Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình 512

Hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, các trục giao thông, các công trình công nghiệp chưa thực sự phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, do vậy việc đổi mới, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng là vấn đề cần thiết cho đất nước . Để đáp ứng phần nào các vấn đề trên, ngày 23\3 1993 Tổng Công t y X ây dựng Công trình 512 thuộc bộ giao thông vận tải đã ra quyết định 88\TCCB- LĐ thành lập Công ty 512 .Lúc đó Công ty là một đợn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc đang trực thuộc tổng Tông ty xây dựng công trình giao thông V, chưa đủ tư cách pháp nhân để tự kinh doanh . Để Công ty tự chủ, linh hoạt và khai thác được hết tiềm năng trong kinh doanh của mình, nên ngày 16\9\1993 bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1812 \TCCB- LĐ chuyển Công ty xây dựng công trình giao thông 512 nay là Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 512 thành một đợn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân . Kể từ ngày thành lập đến nay, tuy gặp không ít khó khăn về nhiều mặt, song với sự lãnh đạo nhạy bén kịp thời của ban lãnh đạo Công ty cùng với sự làm việc hiệu quả, sáng tạo của các phòng ban đã góp phần khắc phục được khó khăn và đưa Công ty ngày càng đứng vững trong thị trường xây dựng.

doc47 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình 512, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY A . GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 I .Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 1 . Quá trình hình thành Hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, các trục giao thông, các công trình công nghiệp chưa thực sự phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, do vậy việc đổi mới, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng là vấn đề cần thiết cho đất nước . Để đáp ứng phần nào các vấn đề trên, ngày 23\3 1993 Tổng Công t y X ây dựng Công trình 512 thuộc bộ giao thông vận tải đã ra quyết định 88\TCCB- LĐ thành lập Công ty 512 .Lúc đó Công ty là một đợn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc đang trực thuộc tổng Tông ty xây dựng công trình giao thông V, chưa đủ tư cách pháp nhân để tự kinh doanh . Để Công ty tự chủ, linh hoạt và khai thác được hết tiềm năng trong kinh doanh của mình, nên ngày 16\9\1993 bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1812 \TCCB- LĐ chuyển Công ty xây dựng công trình giao thông 512 nay là Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 512 thành một đợn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân . Kể từ ngày thành lập đến nay, tuy gặp không ít khó khăn về nhiều mặt, song với sự lãnh đạo nhạy bén kịp thời của ban lãnh đạo Công ty cùng với sự làm việc hiệu quả, sáng tạo của các phòng ban đã góp phần khắc phục được khó khăn và đưa Công ty ngày càng đứng vững trong thị trường xây dựng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông như : nền móng, mặt đường bộ, cầu kinh, kè đập sân bay, bến cảng, các công trình xây dựng khác . Xây dựng công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ ngành giao thông vận tải như trạm trộn bê tông nhựa và các mỏ khai thác đá . Sản xuất vật liệu bê tông đúc sẵn . Sửa chữa phục hồi tình hình thiết bị thi công . 3. Thuận lợi, khó khăn của công ty : 3.1. Những thuận lợi: Thứ nhất, Công ty là một doanh nghiệp nhà nước thuộc giao bộ thông V, thuộc bộ giao thông vận tải Đây là thuận lợi cơ bản nhất, chính điều này tạo cho Công ty có một căn bản về mặt pháp lý nhấ t là cơ chế chính sách và là môi trường hoạt động rất thuận tiện thông qua kế hoạch định hướng của nhà nước đề ra từng thời kỳ mà áp dụng cho phù hợp . Thứ hai, Công ty luôn có sự chỉ đạo kịp thời và quan tâm đúng mức của ngành,cấp trên và chính quyền địa phương từ đó tạo cho Công ty có thế và lực mới đáp ứng một cách xứng đáng trên thị trường . Thứ ba, nhiều năm liền đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xuất phát từ sự đoàn kết giữa lãnh đạo Công ty đến công nhân và tập thể Công ty có nhiều sáng kiến kỹ thuật đã hình thành cho Công ty môi trường đào tạo nhân lực sau này . 3. 2 Những khó khăn : Một là, trong thời gian vừa qua khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thị trường trong lĩnh vực xây dựng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Công ty phải có những công trình chất lượng cao, giá thành hạ, đủ quy cách thi công, phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương nào đó . Đối với Công ty đây là một tồn tại do chúng ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN vẫn còn phải sử dụng một lượng lao động chưa qua đào tạo, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, trình độ quản lý quá thấp . .. Hai là, do chuyển hẳn sang hạch toán độc lập thay vì hạch toán báo sổ như trước đây có nghĩa còn sự bao bọc che chở của nhà nước, vì thế trong chừng mực nào đó vẫn còn tính ỷ lại, giữa dẫm vào nhà nước . Ba là, vốn luôn là bài toán đau đầu cho nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty, cho nên quá trình hoạt động Công ty thường mắc phải bởi những công trình có giá trị lớn, ngoài các nguồn hiện có của Công ty thì nguồn còn lại là nguồn vốn ngân hàng. Chính sự khó khăn của ngân hàng trong vai trò