Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người.
Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra".
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng về xây dựng một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bác Hồ-Ảnh tư liệu
Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người.
Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra"...
Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Bác Hồ được hình thành rất sớm. Nhà nước của dân, do dân và vì dân được xây dựng trên cơ sở của một hiến pháp, một hệ thống pháp luật. Nhà nước ấy quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức. Bản thân nhà nước, các bộ phận cấu thành nhà nước, công chức và cán bộ của nhà nước cũng được hình thành và hành động theo pháp luật và đạo đức.
Một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là nhà nước chung chung phi giai cấp. Bởi vì, đã là nhà nước, bao giờ nhà nước cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Cho nên Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam do nhân dân Việt Nam không phân biệt trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, đảng phái, dân tộc xây dựng nên, theo cơ chế đại biểu, đại diện, rồi từ đó cử ra các cơ quan, hình thành bộ máy nhà nước. Nhà nước dân chủ nhân dân được xây dựng trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân và của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Thế nào là Nhà nước của dân ?
Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan điểm nhất quán về khái niệm Nhà nước của dân: là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện trong các bản Hiến pháp do Người lãnh đạo soạn thảo: Hiến pháp 1946 và hiến pháp năm 1959. Theo đó nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân.
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đén một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu,ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. Cử tri và đại biểu cử tri bầu ra phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do bản chất của cơ chế này quy định. Và, khi không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là người đại biểu của cử tri thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu.
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiện bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhân dân,coi khinh nhân dân, “cậy thế’ với dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”. Một Nhà nước như thế là một Nhà nước tiến bộ trên con đường phát triển của nhân loại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là Nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đát nước.
Thế nào là Nhà nước do dân ?
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà nước. Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lí là ở chỗ:
Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ).
Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra)
Thế nào là Nhà nước vì dân ?
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lại ngôi nhà quê nội ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (tháng 12-1961).
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.
Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải “ làm quan cách mạng” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” . Đối với chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 12-1-1958.
Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân là một quá trình gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và tăng cường pháp chế, gắn liền với quá trình nâng cao dân trí và dân chủ, gắn liền với việc xây dựng đội ngũ công chức và bộ máy nhà nước, cho nên không phải xây dựng nhà nước là có ngay một nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân.
Một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thật sự là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính dân tộc và hiện đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Một nhà nước pháp quyền và đạo đức: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân - Bao nhiêu quyền hạn đều của dân - Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân - Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân - Chính quyền từ xã, đến Chính phủ, Trung ương do dân cử ra - Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” .
Hướng tới nhân dân là định hướng hành động suốt cuộc đời Bác. Xây dựng một Nhà nước vì nhân dân phục vụ là một trong những tư tưởng chính trị đạo đức lớn của Người.
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức để quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta vững tin trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - một bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, "một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ ra sức làm việc" đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tư tưởng của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho con đường xây dưng Nhà nước ta từ khi khai sinh cho đến tận bây giờ. Để Nhà nước ta luôn trong sạch vững mạnh, điều không thể thiếu mà Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm xây dựng, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn là những "công bộc" của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân; "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh". Bởi xét tới cùng cán bộ luôn là cái gốc của mọi công việc. Do đó, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đặc biệt biết sử dụng nhân tài "vừa hồng vừa chuyên" là một khâu quan trọng để hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN. Đảng phải có cơ chế, chính sách để sớm phát hiện và bồi dưỡng các tài năng giới thiệu vào các cơ quan nhà nước... Người yêu cầu : "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới được".
Tư tưởng của Người đã nêu ra con đường xây dựng cho Nhà nước ta trong mọi thời đại. Nhưng thiết nghĩ trong tình hình như hiện nay câu nói : “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới được” có cón đúng ????
