Nghề trồng lanh, dệt vải là hoạt động kinh tế để tạo ra sản phẩm vải nhằm phục vụ nhu cầu của đời sống cộng đồng dân tộc Mông ở Cát Cát. Đó thực sự là một hoạt động công phu đã đạt tới đỉnh cao của một loại hình thủ công truyền thống không chỉ với người Mông mà còn đối với cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều thú vị là chỉ bằng các công cụ hết sức thô sơ, người phụ nữ Mông đã làm ra những sản phẩm vải lanh nổi tiếng. Trong đó, đáng kể có nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục.
Về mặt kỹ thuật, trong quy trình tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục, người Mông nơi đây đã vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách điêu luyện như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu (thêu đột, thêu luồn sợi, thêu xoắn chỉ), in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật ba tít), ghép vải. Công việc này được các em gái học từ những người bà, người mẹ, người chị ngay từ khi còn nhỏ theo phương pháp cầm tay chỉ việc vào những thời điểm nông nhàn hay những khi đi đường, đi chợ.
Về mặt mĩ thuật, các bộ trang phục và màu sắc, hoa văn trên trang phục của người Mông ở Cát Cát, nhất là trang phục phụ nữ của rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên để tôn con người trước khung cảnh của núi rừng.
Phong cách trang trí và tính quy phạm của các loại hoa văn với màu sắc của nó cũng thể hiện những luật tục, những kiêng kỵ trong cộng đồng. Như vậy, có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.
Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tìm hiểu những nét độc đáo trong trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở đây. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả điền dã làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
25 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN LUẬN
Nghề trồng lanh, dệt vải là hoạt động kinh tế để tạo ra sản phẩm vải nhằm phục vụ nhu cầu của đời sống cộng đồng dân tộc Mông ở Cát Cát. Đó thực sự là một hoạt động công phu đã đạt tới đỉnh cao của một loại hình thủ công truyền thống không chỉ với người Mông mà còn đối với cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều thú vị là chỉ bằng các công cụ hết sức thô sơ, người phụ nữ Mông đã làm ra những sản phẩm vải lanh nổi tiếng. Trong đó, đáng kể có nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục.
Về mặt kỹ thuật, trong quy trình tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục, người Mông nơi đây đã vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách điêu luyện như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu (thêu đột, thêu luồn sợi, thêu xoắn chỉ), in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật ba tít), ghép vải. Công việc này được các em gái học từ những người bà, người mẹ, người chị ngay từ khi còn nhỏ theo phương pháp cầm tay chỉ việc vào những thời điểm nông nhàn hay những khi đi đường, đi chợ.
Về mặt mĩ thuật, các bộ trang phục và màu sắc, hoa văn trên trang phục của người Mông ở Cát Cát, nhất là trang phục phụ nữ của rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên để tôn con người trước khung cảnh của núi rừng.
Phong cách trang trí và tính quy phạm của các loại hoa văn với màu sắc của nó cũng thể hiện những luật tục, những kiêng kỵ trong cộng đồng. Như vậy, có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.
Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tìm hiểu những nét độc đáo trong trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở đây. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả điền dã làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG LANH DỆT VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở THÔN CÁT CÁT
Trang phục và các sản phẩm may mặc truyền thống của người Mông ở Cát Cát sử dụng nguồn nguyên liệu chính là sợi lanh. Nương lanh ở Cát Cát có thể trồng gần hay xa nhà tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất và khí hậu. Đồng bào thường chọn các khoảnh nương tương đối mầu mỡ, thoáng đãng, bằng phẳng và khuất gió để trồng lanh. Thông thường, mỗi gia đình đều có ít nhất một mảnh nương lanh riêng. Mỗi mảnh nương ấy có thể trồng một vài vụ hoặc lâu hơn tuỳ theo độ màu mỡ của đất. Đất để trồng lanh bao giờ cũng được làm rất kỹ cho tơi, xốp, trước khi gieo hạt người ta có thể rắc thêm tro bếp và phân gà. Hạt lanh được đựng trong giỏ hay ống tre. Người Mông ở Cát Cát thường trồng lanh vào tháng nửa cuối tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch hàng năm. Mật độ gieo vừa phải. Nếu gieo dầy, cây nhỏ, gieo thưa cây to, nhiều cành, vỏ dầy khó tước.
