Khi nói đến các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, chúng ta không thể không nhắc tới ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. Ở nước ta, hoạt động của Ngân hàng thương mại đã góp phần vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước.
Sở giao dịch là một trong những đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Sở giao dịch đã có những bước phát triển và lớn mạnh không ngừng. Hiện nay, Sở giao dịch đã vươn lên là một trong những đon vị hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống, vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, đồng hành với hiệu quả kinh doanh là rủi ro tín dụng. Đã có phần vốn không nhỏ của Sở giao dịch cho vay ra đã được các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng không có hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho Sở giao dịch.
Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của Sở giao dịch nói riêng, của nền kinh tế nói chung, cũng như trau dồi kỹ năng bản thân, em đã quyết định chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề gồm 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
129 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2
1.1.2. Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4
1.1.3. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2009 7
1.1.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng, huy động vốn 7
1.1.3.1.1. Huy động vốn 8
1.1.3.1.2. Sử dụng vốn 10
1.1.3.2. Kết quả kinh doanh 14
1.1.3.3. Khó khăn và tồn tại 15
1.1.4. Hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua 15
1.1.4.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 17
1.1.4.2. Tình hình dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
1.2. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 21
1.2.1. Đặc điểm của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư 21
1.2.2. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư 26
1.2.3. Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư 27
1.2.3.1. Quy trình tín dụng cụ thể 27
1.2.3.2. Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay đầu tư dự án 32
1.2.3.2.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn 33
1.2.3.2.2. Thẩm định cho vay 34
1.2.4. Nội dung thẩm định dự án vay vốn đầu tư 36
1.2.4.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý 36
1.2.4.1.1. Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư 36
1.2.4.1.2. Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn 37
1.2.4.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị 37
1.2.4.2.1. Đánh giá các yếu tố phi tài chính 37
1.2.4.2.2. Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư 38
1.2.4.2.3. Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của đơn vị trong thời gian tới: 42
1.2.4.3. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án 43
1.2.4.3.1. Các thông tin cơ bản về dự án 43
1.2.4.3.2. Đánh giá tổng mức đầu tư của dự án và việc triển khai kế hoạch vốn của dự án 43
1.2.4.3.3.Đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai dự án 44
1.2.4.3.4. Đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ mà dự án lựa chọn 45
1.2.4.3.5.Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án 46
1.2.4.3.6. Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án 47
1.2.4.3.7.Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 49
1.2.4.4. Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay 54
1.2.4.5.Các thuận lợi và các rủi ro có thể xảy ra với dự án cùng biện pháp giảm thiểu. 55
1.2.5. Phương pháp sử dụng trong thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 55
1.2.5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 55
1.2.5.2. Phương pháp dự báo 56
1.2.5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 57
1.2.6. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 57
1.2.6.1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 57
1.2.6.2. Những nội dung cần tập trung khi thẩm định dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 58
1.2.6.2.1. Báo cáo tài chính Doanh nghiệp 58
1.2.6.2.2. Quan hệ với các tổ chức tín dụng 60
1.2.6.2.3. Dự báo môi trường hoạt động của dự án 60
1.2.6.2.4. Điều kiện đảm bảo tiền vay 65
1.2.6.3. Phương pháp thẩm định đối với dự án vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 67
1.2.7. Ví dụ cụ thể về thẩm định dự án vay vốn đầu tư của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 68
1.2.7.1. Giới thiệu chung về dự án 68
1.2.7.2. Thẩm định chi tiết 69
1.2.7.2.1. Thông tin cơ bản về khách hàng 69
1.2.7.2.2. Thẩm định dự án 75
1.2.7.2.3. Thẩm định đảm bảo tiền vay 89
1.2.7.3. Đề xuất của phòng đầu tư dự án 89
1.3. Đánh giá về chất lượng thẩm định dự án vay vốn đầu tư của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 90
1.3.1. Những kết quả đạt được: 90
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: 92
