Chuyên đề Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi

Xã hội phát triển cao, nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn. Ngoài nhu cầu về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần cũng tăng cao. Trong phong thủy, cách tốt nhất để kích hoạt vận may trong gia đình là nuôi cá vàng. Đặt bể cá trong phòng khách ở hướng tốt nhất và tổng số cá nuôi là số lẻ. Nghệ thuật nuôi cá vàng ngày càng trở nên phổ biến và phát triển ở khắp nơi đã gây nên một sức hấp dẫn cho những nhà chuyên môn và cả giới nghiên cứu khoa học

ppt23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 15835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA ĐUÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG SEMINAR KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH Giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Minh Tâm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Phượng MSSV: 2NTLT51 Lớp: 2NTLT 1 Mở đầu Xã hội phát triển cao, nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn. Ngoài nhu cầu về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần cũng tăng cao. Trong phong thủy, cách tốt nhất để kích hoạt vận may trong gia đình là nuôi cá vàng. Đặt bể cá trong phòng khách ở hướng tốt nhất và tổng số cá nuôi là số lẻ. Nghệ thuật nuôi cá vàng ngày càng trở nên phổ biến và phát triển ở khắp nơi đã gây nên một sức hấp dẫn cho những nhà chuyên môn và cả giới nghiên cứu khoa học. 2 Đặc điểm sinh học Cá vàng còn gọi là cá Tàu hay cá ba đuôi, thuộc họ Chép (Cyprinidae) có tên khoa học là Carassius Auratus. Có nhiều vẻ đẹp đặc sắc, có nguồn gốc ở Trung Quốc và các vùng thuộc châu Á. A. Thân B. Mắt C. Gốc đuôi D. Đường bên E. Đầu F. Mũ G. Mặt H. Nắp mang I. Lỗ mũi J. Vây lưng K. Vây ngực L. Vây bụng M. Vây hậu môn N. Đuôi O. Thùy trên P. Thùy dưới Q. Eo Hình 1: Cấu tạo bên ngoài của cá vàng Chiều dài cá: 8 – 13cm Thức ăn: ăn tạp (Moina, trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn chế biến, thịt, gan, tép...) Chiều dài cá (cm): 10 – 30 Nhiệt độ nước (C): 19 – 28 Độ cứng nước (dH): 10 – 15 Độ pH: 6,0 – 8,0 Tính ăn: Ăn tạp Hình thức sinh sản: Đẻ trứng 2 Đặc điểm sinh học (tt) Hình 2: Một số giống cá vàng 3 Kỹ thuật nuôi Cá vàng được nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong bể cạn, non bộ, trong bể kính. Hiện nay cá ba đuôi thường được nuôi ghép - Thể tích bể nuôi : 250 (L) - Yêu cầu ánh sáng: Vừa - Yêu cầu lọc nước: Ít Yêu cầu sục khí: Ít Chiều dài bể: 100 - 120 cm. - Thiết kế bể: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất. Hình 3: Bể cá vàng với cây thuỷ sinh bằng nhựa - Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước. - Thức ăn: cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá. 3 Kỹ thuật nuôi (tt) Hình 4: Bể cá vàng trải sỏi 4 Kỹ thuật sản xuất giống Cá ba đuôi rất dễ sinh sản, đẻ nhiều và tỷ l sống rất cao, có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.Cá sinh sản hầu như quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa tháng 4 – 8. cá đẻ nhiều đợt, Lượng trứng khoảng 1.000 – 10.000 trứng cho mỗi cá thể. 4.1 Phân biệt giới tính cá vàng Không thể phân biệt giới tính khi cá còn non mà phải đợi cho đến khi chúng trưởng thành (thường là một năm tuổi). Việc phân biệt giới tính ngoài mùa sinh sản là rất khó khăn, bởi vì những đặc điểm về giới tính chỉ lộ rõ vào mùa sinh sản (mùa xuân). Vào mùa sinh sản, những đặc điểm sau đây sẽ xuất hiện: - Cá đực xuất hiện những nốt sần màu trắng trên nắp mang và mép của vây Ngực.Chúng đóng vai trò kích thích cá cái đẻ trứng trong quá trình rượt đuổi. Cá cái có thân hình mập mạp hơn, tròn như quả trứng và huyệt nở to hơn (nằm phía trước vây hậu môn) so với cá đực. Huyệt của cá cái hơi nở to và trông có vẻ lồi ra. Huyệt của cá đực vẫn bình thường (hơi lõm vào, huyệt ở cá vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan bài tiết). 