Việc chăm sóc cây lanh của người Mông ở Cát Cát được chia làm hai thời kỳ: Khi lanh mọc được 1 – 3 lá thì làm cỏ đợt đầu, tỉa bớt cây nhỏ, xấu. Khi cây lanh phát triển cao từ 50 – 60 cm thì làm cỏ đợt hai và phát quang xung quanh.
Khi cây lanh phát triển cao 1,6 - 2 m, vỏ mầu xanh đậm và bóng là lúc người ta thu hoạch lanh. Thông thường, lanh đạt năng xuất trung bình từ 1 tấn đến 1,2 tấn/ha. Mỗi gia đình người Mông ở Cát Cát có từ 5 – 8 nhân khẩu, mỗi năm cần trồng từ 15 - 20 kg hạt lanh trên diện tích 100 – 200 m2.
Để chế biến vỏ cây lanh thành sợi phải trải qua một số công đoạn. Sau ba tháng sinh trưởng, cây lanh đến mùa thu hoạch, để quá sẽ bị già, khó làm, không tốt. Khi thu hoạch, cây lanh được chặt cả cây rồi đem về phơi cho đủ nắng – sương cần thiết rồi tước lấy vỏ. Vỏ lanh được tước nhỏ thành từng sợi và nối với nhau một cách khéo léo để không tạo thành mấu ở chỗ nối. Công việc này cần sự nhẹ nhàng, khéo léo, kiên trì, nhẫn nại nên thường do những người phụ nữ đảm nhiệm. Vì vậy hầu như lúc nào người phụ nữ Mông cũng đều tranh thủ tước và nối các sợi lanh nếu có thể.
Sau đó, sợi sẽ trải qua các công đoạn giã sợi, nối sợi, xe sợi, thu sợi, luộc - ủ - giặt sợi, lăn sợi và tháo sợi, sợi sẽ được mắc lên khung để dệt vải.
Trước khi đưa sợi vào khung dệt, người ta giăng sợi cho đủ số sợi dọc của khổ vải. Sau đó bắt đầu dệt. Kỹ thuật dệt của người Mông ở Cát Cát được thực hiện theo nguyên tắc đan của lóng, gồm những sợi căng dọc theo chiều dài của khung dệt đan với những sợi ngang do con thoi vận chuyển. Khi dệt, người ta buộc khung cửi cho chắc, người phụ nữ ngồi dệt trên chiếc ghế cao vừa tầm, đai dệt buộc vòng qua sau lưng, nhịp tay và nhịp chân luôn thoăn thoắt, nhịp nhàng theo từng lượt sợi đan.
Người phụ nữ Mông thường dệt vải quanh năm, tốn nhiều công sức, nhưng ngoài ý nghĩa kinh tế, việc làm này còn có ý nghĩa xã hội. Khéo tay chăm chỉ dệt vải là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tài năng, đạo đức của người phụ nữ. Vải dệt xong sẽ được đem giặt rồi tạo hoa văn và nhuộm chàm để may trang phục.
Toàn bộ các công đoạn trồng và chăm sóc lanh; chế biến lanh thành sợi; nhuộm vải và tạo hoa văn trên vải ngoài việc đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, sự tinh tế của khối óc người phụ nữ còn cần đến sự trợ giúp đắc lực của các công cụ. Hầu như mỗi công đoạn lại cần có một loại công cụ thích hợp. Hầu hết các công cụ đều giản đơn nhưng chúng không thể thiếu trong toàn bộ quy trình dệt may của đồng bào Mông ở Cát Cát.
