Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Thái Bình

Trong 50 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một trung tâm tài chính lớn, hệ thống ngân hàng đã phát huy tích cực trong việc tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để dầu tư trở lại cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Với tư cách là một ngành dịch vụ đẳng cấp cao và đứng ở hàng tiên phong trong cơ chế hội nhập, hệ thống Ngân hàng cũng đã xây dựng kế hoặch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong kế hoặch hội nhập này, hệ thống Ngân hàng xác định kiểm tra và hoàn thiện lại hành trang để bước vào kỷ nguyên mới, trong đó chất lượng tín dụng là thước đo phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng đối với môi trường bên ngoài, tiềm lực cạnh tranh của ngân hàng để tồn tại và phát triển. Nhận biết được vai trò này của chất lượng tín dụng, trong các văn bản chỉ đạo gần đây của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã khẳng định “ Yêu cầu các ngân hàng thương mại chấn chỉnh lại chất lượng tín dụng, đẩy mạnh biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng “ Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Thái Bình, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thái Bình – Ngân hàng TMCP Đông Á”. Đề tài được kết cấu theo 3 chương: Chương 1. Giới thiệu chung về NHTM CP Đông Á – chi nhánh Thái Bình. Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đông Á - chi nhánh Thái Bình. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đông Á – chi nhánh Thái Bình.

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐỀ TÀI: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình. Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương Giang Lớp : TC23A Khoá : 23 HÀ NỘI -2008 LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP ĐÔNG Á – CN THÁI BÌNH ( Sau đây gọi chung là Ngân Hàng) I. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 1. Cơ cấu tổ chức 1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1.1.2 Chức năng cuả từng bộ phận 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NH 1.3 Nguồn lực kinh doanh của NH 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG Á – CN THÁI BÌNH I.Thực trạng hoạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á – CN Thái Bình. 1.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn 1.2 Hoạt động cho vay trung hạn 1.3 Hoạt động cho vay dài hạn II.Thuận lợi và khó khăn của hoạt động tín dụng tại NH 2.1 Thuận lợi 2.2 Khó khăn III. Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đông Á – CN Thái Bình. 3.1 Những thành tựu đạt được 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG Á – CN THÁI BÌNH I. Định hướng phát triển của NH II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đông Á - CN Thái Bình. 2.1 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý 2.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp 2.3 Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ 2.4 Đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ thông tin 2.5 Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn 2.6 Một số kiến nghị với NHTM CP Đông Á III. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Trong 50 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một trung tâm tài chính lớn, hệ thống ngân hàng đã phát huy tích cực trong việc tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để dầu tư trở lại cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Với tư cách là một ngành dịch vụ đẳng cấp cao và đứng ở hàng tiên phong trong cơ chế hội nhập, hệ thống Ngân hàng cũng đã xây dựng kế hoặch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong kế hoặch hội nhập này, hệ thống Ngân hàng xác định kiểm tra và hoàn thiện lại hành trang để bước vào kỷ nguyên mới, trong đó chất lượng tín dụng là thước đo phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng đối với môi trường bên ngoài, tiềm lực cạnh tranh của ngân hàng để tồn tại và phát triển. Nhận biết được vai trò này của chất lượng tín dụng, trong các văn bản chỉ đạo gần đây của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã khẳng định “ Yêu cầu các ngân hàng thương mại chấn chỉnh lại chất lượng tín dụng, đẩy mạnh biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng “ Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Thái Bình, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thái Bình – Ngân hàng TMCP Đông Á”. Đề tài được kết cấu theo 3 chương: Chương 1. Giới thiệu chung về NHTM CP Đông Á – chi nhánh Thái Bình. Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đông Á - chi nhánh Thái Bình. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM CP Đông Á – chi nhánh Thái Bình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh Thái Bình Ngân hàng TMCP Đông Á. Từ đó, phát hiện những điểm còn hạn chế, còn tồn tại về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tìm hiểu nguyên nhân. Trên cơ sở tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng của Chi nhánh, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Thái Bình. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH THÁI BÌNH I. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Thái Bình được thành lập tháng 09/2004, từ ý tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á: xây dựng Chi nhánh là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Đông Á về quy mô và doanh số hoạt động. Hiện nay, chi nhánh có đội ngũ cán bộ gồm 45 người, trong đó 90% là các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, được bố trí sắp xếp khoa học, tạo động lực thi đua, cạnh tranh lành mạnh. Trụ sở giao dịch đặt tại số 06, đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Với hệ thống phòng giao dịch trực thuộc tại Nam Định. Quý 4 năm 2008 sẽ chuyển trụ sở giao dịch khang trang, hiện đại tại 257, Lý Thái Tổ, thành phố Thái Bình với tiện nghi hiện đại nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Mở thêm 05 phòng giao dịch tại thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam và các phòng giao dịch trong tỉnh: Tại Thành phố, huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà… Tình hình hoạt động hiện nay được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: Tổng nguồn vốn huy động đến nay đạt gần 500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân đến nay đạt trên 100 tỷ đồng. Doanh số thanh toán XNK đạt gần 7 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ trên 5 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2008. Phát hành mới 8.500 thẻ ATM trong năm 2008 nâng tổng số thẻ phát hành lên trên 17 ngàn thẻ, chi trả lương qua thẻ cho hơn 150 đơn vị, với doanh số chi trả gần 20 tỷ đồng/tháng. Tổng số máy ATM trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 18 máy, phủ khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Lợi nhuận 7 tháng vượt gần 30% mức kế hoặch được ban TGĐ giao cho cả năm 2008. Cơ cấu tổ chức 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1.2.Chức năng của từng bộ phận Phòng tín dụng: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, quản lý hậu giải ngân và đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. Phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để bảo đảm thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức khác. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân. Phòng kế hoặch - nguồn vốn: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi xuất, chính sách huy động vốn. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối và các quan hệ vốn của chi nhánh. Phòng thẩm định - quản lý tín dụng: có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn. Phòng tài chính - Kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc, hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh, lập phân tích các báo cáo tài chính, kế toán. Phòng điện toán: quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại Chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh. Phòng Giao dịch: Mở tài khoản cho khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện cho vay, phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc, thực hiện thu theo quy định, thực hiện các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các khách hàng… Phòng tổ chức hành chính: Hướng dẫn cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Lập kế hoặch tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoặch đào tạo của Chi nhánh, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định. 1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh. Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Thái Bình có những chức năng và nhiệm vụ: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn. Tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp từ khách hàng như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Lập kế hoặch kinh doanh và tham gia xây dựng kế hoặch kinh doanh. Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Thái Bình và Giám đốc. Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới. Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất của Chi nhánh. Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định. Thu chi, kiểm, đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,in ấn giấy tờ có giá. Nguồn lực kinh doanh của Ngân hàng Uy tín: là nguồn lực quý giá của NHTMCP Đông Á – chi nhánh Thái Bình, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên không phải Ngân hàng nào cũng có uy tín mà nó được gây dựng lâu dài trong quá trình hoạt động. Khách hàng bao giờ cũng tìm những Ngân hàng có uy tín cao để vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhằm mục đích kịp thời và đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay. Uy tín không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tín dụng mà nó còn ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn chủ sở hữu: của Ngân hàng không những quyết định đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng mà ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của Ngân hàng. Ở mỗi quốc gia đều có quy định về lượng vốn tối đa mà một Ngân hàng thương mại có thể cho vay dựa trên vốn chủ sở hữu của nó. Vì vậy, một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì số vốn tố đa được phép cho vay càng cao. Vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính và tác động đến uy tín của Ngân hàng… Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng quý 2 năm 2008 của CN Thái Bình như sau: Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN Thái Bình Đơn vị: Triệu đồng STT  Chỉ tiêu  Đvt  Tháng 04  Tháng 05  Tháng 06          1  Tổng thu nhập  trđ  3,511.0  3,704.0  4,097.0      Thu lãi cho vay  trđ  711.4  911.2  1,029.0      Thu lãi tiền gửi  trđ  11.4  0.0  0.0      Thu khác từ hoạt động tín dụng  trđ  2,644.8  2,743.2  3,030.0      Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh  trđ  95.6  0.1  0.0      Thu từ nghiệp vụ thanh toán  trđ  30.7  49.5  38.0      Lãi từ kinh doanh ngoại hối  trđ  17.1  0.0  0.0   2  Tổng chi phí  trđ  2,944.6  2,926.1  3,444.8      Chi trả lãi tiền gửi  trđ  2,484.0  2,413.3  2,918.0      Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá  trđ  72.3  97.5  102.0      Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ  trđ  7.5  0.8  38.0      Chi phí cho nhân viên  trđ  149.0  174.1  144.5      Chi hoạt động quản lý và công cụ  trđ  116.1  68.7  57.1      Chi khấu hao TSCĐ  trđ  26.7  27.3  27.4      Chi khác về tài sản  trđ  89.0  144.4  61.3   3  Lợi nhuận trước thuế (3=1-2)  trđ  566.4  777.8  652.2   (Nguồn : Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Á – CN Thái Bình) CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG Á CN THÁI BÌNH. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CN THÁI BÌNH – NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á Hoạt động cho vay của CN Thái Bình được phân theo thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung và dài hạn Hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của CN Thái Bình đã đạt được một số kết quả nhất định và có sự tăng giảm qua các tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi thời hạn cho vay đều có thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng cá nhân, tổ chức vay vốn ngắn hạn hay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Bảng 2.1. Hoạt động cho vay phân theo thời hạn tại CN Thái Bình Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tỉêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Tiền gửi của TCKT  2.771.700  3.705.456  4.658.874   Tiền gửi dân cư Tiền gửi tiết kiệm Kỳ phiếu Trái phiếu  5.165.807 2.404.572 1.688.811 1.072.424  3.317.088 2.208.801 461.017 647.270  3.048.831 2.168.426 230.878 649.527   Huy động khác  470.793  85.906  113.084   (Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á) 2.1.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn Số dư cho vay ngắn hạn tăng đều qua các tháng. Năm 2007 đạt 4.658.874 triệu đồng, tăng 25.7% so với năm 2006(tăng 953.418 triệu đồng); tăng 68.1% so với năm 2005 (tăng 1.887.174 triệu đồng). Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 1.096.128 triệu đồng, tăng 7.5% so với năm 2005 (tăng 76.150 triệu đồng) và tăng nhanh so với năm 2004. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng mạnh qua các năm, năm 2007đạt 3.562.746 triệu đồng, tăng 32.7% so với năm 2006 (tăng 877.286 triệu đồng) và tăng 60.8% so với năm 2005 (tăng 1.347.456 triệu đồng). Bảng 2.2. Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Tiền gửi của tổ chức kinh tế  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Tiền gửi không kỳ hạn  556.410  1.019.978  1.096.128   Tiền gửi có kỳ hạn  2.215.290  2.685.478  3.562.746   Tổng cộng  2.771.700  3.705.456  4.658.874   (Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á) Biểu đồ 2.1.Cơ cấu huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế ( triệu đồng) Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, dư nợ cho vay ngắn hạn gia tăng là sự nỗ lực liên tục của CN Thái Bình – Ngân hàng Đông Á trong việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể kể đến các chính sách như: Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng: Theo