Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh Tiểu học

Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đấy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó. Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15690 | Lượt tải: 12download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU I.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học 1. Đọc là gì? Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đấy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó. Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này. 2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dung trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khă năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này – đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. 3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học Phân môn Học vần (thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ) cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ - âm. Hết lớp 1, học sinh có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết). Việc đọc trơn các từ, ngữ đoạn, câu chưa trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy, Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, năng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Tính đa nghĩa của đọc kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc”. “Biết đọc” được hiểu theo nhiều mức độ. Một em bé mới đi học, biết đánh vần “cờ - o - co”, ngập ngừng đọc từng tiếng một, thế cũng gọi là đã biết đọc. Đọc, thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc. Chọn trong biển sách báo của nhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần của hàng chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. 3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên đọc là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu “chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khác nhau : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Bốn kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Cũng như khó mà nói ra được con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở ra con gà, nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng. 3.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách vở là một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc dạy học phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 3.3. Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh những nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách , thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. II.Các cơ sở khoa học để tổ chức dạy học tập đọc ở tiểu học Phương pháp dạy học Tập đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lý ngữ học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc và cách thức tạo ra chúng không tách rời các cơ sở khoa học này. Thuộc ngôn ngữ học là vấn đề về chính âm, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) ; vấn đề nghĩa của từ, câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học) ; vấn đề dấu câu, các kiểu câu… (thuộc ngữ pháp học) ; vấn đề lý thuyết giao tiếp và tiếp nhận văn bản (thuộc dụng học). Các cơ sở văn học sẽ giúp cho việc đọc hiểu văn bản văn chương. Những hiểu biết về lý thuyết dạy học hiện đại và cơ chế của đọc sẽ giúp chúng ta tổ chức dạy học Tập đọc một cách có hiệu quả. Vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy Tập đọc chưa tốt cũng chính là ở những hạn chế của giáo viên. Nhìn chung, hiện nay giáo viên của chúng ta vẫn còn thiếu hụt các kỹ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các nội dung dạy học Tập đọc. Nhiều giáo viên đọc không đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những điều được đọc từ cấp độ từ đến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản. Nhiều giáo viên cảm thụ văn học còn yếu. Giáo viên cũng bị thiếu hụt các kỹ năng dạy học Tập đọc, không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học. Nhiều giáo viên không biết chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm, cũng như không biết một cách nào khác để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc ngoài cách nói ra những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm. Sau đây, chúng ta đi vào nghiên cứu các cơ sở cũng như những căn cứ của dạy học đọc, xác định những kiến thức và kỹ năng người giáo viên cần có để tổ chức dạy học đọc ở tiểu học. 1.Cơ chế của đọc Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc đã diễn ra như thế nào và bản chất của kỹ năng đọc là gì. Cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc vì nó sẽ giúp chúng ta xác định mục đích, nội dung của quá trình đọc, cũng như xác định mục đích, nội dung của quá trình dạy học đọc. Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Chúng ta đi vào xem xét đặc điểm của quá trình này. Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối lien hệ giứa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các ký hiệu văn tự thành các ký hiệu âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hết được đo bằng hai phẩm chất : đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó cũng chính là hai kỹ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các ký tự, làm rõ nội dung và đích thông báo của văn bản. Lúc này quá trình đọc không chỉ là sự vân động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc, trở thành một kỹ năng của đọc. Ở đây ta gọi là kỹ năng đọc hiểu. Giao tiếp có hai bình diện : tiếp nhận và sản sinh. Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận được văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá trình tái sinh văn bản. Lúc này anh ta còn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà mình đã tiếp nhận được đến người nghe. Chính vì vậy, diễn cảm (có người gọi là truyền cảm) là một phẩm chất cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu của kỹ năng đọc. Như vậy, đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt người mới biết đọc với người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh) ; theo nghĩa rộng, đọc được hiểu là kỹ thuật đọc cộng với sự thông hiểu điều được đọc (không chỉ hiểu nghĩa của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài). Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ “đọc” được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Từ đây, chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai – đọc được xem như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố : ●Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ. ●Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ theo từng chữ cái (đánh vần) hay là đọc trơn từng tiếng tùy thuộc vào trình độ nắm kỹ thuật đọc. ●Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài). b. Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. T.G.Egôrôp (dần theo TLTK 35 ; tr. 101) chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn : ●Phân tích. ●Tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành động). ●Giai đoạn tự động hóa. Giai đoạn dạy học vần (lớp 1) là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo phát âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận “từ” bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo, sự thông hiểu ý nghĩa của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa. Bước sang lớp 2, lóp 3, học sinh bắt đầu đọc tổng hợp. Trong những năm cuối cấp, đọc ngày càng tự động hóa, nghĩa là người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (bài khóa) : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó. Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản, nghĩa là đòi hỏi tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thời hướng đến việc hoàn thiện kỹ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc. Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu được những điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa cảu chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc. Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt). Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý thức. Một phương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu phải đạt tới trong sự chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc đọc, cả đọc thành tiếng và đọc thầm. Quy trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau : Hiểu nghĩa các từ, các ngữ. Hiểu các câu. Hiểu các khối đoạn, những là những tập hợp câu dung để phát biểu một ý trọn vẹn mà phức hợp. Hiểu được cả bài. Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sức chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Còn nghĩa thì chưa có đủ thì giờ và sức lực để nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế, nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở để xuất hiện các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học. 2. Bình diện ngữ nghĩa của văn bản và luyện đọc hiểu ở tiểu học 2.1. Ý nghĩa của dạy đọc hiểu Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không tách tời với việc đọc hiểu những gì được đoc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn khác của nhà trường. Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc. “Đọc là để hiểu nghĩa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ đang học đọc, xem việc hiểu những được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ (xem TLTK 35). Ngay cả giai đoạn đầu lớp 1, khi mục đích chính của dạy học là dạy kỹ thuật đọc, chú trọng mặt phân giải âm thanh của tiếng, cũng vẫn phải chú ý đến việc chọn ngôn liệu để học âm, vần, thanh sao cho việc dạy chữ gắn với việc dạy nghĩa. Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lý thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trong dạy học ở tiểu học nói chung. Trong khi đó, việc quan sát thực trạng dạy học Tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cho thấy rằng kỹ năng đọc hiểu của cả thầy và trò tiểu học đều yếu. Ngay cả giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích rất sai về các bài đọc ở tiểu học. Học sinh đọc mà không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Kết quả học đọc của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành một kỹ năng giao tiếp quan trọng. Nguyên nhân chính của hạn chế này là do giáo viên chưa nắm chắc nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu. Sau đây chúng ta đi vào xem xét các cơ sở để xác định nội dung dạy đọc hiểu một bài. 2.2. Văn bản với vấn đề đọc hiểu Để làm rõ dạy đọc hiểu nghĩa là làm gì, chũng ta cần hiểu rõ đối tượng mà đọc hiểu tác động : văn bản. + Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản có tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này thể hiện ở hai phương diện : +Về mặt nội dung : nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề, ở sự phát triển mạch lạc, chặt chẽ của nội dung và bộc lộ ở tính nhất quán và rõ rệt ở mục tiêu văn bản. + Về mặt hình thức : tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặt chẽ, giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bản có một tên gọi. Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung vào một chủ đề thống nhất, chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn. Văn bản (bài) được dạy đọc ở tiểu học có dung lượng không lớn nên cấp độ dưới văn bản thường chỉ là đoạn văn, khổ thơ. Để xác định nội dung của bài lại phải tìm nội dung của đoạn. Tính nhất quán của văn bản thể hiện ở mục tiêu văn bản. Văn bản là sản phẩm của quá trình giao tiếp. Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của văn bản. Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích : thông tin (thông báo tin tức), tự biểu hiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hành động. Những mục tiêu này được thực hiện đồng thời trong từng văn bản nhưng trong từng phong cách, kiểu loại văn bản, các mục tiêu không được thể hiện đồng đều. Tất cả các văn bản xét cho cùng đều hướng đến mục đích hành động vì dù là đích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí, thực chất vẫn là nhằm tác động vào lý trí để thuyết phục hoặc là tác động vào tình cảm để truyền cảm, hướng người đọc, người nghe đến một hành động nào đó. Chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản luôn chứa đựng nội dung thông tin và nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản. Trước hết, đó là nội dung miêu tả, hay còn gọi là nội dung sự vật, là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân con người. Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản. Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp. Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản. Xét cách thức biểu hiện các thông tin ngữ nghĩa thì cần phân biệt : thông tin ngữ nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn) và thông tin ngữ nghĩa hàm ẩn (còn gọi là hàm ngôn). Nghĩa tường minh là các thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docday_hoc_Tap.doc
  • docCHUYEN_DE_TIEP_NHAN_CH_5.9.2010.doc
Luận văn liên quan