1. KỸ THUẬT DỆT, NHUỘM VẢI VÀ CHẾ TÁC ĐỒ TRANG SỨC
1.1. Kỹ thuật dệt
Khung dệt (ndêx ntus) của người Mông ở Cát Cát là loại khung dệt dùng dây buộc lưng hay gọi môt cách khác dễ hiểu hơn là khung dệt dùng thân người (dây đai) để căng sợi dọc. Ở loại khung dệt này, độ căng của sợi dọc được tạo ra bằng cách quấn thành nhiều vòng vào một cái trục gọi là trục cuốn sợi (chênhx ntus). Trục cuốn sợi này được đóng vào giữa hai cột cao khoảng 150 cm bằng tre hoặc gỗ. Đầu bên kia của sợi dọc được buộc vào một cái trục bằng tre gọi là trục cuốn vải. Khi dệt, người phụ nữ Mông ngồi vào nghế, lấy dây buộc lưng khi đó đã được buộc một đầu vào trục cuốn vải, dùng thân người để căng sợi dọc. Vải dệt đến đâu được cuộn tròn vào trục cuốn vải đến đó. Để luồn sợi ngang qua sợi dọc nhanh hơn, người Mông sử dụng một bộ nâng sợi dọc, gồm hai cái cần tách sợi được làm bằng tre, cứ cách một sợi dọc lại buộc một sợi dọc vào một sợi dây nối với một trục go, các sợi còn lại được buộc vào trục go kia. Để làm cho cơ cấu nâng sợi dọc này chuyển động, người phụ nữ Mông dùng một sợi dây vải hoặc dây mây, dây vải buộc từ trục go xuống chân người dệt. Khi chân người dệt kéo sợi này chuyển động về phía sau sẽ làm cho trục go nối với nó được nâng lên hay hạ xuống tạo ra một khoảng trống cho sợi ngang chạy qua. Để làm cho các sợi ngang khít lại với nhau, người ta dùng cái dập sợi đẩy sợi dồn xuống dưới sát với sợi ngang vừa được đan qua lúc trước. Vì vậy, mặc dù chưa dóng thành bàn đạp những với cấu tạo dùng dây buộc vào chân thay bàn đạp như trên, loại khung dệt này của người Mông cũng có thể được gọi là loại khung dệt đạp (giống với tên gọi loại khung dệt của người Thái, người Mường hay người Việt). Để đưa sợi ngang luồn qua sợi dọc, người ta cuốn sợi vào từng suốt nhỏ, sau đó để suốt sợi vào bên trong con thoi làm bằng gỗ để có thể dễ dàng trượt qua khoảng trống giữa các sợi dọc một cách nhanh chóng. Vải được dệt thưa hay mau là phụ thuộc vào số răng của go – nơi sợi dọc phải chạy qua từ trục cuốn sợi đến trục cuốn vải.
Vải của người Mông ở Cát Cát thường có khổ rộng không cố định, tuỳ theo kích cỡ của người sẽ được may mà dệt vải khổ rộng hoặc hẹp, nhưng kích thước phổ biến nhất vẫn là từ 12 – 38 cm. Cứ 10 - 12 sợi được tính thành một chùm, để may váy áo cho trẻ em, người ta thường dệt khoảng 5 chùm (≈ khổ vải 12 - 15 cm). Còn nếu để may cho người trưởng thành phải dệt khoảng 8 chùm (≈ khổ vải 22 - 25 cm). Với những người to lớn, người ta phải dệt tới 10 (≈ khổ vải 35 – 38 cm).
Khi dệt, người phụ nữ ngồi trên ghế, buộc đai nối với trục cuốn vải vào lưng để làm căng sợi dọc, chân lồng vào sợi dây nối với cần nâng sợi. Lúc này, cơ thể người phụ nữ trở thành một bộ phận không thể thiếu trong bộ khung dệt.
