Chuyên đề Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh

Đô thị hoá song hành với quá trình công nghiệp hoá ở nước ta đang từng ngày làm thay đổi diên mạo đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hoá tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái, gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước. Đông Anh là huyện ngoại thành nằm về phía Bắc Thủ đô Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ trên đà phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt (tại Quyết định số: 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998) thì phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Anh sẽ được thu hồi để xây dựng các khu đô thị mới và các khu công nghiệp hiện đại. Trên thực tế, mặc dù đô thị hoá nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu nhưng để đảm bảo quá trình này phát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược đúng quy hoạch kiến trúc và đảm vảo tính bền vững mỹ quan lại là một bài toán không dễ. Khó khăn thứ nhất phải kể đến là nguồn kinh phí để đầu tư vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, điện nước, bưu chính, viễn thông, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội (các cơ sở y tế, giáo dục, văn hoá, ) rất eo hẹp. Tiếp đến là vấn đề giải quyết nhu cầu tăng đột biến của thị trường đất ở, sự lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất tự phát, hiện tượng mua bán chia tách các thửa đất manh mún, lem nhem, lộn xộn,

doc113 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hoá song hành với quá trình công nghiệp hoá ở nước ta đang từng ngày làm thay đổi diên mạo đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hoá tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái,… gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước. Đông Anh là huyện ngoại thành nằm về phía Bắc Thủ đô Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ trên đà phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt (tại Quyết định số: 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998) thì phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Anh sẽ được thu hồi để xây dựng các khu đô thị mới và các khu công nghiệp hiện đại. Trên thực tế, mặc dù đô thị hoá nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu nhưng để đảm bảo quá trình này phát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược đúng quy hoạch kiến trúc và đảm vảo tính bền vững mỹ quan lại là một bài toán không dễ. Khó khăn thứ nhất phải kể đến là nguồn kinh phí để đầu tư vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, điện nước, bưu chính, viễn thông,… xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội (các cơ sở y tế, giáo dục, văn hoá,…) rất eo hẹp. Tiếp đến là vấn đề giải quyết nhu cầu tăng đột biến của thị trường đất ở, sự lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất tự phát, hiện tượng mua bán chia tách các thửa đất manh mún, lem nhem, lộn xộn,… Để giải quyết đồng thời các khó khăn trên, huyện Đông Anh đã chủ động báo cáo đề xuất, trình UBND Thành phố cho thực hiện công tác đấu giá QSD đất để tạo nguồn kinh phí phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Ngoài ra, công tác đấu giá QSD các khu đất nhỏ, lẻ nằm xen kẹt trong các khu dân cư nông thôn (nằm ngoài ranh giới khu vực phát triển đô thị) cũng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự cân đối giữa đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn với xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ vai trò của công tác đấu giá QSD đất trong quá trình đô thị hoá, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Ngô Thị Phương Thảo em chọn nghiên cứu đề tài “Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh” 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác đấu giá QSD đất. - Phân tích thực trạng việc thực hiện công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh để thấy rõ được những mặt tích cực và hạn chế, khó khăn trong công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác đấu giá trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 2004 – năm bắt đầu tổ chức thí điểm đấu giá QSD đất đến quý I năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu Qua việc thu thập tài liệu về các văn bản, chính sách pháp luật liên quan đến đấu giá QSD đất của Nhà nước và vận dụng các phương pháp khác như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê,… từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. 4. Kết cấu nội dung đề tài Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,… nội dung kết cấu đề tài được bố trí thành 3 chương: Chương I: Cơ sơ khoa học của công tác đấu giá QSD đất. Chương II: Thực trạng công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đấu giá QSD đất trên dịa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Phòng. