Chuyên đề Quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131 Hải quân

Xăng dầu là một mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực Quốc phòng xăng dầu có ý nghĩa chiến lược quan trong cho hoạt động thường xuyên, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của quân đội. Mặc dù đã có định mức quy định cho từng loại xăng dầu, nhưng lượng xăng dầu hao hụt ở các đơn vị trong các khâu vẫn rất lớn. Hàng năm, trung đoàn 131 được bảo đảm một lượng xăng dầu tương đối lớn để bảo đảm cho hoạt động thường xuyên, công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.Trong những năm qua, việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn đã đạt được những kết quả nhất định, lượng xăng dầu hao hụt hàng năm luôn bảo đảm theo định mức quy định. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất của nghành xăng dầu trung đoàn đã qua nhiều năm sử dụng, tổ chức biên chế chưa đầy đủ . nên việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu của nghành xăng dầu trung đoàn vẫn còn những điểm hạn chế nhất định. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở các đơn vị, riêng việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu đặc thù như ở trung đoàn 131 thì chưa được đề cập và nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “ Quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131/Hải quân” là vấn đề cấp thiết, khách quan nhằm tìm ra các biện pháp quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131/Hải quân.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131 Hải quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết. Xăng dầu là một mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực Quốc phòng xăng dầu có ý nghĩa chiến lược quan trong cho hoạt động thường xuyên, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của quân đội.  Mặc dù đã có định mức quy định cho từng loại xăng dầu, nhưng lượng xăng dầu hao hụt ở các đơn vị trong các khâu vẫn rất lớn. Hàng năm, trung đoàn 131 được bảo đảm một lượng xăng dầu tương đối lớn để bảo đảm cho hoạt động thường xuyên, công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.Trong những năm qua, việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn đã đạt được những kết quả nhất định, lượng xăng dầu hao hụt hàng năm luôn bảo đảm theo định mức quy định. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất của nghành xăng dầu trung đoàn đã qua nhiều năm sử dụng, tổ chức biên chế chưa đầy đủ . nên việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu của nghành xăng dầu trung đoàn vẫn còn những điểm hạn chế nhất định. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở các đơn vị, riêng việc thực hiện định mức hao hụt xăng dầu đặc thù như ở trung đoàn 131 thì chưa được đề cập và nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “ Quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131/Hải quân” là vấn đề cấp thiết, khách quan nhằm tìm ra các biện pháp quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131/Hải quân. 2. Mục đích. Thứ nhất, thông qua viết chuyên đề tốt nghiệp để củng cố kiến thức về lý luận và thực tiễn, đồng thời học phương pháp nghiên cứu, rèn tác phong làm việc khoa học . phục vụ cho ôn thi tốt nghiệp và công tác ở đơn vị sau này. Thứ hai,trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác xăng dầu ở đơn vị. đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131. Trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn các đơn vị. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ các nội dung lý luận về hao hụt, định mức hao hụt xăng dầu. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131 trong những năm gần đây, tìm ra những điểm hạn chế, nguyên nhân hạn chế. Thứ ba, đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng tổng hợp các phương pháp: logic lịch sử, hệ thống, cấu trúc, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, thu thập điều tra các số liệu thực tế ở đơn vị và trong các tài liệu tham khảo . 6. Kết cấu của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục chuyên đề được kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Một số biện pháp quản lý thực hiện định mức hao hụt xăng dầu ở trung đoàn 131/Hải quân. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Định mức hao hụt xăng dầu. a. Phương pháp tính hao hụt xăng dầu trong các khâu công tác. * Định mức hao hụt khi nhập, xuất. - Tính định mức hao hụt khi nhập: Xác định hao hụt khi nhập là xác định lượng hao hụt trong công đoạn chuyển nhiên liệu, dầu mỡ từ các phương tiện chứa đựng trên phương tiện vận chuyển vào phương tiện chứa ở kho nhập, gồm lượng nhiên liệu bay hơi ở phương tiện giao và bay hơi ở phương tiện nhận, lượng tồn đọng do dính bám ở phương tiện giao, ở phương tiện chuyển (máy bơm, đường ống) và sự rò rỉ, trào *** trên đường nhiên liệu chuyển từ phương tiện giao đến phương tiện nhận mà không thể thu hồi được. Đơn vị tính trong định mức là % số lượng nhập (với nhiên liệu tính thể tích ở 150C, với dầu mỡ tính là kilogam). Tính toán hao hụt : H = Đ.V Trong đó: H: Lượng hao hụt nhập (tính là lít ở 150C với nhiên liệu ,kg với dầu nhờn và mỡ) Đ: định mức cho trong bảng định mức . V: Thể tích (quy về thể tích ở 150C) xác định tại phương tiện giao. Nếu đơn vị nhận theo số đo trên phương tiện chứa của mình thì không được tính hao hụt nhập. Tính định mức hao hụt ở khâu xuất: định mức hao hụt ở khâu xuất bao gồm hao hụt do bay hơi ở phương tiện chứa ở kho xuất, phương tiện nhận cộng với rò rỉ trên tuyến ống công nghệ mà không thể thu hồi được. Đơn vị tính là % số lượng xuất (số lượng ghi trên phiếu xuất) Nếu đơn vị nhận hàng theo số đo ở bể xuất thì đơn vị xuất hàng không được tính phần hao hụt này. Nếu đơn vị nhận hàng theo số đo tại phương tiện nhận thì đơn vị xuất hàng được tính toàn bộ hao hụt ở khâu xuất. Các phương tiện đặc biệt nếu phải thu hồi nhiên liệu trong đường ống sau khi xuất thì được tính thêm phần hao hụt làm đầy và thu hồi của ống trên chiều dài thực tế của đoạn ống đó. Trong trường hợp xuất lẻ: Lượng xuất ra không quy đổi về thể tích ở nhiệt độ 15oC mà chỉ xác nhận số lượng theo phiếu xuất ở nhiệt độ thực tế. Nhưng trong kỳ kiểm kê hàng tháng đợn vị phải tính số lượng đã xuất về thể tích ở 15oC (với nhiệt độ trung bình khi xuất là nhiệt độ đo tại miệng ống hút đặt trong bể chứa). Lượng nhiên liệu chênh lệch giữa lượng cấp theo phiếu xuất và quy đổi về 15oC không được tính bù cho hao hụt mà được coi là lượng tiết kiệm và phải lập báo cáo riêngđể báo cáo chỉ huy đơn vị ra quyết định xử lý. * Định mức hao hụt trong vận chuyển đường