Chuyên đề Kỹ thuật nuôi cá bống kèo

Cá bống kèo khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Cá có thịt ngon, béo đặc biệt là vị đắng nhẹ của mật và dễ chế biến các món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Hiện nay, cá bống kèo là đối tượng nuôi được nhiều người dân quan tâm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 2 giống cá bống kèo: Cá bống kèo vảy nhỏ (Pseudapocrytes lanceolatus) và cá bống kèo vảy to (Pseudapocrytes serperater). Trong đó, cá bóng kèo vảy nhỏ có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao hơn cá bống kèo vảy to.

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật nuôi cá bống kèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA NÔNG NGHIỆP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG KÈO Bạc Liêu, tháng 12 năm 2013 1. GIỚI THIỆU Cá bống kèo khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Cá có thịt ngon, béo đặc biệt là vị đắng nhẹ của mật và dễ chế biến các món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Hiện nay, cá bống kèo là đối tượng nuôi được nhiều người dân quan tâm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 2 giống cá bống kèo: Cá bống kèo vảy nhỏ (Pseudapocrytes lanceolatus) và cá bống kèo vảy to (Pseudapocrytes serperater). Trong đó, cá bóng kèo vảy nhỏ có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao hơn cá bống kèo vảy to. Trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá được nuôi chủ yếu bằng cách lấy nước vào ao đầm, trong nước có cả cá kèo giống rồi chúng lớn lên thành cá thịt. Nuôi cá tự nhiên là các vùng ven biển, bãi triều, các vùng nước lợ. Dần dần các ao đầm nuôi tôm, ruộng muối được dùng nuôi cá bống kèo. Trước đây sản lượng thu từ các vùng nuôi tự nhiên khá cao do nguồn cá giống tự nhiên dồi dào. Từ năm 2003, phong trào nuôi cá bống kèo bắt đầu phát triển ở các địa phương như Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng sau đó lan ra nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nuôi cá bống kèo thương phẩm phát triển nhiều nên nguồn giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác bừa bãi. Một địa phương có địa bàn khai thác giống tự nhiên nhưng không kế hoạch bảo vệ nguồn lợi nên sản lượng giống suy giảm nghiêm trọng và không đáp ứng đủ cho nghể nuôi. Nguy cơ cạn kiệt nguồn giống tự nhiên ngày càng lớn. Việc nghiên cứu sản xuất giống cá bống kèo nhân tạo là một đòi hỏi hết sức bức thiết. Một số cơ quan đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy vậy, những hiểu biết về sự thành thục của cá đến nay vẫn chưa toàn diện và đầy đủ. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống kèo đến này vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trước mắt cần bảo vệ và sử dụng nguồn giống tự nhiên để đem lại hiểu quả cao nhất (Phạm Văn Khánh, 2009). 2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 2.1. Đặc điểm và hình thái phân loại Cá bống là tên gọi chung cho các loài thuộc nhóm Gobiidae ở vùng Nam và Đông Nam Á (có khoảng trên 50 loài). Họ cá bống kèo (Apocryteidae) là một trong những họ phân bố rộng ở vùng biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, có sản lượng khai thác hàng năm khá cao. Loài cá bống kèo được khai thác và nuôi thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là loài cá bống kèo vảy nhỏ. Theo Nguyễn Bạch Loan (2003) cá bống kèo vảy nhỏ có hệ thống phân loại như sau: Bộ: Perciformes Họ: Gobiidae Giống: Pseudapocryptes Loài: Pseudapocryptes lanceolatus Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài cá bống kèo Cá bống kèo có thân hình trụ, thân phủ vảy tròn rất nhỏ. Màu thân xám hơi vàng. Đầu hơi nhọn mõm tù. Mắt tròn nhỏ lỗ mang hẹp, màng mang phát triển. Cá có hai vây lưng rời nhau, vây đuôi dài và nhọn có hàng chấm đen, các vây còn lại có chấm trắng nhạt. Cá có kích thước nhỏ, chiều dài thân ít khi vượt quá 25cm, trọng lượng cơ thể trung bình 30 - 40g (Phạm Văn Khánh, 2009). 