1.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại: 92
1.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại: 93
1.4. Mối quan hệ giữa thực trạng thẩm định dự án đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 97
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 99
2.1. Định hướng hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2010 99
2.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 99
2.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 100
2.1.3. Định hướng cho công tác thẩm định dự án trong thời gian tới 102
2.2. Mô hình phân tích SWOT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 102
2.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu 104
2.2.2. Cơ hội và thách thức 104
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 107
2.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 107
2.3.2. Phân tích ví dụ 113
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án 114
2.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 114
2.4.2. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 115
2.4.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
DANH MỤC VIẾT TẮT
SGD
Sở giao dịch
HSC
Hội sở chính
TMCP
Thương mại cổ phần
TCKT
Tổ chức kinh tế
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
CBTD
Cán bộ tín dụng
CBTĐ
Cán bộ thẩm định
CBKH/CBĐTA
Cán bộ khách hàng/Cán bộ đầu tư dự án
P.KH
Phòng khách hàng
P.QLN
Phòng quản lý nợ
P.ĐTDA
Phòng đầu tư dự án
GHTD
Giới hạn tín dụng
TSĐB
Tài sản đảm bảo
BCTĐ
Báo cáo thẩm định
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
HĐQT
Hội đồng quản trị
MMTB
Máy móc thiết bị
VLXD
Vật liệu xây dựng
KCN
Khu công nghiệp
SXKD
Sản xuất kinh doanh
SXTM
Sản xuất thương mại
DSCV
Doanh số cho vay
DSTN
Doanh số thu nợ
ĐHCĐ
Đại hội cổ đông
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 5
Biểu đồ 1.1 : Nguồn vốn huy động của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 9
Biểu đồ 1.2 : Dư nợ cho vay của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 11
Biểu đồ 1.3: Nợ các nhóm của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
Sơ đồ 2: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 27
Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định cho vay đầu tư dự án 33
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 10
Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng vốn của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 12
Bảng 1.3: Nợ theo các nhóm của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 14
Bảng 1.5 : Tình hình cho vay - thu nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 17
Bảng 1.6 : Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại SGD Ngân hàng TMCP 19
Ngoại thương Việt Nam 19
Bảng 1.7: Số liệu bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Minh Tiến 72
tính đến hết tháng 9/2007 72
Bảng 1.8: Số liệu bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần SXTM Phú Phong tính đến hết tháng 9/2007 73
Bảng 1.9: Thông số tài chính của dự án 78
Bảng 1.10: Máy móc thiết bị của dự án 80
Bảng 1.11: Công suất bình quân của dự án (giả định) 83
Bảng 1.12: Giá bán mặt hàng đá của dự án (giả định) 83
Bảng 1.13: Giá vốn hàng bán các loại đá của dự án 84
Bảng 1.14: Chi phí dự kiến chưa bao gồm khấu hao và lãi vay 84
Bảng 1.15: Doanh thu của dự án ( ước tính) 85
Bảng 1.16: Tổng kết lãi lỗ của dự án 85
Bảng 1.17: Ngân lưu của dự án 86
Bảng 1.18: Các chỉ số hiệu quả của dự án tính theo công suất hoạt động 86
Bảng 1.19: Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án với giả định tăng chi phí gia công 87
Bảng 1.20: Khả năng trả nợ của dự án theo giả định của công ty 87
Bảng 1.21: Khả năng trả nợ của dự án theo khả năng của công ty 88
Bảng 1.22: Thời gian trả nợ vay của dự án 88
Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của SGD năm 2010 ( Dự kiến) 102
Bảng 2.2: Tóm tắt về môi trường kinh doanh 106
Bảng 2.3: Doanh thu của dự án (ước tính) 113
Bảng 2.4: Tổng kết lãi lỗ của dự án 114
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, chúng ta không thể không nhắc tới ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng. Ở nước ta, hoạt động của Ngân hàng thương mại đã góp phần vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước.
Sở giao dịch là một trong những đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- một trong bốn Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Sở giao dịch đã có những bước phát triển và lớn mạnh không ngừng. Hiện nay, Sở giao dịch đã vươn lên là một trong những đon vị hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống, vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, đồng hành với hiệu quả kinh doanh là rủi ro tín dụng. Đã có phần vốn không nhỏ của Sở giao dịch cho vay ra đã được các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng không có hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho Sở giao dịch.
Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của Sở giao dịch nói riêng, của nền kinh tế nói chung, cũng như trau dồi kỹ năng bản thân, em đã quyết định chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề gồm 2 phần:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Do thời gian còn hạn chế, kinh nghiêm thực tế của người viết có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện đề tài này.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam( Bank for Foreign Trade of Vietnam, gọi tắt là VCB) được thành lập ngày 01/04/1963 với vai trò là Ngân hàng chuyên doanh trong hệ thống Ngân hàng một cấp. Trong nền kinh tế tập trung, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được xem là Ngân hàng duy nhất thực hiện các chức năng của một Ngân hàng đối ngoại: thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiện những khoản vay nợ viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế và các chính phủ. Đồng thời Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng là Ngân hàng duy nhất phát hành bảo lãnh cho Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn nước ngoài, nhập hàng trả chậm. Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có một cơ sở vững chắc đó là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm dày dặn trong công tác đối ngoại, có uy tín tiếng tăm trong nước và trên trường quốc tế cùng hệ thống Chi nhánh rộng khắp cả nước.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư… Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, Master Card, JCB… Hiện là Ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam đồng thời cũng là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là Ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ, liên tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong tứ đại gia Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có mức xếp hạng cao nhất. Năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất. trong số 98 thương hiệu đạt giải). Đây là lần thứ 3 liên tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được trao tặng giải thưởng này. Năm 2007, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho Doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập năm 1991. Trong thời gian đầu thành lập, Sở giao dịch (SGD) là đơn vị trực thuộc Hội sở chính (HSC), thực hiện các hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là cầu nối cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với khách hàng của mình.
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, SGD cũng ngày một phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn nghiệp vụ:
Ngày 20/12/2001, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ Số 198 Đường Trần Quang Khải, thành phố Hà Nội, HSC và SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được đặt tại trụ sở này.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, năm 2008, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Xác định được chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban, ngày 28-12-2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách ra khỏi HSC, hoạt động như một Chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, SGD trở thành một Chi nhánh được thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, SGD cùng các Chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Kể từ đây toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty sẽ do HSC quản lý, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác như Doanh nghiệp, cá nhân…sẽ do SGD thực hiện.
1.1.2. Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namtrước đây là đơn vị trực thuộc, hạch toán chung với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đến ngày 01/01/2006 thì tách ra hạch toán riêng.
Bộ máy lãnh đạo SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namgồm có một Giám đốc và hai phó Giám đốc. Hiện nay SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namcó khoảng hơn 600 nhân viên, với 37 phòng chức năng trong đó có 6 phòng chuyên môn, 15 phòng nghiệp vụ tại trụ sở của SGD và 16 phòng giao dịch đặt tại thành phố Hà Nội.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Các phòng ban của SGD được chia thành 5 nhóm:
Nhóm hỗ trợ: 6 phòng chuyên môn
Nhóm tín dụng: 5 phòng nghiệp vụ
Nhóm thanh toán: 3 phòng nghiệp vụ
Nhóm kinh doanh dịch vụ: 7 phòng nghiệp vụ
Nhóm các phòng giao dịch: 16 phòng giao dịch
Trong đó tín dụng là một trong các loại hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và là một trong những loại có rủi ro cao nhất. Nhóm tín dụng bao gồm:
a. Phòng khách hàng
Chức năng:
- Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm Ngân hàng.
- Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng.
b. Phòng đầu tư dự án
Chức năng:
- Đầu mối phát triển sản phẩm đầu tư dự án.
- Phân tích rủi ro và thẩm định cấp tín dụng đầu tư dự án đối với khách hàng.
c. Phòng khách hàng thể nhân
Chức năng:
- Đầu mối duy trì, phát triển và quản lý quan hệ với khách hàng là thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm Ngân hàng.
- Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân theo đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và pháp luật.
d. Phòng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chức năng:
Phòng tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là phòng nghiệp vụ thuộc SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có chức năng đầu mối thiết lập quan hệ, duy trì và mở rộng phát triển khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đồng thời triển khai cung ứng sản phẩm tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng theo định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả và tăng trưởng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
e. Phòng quản lý nợ
Chức năng:
- Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn.
- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng
1.1.3. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2009
1.1.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng, huy động vốn
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn chưa chấm dứt. Kéo theo đó là sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ đã làm cho thị trường tài chính - tiền tệ thế giới trở nên ảm đạm. Nền kinh tế trong nước nói chung và ngành Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn chung. Do đó, hoạt động huy động vốn, tín dụng Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2009, tình hình kinh tế thế giới đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Một số nền kinh tế lớn đã tuyên bố thoát khỏi suy thoái.
Từ đầu năm 2009, Chính phủ đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đến nay nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi dần, các kênh huy động vốn đều có ấm lên, đặc biệt tăng trưởng tín dụng Ngân hàng tính đến cuối tháng 10/2009 đã vượt qua ngưỡng 30%, lên tới 33,29%. Tính chung 10 tháng đầu năm 2009, ki