bộ: Định mức hao hụt trong vận chuyển chỉ tính hao hụt rueeng trong vận chuyển (số lượng thực tế xác định trên phương tiện vận chuyển sau khi nhận và số lượng thực tế xác định trên phương tiện ở thời điển giao hàng). Định mức không bao hàm hao hụt ở khâu nhập và khâu xuất. Đơn vị tính hao hụt là % số lượng vận chuyển (đã quy đổi về thể tích chuẩn và xác định tại phương tiện vận chuyển nơi nhập hàng vào phương tiện vận chuyển) với chiều dài xây dựng định mức (100km) trên chiều dài vận chuyển thực tế. Cách tính:  Hvc=G. Đ.L/100 (%) Trong đó: Hvc: Lượng hao hụt cho phép trên chiều dài thực tế vận chuyển. L: Chiều dài vận chuyển thực tế. 100: Chiều dài xây dựng định mức. Đ: Giá trị định mức của loại vận chuyển tương ứng. Trong quá trình vận chuyển vì nguyên nhân khách quan, thời gian vận chuyển kéo dài quá số ngày quy định của kế hoạch vận chuyển thì được tính thêm hao hụt bảo quản tồn chứa cho từng loại phương tiện trong số ngày kéo dài theo quy định. Số lượng hao hụt = (Đmhh bảo quản tồn chứa).(Số ngày kéo dài qua quy định) 30 Vận chuyển bàng đường bộ tính theo hao hụt tồn chứa ngắn ngày trong bể trụ nằm đặt nổi ngoài trời.  Trong vận chuyển bằng đường bộ còn quy định tính tốt xấu của cung đường vận chuyển (cấp đường theo quy định của Bộ Giao thông vận tải), nếu đơn vị vận chuyển phải vận chuyển trong các loại đường tốt, xấu thì phải có thống kê xác định số km đường của từng cấp để tính định mức tương ứng, nếu không xác định được thì chỉ được phép tính theo định mức 1. * Định mức hao hụt trong bảo quản tồn chứa: - Định mức hao hụt trong bảo quản tồn chứa được chia ra theo từng loại hàng tồn chứa, tính chất tồn chứa, phương tiện tồn chứa và điều kiện bảo quản. + Theo tính chất tồn chứa có: tồn chứa ngắn ngày (trong tháng phương tiện đó có tham gia xuất, nhập), tồn chứa dài ngày (trong tháng phương tiện không tham gia nhập, xuất). + Theo phương tiện tồn chứa có: Bể trụ đứng, bể trụ nằm và vật chứa nhỏ(gồm phuy, bidong và thùng xe .). + Theo điều kện bảo quản cosbeer đặt nổi ngoài trời , bể đặt trong nhà có mái che, nửa nổi nửa chìm hoặc có tường bao, bể đặt ngầm và trong hang,thùng xe có các loại sẵn sàng chiến đấu và xe niêm cất. Đơn vị tính hao hụt trong bảo quản tồn chứa là % số lượng bảo quản trung bình trong tháng (tồn đầu + tồn cuối)/2 không kể tồn đầu, tồn cuối là bao nhiêu. - Cách tính hao hụt trong bảo quản tồn chứa:  + Trong 1 tháng: H’=Đ.(G1+G2)/2 (%) Trong đó: H’: Lượng hao hụt trong 1 tháng (cho phép). G1: Số lượng ở điều kiện tiêu chuẩn xác định đầu tháng. G2: Số lượng ở điều kiện tiêu chuẩn xác định cuối tháng. Đ : Định mức hao hụt của dạng tồn chứa, phương tiện tồn chứa và điều kiện tương ứng. + Giữa 2 thời điểm: ( % ) Trong đó: Hn: Lượng hao hụt trong 1 tháng (cho phép). Ga: Số lượng chứa ở điều kiện tiêu chuẩn xác định ở thời điểm trước. Gb: Số lượng chứa ở điều kiện tiêu chuẩn xác định ở thời điểm sau. D : Định mức phụ thuộc dạng tồn chứa, phương tiện và điều kiện tương ứng. n: Số ngày tính từ thời điểm xác định số lượng trước đến thời điểm xác định sau. * Định mức hao hụt khi tráng phương tiện bằng nhiên liệu mới: Định mức hao hụt khi tráng phương tiện bằng nhiên liệu mới chia ra 2 loại: tráng rửa phương tiện chứa đựng và tráng rửa đường ống. Trong mỗi loại lại chia ra số lượng nhiên