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) Hình 5: Nốt sần ở cá đực 4.2 Chọn cá bố mẹ Cá ba đuôi trống có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dạng không cân đối đặc biệt sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị éo lệch về một bên nhìn rất rõ trông giống như bị có tật do mang nhiều trứng. Vào mùa sinh sản, cá đực rượt đuổi cá cái đẻ ép nó đẻ trứng. Kết hợp các đặc điểm bề ngoài với hành vi rượt đuổi để phân biệt giới tính cá vàng cho thật chính xác 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) Hình 6: Huyệt của cá cái hơi nở to Hình 7: Huyệt của cá đực vẫn bình thường Hồ ép thích hợp nên có kích thước từ 90 cm đến 1m2 và nên chuẩn bị sẵn 1 tuần trước khi thả cá. Nước hồ cao 30 - 40 cm, chuẩn bị giá thể để cá đẻ: một búi sợi nhựa, bùi nhùi lau nhà, cây thủy sinh tươi hay nhựa để khi cá sinh sản thì trứng bám vào. Cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt cá trống và cá mái ra riêng và cho ăn đầy đủ trong vòng 1 – 2 tuần lễ. 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) Hình 8: Cá vàng shubunkin Anh đẻ trứng lên nhùi dẻ Sau khi chuẩn bị xong thì thả cá trống và cá mái vào hồ đẻ và cho ăn bình thường khoảng 1 vài ngày sau thì thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ, lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ. Khi đẻ cá mái lội đến chổ có nhiều rong hoặc rễ lục bình đẻ để trứng bám vào đó. Sau khi đẻ xong cá hết rượt đuổi nhau thì phải tách riêng cá trống và cá mái bố mẹ về nơi ở củ. 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) Hình 9: Trứng dính trên bùi nhùi và hai con cá bột mới nở. - Sau khi nở khoảng 2-3 ngày cá tiêu thụ hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài. Nuôi vỗ tốt cá sẽ phát dục trở lại sau 15 – 30 ngày Hình 10: Cá bột mới nở. Hình 11: Cá bột ở 12 ngày tuổi (trái) và 26 ngày tuổi (phải). 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) 4 Kỹ thuật sản xuất giống (tt) 4.3 Nuôi dưỡng cá con Thức ăn tốt nhất dành cho cá bột mới nở là ấu trùng artemia. Sau khi cá nở một tuần, lấy giá thể cho trứng bám ra bằng cách lật ngược lại và rũ nhẹ để đảm bảo không còn con cá bột nào dính trong đó. Cần phải loại bỏ những con cá dị tật càng sớm càng tốt để lấy chỗ cho những con cá khỏe mạnh và khỏi tốn thức ăn cho những con cá không đạt chất lượng. Hình 12: Cá vàng shubunkin một năm tuổi. 5 Phân loại cá Dựa vào dạng thân, vây và những đặc điểm độc đáo ở ca ba đuôi (cá vàng), Hội cá vàng Mỹ (GFSA) đã phát triển một hệ thống phân loại cho cá vàng. Hệ thống này chia cá vàng thành 3 nhóm chính dựa trên đuôi và vây lưng, gồm 5.1 Cá đuôi đơn có vây lưng - Cá vàng thường. - Cá vàng sao chổi (comet). - Cá vàng shubunkin Hình 13: nhóm cá đuôi đơn có vây lưng. 5.2 Cá đuôi kép có vây lưng: - Đuôi quạt. - Ryukin (lưu kim nhật). - Ngọc trai (pearlscale). - đuôi voan (veiltail). - Mắt lồi ( telescope eye) - Oranda 5.3 Cá đuôi kép không vây lưng: - Lan thọ (lionhead). - Ranchu. - Thuỷ bao nhãn (bubble eye) - Ngưỡng thiên (celestial) Hình 14: Cá đuôi kép có vây lưng Hình 15: Cá đuôi kép không vây lưng 5 Phân loại cá (tt) 5.4 Phân loại khác a.Theo dạng thân - Thân hình trứng, hình cầu, thân dài. b.Theo vảy - Vảy phủ toàn thân hoặc vảy lốm đốm (ngọc trai). c.Theo dạng đầu - Đầu có bứu, đầu không bứu. d.Theo dạng mắt - Mắt lồi, mắt thường. e.Theo dạng vây đuôi - Cá đuôi