ràng buộc nhiều thủ tục, gía trị tài sản đem thế chấp... cho nên có lúc Công ty mất cơ hội thi công, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Bốn là, sự hội nhập kinh tế của nước ta trong khu vực và thế giới chúng ta thấy ít nhiều tác động của Công ty. Nhất là các Công ty nước ngoài vào hoạt động tại thị trường Việt Nam với công nghệ cao, máy móc hiện đại, tiên tiến và giá thành hạ đây là tồn tại mà Công ty cần tăng cường hơn nữa trong sự cạnh tranh này. 4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua: Trong những năm qua hoạt động trong môi trường cạnh trạnh gay gắt nhưng Công ty 512 cũng đã đứng vững trên thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động. Khối lượng công trình nhận thầu thi công hàng năm của Công ty ngày càng tăng. Điều này thể hiện qua bảng chỉ tiêu sau: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐƠN VỊ TÍNH 1.000.000đ Stt  Chỉ tiêu  1998  1999  2000  2001  2002   1  Giá trị tổng sản lượng  18,544  28.595  40.008  50.099  50.220   2  Doanh thu  10.566  17.795  36.051  40.750  49.145   3  Lợi nhuận trước thuế  642  1.050  1.115  1.150  3.005   4  Lợi nhuận sau thuế  482  788  837  836  964   5  Nộp ngân sách nhà nước  233  821  1.074  1.250  1.450   Về lao động: + Tại Công ty lao động trước tiếp sản xuất đa số được thuê ngoài theo thời vụ. + Về số lao động công nhân viên biên chế Công ty có 248 người. Trong đó: * Cán bộ quản lý : 48 người - Đại học : 28 người. - Trung học : 20 người. * Công nhân kỹ thuật : 104 người * Lao động phổ thông : 98 người. II. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY TRÌNH CÔNG TRÌNH 512 1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 1.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất Công ty chủ yếu hoạt động xây dựng mới , nâng cấp các công trình giao thông, ngoài các bộ phận trực tiếp phục vụ cho hoạt động thi công xây lắp , Công ty còn mở thêm các xí nghiệp trực thuộc để phục vụ phần nào các nhu cầu cần thiết cho quá trình hoạt động thi công công trình như xí nghiệp sản xuất đá , các trạm trộn bê tông nhựa , ... SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 CÔNG TY - Đội xe : Nhiệm vụ vận chuyển máy móc thiết bị , nguyên vật liệu và tham gia trực tiếp vào công việc thi công công trình . - 18 Đội xây dựng : Là các đội xây lắp có nhiệm vụ xây dựng thi công các công trình - Trạm trộn bê tông nhựa : Sản xuất bê tông nhựa đồng thời còn là nơi sửa chữa máy móc của Công ty. - Mỏ đá Quế Sơn :Sản xuất vật liệu xây dựng như đá để phục vụ cho các công trình , ngoài ra còn để bán cho các đơn vị khác . -Xí nghiệp 12/ 2: Đó là tổ chức thi công các công trình thảm bê tông nhựa , nhiệm vụ là thảm các công trinh có yêu cầu thảm bê tông nhựa . 2. Tổ chức bộ máy quản lý 2.1 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 512 Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu 2.2 . Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban , bộ phận trong cơ cấu quản lý - Giám đốc: Là người được nhà nước bổ nhiệm đứng đầu Công ty. có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty. - Phó giám đốc kinh tế kế hoạch : Là người lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từng thời kỳ cụ thể , lập dự toán các công trình, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế để giám đốc duyệt chỉ đạo phòng kế hoạch thanh lý các hợp đồng . -Phó giám đốc nội chính : Người có trách nhiệm trông coi việc trong nội bộ Công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính , thay giám đốc đón các phái đoàn đến cơ quan làm việc , đồng thời giám sát việc chi tiêu của Công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng: Được giám đốc giao trách nhiệm về công tác kiểm tra ,hướng dẫn các phòng ban chức năng phân tích và áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật của công trình , kiểm tra nghiệm thu công trình , lên kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị. - Phòng kinh tế kế hoạch: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc kinh tế kế hoạch. Thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất , xử lý thông tin kinh tế , đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất củaCông ty, lập định mức chi phí , lập định mức giao khoán , lập dự toán công trình , phối hợp với phòng kế toán thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư . Phòng kỹ thuật chất lượng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc kỹ thuật chất lượng, có nhiệm vụ lập tiến độ thi công , thí nghiệm vật liệu , kiểm tra chất lượng sản phẩm để đưa ra các giải pháp khoa hoc kỹ thuật áp dụng cho công trình . - Phòng vật tư thiết bị : Nhiệm vụ bố trí máy móc thiết bị cho các công trình , kiểm tra đối chiếu các phiếu nhập xuất vật tư - Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện theo sự chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc nội chính . Nhiệm vụ : Sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu sản xuất, xây dựng các qui chế các phòng ban và tổ đội sản xuất . - Phòng kế toán tài chính: Được sự chỉ đạo của kế toán trướng có nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty tìm biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán, cung cấp thông tin cho việc lập dự toán chi phí và cho cấp quản lý. Các phòng ban của Công ty có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giúp cho các cấp quản lý có được các quyết định hợp lý và giúp Giám đốc đưa ra quyết định phù hợp. 3.Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty: 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học hợp lỳ sẽ có tác dụng lớn đến hiệu quả của công tác hạch toán kế toán . Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận : - Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán .Ngoài ra còn tham gia ký kết hợp đồng kinh tế và lập các báo cáo kế toán cuối kỳ cùng với nhân viên . -Kế toán tổng hợp : Thay mặt kế toán trưởng chỉ đạo công tác nghiệp vụ trong phòng kế toán , có nhiệm vụ về công tác tổng hợp như : ghi sổ tổng hợp , cùng với kế toán trưởng lập các báo cáo cuối quý , cuối năm. -Kế toán tiền gửi nhân hàng , công nợ : Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán và theo dõi tình hinh biến động của tiền gửi, tiền vay nhân hàng, theo dõi công nợ. -Kế toán vật tư, TS CĐ và giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ nhập xuất vật tư, biến động của TS CĐ và tính khấu hao TS CĐ. - Kế toán thanh toán và quỹ lương : Theo dõi và hạch toán tình hình thu , chi trong ngày , tính toán các khoản tiền lương và bảo hiểm xã hội, theo dõi tạm ứng cho các công trình. Thủ quỹ : Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nhiệm vụ thu , chi gởi nhân hàng, rút ngân hàng, tiền vay. 3.3 .Hình thức kế toán ở công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Đối chiếu PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN CHÍ PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP I. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1. Ý nghĩa của công tác xây lắp: Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên một hệ thống cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế hoạt động của ngành tạo động lực phát triển đất nước, nó tạo nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác trong ngành kinh tế hoạt động của ngành xây dựng nhằm xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo nâng cấp, hay hiện đại hoá các công trình thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, các khu công nghiệp, công trình quốc phòng, công trình dân dụng khác. Có thể nói ngành xây dựng là ngành trực tiếp tạo được diện mạo của đất nước là ngành đảm nhận trọng trách tạo động lực cho xã hội phát triển. 2. Đặc điểm của ngành xây lắp chi phí ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất độc lập có những đặc thù về mặt kinh tế, kỹ thuật, quản lý, chi phối trực tiếp đến việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Sự chi phối này thể hiện như sau: Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc riêng lẻ : Mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng nhất định, đựoc xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tựơng xây lắp riêng biệt, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiết riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất, nhất là các loại sản phẩm công nghiệp. Từ những đặt điêm đó kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá thành cho từng loaị sản phẩm riêng biệt (công trình, hạng mục công trình). + Trong xây lắp, do chu kỳ sản xuất dài nên đối tựơng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc cũng có thể là sản phẩm hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật. Sản xuất xây lắp diễn ra ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên nên trong xây lắp thường phát sinh những khoản thiệt hại phá đi làm lại, ngừng sản xuất, kế toán phải theo dõi chặt chẽ khoản thiệt hại này và có phương pháp hạch tóan phù hợp. Do yêu cầu kỹ thuật của công trình mà trong xây lắp có chi phí ngừng việc do kỹ thuật cuả công trình yêu cầu như ngừng việc sau khi đổ bê tông, làm móng công trình chờ khô vv.. Về chi phí thiết bị lắp đặt : + Nếu các thiệt bị được các đơn vị chủ đầu tư mua và giao cho đơn vị xây lắp lắp đặt thì giá trị thiết bị này không được tính vào giá thành công trình . + Nếu các thiết bị lắp đặt do bên chủ đầu tư để bên đợn vị xây lắp mua thì giá trị thiết bị này được tính vào giá thành công trình . II . CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Chi phí sản xuất xây lắp 1.1 Khái niệm : Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ hao phí biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá đã đầu tư cho quá trình thi công xây lắp . Xuất phát từ đặc điểm của việc lập dự toán để tiến hành đấu thầu cũng như theo dõi chi phí trong quá trình thi công, dự toán này được lập cho từng hạng mục công trình theo khoản mục chi phí,chi phí sản xuất xây lắp được chia làm 4 khoản mục sau : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung Phân loại chi phí sản xuất Đê phục vụ cho việc quản lý hạch toán chi phí sản xuất người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau . sau đây là một số cách phân loại phổ biến : 1.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ( phân theo yếu tố ) Những chi phí trong doanh nghiệp có chung tính chất kinh tế sẽ được xếp chung và o một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó dùng để làm gì, phát sinh ở đâu,theo quy định hiện hành thì có 5 yếu tố chi phí Chi phí nguyên liệu, vật liệu -Chi phí nhân công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khấu hao TS CĐ Chi phí khác bằng tiền 1.2.2 .Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí ( theo khoản mục giá thành ) Hiện nay theo cách phân loại này, chi phí sản xuất xây lắp gồm 4 khoản mục như sau: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Gồm tất cả vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp : Vật liệu xây dựng (VLC), vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc v.v . . . -Chi phí nhân công trực tiếp : Là những khoản mục mà doanh nghiệp phai trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp và các khoản trích theo lương : Tiền lương công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trinh, lắp đặt thiết bị, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp có tính chất lương, lương phụ và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp . -Chi phí thi công : Đó là chi phí phục vụ trực tiếp cho máy thi công công tác công trình Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phục vụ xây lắp, những chi phí có tính chất dùng chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình cụ thể như : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,v.v. . . 1.2.3. Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng sản phẩm . Dựa vào mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại - Chi phí cố định (chi phí bất biến ) - Chi phí biến đổi ( chi phí khả biến ) 1.2.4. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí : Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh chia làm hai loại : Chi phí sản phẩm Chi phí thời kỳ 1.2.5. Phân theo phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng tính giá thành : Căn cứ vào khả năng tập hợp chi phí vào đối tượng tính giá thành ., chi phí sản xuất được phân thành 2 loại -Chi phí trực tiếp -Chi phí gián tiếp 2. Gía thành sản phẩm xây lắp: 2.1. Khái niệm : Giá thành sản phẩm xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộcác khoản chi phí có liên quan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành . 2.2. Phân loại giá thành : Các chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp : Gía thành dự toán : Là toàn bộ chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản phẩm tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vựctheo các định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB . Gía thành kế hoạch : Là giá thànhđược xác lập có tính chất định mục tiêu tiết kiệm chi phí so với giá thành dự toán, dựa trên năng lực thực tế , cụ thể của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định . Gía hành kế hoạch được tính trước khi sản xuất của kỳ kế hoạch . Zkế hoạch = Zdự toán - Lãi hạ Z + chênh lệch vượt định mức Gía thành định mức : là loại giá thành được xác định trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, phương pháp tổ chức thi công theo các định mức chi phí đã đạt được trong doanh nghiệp ở thời điểm bắt đầu thi công xây lắp công trình . Gía thành thực tế : Là toàn bộ chi phí trực tiếp đã bỏ ra để hoàn thành công tác xây lắp và được xác định theo số liệu kế toán, giá thành thực tế được xác định sau khi sản phẩm xây lắp hoàn thành . 3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp : Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua phương trình sau: Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Thành sản = xuất dở dang + xuất phát - xuất dở dang Phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Xét về tính chất thì chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm giống nhau, đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá . nhưng xét về giá trị thì hai chỉ tiêu này có thể khác nhau : Giá thành sản phẩm trong kỳ không bao gồm chi phí dở dang cuối kỳ. Mặt khác giá thành sản phẩm lại bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ .Do đó giá thành sản phẩm có thể lớn hơn chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nếu chi phí dở dang đầu kỳ lớn hơn chi phí dở dang cuối kỳ ; nhỏ hơn chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nếu chi phí dở dang đầu kỳ nhỏ hơn chi phí dở dang cuối kỳ, và bằng chi phí phát sinh trong kỳ nếu chi phí dở dang đầu kỳ bằng chi phí dở dang cuối kỳ . III . ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Đối tượng hạch toán chi phí : Trong đơn vị xây lắp đối tượng hạch toán chi phí thường là : công trình, hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình . Khi tiến hành căn cứ tính chất của công trình thi công : + Công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn thì chọn đối tượng hạch toán chi phí là toàn bộ công trình thi công + Công trình có quy mô lớn, tính chất thi công khác biệt thì đối tượng : Hạng mục công trình Nhóm hạng mục công trình nếu các hạng mục có thiết kế giống nhau - Tính chất tổ chức thi công : + Công trình có nhiều đợn vị cùng tham gia thi công thì lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí là từng đợn vị thi công . Căn cứ vào đối tượng thanh toán với chủ đầu tư + Thường người ta chọn đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành và đối tượng thanh toán với chủ đầu tư . 2 . Đối tượng tính giá thành: Sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công dài nên đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là công trình hoàn thành hoàn chỉnh Thông thường người ta hay chọn đối tượng thanh toán với chủ đầu tư qui định trong hợp đồng thanh
Luận văn liên quan