Xem xét qua tình hình thực tế chúng ta thấy rằng : trong cuộc sống hàng ngày còn cho thấy có biết bao nhiêu chuyện: Tham nhũng, tiêu cực, bất cập, quan liêu..., nền hành chính hiện hành đang được dân gian tặng cho cái tên “hành là chính”, công việc làm ăn của người dân còn bị biết bao nhiêu bất cập của việc thực thi luật pháp kìm hãm, những bất cập của nhiều chính sách cản trở, đời sống kinh tế còn quá nhiều vấn đề khó tiên liệu trước cho làm ăn lâu dài - trước hết là những vấn đề xuất phát từ luật pháp còn nhiều chồng chéo và không rành mạch; chất lượng của những phúc lợi từ dịch vụ công cũng như từ những dịch vụ xã hội khác mà người dân phải được hưởng nhìn chung thấp so với nhiều nước cùng trình độ phát triển như nước ta - đặc biệt là những vấn đề lớn trong giáo dục và y tế…
Những tầm cao mới (Ảnh Phạm Hải)
Trong nông nghiệp đang cộm lên vấn đề hạn điền, tình trạng khiếu kiện đất đai hiện nay… Vấn đề thời gian quyền sử dụng đất hết hạn vào năm 2013 mặc nhiên được kéo dài thêm 20 năm (theo cách giải thích mới của Điều 34 Nghị đin 181/2004 ngày 29/10/2004) lại đặt ra vấn đề quyền sở hữu đất đai chưa được luật pháp xác định rõ ràng, đẻ ra nhiều hậu quả rối ren. Gần đây lại rộ lên câu chuyện kết quả điều tra cho thấy hàng loạt doanh nghiệp mỗi năm phải chi dùng tới 1900 giờ làm việc riêng cho một việc nộp thuế.
Nền kinh tế đang tăng trưởng năng động, nhưng cũng đang đặt ra biết bao nhiêu vấn đề mới - từ chất lượng của tăng trưởng, chất lượng lực lượng lao động, đến những đòi hỏi bức bách về kết cấu hạ tầng, về quy hoạch phát triển, về năng lực quản lý... đất đai, năng lượng, nguồn nước… ngày càng khan hiếm, cạnh tranh kinh tế với thế giới bên ngoài ngày càng quyết liệt… thế nhưng phương hướng xử lý những vấn đề trọng đại này như thế nào? Huy động nguồn lực nào, phát huy trí tuệ và sự sáng tạo nào để giải quyết?
Đó là thực tế đang tồn tại ở Nhà nước ta hiện nay. Vậy muốn Nhà nước ta là “ của dân – do dân – vì dân” như tư tưởng của Người chúng ta cần phải làm gì ???
Trong cuốn “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của GS.TSKH. Đào Trí Úc; PGS.TS.Đào Hữu Nghị có đưa ra những định hướng lớn của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo các ông trong giai đoạn hiện nay cần :
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Đổi mới vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;
Dân chủ, thực hiện dân chủ; xã hội dân sự và xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam;
Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam;
Cải cách tư pháp;
Các yêu cầu và định hướng cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay;
Hội nhập quốc tế về pháp luật.
Có thể nói xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một sự nghiệp vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Sự nghiệp này đòi hỏi phải có sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Từ góc độ lý luận, sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những công trình nghiên cứu mới có tính công phu và khoa học, có sự đầu tư trọng điểm và toàn diện của giới nghiên cứu lý luận nói chung và giới luật học nói riêng.
Đó là nhận định của các GS.TS, riêng cá nhân em có một số ý kiến như sau:
Nhà nước ta thực hiện nhiều cuộc cải cách về cả kinh tế - chính trị nhưng những cuộc cải cách đó vẫn còn mang tính lí thuyết, chưa áp dụng nhiều vào thực tế. Nhà nước ta quản lí xã hội bằng pháp luật, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người dân Việt Nam am hiểu pháp luật Việt Nam.Vậy có nên chăng phổ biến pháp luật đến từng người dân?
Nhà nước của dân nhưng khi dân đi bầu các cử tri thì vẫn mang hình thức chiếu lệ, bầu cho xong. Tiếp xúc cử tri cũng được các cấp chính quyền chọn người đi tiếp xúc. Vậy có nên để dân tự do lựa chọn người lãnh đạo mình.
Bộ máy hành chính Việt Nam từ trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, nhiều ban nghành. Vì vậy nên thanh lọc cho bộ máy gọn nhẹ hơn
Nhà nước vì dân nhưng các thủ tục hành chính còn rườm rà, nặng về giấy tờ, hay gây khó dễ cho dân. Tham nhũng, quan liêu, cửa quyền ngày các nhân rộng....
Đó chỉ là một số nhận định chủ quan của cá nhân em. Nhưng thiết nghĩ Nhà nước cần quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân dân, lắng nghe và hiểu những tâm sự của dân, thu hẹp khoảng cách “quan – dân”. Để Nhà nước này mãi là Nhà nước : “của dân - do dân - vì dân” như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.