Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, bắt kịp dần với các nước trên thế giới. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó cần coi hoạt động đầu tư là ưu tiên hàng đầu bởi lẽ chỉ có đầu tư mới chuyển hóa được các nguồn lực thành kết quả tăng trưởng. Đầu tư không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng về số lượng mà còn là cơ sở để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản suất, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó tạo ra mặt chất của tăng trưởng. Đầu tư cũng là công cụ tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, bổ sung vốn cho nhu cầu đầu tư của các nước đang phát triển. Đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam thì hoạt động đầu tư càng trở nên quan trọng vì nó đóng vai trò tạo đà cho sự tăng trưởng ban đầu.
Bài toán về vốn đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong giai đoạn hiện nay không chỉ nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn bên ngoài đều là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây đó là lấy vốn ở đâu, thu hút nó như thế nào và làm sao để sử dụng nó có hiệu quả? Đây cũng chính là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội - đơn vị trực thuộc Sở Kế Hoạch – Đầu tư Hà Nội.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, bắt kịp dần với các nước trên thế giới. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó cần coi hoạt động đầu tư là ưu tiên hàng đầu bởi lẽ chỉ có đầu tư mới chuyển hóa được các nguồn lực thành kết quả tăng trưởng. Đầu tư không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng về số lượng mà còn là cơ sở để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản suất, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó tạo ra mặt chất của tăng trưởng. Đầu tư cũng là công cụ tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, bổ sung vốn cho nhu cầu đầu tư của các nước đang phát triển. Đối với một nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam thì hoạt động đầu tư càng trở nên quan trọng vì nó đóng vai trò tạo đà cho sự tăng trưởng ban đầu.
Bài toán về vốn đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong giai đoạn hiện nay không chỉ nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn bên ngoài đều là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây đó là lấy vốn ở đâu, thu hút nó như thế nào và làm sao để sử dụng nó có hiệu quả? Đây cũng chính là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội - đơn vị trực thuộc Sở Kế Hoạch – Đầu tư Hà Nội.
Là sinh viên năm cuối Khoa Đầu tư - trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi quyết định chọn Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội – thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội làm nơi thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên. Trong quá trình thực tập tổng hợp ở đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Hồng Minh và ban giám đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội” cũng như trong thời gian thực tập tổng hợp tại đây.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Khái quát tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu khái quát về địa phương:
Hà nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị, văn hóa khoa học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, Hà Nội có sức thu hút các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, trước hết là đồng bằng Bắc Bộ (tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Hà nội có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trung tâm đồng bằng sông Hồng, giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Với diện tích 920.97km2, cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp 44392ha; lâm nghiệp 6.782ha; đất công trình xây dựng 20.272 ha; đất dân cư 9.326 ha; đất chưa sử dụng 11.285 ha.
Ngoài 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống chảy qua, Hà Nội còn có các con sông nhỏ như: sông Cà Lồ, sông Nhuệ, Kim Ngưu...Hà Nội có 17 hồ lớn nhỏ.
Nguồn nước mặt nước ngầm Hà Nội khá dồi dào, chất lượng tốt đảm bảo sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy điện Hòa Bình và nhà máy điện Phả Lại, mạng lưới điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện liên tục và ổn định.mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại, hòa mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu.
Hà Nội có hệ thống cơ sở giao thông khá phát triển, các loại hình giao thông như đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp ở vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nối liền các tỉnh, các địa phương trong cả nước và tới các nước trên thế giới.
Quốc lộ qua Hà Nội có: Quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 3, quốc lộ 2, quốc lộ 4 và quốc lộ 32.
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế và có một lợi thế rất lớn trong hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại.
Hà Nội còn là nơi có đội ngũ nhân lực đông đảo, tay nghề khá cao. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay có 49 trường Đại học và Cao đẳng, 38 trường trung học chuyên nghiệp, 21 trường dạy nghề cung cấp lực lượng đứng đầu cả nước với trên 6050 người có trình độ trên Đại học, 20000 người tốt nghiệp Đại học, 110000 người tốt nghiệp trung cấp, điều này giúp các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm bớt chi phí đào tạo khi đầu tư vào Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3 % tốc độ tăng trung bình của cả nước, mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầu người là 18,2 triệu VNĐ/người. Thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng khá phát triển cung cấp các dịch vụ nhanh chóng thuận tiện cho các nhà đầu tư như mở tín dụng, dịch vụ thanh toán quốc tế...