Để thực hiện thao tác, người phụ nữ Mông phải phối hợp nhịp nhàng giữa đôi tay, bàn chân (chân giật dây nối sợi), đôi mắt và cả sống lưng. Tay phải và tay trái luôn luôn phải đổi nhau đón – đưa khung dệt hết chạy qua rồi chạy lại, hết qua trái rồi lại qua phải, thoăn thoắt, nhịp nhàng cho con thoi chạy qua giữa hai làn sợi dọc. Cứ tay này đẩy thoi thì tay kia dập go và ngược lại. Không những thế, những lúc sợi đứt, đôi tay lại phải dừng lại, buông go, buông con thoi để nối sợi. Những chỗ lộ mối nối, đôi tay lại khéo léo giấu đầu sợi nối bằng cách dùng mũi kim hay một cành que nhỏ đâm đầu sợi xuống phía dưới mặt vải (mặt trái của tấm vải).
Cùng với đôi tay nhịp nhàng đưa thoi, bàn chân người phụ nữ cũng phải nhịp nhàng đẩy lên, đưa về theo từng dịp dập của go, từng nhịp đưa thoi. Bàn chân điều điều khiển dây nối sao cho thật khéo để khi kéo chân về đằng sau sẽ kéo dây dẫn đến cần nâng sợi làm cho nó giật xuống. Khi ấy, đôi cần nâng sợi sẽ nâng lên, kéo một trong hai làn sợi dọc lên cao, tách xa làn sợi kia, tạo ra một khoảng trống cần thiết để cho con thoi dễ dàng luồn qua. Việc còn lại là dùng tay dập go vào với một lực vừa phải. Nếu mạnh quá sẽ làm cho thớ vải xít, sau này sẽ rất khó trong việc đếm sợi để tính từng mũi thêu, nhưng nếu thưa quá thì sẽ tạo cho vải nhiều lỗ hổng, không dùng được. Khi thả chân, mặt sợi dọc trùng xuống, cần tách sợi trượt về phía trên, hai làn sợi sẽ đảo vị trí cho nhau. Cứ như thế, người phụ nữ thực hiện thao tác này ngày này qua ngày khác từ khi bắt đầu có sợi dệt cho đến khi đủ lượng vải mặc cho gia đình mới thôi.
Vải của người Mông ở Cát Cát thường có khổ rộng không cố định, tuỳ theo kích cỡ của người sẽ được may mà dệt vải khổ rộng hoặc hẹp, nhưng kích thước phổ biến nhất vẫn là từ 20 – 40 cm. Cứ 12 sợi được tính thành một chùm, để may váy áo cho trẻ em, người ta thường dệt khoảng 5 chùm. Còn nếu để may cho người trưởng thành phải dệt khoảng 8 chùm. Với những người to lớn, người ta phải dệt tới 10 – 12 chùm mới đủ khổ vải.
Để dệt một tấm vải dài 10 m, khổ rộng 40 cm thường phải mất 20 giờ liên tục. Tuy nhiên, do chỉ có thể dệt trong những lúc rảnh rỗi nên trung bình một tháng một phụ nữ dệt cũng chỉ được một mảnh vải dài khoảng 12 cm; người nào dệt giỏi cũng phải mất tới 2 tuần. Trung bình cứ mỗi mùa làm vải, một phụ nữ Mông có kỹ năng bình thường có thể dệt được khoảng 48 – 60 m vải. Vải lanh dệt thô hơn vải bông và go dệt của người Mông cũng thưa hơn go dệt của người Tày, người Giáy, người Việt và một số dân tộc khác. Độ mau thưa của vải tương đối đều nhau, đặt cơ sở cho việc thêu hoa theo lóng vải sau này.
Sau khi tấm vải được dệt xong, người phụ nữ Mông lại dùng tro để tẩy vải cho trắng. Trước hết, người ta hoà tro vào chảo nước quấy cho đều. Sau đó, người ta nhúng tấm vải cho ngấm nước tro rồi đem hong khô. Khi vải đã khô lại tiếp tục ngâm nước tro, cứ thế làm liên tục trong 4 – 5 ngày, mỗi ngày nhúng 3 – 4 lần. Cuối cùng, tấm vải được đem đi giặt với tro bếp rồi phơi khô. Vải lại được đem đi lăn cho bóng, mịn, mềm. Cách lăn vải cũng tương tự như lăn sợi, trung bình một người có thể lăn được 100 m vải trong một ngày.