2.2. Phân bố và tập tính sống 2.2.1. Phân bố Trên thế giới, cá bống kèo phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đới đến vùng nhiệt đới, từ ven biển Ấn Độ đến Thái Bình Dương khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, cá bống kèo còn phân bố rộng ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Châu Úc… Ở Việt Nam, cá bống kèo phân bố ở các vùng ven sông, ven biển và các bãi triều, nơi có dòng nước lợ và mặn. Cá tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Ngoài ra chúng còn tập trung tại các ao hồ, đầm, kênh mương nước lợ (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá biệt chúng còn được nuôi ở nơi có độ mặn cao như ruộng muối (Nình Thành Đức, 2006). 2.2.2. Tập tính sống Cá có tập tính thích sống đào hang ở các vùng triều, bãi bồi và trườn đi trên các vùng này để kiếm ăn, chịu đựng được môi trường có hàm lượng oxy thấp, nhiệt độ biến động lớn và nhiệt độ thích hợp là 23 – 280C (Phạm Văn Khánh, 2009). 2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Do cá bống kèo thích sống ở nền đáy bùn hoặc cát bùn nên khi khảo sát đường ruột cá kèo ngoài tự nhiên thì chủ yếu là các loài tảo, chủ yếu là tảo khuê và tảo lam, cùng với tỷ lệ cao mùn bã hữu cơ. Về cấu tạo thì chiều dài ruột dài gấp 3,27 lần chiều dài chuẩn, chứng tỏ đây là loài ăn tạp, thiên về thực vật. Cá cũng sử dụng tốt thức ăn công nghiệp (Phạm Văn Khánh, 2009). 2.4. Đặc điểm sinh trưởng Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá bống kèo có quá trình sinh trưởng chậm ở giai đoạn dầu nhưng tăng trọng nhanh ở giai đoạn sau. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào chế độ ăn và chăm sóc, môi trường sống. Phần lớn vòng đời cá bống kèo là sống ở nước lợ như cửa biển, cửa sông, ao, hồ, đầm,... cho đến tuổi trưởng thành. Quá trình sinh trưởng của cá bống kèo từ lúc nhỏ đến lúc thành thục như sau: - Sau khi trứng nở, cá bống kèo con theo thủy triều trôi dạt vào vùng cửa biển cửa sông. Chúng sinh sống ở đây, đến khi đạt kích cỡ 4-5 cm thì dạt vào sinh sống ở ao, hồ, đầm. - Sau 4-5 thánh thì cá trưởng thành. Lúc này cá có chiều dài khoảng 15-20 cm, trọng lượng 25-35 gr/con. Khi thành thục thì cá lại trở ra vùng biển có độ mặn cao (25o/oo) để sinh sản. - Ấu thể cá mới nở có chiều dài khoảng 0,8 - 1,21 mm và có noãn hoàng dài khoảng 0,4 - 0,6 mm. Ấu thể sống bằng noãn hoàng cạn kiệt, ấu thể bắt đầu đi tìm thức ăn và cứ thế tiếp tục quá trình sinh trưởng (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.5. Đặc điểm sinh sản Các nhà khoa học vẫn chưa thành công trong việc cho cá bống kèo sinh sản nhân tạo trong vuông nuôi (Ninh Thành Đức, 2006). Khi cá đạt 8-10 tháng tuổi thì có khả năng thành thục và bước vào giai đoạn sinh sản. Cá bống kèo đẻ quanh năm. Tuy nhiên, mùa vụ chính thường là cuối mùa khô (tháng 5 đến tháng 8) và đầu mùa mưa (tháng 3 đến tháng 5); mùa vụ phụ từ tháng 6 đến tháng 8. Cá kèo khó phân biệt đực cái khi chúng chưa bước vào giai đoạn sinh sản và sau khi sinh sản lần đầu thì có thể xảy ra hiện tượng chuyển giới tính cá đực thành cá cái. Khi đã thành thục, cá đực cùng cá cái tách đàn và tìm đến những vùng biển có điều kiện sinh thái thích hợp để sinh sản. Chúng sẽ bắt cặp và bơi lội trên tầng mặt để giao phối với nhau. Sau khoảng 5 phút thì cá cái sẻ đẻ trứng. Trứng để thành nhiều đợt và có thể kéo dải trong 7 ngày (Đoàn Khắc Độ, 2008). 3. KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG KÈO 3.1. Chọn vùng nuôi Có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm, gần sông gạch, ven biển. Chất lượng nước trong phạm vi cho phép là pH 7,3- 8, oxy hòa tan 3- 6mg/l, độ mặn 6-15o/oo, nhiệt độ 26- 32oC, NH3 < 1mg/l, H2S < 0,3mg/l, độ đục < 10mg/l. Vùng nuôi phải có biên độ triều 1,5 – 3m, có chế độ bán nhật triều và toàn triều để dễ dàng cấp thoát nước. Chất đất thịt pha sét hay cát pha sét để bờ ao chắc chắn, giữ nước tốt, tránh vùng đất nhiễm phèn. Thuận lợi giao thông, điện đường, liên lạc và nhân công (Nguyễn Chung, 2008). 3.2. Cải tạo ao nuôi - Tát cạn nước trong ao nuôi, dọn sạch cây cỏ thủy sinh trong ao, bắt hết cá dữ và địch hại. - Sau đó cày hoặc xới đáy ao 1 lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để đáy ao thoáng khí, tạo điều kiện cho sinh vật đáy phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, thời gian phơi ao khoảng từ 4-6 ngày. - Rải vôi bột xuống đáy ao để hạ phèn, diệt tạp, diệt các mầm bệnh, lượng dùng 50– 100kg/1000m2, sau đó có thể xới đảo bùn đáy để hoà trộn vôi. - Bón phân hữu cơ với liều lượng 10-15kg/100m2 hoặc phân vô cơ với liều lượng 200-250g/100m2 để gây thức ăn tự nhiên cho cá. - Cấp nước cho ao: tuần đầu tiên nên cấp nước từ 10-20cm, sau đó theo dõi hoạt động của cá mà cấp nước cho thích hợp, từ tuần thứ 2 và 3 cấp nước tăng lên đạt mức 30-40cm, từ tuần thứ 4 trở lên tăng mực nước lên 70-90cm (Phạm Văn Khánh, 2009) 3.3. Nguồn giống và thả giống - Nguồn giống: Hiện nay nguồn cá bống kèo nuôi thương phẩm phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, chất lượng không ổn định và thường bị lẫn cá tạp khác. Nguồn giống tự nhiên được đánh bắt bằng các dụng cụ đơn giản ở các bãi triều, rừng phòng hộ trải dài từ Sóc Trăng đến giáp tỉnh Cà Màu, tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển Bạc Liêu. Mùa vụ thu giống bắt đầu từ tháng 4-5 (Phạm Văn Khánh, 2009) - Thả giống: Nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, độ mặn ao khoảng 10-25o/oo, nếu độ mặn giữa nơi ương giống và ao nuôi khác nhau thì phải thuần độ mặn trước khi thả. Nhiệt độ túi đựng giống và ao phải tương đương nếu không thì phải ngâm túi 30 phút trước khi thả. Mật độ thả trung bình khoảng 50con/m2 kích cỡ giống 4-6cm không nên thả cá quá nhỏ tỷ lệ hao hụt sẽ cao (Nguyễn Chung,2006). 3.4. Chăm sóc và quản lý 3.4.1. Quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi - Cá bống kèo là loài ăn tạp nên cần bón phân duy trì nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, phân hữu cơ 10-15kg/100m2/tuần hay phân vô cơ 100-150g. - Cho ăn thức ăn chế biến: Cám gạo 60-70% + bột cá 30-40% trộn đều, nấu chín sau đó cho thêm remix vitamin 0,1%, hàm lượng đạm trong thức ăn 2 tháng đầu 22% sau tháng thứ 3,4 giảm xuống 20%, hai tháng cuối giảm xuống 18%. Khầu phần ăn 4-6% trọng lượng thân/ngày. Cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Cho ăn thức ăn viên công nghiệp: Hàm lượng đạm dao động từ 25- 28%, sau đó giảm theo tuổi của cá. Cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. - Cần bổ sung một số men tiêu hóa nhằm kích thích cá ăn nhiều tránh chướng bụng, đầy hơi (Phạm Văn Khánh, 2009). - Ngoài việc cho ăn, cần phải có biện pháp quản lý nước ao luôn được ổn định giúp cá phát triển tốt. Các yếu tố thủy lý thủy hóa như nhiệt độ, độ mặn, pH... cần phải giữ ổn định ở giới hạn cho phép (Đoàn Khắc Độ, 2008). 3.4.2. Quản lý nước và địch hại - Để duy trì chất lượng nước trong ao thì cần thay nước theo thủy triều. nếu không thay nước theo thủy triều thì cần thy nước 1-2 lần tuần, mỗi lần thay khoảng 20-30% lượng nước ao (Đoàn Khắc Độ, 2008). 