liệu dùng để tráng rửa. Lượng hao hụt ở đây chỉ tính cho lượng hao hụt của số nhiên liệu đem tráng bề mặt vật chứa để đảm bảo chất lượng cho nhiên liệu sẽ nạp vào phương tiện. Khi cần phải xúc rửa để làm sạch vật chứa hoặc đường ống phải áp dụng các phương pháp khác, nếu bắt buộc phải dùng dung môi để tẩy rửa phải lập báo cáo riêng mà không áp dụng định mức này. Số lượng dùng để tráng phương tiện phải tùy theo yêu cầu của chất lượng nhiên liệu định nạp vào phương tiện và tùy thuộc loại hình của phương tiện. Số lượng này do cơ quan quản lý kỹ thuật phương tiện và cơ quan quản lý chất lượng xăng dầu cùng thống nhất để quyết định sau khi đã báo cáo và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền. Hao hụt trong khâu tráng rửa bề mặt vật chứa, đường ống gồm: Lượng bay hơi khi cấp phát, tiếp nhận và bay hơi ở phương tiện cần tráng rửa, lượng dính bám tồn đọng ở phương tiện tráng không thu hồi lại hết. Cách tính hao hụt : H’=V.Đ Trong đó: H’: Số lượng hao hụt  V: Số lượng nhiên liệu dùng để tráng rửa. Đ: Định mức hao hụt tương ứng. Đơn vị tính là % số lượng nhiên liệu đem ra tráng rửa Lượng nhiên liệu sau khi tráng rửa phương tiện, nếu giảm chất lượng phải lập báo cáo và tồn chứa riêng. * Định mức hao hụt mỡ: Định mức hao hụt mỡ tính chung cho các loại sản phẩm mỡ(bôi trơn và bảo quản). Định mức chỉ tính cho khâu xuất, nhập phải phá bao bì, nếu xuất nguyên thùng, hòm, hộp hoặc điều chuyển không được tính phần hao hụt này. Đơn vị tính là % trọng lượng xuất, nhập. b. Định mức hao hụt xăng dầu trong các khâu công tác đối với xăng và điezel. * Định mức hao hụt xăng dầu khi nhập, xuất: - Định mức hao hụt xăng dầu khi nhập: Bảng 1.1 TT Loại nhiên liệu Pt nhập vào bể Đmhh 1 Xăng các loại - Toa xitéc và ô tô xitéc - Bể ( chuyển bể ) 0.35 0,20 2 Điezel các loại - Toa xitéc và ô tô xitéc - Bể ( chuyển bể ) 0,15 0,08 Định mức trên tính cho quá trình nhập từ phương tiện vào bể chứa. Lượng hao hụt là hiệu số giữa số lượng giao tại phương tiện (tính về thể tích ở 150C) với số lượng nhận tại bể (tính về thể tích ở 150C). - Định mức hao hụt xăng dầu khi xuất: Lượng hao hụt là hiệu số giữa số lượng xuất tại bể và số lượng nhận tại phương tiện (đã quy đổi về thể tích ở 150C).  Bảng 1.2. TT Loại nhiên liệu Xuất cho phương tiện Đmhh 1 Xăng các loại - Xuất lẻ - Bể ( chuyển bể ) 0.60 0,20 2 Điezel các loại - Xuất lẻ - Bể ( chuyển bể ) 0,28 0,05 * Định mức hao hụt xăng dầu trong công tác vận chuyển bằng đường bộ: - Định mức hao hụt trong vận chuyển đường bộ bao gồm lượng hao hụt do bay hơi, rò rỉ cho phép trong quá trình vận chuyển (không bao gồm hao hụt khi nhập, xuất). - Hao hụt tính riêng cho từng loại phương tiện chứa đựng khi vận chuyển và tính riêng cho từng cấp đường (tốt, xấu). - Đơn vị tính: Tỷ lệ % số lượng vận chuyển (đã quy định về đơn vị chuẩn) trên đoạn đường 100km. Bảng 1.3. TT Tên nhiên liệu Mức 1 Mức 2 Ô tô xitéc Vật chứa nhỏ Ô tô xitéc Vật chứa nhỏ 1 Xăng các loại 0,08 0,1 0,16 0,2 2 Điêzel các loại 0,04 0,05 0,08 0,1 - Vật chứa nhỏ gồm phuy, bidong, hòm, hộp. - Đường bộ cấp 1, 2, 3 được áp dụng định mức ở mức 1. Đường bộ cấp 4, 5 được áp dụng định mức ở cấp 2. Đường quân sự làm gấp được áp dụng định mức bằng 1.5 lần định mức ở mức 2. * Định mức hao hụt xăng dầu trong bảo quản, tồn chứa: - Định mức hao