Ngoài dệt vải, người phụ nữ Mông ở Cát Cát còn dệt cả dây. Để dệt dây buộc xà cạp, người phụ nữ Mông xếp các sợi cạnh nhau, buộc thắt một đầu và buộc vào ngón chân để làm cho sợi dọc được căng ra, sau đó dùng sợi ngang luồn qua sợi dọc để đan thành dây.
1.2. Kỹ thuật nhuộm
- Nhuộm màu đen
Chàm là một dạng thuốc nhuộm tự nhiên được nhiều dân tộc sử dụng trong việc nhuộm vải. Ở miền núi phía Bắc nước ta có nhiều giống chàm thuộc các họ khác nhau và mỗi dân tộc, mỗi vùng chỉ quen trồng và sử dụng một loại hợp với nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình.
Chàm của người Mông ở Cát Cát là loại chàm lá to hay còn gọi là chàm mèo có tên khoa học là Strobilanthes Cusia (Nees) Kuntze, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae. Đây là loại cây nhỏ lưu niên, cao 40 – 80 cm (có khi đến 2 m), thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đôi, thường mềm ỉu, hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 10 – 13 cm, gân phụ có từ 6 đến 7 cặp, mép có răng hay khía tai bèo; các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đôi, xếp thành bông ít hoa, các bông này lại xếp thành chuỳ, các lá dài nhon, tràng hoa màu lam đến tím, cuống dài 3 – 3,5 cm, phía trên loe ra. Ra hoa kết quả vào tháng 11 – 12, quả nang dài và không có lông. Cây chàm thường được dùng lá và bột chàm. Trong đó, lá chàm có tên khoa học là Folium Strobilanthis Cusiae, thường gọi là mã lam. Bột chàm: có tên khoa học là Indigo Naturalis, thường gọi là thanh dại.Thành phần hoá học của lá chàm chứa 0,4 – 1% indican. Khi thuỷ phân thì indican cho indoxyl và gluse. Khi cao chàm bị oxy hoá, indoxyl cho indigotin. Indigotin có màu xanh lam xẫm. Đó chính là chất mà chúng ta vẫn gọi là cao chàm.
Cây chàm không kén đất nên nó có thể được trồng ở nhiều nơi như vườn nhà, trên các mảnh nương riêng hay xung quanh các hàng rào của mỗi gia đình. Đất trồng chàm không cân phải làm kỹ, thường chỉ cuốc vỡ một lượt là đã có thể xuống hom giống, gặp chỗ đất quá xấu mới phải bón lót hoặc bón thúc. Chàm được trồng vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 (âm lịch), đến tháng 7 hoặc tháng 8 thì thu hoạch. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng, cây chàm cũng được làm cỏ 1 – 2 lượt. Khi thu chàm, người ta sẽ lựa ra một số cành đem giâm vào nơi đất ẩm để làm giống cho vụ sau.
Ngoài giống chàm trên, trong vùng cư trú của người Mông ở Cát Cát còn có một loại chàm mọc tự nhiên, chúng tôi tạm gọi là chàm dại, hay chàm quả nhọn vì loại chàm này có quả nhọn. Người Mông thì gọi nó là xà chàm. Loại cây này có tên khoa học là Indigofera galegoid, thuộc họ đậu – fabaceae. Đây là loại cây bụi cao 1 – 3 m, cành trải ra, có góc. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, chóp lá cứng, hai mặt lá rải rác có lông, cụm hoa ở nách lá cao 6 – 11 cm, cuống hướng lên rồi gập xuống. Hoa mọc sát nhau, tràng màu hồng. Quả xếp san sát, hướng lên trên, dài 4 – 7,5 cm, có lớp lông mỏng và thưa, nhiều hạt. Cây lanh dại ra hoa vào tháng 4 hàng năm. Lá cây chàm dại có tên khoa học là Folium Indigofera, có thể dùng để nhuộm. Khi ngâm, lá toát ra mùi acid cyanhdric mạnh. Dân gian dùng làm thuốc chữa nở loét chân tay và diệt chấy rận. Loại chàm này mọc hoang rất nhiều nơi trong và ngoài khu vực cư trú của thôn nhưng nhuộm không tốt nên ít được dùng, chỉ dùng khi không còn thuốc nhuộm làm từ loại chàm trồng kể trên.