voan, đuôi quạt, đuôi sao chuổi. f.Theo màu sắc thân: hắc đơn, ngũ hoa, đỏ, cam, bạch long giác ngọc. 5 Phân loại cá (tt) 6 Một số loại cá vàng tiêu biểu 6.1 Cá vàng đầu sư tử (Lionhead Goldfish) Còn gọi là cá vàng đầu lân. Cá có thân hình tròn và ngắn, mắt bình thường không lồi. Đa số cá có màu đỏ cam hoặc vàng nghệ, đôi khi pha đốm đen hoặc đỏ sậm. Đặc điểm chung của loài cá này là trên đầu chúng có mão màu đỏ tươi bao phủ giống như cái bờm của sư tử trông rất đẹp và oai vệ. Cá càng lớn, bờm cáng to và rõ nét. Khi bơi, hai vây ngực quạt liên tục và nhanh lẹ, nhìn giống như cá đang chạy dưới nước. Cùng dạng cá đầu lân, ta còn thấy các loại cá vàng điển hình như: a) Sư tử hí cấu Ngoài cái mão trên đầu, trước miệng cá còn có 2 cục u như đóa hoa, khi thở phất phơ trông như sư tử hí cấu. b) Hạc đỉnh hồng Toàn thân cá thon dài, vẩy và các vây màu trắng bạc, trên đỉnh đầu có nổi lên cái bờm màu đỏ sậm. Loại cá này được lai tạo từ Trung Quốc. c) Bạch Long giác ngọc Có người còn gọi là cá Nữ Hoàng. Toàn thân và vây cá màu trắng, đôi khi pha đốm đỏ, trên đầu có bờm màu đỏ trông rất đẹp. 6.2 Cá vàng đuôi voan (Veiltail Goldfish) Còn gọi là cá vàng đuôi dù hay đuôi phướn. Loại cá này có vẻ đẹp lộng lẫy về phần đuôi, vây đuôi có thể dài tới 20 cm và chia làm 3 hoặc 4 nhánh. Khi bơi, các vây đuôi xòe rộng trông giống như cái mạng che mặt nên gọi là đuôi voan. Đây là loại cá rất khó lai tạo được 6 Một số loại cá vàng tiêu biểu (tt) 6 Một số loại cá vàng tiêu biểu (tt) 6.3 Cá vàng sao chổi (Comet Goldfish) Cá có thân thon dài, bóng láng, cuống và vây đuôi dài. Chiều rộng của vây đuôi gần bằng chiều dài thân cá. Khi bơi, các vây này xòe ra trông gống như hình sao chổi.Loại này có xuất xứ từ Nhật. 6.4 Cá vàng mắt lồi (Celestial Goldfish) Đặc điểm của loại cá này là hai mắt to, tròn đều và lồi ra. Đại diện có các loại sau a) Hắc Mẫu Đơn Cá có màu đen tuyền toàn thân. Các vây đuôi, bụng, lưng cân đối. Hai mắt cá to tròn và lồi ra. Loại này hiện nay khá phổ biến trên thị trường. 6 Một số loại cá vàng tiêu biểu (tt) b) Thủy Bao Nhãn Đây là loại cá có vẻ đẹp đặc biệt. Hai mắt cá to như hai bọc nước và luôn hướng lên trời nên còn gọi là cá vàng Hướng Thiên hay Hướng Thiên Nhãn. Loại này rất quí hiếm và có giá trị cao. Chú ý: Mắt cá dễ bị bể khi va chạm, nhưng sau thời gian sẽ phục hồi lại. Lúc còn nhỏ, mắt cá chưa hình thành hẳn nên khó phát hiện, đến lớn mới lộ ra. 6.5 Cá vàng hình trứng (Egg Goldfish) Cá có thân hình bầu dục, bụng to. Đầu và đuôi thon cúp. Toàn thân cá trông như hình quả trứng, đặc biệt trên lưng không có vây nên còn gọi là cá vàng lưng láng. Tiêu biểu cho loại này là cá Ông Thọ. Loại này khó lai tạo được. 6 Một số loại cá vàng tiêu biểu (tt) 6.6 Các loại cá vàng quí hiếm khác Ngoài các loại cá vàng đẹp tiêu biểu cho các dạng kể trên, ta còn thấy những con cá vàng đẹp theo các dạng khác như: + Cá vàng Vẩy Ngọc: Thân cá có vẩy óng ánh như ngọc trai + Cá vàng Hóa Long: Thân có vẩy như vẩy rồng. + Cá vàng Ngũ Hoa: Thân cá có 5 màu rõ rệt. Các loại cá vàng trên đều là kết quả của những công trình lai tạo liên tục và hết sức công phu của các nghệ nhân. 7 Kết luận Hiện nay, các mô hình nuôi cá cảnh ở ĐBSCL hết sức phong phú. Cá ba đuôi (cá vàng) hiện nay rất được nuôi phổ biến. Tuy nhiên khi nuôi không nên nuôi ghép với những cá có vây dài và bơi chậm chạp như ông tiên Nuôi cá cảnh là cần thiết trong đời sống hiện nay, do tận dụng không gian, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể bố trí loại nuôi cá thích hợp. Tạo ra không gian riêng, không gian thư giản trong những buổi làm việc mệt nhọc Cảm ơn sự chú ý!
Luận văn liên quan