng, càng sát tượng tầng số lượng mủ càng nhiều.
2.5.2. Tượng tầng: Là tầng phát sinh libe mộc, là cơ quan sản xuất ra các tế bào non của thân cây. Tượng tầng trong lớp vỏ cao su hoạt động rất mạnh và liên tục, sản xuất đều đặn các mô non theo hình đồng tâm và lần lượt cứ một lớp tế bào bên trong (phần gỗ) rồi một lớp tế bào bên ngoài (phần vỏ). Tượng tầng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và sản lượng của cây
2.5.3. Cấu tạo ống mủ: Ống mủ được tạo nên từ một phần của các tế bào libe chuyển hóa mà thành. Các ống mủ xuất hiện ở vị trí bên cạnh ống sàng, ống mủ có cấu tạo là một ống rỗng có kích thước Ø= 20-50µ do nhiều tế bào không có vách ngăn xếp nối tiếp nhau ở vị trí trong nội bì. Các ống mủ xếp đứng, hơi nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp tạo thành một góc từ 201 đến 701 so với đường thẳng đứng. Độ nghiêng của ống mủ là một đặc tính của giống cây, do đặc tính của ống mủ nên khi ta cạo phải tạo vết cắt theo chiều ngược lại để cắt được nhiều ống mủ, các ống mủ không liên tục từ gốc cây đến nơi phân cành và càng xuống thấp (gần gốc) số lượng ống mủ càng tăng. Các ống mủ sắp xếp với nhau tập hợp thành từng hệ thống ống mủ hay bó ống mủ, các vòng ống mủ được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm bình quân mỗi năm cây tạo được từ 1,5 - 2,5 vòng ống mủ
Hình 1-08: Cấu tạo vỏ cao su
3. Điều kiện sinh thái
3.1. Khí hậu
3.1.1. Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây chịu đựng trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngừng tăng trưởng, thân cây cao su bị nứt nẻ, bị xì mủ, nhiệt độ dưới 50C cây chết
3.1.2. Lượng mưa: Cây cao su thích hợp ở các vùng có lượng mưa từ 1500-2000mm /năm. Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa 1800-2000mm/năm, các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20-30mm nước và mỗi tháng có khoảng 150mm nước mưa; dưới 100mm nước/tháng thì không tốt cho cây cạo.
3.1.3. Gió: Gió nhẹ 1-2m/giây có lợi cho cây cao su vì nó giúp cho cây thông thoáng, hạn chế bệnh, nhanh khô vỏ sau khi mưa, gió cấp 5-6 lá bị xoắn lại, bị rách, nhỏ lại, phiến lá thì dày lên ảnh hưởng chậm tăng trưởng, khi gió có tốc độ >17,2m/giây, gió cấp 8 cây dễ gãy cành, thân.
3.2. Đất đai: Đất thích hợp cho cây cao su có độ pH:4,5 - 5,5, đất phải có tầng canh tác sâu 2m trong đó không có tầng trở ngại cho sự sinh trưởng của rễ, đất phải có thành phần sét ở lớp đất mặt. Cao su thích hợp trên đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ…
3.2.1. Độ dốc: Độ dốc có liên quan đến độ phì đất, khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập qui trình bảo vệ đất chống xói mòn, diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến
3.2.2. Tính chất đất: Đất Tây Nguyên nhìn chung có địa hình khá phức tạp gồm có: vùng đất thoai thoải có độ dốc từ 5-7%, vùng đất dốc và đồi bát úp với độ dốc từ 8-18 % và vùng đất nhiều >18%. Cao trình cao, thấp nhất là từ 300-350m đến 700-800m. Đất đỏ Tây Nguyên chiếm đại đa số diện tích với tầng đất canh tác dày (>1,5m) thậm chí có nơi >10m đất tơi xốp, kết cấu khá. Có thành phần cơ giới sét hoặc sét pha có tỷ lệ tăng dần theo chiều sâu
Về hóa tính: Đất chua với độ pH (H2O)=4,2-4,5. Đất giàu chất hữu cơ, hàm lượng mùn cao (5,81%), N tổng số khá, P tổng số cao, dễ tiêu thấp và giảm dần theo chiều sâu. K tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình. Độ no Bazơ trung bình. Đất xám phù sa cổ hiện diện tại vùng Kon tum, đất tơi xốp thành phần cơ giới trung bình từ thịt đến sét với tỷ lệ sét ở vùng đất mặt 45-49%, đất chua, giàu chất hữu cơ, hàm lượng mùn khá (4,6%)
3.2.3. Phân hạng đất trồng: Đất là một trong các yếu tố quyết định chất lượng vườn cây. Một sai lầm trong việc lựa chọn đất sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng kéo dài trong 20-30 năm do vậy việc hiểu biết cơ bản về các tính chất đất thích hợp cho cây cao su là rất cần thiết. Các loại đất được phân thành 5 hạng:
Các loại đất thích hợp
+ S1: Đất rất thích hợp
+ S2: Đất thích hợp vừa
+ S3: Đất thích hợp kém
Các loại đất không thích hợp
+ N1: Đất không thích hợp tạm thời
+ N2: Đất không thích hợp vĩnh viễn
2. Các bước và cách thức thực hiện công việc:
2.1. Các bước thực hiện:
Đặt vấn đề tình hình sản xuất cây cao su trên thế giới và ở Việt Nam
Giới thiệu công dụng củ