Quy trình chế biến chàm thành thuốc nhuộm của người Mông ở Cát Cát như sau:
Đến mùa thu hoạch (tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch), cả thân và lá chàm được cắt về ngâm với nước sôi để nguội trong các thùng gỗ lớn. Cứ một ôm chàm (khoảng 3 – 5 kg) thì người ta lại ngâm trong một thùng nước. Khoảng 3 – 5 ngày sau, khi màu chàm đã tan hết trong nước mới vớt bã ra rồi cho vôi và nước lọc tro vào, quấy đề lên. Khi dung dịch chàm – vôi đã lắng đọng xuống đáy thùng, người ta chắt hết nước đi rồi dùng rá hoặc vải dầy lọc cho kiệt nước, lấy bột đem phơi khô trong bóng râm khoảng 10 ngày thì thành cao chàm (côv mêv).
Ngoài cách làm trên, trước đây, người Mông ở Cát Cát còn có một cách khác (ít phổ biến hơn) để làm cao chàm. Sau khi rửa sạch, người ta đem vò nát và ngâm chàm vào thùng gỗ khoảng một tuần thì vớt cây ra, đổ nước đó đi rồi cho cây khác vào ngâm tiếp, lần này ngâm lâu hơn (từ 1 – 2 tuần), đổ thêm một ít rượu vào ngâm để kích thích quá trình lên men. Sau khi vớt bã ra, bên dưới thùng đọng lại một lớp bột chàm màu đen là được.
Để pha cao chàm, người ta đun sôi nước pha với tro bếp (tốt nhất là loại tro đốt từ than gỗ loài tống quá sủ vì gỗ này nhẹ nên tro mịn, không bị sạn) rồi lọc lấy nước trong cho vào thùng, đổ cao chàm vào, cứ một thùng gỗ cao khoảng 1,2 m; đường kính khoảng 80 cm cần 4 bát tô chàm. Vào mỗi buổi sáng, người ta lấy một thanh gỗ dài đảo cao chàm và nước lên cho đến khi thấy sủi bọt. Ngày nào cũng đảo như vậy cho đến khi thấy trong thùng nước có màu sữa cao cao là có thể nhuộm được. Nếu đảo mãi mà không có màu như vậy thì lấy khoảng 4 gam gạo nếp cẩm, 3 – 4 cành cây chàm lá đỏ (gangx laz) thái nhỏ nấu cháo. Sau đó đổ cháo đó vào thùng chàm đảo đều lên cho đến khi có màu sữa ca cao là được. Trong quá trình nhuộm nếu không thấy vải có màu thì cho thêm một chén rượu vào đánh lên (cũng có thể cho thêm rượu và ngay khi nấu cháo cây chàm đỏ).
Trước khi nhuộm vải, bao giờ người ta cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm nước đều, rồi mới nhúng vào ngâm trong thùng nước chàm khoảng 30 phút đến 1 giờ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại nhúng tiếp, cứ như vậy đến tối thì vớt ra để qua đêm. Sáng hôm sau, người phụ nữ Mông mang vải đã nhuộm hôm trước đi giặt qua nước lã rồi đem phơi, sau đó lại cho vào ngâm tiếp. Cứ thế, 6 – 7 ngày thì vải sẽ có màu chàm đen sẫm (nếu chàm tốt) nhưng cũng có khi phải nhuộm từ 10 – 30 ngày (nếu chàm không tốt). Vì vậy, cao chàm thường chỉ để được 1 năm. Quá thời gian đó cao sẽ bị chua, khi nhuộm sẽ không ăn vào vải.
- Nhuộm các màu khác
Ngoài màu chàm (gồm đen và xanh lơ), vốn thuốc nhuộm cổ truyền của người Mông còn có cả mầu vàng và mầu đỏ.
