1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài, do sự cách trở về mặt địa lý, sự khác nhau về phong tục, tập quán và ngôn ngữ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ càng thị trường, bạn hàng và sử dụng một phương thức thanh toán đảm bảo cho việc nhận được tiền hàng sau khi đã xuất khẩu.
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân hàng.
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank được thực hiện từ năm 1990 tới nay đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank vẫn còn nhiều hạn chế như mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính, quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế . Do đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank để tìm ra giải pháp phát triển trong tương lai cần được quan tâm. Vì vậy mà đề tài “Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank trong giai đoạn từ năm 2006-2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Nguồn thông tin được sử dụng trong đề tài thu thập từ các nguồn tài liệu chính thức: các sách, web, các báo cáo tổng kết của Ngân hàng, niên giám thống kê .
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần như lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài viết gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về hoạt động của VietinBank.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
68 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4018 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
:
HỒ THỊ KIM NGÂN
Chuyên ngành
:
KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp
:
KINH TẾ QUỐC TẾ 48B
Khóa
:
48
Hệ
:
CHÍNH QUY
Giáo viên hướng dẫn
:
TH.S ĐỖ THỊ HƯƠNG
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Hương người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Em cũng xin cảm ơn thầy cô giáo trường đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ, chỉ bảo em trong những ngày em thực tập tại Ngân hàng.
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK
Giới thiệu khái quát về Vietin Bank
Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển VietinBank
Hệ thống tổ chức của VietinBank
Các hoạt động chính của VietinBank
Huy động vốn
Cho vay, đầu tư
Bảo lãnh
Thanh toán và Tài trợ thương mại
Ngân quỹ
Thẻ và ngân hàng điện tử
Hoạt động khác
1.2 Tình hình chung về hoạt động của VietinBank từ năm 2006-2009
1.2.1 Huy động vốn
1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
1.2.2.1 Hoạt động cho vay
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư
1.2.3 Các hoạt động dịch vụ
1.2.3.1 Hoạt động thanh toán chuyển tiền
1.2.3.2 Thanh toán xuất nhập khẩu
1.2.3.3 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
1.2.3.4 Dịnh vụ kiều hối
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
2.1.1 Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Tình hình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại VietinBank
Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế
Nguyên nhân những hạn chế
Từ phía Ngân hàng
Từ phía khách hàng
Từ phía Nhà nước
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK
Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Tầm nhìn
Định hướng những chiến lược kinh doanh chính sau cổ phần hóa
Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
Định hướng hoạt động
Kế hoạch hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu kế hoạch của VietinBank năm 2010
3.1.4 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank trong thời gian tới
Một số giải pháp phát triển và hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Tăng cường hoạt động marketing
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế
Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế
Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế
Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ công tác thanh toán quốc tế
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thanh toán quốc tế
Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng
3.3 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang
1
4
4
4
5
7
7
7
8
8
8
9
9
9
9
11
11
12
13
13
14
16
18
20
20
20
22
22
24
26
30
30
31
33
33
35
36
37
37
37
37
39
40
40
44
45
46
46
48
49
52
53
54
54
55
56
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
L/C
Thư tín dụng
TTQT
Thanh toán quốc tế
TTXNK
Thanh toán xuất nhập khẩu
SWIFT
Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
UCP
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
VietinBank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank
6
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
6
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2
7
Bảng 1.1: Huy động vốn của VietinBank 2006-2009
10
Bảng 1.2: Hoạt động cho vay của VietinBank 2006-2009
11
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động thanh toán chuyển tiền 2006-2009
13
Biểu đồ 1.1: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 2006-2009
15
Biểu đồ 1.2: Hoạt động phát hành thẻ ATM 2006-2009
16
Biểu đồ 1.3: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế 2006-2009
17
Biểu đồ 1.4: Hoạt động kiều hối 2006-2009
19
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank (2006-2009)
21
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank (2006-2009)
23
Bảng 2.3:Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank (2006-2009)
23
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu nhập khẩu tại Vietinbank (2006-2009)
25
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu tại VietinBank (2006-2009)
25
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động Phát hành và Thanh toán LC nhập khẩu tại VietinBank (2006-2009)
27
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động Thông báo và Thanh toán LC xuất khẩu tại VietinBank (2006-2009)
28
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng giá trị thanh toán LC nhập và xuất khẩu của VietinBank (2006-2009)
29
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài, do sự cách trở về mặt địa lý, sự khác nhau về phong tục, tập quán và ngôn ngữ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ càng thị trường, bạn hàng và sử dụng một phương thức thanh toán đảm bảo cho việc nhận được tiền hàng sau khi đã xuất khẩu.