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn đến Th.s Ngô Thị Phương Thảo, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập chuyên đề này. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QSD ĐẤT 1.1. Vai trò, đặc điểm của đất đai và sự cần thiết phải đấu giá QSD đất 1.1.1. Vai trò của đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. Thứ nhất, vai trò của đất đai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung: Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nền sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tịa của xã hội loài người. Đất đai là địa bàn của các hoạt động kinh tế - xã hội. Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà làm việc, đường đi lại… Tất cả những cái đó là cần thiết trước tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự phát triển của các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển, đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Những yêu cầu này ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành đó cũng tăng lên. Thứ hai, vai trò của đất đai đối với các hoạt động khai thác trực tiếp các yếu tố từ đất đai như ngành công nghiệp khai khoáng (hầm mỏ, vật liệu xây dựng,…), ngành du lịch,… Đặc điểm của các ngành này là phụ thuộc vào các điều kiện, đặc tính sẵn có có thể là của đất đai hoặc do các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu bên ngoài. Việc bố trí hoạt động sử dụng đất của các ngành này không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà phụ thuộc vào điều kiện vốn có của đất đai. Thứ ba, đối với sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không có tư liệu nào có thể thay thế được. Vì tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt, là quá trình tác động của con người vào ruộng đất như cày bừa, bón phân… nhằm làm thay đổi chất lượng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tức là quá trình biến đổi đất đai từ kém màu mỡ thành màu mỡ hơn. Trong quá trình này đất đai đóng vai trò như là đối tượng lao động. Mặt khác con người sử dụng đất đai như một công cụ để tác động lên cây trồng, thông qua đó làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu nhiều sản phẩm hơn. Trong quá trình này đất đóng vai trò như là tư liệu lao động. Như vậy đất đai tham gia sản xuất nó là tư liệu chủ yếu nhất, quan trọng nhất. Vì vậy định hướng trong sản xuất nông nghiệp là khi sử dụng đất cần hạn chế các hoạt động làm mất yếu tố tự nhiên, ưu tiên hoạt động khai thác sử dụng trực tiếp các yếu tố tự nhiên nhưng vẫn có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của đất đai 1.1.2.1. Đất đai là tài nguyên không thể sản sinh nhưng lại có khả năng tái tạo được. Như ta đã biết, đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố bao gồm: đá, thực vật động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một quá trình thay đổi lâu đời của thiên nhiên. Đất đai được hình thành không nằm trong ý muốn chủ quan của con người mà hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Quỹ đất đai hiện có được phân chia thành nhiều dạng, loại khác nhau nên có những mục đích sử dụng khác nhau; mà phần đất đai dành cho mỗi một mục đích có giới hạn và đôi khi có những mục đích không thể chuyển đổi được. Vấn đề đặt ra: Tuy đất đai không thể sản sinh nhưng nếu đất đai được sử dụng hợp lý thì sức sản xuất sẽ tăng lên. Sử dụng hợp lý có nghĩa là các hoạt động sử dụng không làm cho đất mất khả năng sản xuất, tăng cường các hoạt động làm tăng khả năng sản xuất (như hoạt động canh tác, cải tạo đất, trồng rừng, cây bóng mát, cây thực vật… từ đó làm tăng chất hữu cơ, độ che phủ và khả năng giữ nước, duy trì tính chất sinh thái). Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng lao động của mình (lao động sống và lao động vật hoá) mà cải thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng sản lượng ruộng đất. Vì vậy, việc sử dụng đất đai phải theo một yêu cầu cao nhất, tiết kiệm cho mỗi một mục đích đặc biệt là mục đích không thể chuyển đổi được, cùng với việc khai thác sử dụng đất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Đất đai có vị trí cố định và sức sinh lợi không đồng đều.Vị trí tự nhiên được xác định bởi kinh độ, vĩ độ để quản lý thông tin đất đai.Vị trí tự nhiên là cố dịnh và mang tính tuyệt đối. Vị trí tương đối của mảnh đất được thể hiện ở khả năng tiếp cận của mảnh đất và khoảng cách đến các trung tâm phát triển; hai yếu tố này tạo nên sức sinh lợi và giá trị kinh tế của mảnh đất. Vị trí tương đối có thể thay đổi được. Vì vậy khi đầu tư cần quan tâm đến vị trí tương đối của đất đai, dự báo khả năng thay đổi của vị trí tương đối và nhìn thấy được giá trị kỳ vọng của đất đai. 1.1.2.2. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành hoạt động sản xuất không thể thiếu được, Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất đa dạng phong phú với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai, từ đất hoang sơ thành đất đai canh tác được, hoặc đất đai từ sử dụng mục đích này sang mục đích khác. Hoặc những tác động để cải tạo tính chất đất, làm tăng độ màu mỡ của đất. Tất cả những tác động ấy của con người làm cho đất đai vốn dĩ là một sản phẩm của tự nhiên trở thành một sản phẩm của lao động. 1.1.2.3. Quam hệ chiếm hữu và sở hữu đất đai Từ xa xưa, khi loài người còn sống thành bầy đàn, con người chuyển từ săn bắt sang trồng cây trên những đất đai chiếm hữu được và trở thành sở hữu chung của cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo nhiều kiểu khác nhau. Như vậy, xét về mặt bản chất nguồn gốc đất đai thì sở hữu đất đai được coi là sản phẩm chung của xã hội và thuộc sở hữu chung. Cùng với sự phát triển của lịch sử, chế độ phong kiến hình thành và dần dần chế độ sở hữu tư nhân cũng bắt đầu xuất hiện, song nhìn chung trong một thời gian dài suốt hàng trăm năm chế độ phong kiến kết hợp với chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, chế độ sở hữu ruộng đất của nước ta vẫn tồn tại hại loại song song gồm: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà sự biểu hiện của quyền sở hữu đó cũng khác nhau và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Theo khoản 1 điều 5 luật đất đai năm 2003 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Theo khoản 1 điều 6 luật đất đai năm 2003 khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Như vậy, ở nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân. Đất đai là tài sản chung của tất cả mọi người và Nhà nước là người đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất. Đồng thời, để đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng đất đai ổn định, lâu dài và có hiệu quả. Nhà nước mở rộng tối đa các quyền của người sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế QSD đất, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSD đất. Quyền sở hữu đất đai gồm các quyền sau: Quyền chiếm hữu: Nhà nước nắm giữ, quản lý và kiểm soát toàn bộ quĩ đất đai. Quyền chiếm hữu của Nhà nước là tuyệt đối. Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận về mặt hình thái và công dụng của đất đai. Quyền này thuộc về Nhà nước, thể hiện: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; Quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Định giá đất. Quyền sử dụng đất: là quyền khai thác các lợi ích, các tính năng của đất đai để phục vụ cho lợi ích kinh tế, đời sống con người. Đối với Nhà nước: Nhà nước quyết định về mục đích khai thác sử dụng đất và thu lại các lợi ích phục vụ cho mục tiêu chung của xã hội. Nhà nước trao QSD đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSD đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, qui định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối với người được giao đất: là các cá nhân, tập thể có QSD đất đai trong phần đất được giao, có quyền khai thác lợi ích trực tiếp thu được từ đất đai theo quy định của Nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện để những người này có thể thu được lợi ích từ đất đai. 1.1.2.4. Đất đai có tính đa dạng và đa dụng Tính đa dạng của đất đai là do vị trí và tính chất cấu thành của đất đai tạo nên, do đó có rất nhiều loại đất khác nhau (đất phù sa, đất cát, đất thịt, đất đỏ ba dan,…). Từ tính đa dạng mà nó dẫn tới tính đa dụng của đất đai như: sử dụng nhiều mục đích hoặc cùng mục đích nhưng công dụng khác nhau. Từ đặc điểm này của đất đai chúng ta cần coi trọng công tác quy hoạch đất đai: trong quy hoạch phải xác định mục đích sử dụng cho phù hợp với tính đa dạng và đa dụng. Chúng ta phải đánh giá được hết đặc tính của đất đai để tìm ra được mục đích sử dụng hợp lý nhất và dự báo được xu hướng thay đổi. Đồng thời phải hướng tới việc làm tăng thêm tính đa dạng và đa dụng của đất đai. 1.1.3. Sự cần thiết phải đấu giá QSD đất Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của đất đai thì việc sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả là rất cần thiết. Để làm được điều này thì sự đóng góp của công tác đấu giá QSD đất hết sức quan trọng. Mục đích của việc đấu giá QSD đất (đặc biệt là đấu giá QSD đất đối với các thửa đất nhỏ nằm xen kẹt giữa các khu dân cư) là tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công khai lựa chọn các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện để giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm huy động tối đa nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội công cộng tại địa phương từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Do vậy, để đấu giá QSD đất có thể phát huy hết hiệu quả của nó thì cần có sự tìm hiểu sâu sắc và toàn diện, để từ đó có cái nhìn đúng