Màu đỏ trước đây được nhuộm từ cánh kiến hoặc một loại lá cây gọi là thuốc quả ớt (yuôx cuô txtaoz). Sở dĩ gọi như vậy là vì lá cây khi ngâm vào nước để khoảng 5 phút sau thì nước sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn muốn tạo ra màu vàng theo truyền thống, người Mông ở Cát Cát trước đây dùng cây măng đằng - một loại cây dây leo, lá nhỏ và tròn, màu xanh bóng, không ăn được. Để nhuộm vải và sợi, người Mông dùng rễ của cây này rửa sạch, băm cho nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước nhiều lần cho đến khi nước cây cô lại, đổ vào bát qua một tấm vải lọc, vắt ra cho hết nước. Nếu muốn màu vàng nhạt thì chỉ đun 1 – 2 lần. Nếu muốn có màu vàng sẫm hay màu da cam thì đun đi đun lại nhiều lần để cho nước bốc hơi làm giảm thành phần của nước và tăng thành phần của chất tạo màu nên càng đun, nước sẽ càng cho màu vàng sẫm. Do màu được tạo từ cây này rất bền màu nên người Mông ở Cát Cát trước đây rất thích sử dụng. Hoặc người ta cũng có thể sử dụng cây pangx châux: là một loại cây lá to, nhọn, có nhiều lông trắng, hoa mọc thành chùm mầu trắng. Loại cây này cũng dùng để tạo ra mầu vàng nhưng do mầu không bền nên ít được sử dụng.
1.3. Kỹ thuật chế tác đồ trang sức:
Đồ trang sức trước đây được người Mông ở Cát Cát chế tác tại thôn hoặc đi thuê những người “thợ kim hoàn” ở thôn khác làm. Vì đây là một nghề phụ nên người “thợ kim hoàn” Mông thường đánh đồ trang sức vào lúc thu hoạch lúa gần xong hoặc những lúc thời gian rỗi rãi, thường là vào tháng 10 và tháng 11 âm lịch, gần vào đến tết của người Mông.
Bộ công cụ chế tác đồ trang sức của người Mông ở Cát Cát có bễ thổi (puz), lò nung (kha truz đăcl khlâuz), khuôn đúc (chzôr), nồi nấu kim loại (jak) và các loại kìm (chax), búa (châux). Những người thợ chế tác đồ trang sức đều là những người thợ rèn có tay nghề cao nên hầu hết các công cụ này đều do chính người đó tự chế tạo.
Bễ thổi lò rèn của người Mông được làm bằng các loại gỗ thuộc họ khoả tử như pơ mu, thông… Các loại gỗ này nhẹ, ít bị nứt nẻ, khi đục không bị vỡ (người Mông thường gọi chúng là ntông đăngx lăng). Khi muốn làm ống bễ, người ta chọn đoạn gỗ tròn dài 1,5 m, tiết diện 25 – 30 cm. Thân bễ được khoét rỗng, thành dầy 3,5 – 5 cm. Dọc theo chiều dài đoạn ống, người ta đục một rãnh nhỏ làm đường dẫn gió vào lò nung. Hai đầu ống được bịt kín bằng 2 miếng gỗ tròn có đường kính bằng với đường kính của lòng bễ. Pít tông được làm bằng một mảnh gỗ tròn có đường kính vừa khít độ rỗng của ống bễ, dày 5 – 7 cm. Đôi khi người ta làmm bằng vải cũ có bịt lông gà; cán làm bằng gỗ hoặc tre. Hiện nay người ta làm bằng thép tròn xuyên qua một đầu nắp gỗ. Pít tông có tác dụng hút và nén gió thổi vào lò. Ống bễ được đặt ngang lò với độ cao vừa phải, sao cho người ta có thể đứng đẩy pít tông một cách dễ dàng và tiết kiệm lực nhất. Lò nung được đắp bằng đất sét, cao chừng 1 m, rộng 0,6 m; dài 0,8 m; thành lò dày 25 – 30 cm, xung quanh có ốp gỗ, đ