Bên cạnh đó do yếu tố lịch sử để lại và sự phân công lao động xã hội, Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều trung tâm doanh nghiệp, các làng tiểu thủ công nghiệp truyền thống có khả năng mở rộng phát triển trên cơ sở tăng cường đầu tư và hiện đại háo trang thiết bị.
Có thể nói các lợi thế trên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cả đầu vào lẫn đầu ra khi đầu tư vào Hà Nội.
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi Hà Nội cần có một khối lượng lớn vốn, nếu chỉ huy động các nguồn vốn trong nước thì chưa đủ cho nên Hà Nội cần khai thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế trong đó FDI là ngồn vốn rất quan trọng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế thủ đô. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế ngày càng có uy tín trong khu vực nhanh chóng đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.
1.1.2 Khái quát về tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội hiện nay
Hiện nay trên phạm vi cả nước Hà Nội thuộc nhóm thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất. Đó không chỉ là các nguồn vốn từ trong nước mà còn có lượng vốn từ bên ngoài đổ vào, lượng vốn này ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát ttrieenr của Thành phố Hà Nội.
Xét trên khía cạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đến hết năm 2007, Thành phố đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 1118 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 12.587 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt 5.138 tỷ USD (chiếm 40.8% tổng vốn đăng kí). Kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997, đặc biệt là sau năm 2006, Thành phố đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời để cải thiện môi trường đầu tư, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phép đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư…do đó tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố được cải thiện đáng kể: năm 2001 lượng vốn đăng kí đạt 200 triệu USD với 44 dự án thì đến năm 2006 là 1,12 tỷ USD với 194 dự án và đến năm 2007 thì cấp phép đầu tư cho 344 dự án với số vốn đăng kí là 2.535 tỷ USD.
Đến nay nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã được đưa vào sử dụng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp viễn thông, công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp sản xuất thép, vật liệu… ví dụ như Công ty TNHH dèn hình Orion – Hanel (sản xuất, lắp ráp đèn hình) với tổng vốn đầu tư 178 triệu USD; Công ty Yamaha Motor Việt Nam ( sản xuất lắp ráp xe máy ) với tổng vốn đầu tư 127 triệu USD; Công ty Canon Việt Nam ( sản xuất lắp ráp máy in màu ) có tổng vốn đầu tư là 76,7 triệu USD… Các dự án này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt công nghiệp Thủ đô.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (70%) và công nghiệp (29,5%). Cơ cấu đầu tư như vậy đã góp phần không nhỏ cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp. Công nghệ và các thiết bị sử dụng trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là công nghệ tiên tiến và thiết bị mới, năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất có chất lượng quốc tế, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới (tivi màu, đèn hình, linh kiện máy ảnh, tủ lạnh, máy giặt..).
Loại hình đầu tư chủ yếu là liên doanh (59%) và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm, hội nhập kinh tế của thủ đô. Năm 2007, khu vực này đóng góp hơn 16% GDP, 15% tổng đầu tư xã hội, 40% gia trị sản xuất công nghiệp, 38% kim ngạch xuất khẩu, 10% ngân sách và giải quyết cho hơn 71000 lao động Thành phố
Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội thời gian qua được đánh giá là rất tích cực và triển vọng của những năm tới là rất khả quan. Tuy nhiên, so sánh với tình hình cả nước thì về dự án đầu tư thì tỷ trọng của Hà Nội so với cả nước tăng lên ( từ 6% giai đoạn 1988 – 1990 lên 22,3% năm 2007 ) nhưng về vốn đầu tư thì lại giảm xuống từ 21% còn 11% ). Điều đó chứng tỏ quy mô vốn trung bình của các dự án đầu tư vào Hà Nội giảm.
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Hà Nội trên các lĩnh vực: Khách sạn, căn hộ cho thuê, tài chính, bảo hiểm, sản xuất công nghiệp…Song thiếu thồng tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư như: địa điểm, diện tích, quy hoạch, giá thuê đất… Ngoài ra các nhà đầu tư còn lo ngại về điều kiện hạ tầng giao thông, bến bãi, cầu cảng và thiếu lao động có tay nghề cao…Nếu Hà Nội khắc phục tốt các hạn chế này thì việc thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài là rất khả quan.
1.2. Tổng quan về trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4676/QĐ-UBND ngày 22-11-2007 cuẩ UBND thành phố.