Quyết định số 160/ĐH – NH2 ngày 18/04/1994 về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Đông Á đã triển khai thực hiện quyết định này tới tất cả các chi nhánh. CN Thái Bình được chọn làm đơn vị thí điểm thực hiện mở tài khoản cá nhân cho cán bộ công nhân viên. Đến nay, các công ty có quan hệ với Ngân hàng cũng thực hiện việc thanh toán lương qua tài khoản. Số tài khoản này ngày càng phát triển về mặt số lượng, giúp Ngân hàng có được một nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới tài khoản cá nhân CN Thái Bình còn đưa vào sử dụng hệ thống rút tiền tự động ATM, giúp giảm bớt được nhiều thủ tục cho các chủ tài khoản và thúc đầy số lượng tài khoản cá nhân tại Sở. Để mọi người hiểu được các nội dung, thủ tục mở tài khoản, sử dụng séc cá nhân và lợi ích của chúng, CN Thái Bình đã tăng cường công tác quảng cáo. tuyên truyền qua các thông tin đại chúng như sách báo. đài phát thanh, truyền hình. Công tác hiện đại hoá Ngân hàng được chú trọng để giúp cho quá trình chu chuyển vốn được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại CN Thái Bình: Loại tài khoản này có đặc điểm là số dư không ổn định, nhưng lại có lợi thế trong tổng nguồn vay vốn huy động. Ngân hàng có thể giảm được lãi suất đầu vào, trong khi vẫn huy động được một lượng vốn lớn. CN Thái Bình đã áp dụng các chính sách khách hàng đúng đắn để khuyến khích họ thường xuyên gửi tiển nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi thanh toán: ưu tiên cho các doanh nghiệp có số dư tiền gửi cao và thưòng xuyên ổn định được giảm lãi suất tiền vay, hoặc được hưởng ưu đãi trong khâu dịch vụ thanh toán như chuyển được một khối lượng tiền lớn đi tỉnh khác được trừ phần trăm chi phí … Mặt khác, CN Thái Bình còn chấn chỉnh thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Với phương châm “hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của chúng tôi”, CN Thái Bình luôn không ngừng hoàn thiện để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. Vì vậy, Sở đã tiếp cận được với nhiều tổ chức kinh tế lớn như Quỹ Hỗ trợ phát triển (thiết lập quan hệ tiền gửi từ năm 2005, đến nay đã đạt số dư tiền gửi có kỳ hạn là 1.616 tỷ đồng), Bảo hiểm xã hội (số dư huy động đạt 1.200 tỷ đồng), Tổng công ty dầu khí (số dư huy động đạt 1.227 tỷ đồng), Tổng công ty điện lực (số dư huy động đạt 440 tỷ đồng), Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia …, đóng góp lớn cho việc tăng trưởng nền vốn của CN Thái Bình. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức này hiện chiếm 57% trong tổng nguồn vốn huy động. Bảng 2.3. Cơ cấu loại tiền trong tiền gửi của tổ chức kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   1. VNĐ  89.6 %  91.5 %  92.8 %   2. Ngoại tệ  10.4 %  8.5 %  7.2 %   Tổng cộng  2.771.700  3.705.456  4.658.874   (Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á) Ta thấy rằng, lượng ngoại tệ trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong cơ cấu tiền gửi, đồng nội tệ luôn lớn hơn đồng ngoại tệ cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các tổ chức kinh tế này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng như doanh thu sử dụng ngoại tệ còn thấp. Vì vậy, số ngoại tệ gửi vào Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp. 2.2.2. Huy động từ tiền gửi trong dân cư Đây là hình thức huy động khá phổ biến nhằm thu hút số tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong công tác huy động vốn, huy động từ tiền gửi trong dân cư là công cụ truyền thống và hiện nay, hình thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến. Những thành phố lớn là nơi tập trung đông dân cư và người dân thường có mức thu nhập ổn định. Vì vậy các Ngân hàng rất chú trọng đến hình thức huy động này. Trong tổng nguồn vốn, huy động từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Biểu đồ 2.2.Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư(triệu đồng) Vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư giảm qua các năm. Năm 2007 đạt 3.048.831 triệu đồng, giảm 8.1% so với năm 2006 (giảm 268.257 triệu đồng) và giảm 40.1% so với năm 2005 (giảm 2.116.976 triệu đồng). Trong đó, tiền gửi tiết kiệm trong dân cư không có sự tăng trưởng mà theo chiều hướng giảm, năm 2007 đạt 2.168.426 triệu đồng, giảm 1.8% so với năm 2006 (giảm 40.375 triệu đồng) và giảm 9.8 % so với năm 2005 (giảm 236.146 triệu đồng). Bảng 2.4. Tình hình huy động tiền gửi trong dân cư Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   Tiền gửi tiết kiệm  2.404.572  2.208.801  2.168.426   Kỳ phiếu  1.688.811  461.017  230.878   Trái phiếu  1.072.424  647.270  649.527   Tổng cộng  5.165.807  3.317.088  3.048.831   (Nguồn : Phòng kinh doanh CN Thái Bình – Ngân Hàng TMCP Đông Á)
Luận văn liên quan