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mặt hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó có liên quan đến nhiều mặt hoạt động khác của Ngân hàng.
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank được thực hiện từ năm 1990 tới nay đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank vẫn còn nhiều hạn chế như mất cân đối giữa hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, thủ tục thanh toán còn mang nặng tính hành chính, quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế…. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank để tìm ra giải pháp phát triển trong tương lai cần được quan tâm. Vì vậy mà đề tài “Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank trong giai đoạn từ năm 2006-2009.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
Nguồn thông tin được sử dụng trong đề tài thu thập từ các nguồn tài liệu chính thức: các sách, web, các báo cáo tổng kết của Ngân hàng, niên giám thống kê….
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần như lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài viết gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về hoạt động của VietinBank.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK
Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển VietinBank
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam.
Từ ngày 15/4/2008, thương hiệu mới VietinBank đã chính thức thay thế thương hiệu cũ là “Incombank” đã được sử dụng trong 20 năm với một hình ảnh mới mẻ, trẻ trung, nhất quán và mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại, Tăng trưởng”, với câu định vị thương hiệu “Nâng giá trị cuộc sống”. Thương hiệu mới VietinBank đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, nhằm phát triển VietinBank thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, hội nhập tích cực với khu vực và thế giới, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Hệ thống mạng lưới của VietinBank bao gồm Trụ sở chính, hai Văn phòng Đại diện, 3 Sở Giao dịch (tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 138 chi nhánh, 185 phòng giao dịch, 428 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm, 750 máy rút tiền tự động (ATM), Trung tâm Công nghệ Thông tin (tại Hà Nội), Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực (tại Hà Nội).
VietinBank là chủ sở hữu các công ty: Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công Thương, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Công Thương, Công ty Bảo hiểm Châu Á (IAI) và Công ty Bất động sản và Đầu tư Tài chính Ngân hàng Công Thương.
VietinBank là đồng sáng lập và là cổ đông chính trong Indovina Bank và Công ty Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam Banknet.
VietinBank có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 850 ngân hàng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể gửi điện Swift gắn mã khoá trực tiếp tới hơn 19.000 chi nhánh và văn phòng của các ngân hàng trên toàn cầu.
Các sản phẩm dịch vụ tài chính của VietinBank: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính v.v...
VietinBank là thành viên chính thức của:
• Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (The Asian Bankers Association)
• Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á (The Asean Bankers Association)
• Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (Vietnam Bankers Association)
• Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)
• Hiệp hội thẻ Visa/ Master
• Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
• Hiệp hội các Định chế tài chính APEC cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Hệ thống tổ chức của VietinBank
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2
(Nguồn:
Các hoạt động chính của VietinBank
Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
1.1.3.2 Cho vay, đầu tư
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
Thấu chi, cho vay tiêu dùng
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
Chuyển tiền trong nước và quốc tế
Chuyển tiền nhanh Western Union
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
Chi trả Kiều hối…
Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế
Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Tư vấn đầu tư và tài chính
Cho thuê tài chính
Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
1.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009
1.2.1 Huy động vốn
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm.
Bảng 1.1 cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động huy động vốn của VietinBank từ năm 2006 đến năm 2009 theo chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng. Số liệu cho thấy tổng tiền gửi của khách hàng và tổng nguồn vốn huy động tại VietinBank tăng cao qua các năm.