đắn về loại hình này. 1.2. Công tác đấu giá QSD đất 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác đấu giá QSD đất 1.2.1.1. Khái niệm Theo khoản 1 điều 1 Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội: “Đấu giá QSD đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công khai lựa chọn nhà đầu tư là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện về vốn và khả năng đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật của dự án để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, nhằm tạo vốn đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.” Đấu giá QSD đất là một hình thức để Nhà nước tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.Thông qua việc đấu giá nguồn Ngân sách Nhà nước sẽ có thêm kinh phí để đầu tư cho hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đó cũng là căn cứ để Nhà nước điều chỉnh khung giá đất. 1.2.1.2. Vai trò Thứ nhất đấu giá QSD đất mang lại nguồn thu quan trọng bổ sung vào Ngân sách Nhà nước để đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối tượng tham gia đấu giá không bị ràng buộc về thành phần kinh tế miễn là đáp ứng đủ các yêu cầu về tài chính và kỹ thuật của dự án. Do vậy sẽ có nhiều nhà đầu tư cùng tham gia đấu giá QSD đất 1 ô đất nên sẽ tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người tham gia đấu giá và mức giá trúng sẽ sát với giá thực tế trên thị trường. Chính vì vậy địa phương có thể tăng thu tối đa cho nguồn vốn, có thể chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tại địa phương mình tránh được tình trạng trông chờ vào Ngân sách Nhà nước. Thứ hai đấu giá QSD đất có thể lựa chọn được các chủ đầu tư có đủ năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ. Qua việc xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá QSD đất, Hội đồng đấu giá sẽ chọn được những chủ đầu tư có đủ tư cách tham gia đấu giá, có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ. Đồng thời chỉ có nhà đầu tư có khăng sử dụng đất hiệu quả nhất mới trả giá cao nhất. Việc đấu giá được diễn ra công khai, các chủ đầu tư cạnh tranh với nhau một cách công bằng, từ đó sẽ chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thứ ba đấu giá QSD đất là một trong những căn cứ để Nhà nước xác định giá đất, góp phần tạo ra mặt bằng giá cả và bình ổn thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh. Các nhà đầu tư tham gia đấu giá QSD đất một cách tự nguyện. Họ cạnh tranh tự do với nhau cân nhắc để đưa ra mức giá của mình với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên giá trúng thường sát với giá thị trường. Nhà nước sẽ dựa vào đó để điều chỉnh lại khung giá đất hợp lý. Các thông tin về thửa đất tham gia đấu giá được niêm yết công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến tới tất cả mọi người quan tâm tới, điều này sẽ khắc phục được tính thông tin không hoàn hảo của thị trường bất động sản, góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản. Thứ tư đấu giá QSD đất góp phần bình ổn chính trị và phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Nhờ có nguồn thu từ đấu giá bổ sung vào Ngân sách mà hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp và cải tạo, giá trị đất đai tăng lên góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thứ năm đấu giá QSD đất góp phần vào quá trình cải cách hành chính. Người tham gia đấu giá sau khi trúng đấu giá được hỗ trợ một cách tốt nhất về việc làm hồ sơ thửa đất góp phần thúc đẩy quá trình giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính. Các quyền lợi của người trúng đấu giá sẽ được bảo vệ, sau khi hết hạn sử dụng đất nếu nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất và chấp hành tốt các chính sách về đất đai trong quá trình sử dụng đất thì sẽ được gia hạn. Do vậy tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư để họ có thể sử dụng đất một cách hiệu quả nhất. 1.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đấu giá QSD đất 1.2.2.1. Mục đích Đấu giá QSD đất nhằm tạo nguồn kinh phí để phục vụ lợi ích công cộng, phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho địa phương nơi có đất bị thu hồi để đấu giá. Đồng thời, đấu giá còn nhằm làm tăng số lượng nhà ở, góp phần giải quyết nhu cầu của nhân dân, hạn chế sự gia tăng giá cả, bình ổn thị trường nhà đất. Đấu giá QSD đất còn nhằm lựa chọn được các chủ đầu tư có đủ năng lực, từng bước hiện thực hoá quy hoạch góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.2.2. Yêu cầu Diện tích đất đưa ra đấu giá QSD đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đấu giá được thực hiện tới từng ô đất, lô đất, thửa đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng. Trường hợp đấu giá cả dự án hoặc lô đất gồm nhiều thửa đất có công năng sử dụng khác nhau do Uỷ ban nhân dân Thành phố q
Luận văn liên quan