- Ngày 17/11/2008 UBND thành phố có quyết định 2101/QĐ-UBND thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội trên cơ Sở Kế hoach và đầu tư (KH&ĐT) hợp nhất trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội (cũ) và trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở KH&ĐT Hà Tây (cũ) thành trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.
- Trước đây hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố không được quy về một mối như hiện nay mà là tất cả các phòng ban trong Sở KH&ĐT đêù có bộ phận này để đi thu hút vốn đầu tư cho ngành và lĩnh vực của mình. Các phòng ban hoạt động độc lập, riêng rẽ không liên kết với nhau tạo ra một sự lãng phí rất lớn, đồng thời các cấp lãnh đạo của thành phố đã nhận ra lợi ích nếu có hẳn một bộ phận chuyên trách về xúc tiến đầu tư, chính vì thế mà trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã ra đời.
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội có ba phòng ban chính là phòng xúc tiến đầu tư, phòng dịch vụ, phòng tổ chức dưới sự chỉ đạo của một giám đốc và một phó giám đốc cùng các trưởng phòng tương ứng.
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.2.1.1 . Chức năng hoạt động:
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2.1.2 . Nhiệm vụ, quyền hạn chính:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Thành phố Hà Nội.
-Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng các danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của Thành phố phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong từng thời kì. Giúp giám đốc Sở thực hiện việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do UBND Thành phố giao.
- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để vận động hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngòai, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố.
- Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Trung tâm được cung cấp các dịch vụ có thu, bao gồm: Cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp, phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan.
- Quản lý cán bộ, viên chức; quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn được giao theo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND Thành phố giao và Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư phân công.
1.3 .Thực trạng xúc tiến đầu tư vào Hà Nội hiện nay
1.3.1 Khái niệm về xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với bất kì thành phố, quốc gia nào. Trong bối cảnh các thành phố đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các thành phố để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các địa phương giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm của giải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng như việc đưa ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vận động chung chung. Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional strategy). Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, họ tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở các địa phương khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình.
Mặ khác,còn có quan niệm xúc tiến đầu tư không chỉ là việc quảng bá hình ảnh địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thu hút ngay thêm các nguồn vốn trong nước như nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước và của cả các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như các Doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn dân cư… và trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đi theo quan niệm này.
1.3.2 Khái quát về chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia và Hà Nội giai đoạn 2008-2015
1.3.2.1. Khái quát chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới.
Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng FDI ở tất cả các nước. Đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này. Các nước nhận FDI - đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửa rộng hơn, tạo điều kiện kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi hơn, kích thích tiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những “rào cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng... nhằm thu hút, “lôi kéo” FDI.
Theo các chuyên gia của UNDP : Việt Nam đang tạo được một môi trường đầu tư rất tốt, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư để tránh rủi ro. Với trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường lớn hấp dẫn nhà đầu tư. Vào WTO, Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn bao giờ hết vì nó mở ra khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho các nhà đầu tư. Đặc biệt việc trở thành thành viên không thường trực của hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã nâng cao uy tín và vị thế của Việt nam trên trường quốc tế. Việc tăng cường phân cấp trong khâu quản lí cũng như có nhiều cải thiện tích cực về môi trường đầu tư đã và đang là tín hiệu tốt mời gọi các nhà đầu tư.
Các chính sách thể hiện sự đổi mới và những cố gắng của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thể hiện trong Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia với mười điểm chính sau :
Thứ nhất : Tạo dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam; thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư, chủ trương và chính sách pháp luật về đầu tư, hiệu quả đầu tư tại Việt Nam;
Thứ hai : Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Thứ ba : Thu thập dữ liệu, nghiên cứu xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật;
Thứ tư : Nâng cấp, duy trì hoạt động có hiệu quả website giới thiệu đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, kết nối với các địa chỉ website có uy tín trên thế giới và các địa chỉ website của các Bộ, ngành, địa phương trong nước;
Thứ năm : Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, lựa chọn đối tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Thứ sáu : Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp;
Thứ bảy : Tổ chức các chương trình vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài, các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước, nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm, cũng như khuyến khích đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Thứ tám : Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và đất nước;
Thứ chín : Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm giới thiệu môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
Thứ mười : Các hoạt động xúc tiến đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.3.2.2 Trọng tâm hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, n