Bảng 1.1: Huy động vốn của VietinBank 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
40.643
55.083
46.841
120.856
Tiền gửi của cá nhân
52.773
55.060
67.670
69.676
Tiền gửi của các đối tượng khác
6.267
6.222
7.123
8.254
Tổng tiền gửi của khách hàng
99.683
116.365
121.634
198.786
Tổng nguồn vốn huy động
126.624
151.459
174.905
221.700
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2006-2009)
Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 151.459 tỷ đồng, tăng 24.835 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 19,6%, chiếm 10,5% thị phần toàn ngành ngân hàng. Sang năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, VietinBank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Nguồn vốn huy động năm 2008 là 174.905 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 2007. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2009, tổng vốn huy động là 221.700 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2008.
Qua số liệu ta thấy hoạt động huy động vốn của VietinBank trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định với mức độ tăng trưởng khá cao. Để đạt được thành quả này VietinBank đã xây dựng và triển khai linh hoạt một loạt các giải pháp như: mở rộng mạng lưới giao dịch, chính sách lãi suất linh hoạt, sản phẩm huy động vốn được đa dạng kết hợp các hình thức khuyến mãi, các chiến dịch quảng cáo, áp dụng chính sách khách hàng chiến lược, tăng tiện ích giao dịch, thực hiện nhiều đợt phát hành giấy tờ có giá với tổng khối lượng dự kiến 10.000 tỷ đồng. Đặc biệt VietinBank đang triển khai thành công và mở rộng diện áp dụng các chương trình quản lý vốn tập trung, thanh toán song phương, thu thuế hộ ngân sách, trả lương qua tài khoản… là những giải pháp tăng nguồn vốn huy động hiệu quả với chi phí hợp lý.
1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
1.2.2.1 Hoạt động cho vay
Trong vòng vài năm trở lại đây, tăng trưởng bình quân tín dụng mỗi năm của VietinBank ở mức 17 đến 18% ở mức độ thấp hơn bình quân toàn ngành vì chủ trương của ngân hàng trong thời gian qua là cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng an toàn, song song với việc ban hành hệ thống chính sách quy định về công tác tín dụng, đặc biệt về quản lý rủi ro tín dụng.
Bảng 1.2: Hoạt động cho vay của VietinBank 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Ngắn hạn
47.329
60.529
68.876
78.156
Trung và dài hạn
31.388
39.707
50.596
80.245
Tổng
80.152
102.191
120.752
162.300
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietin Bank 2006-2009)
Tử bảng 1.2 ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ hoạt động cho vay của VietinBank trong giai đoạn 2006-2009. Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 là 102.191 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2006, tỷ lệ tăng và thị phần tín dụng của VietinBank chiếm 10,5% ngành ngân hàng. Sang năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động cho vay của VietinBank vẫn tăng 18,2% so với năm 2007. Năm 2009, với nền tảng kinh nghiệm quản lý, qui mô mạng lưới mở rộng cùng với các chính sách vĩ mô khuyến khích cầu đầu tư của nền kinh tế, dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank đạt 162,3 ngàn tỷ đồng, tăng 42,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,2% so với năm 2008. Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, năm 2009 VietinBank tập trung nhiều nguồn lực phục vụ các khách hàng chiến lược, phục vụ các ngành kinh tế quan trọng, như: Điện lực, Bưu chính viễn thông, than khoáng sản, cho vay thu mua lương thực, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, giao thông xây dựng hạ tầng... Một số dự án lớn tiêu biểu trong năm 2009 như: Thủy điện Sơn la, Nhà máy Lọc dầu Dung quất, Nhà máy đạm Cà mau, Xi măng Công Thanh, xi măng Hệ dưỡng, Dự án Bauxit nhôm Lâm Đồng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La…
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư
Trên thị trường Liên Ngân hàng, VietinBank luôn giữ vai trò là một định chế lớn tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại, giữ ổn định khả năng thanh toán cho VietinBa