3.5. Phòng và trị bệnh: 3.5.1. Phòng bệnh - Việc phát hiện bệnh và trị bệnh cho cá nói chung và cá bống kèo nói riêng là rất khó khăn và thường không đạt hiệu quả cao như đối với gia súc, gia cầm. Khi cá bị bệnh không thể bắt từng con để chữa trị, mà phải xử lý cho cả ao và sử dụng thuốc cho cả đàn. Vì thế khó có thể dùng liều lượng chính xác, thường gây lãng phí. Một số thuốc còn mất tác dụng do ảnh hưởng pH của nước. Do đó, vấn đề phòng bệnh là cực kỳ quan trọng (Đoàn Khắc Độ, 2008). - Một số biện pháp phòng bệnh cho cá bống kèo: + Không nuôi cá với mật độ quá dày. + Cải tạo tốt ao đầu vụ nuôi. + Chọn giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. + Cho cá ăn thức ăn đủ cả chất và lượng. + Dụng cụ và thiết bị sử dụng qua rồi phải sát trùng rồi mới đưa vào sử dụng lại + Thay nước ao định kì 1-2 lần/tuần. + Theo dõi hoạt động của cá, nhất là lúc cho ăn để sớm phát hiện bệnh và có cách điều trị kịp thời. +Trộn vitamin C vào thức ăn để cá có sức đề kháng tốt. 3.5.2. Trị bệnh 3.5.2.1. Bệnh xuất huyết - Nguyên nhân: tác nhân gây bệnh chủ yếu gây bệnh xuất huyết là vi khuẩn thuộc các giống Aeromonas, Vibrio, Streptococcus và Flexibacter, Pseudomonas. Xuất nhiện cao nhất khi cá đạt 2 tháng tuổi (Nguyễn Thu Dung và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2013) - Triệu chứng: cá bơi lội lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, không phản ứng hay phản ứng chậm với tiếng động. Màu sắc da nhợt nhạt, xuất huyết trên thân, trên bụng, và thường xuất huyết ở các vi như vi ngực, vị bụng, vi lưng, vi hậu môn, các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt lồi, mờ đục và phù ra. - Điều trị: + Dùng oxytetracyline cho cá ăn từ 7- 10 ngày, liều lượng từ 55 đến 77 mg/kg thể trọng cá. + Hoặc dùng các loại kháng sinh khác như amoxicillin, cefazoline, sulfamid,... 3.5.2.2. Bệnh lở loét - Nguyên nhân: do virus Rhadovirus gây ra. Virus thường xâm nhập qua các vết trầy xước, mang, mắt, đường ruột,... - Triệu chứng: + Khi mới phát bệnh cá bơi lội lờ đờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu nhô khỏi mặt nước. Mình, đầu, gốc vây, cuống đuôi bị xuất huyết. + Giai đoạn tiếp theo, các đám xuất huyết bị lở loét và lan rộng toàn thân. Bụng chứa dịch nhờn, các vết loét ăn vào tận xương thì cá chết (Đoàn Khắc Độ, 2008) - Điều trị: không có cách điều trị phòng là chính 3.5.2.3. Bệnh tuột nhớt - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba. bệnh thường xảy ra với cá bị sây sát do đánh bắt hay vận chuyển, bị sốc do nhiệt độ và độ mặn của nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. - Triệu chứng: toàn thân cá bị bao phủ bởi lớp nhớt màu trắng đục, cá tách đàn, bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. khi bị bệnh nặng cơ thể bị lở loét, các vây bị rách nát, cá sẽ chết nhanh sau đó. - Điều trị: cho cá ăn oxytetracylin lien tục từ 5-7 ngày, kết hợp với dùng fresh-water (gói 100g/10m3) tắm cho cá. Qua chuyến đi thực tế giữa bài viết và nông dân nuôi cá bống kèo có áp dụng đúng quy trình kỹ thuật khuyến cáo hay k, hay nông dân chỉ nuôi theo kinh nghiệm???. Phải làm nổi bật được vấn đề này. TÀI LIỆU KHAM KHẢO Đắc Định, Võ Thành Toàn, Trần Thị Thanh Ly. Tạp chí khoa học 2011. Trường Đại học Cần Thơ. Đi thực tế xuống hộ nuôi cá kèo ở Vĩnh Trạch. Nguyễn Bạch Loan, 2003. Giáo trình ngư loại 1. NXB Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá kèo. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Thu Dung và Đặng Thị Hoàng Oanh. Nghiên cứu sinh 2011. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thu Dung và Đặng Thị Hoàng Oanh. Tạp chí khoa học. Trường Đại học Cần Thơ số 27 (2013): trang 169-177. Nình Thành Đức, 2006. Khóa luận cử nhân khoa học. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Khánh, 2009. Kỹ thuật nuôi cá bống kèo. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Cỡ chữ 13 – 14 thôi.
Luận văn liên quan