hụt xăng dầu khi bảo quản, tồn chứa trong bể: Đơn vị tính: Tỷ lệ % số lượng tồn chứa bình quân trong 1 tháng. Bảng 1.4. TT Dạng bảo quản Loại nhiên liệu Điều kiện bảo quản, tồn chứa chôn ngầm 1 Tồn chứa dài ngày - Xăng các loại - Điezel các loại 0,05 0,005 2 Tồn chứa ngắn ngày - Xăng các loại - Điêzel các loại 0,1 0,01 - Định mức hao hụt xăng dầu khi bảo quản trong vật chứa nhỏ: Đơn vị tính: Theo tỷ lệ % số lượng bảo quản trong 1 tháng. Bảng 1.5 TT Loại nhiên liệu Đmhh trong thùng, phuy, hòm, hộp 1 Xăng các loại 0,3 2 Điêzel các loại 0,03 * Định mức hao hụt các loại mỡ: Đơn vị tính:Tỷ lệ % khối lượng xuất, nhập Bảng 1.6 Khâu công tác Đmhh Xuất lẻ 0.3 Nhập khẩu o.2 Định mức chỉ áp dụng cho trường hợp khi xuất nhập phải phá bao bì đóng gói. Trường hợp xuất nhập không phải phá bao bì của nơi sản xuất và xác định khối lượng trực tiếp thì không được tính hao hụt. 1.1.2.Nguyên nhân hao hụt xăng dầu . * Nguyên nhân hao hụt xăng dầu: Hao hụt xăng dầu ở kho diễn ra trong quá trình vận chuyển, tiếp nhận, cấp phát và bảo quản. Hao hụt về số lượng thường do tình trạng kĩ thuật của các loại máy móc thiết bị trong kho, trong các trạm bơm chuyển không phù hợp với yêu cầu kĩ thuật, sửa chữa các trang thiết bị trong kho không được tiến hành đúng thời hạn, sử dụng lưu trình công nghệ trong kho sai quy trình kỹ thuật gây ra trào *** xăng dầu. Trong kho xăng dầu, ở trạm bơm và hệ thống công nghệ có tới hàng trăm mối nối và đoạn liên kết, đó chính là nơi trở thành nguồn gốc của hao hụt, tổn thất do rò chảy. Chúng ta thường ít chú ý tới loại hao hụt, tổn thất này và coi chúng không đáng kể, nhưng chính loại hao hụt, tổn thất này lại gây nên sự lãng phí lớn. Hao hụt về số lượng còn do quá trình nạp xăng dầu vào các vật chứa bị trào ***; trong quá trình tiếp nhận xăng dầu còn sót lại trong vật chứa, trong ống và phần cặn còn lại trong khi vét để cọ rửa bể; các sự cố ở bể, ở hệ thống công nghệ và ở các thiết bị trong kho. Các hao hụt tổn thất về số lượng, làm giảm chất lượng do bay hơi gây ra khi tiếp nhận, bảo quản và cấp phát, trong đó hao hụt tổn thất trong bảo quản chiếm tỉ lệ chủ yếu và đây cũng là nguyên nhân gây nên hao hụt tổn thất xăng dầu lớn nhất ở kho. Các hao hụt tổn thất về chất lượng xăng dầu ở kho và trong khi bơm chuyển theo đường ống xảy ra do lẫn lộn các sản phẩm với nhau, khi thiếu thận trọng và thực hiện không đúng các chế độ quy định trong tiếp nhận, tồn chứa và cấp phát, đồng thời còn do lượng nước và tạp chất cơ học gây ra. Hao hụt tổn thất xăng dầu còn xảy ra trong quá trình cấp phát lẻ (cấp phát cho xe máy, can). Hao hụt tổn thất trong quá trình này là do để xăng dầu bị trào ***, do sơ ý của người cấp phát, do cấp phát quá số lượng, dụng cụ đo lường không chính xác, do vật chứa sử dụng lâu ngày bị biến dạng như: Phuy, biđông bị phồng, bị dãn nở . Hao hụt tổn thất xăng dầu do bay hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do bản chất của từng loại xăng dầu, điều kiện nhiệt độ môi trường và bề mặt thoáng của xăng dầu tiếp xúc với không khí. Ngoài ra một số yếu tố khác như: Điều kiện tồn chứa (khí hậu, thời tiết của khu vực kho), các đặc điểm thiết kế (kích thước, kiểu loại, khả năng chịu áp suất của bể chứa) và chế độ hoạt động của bể chứa (số lượng nhập xuất, luân chuyển trong năm, phằn trăm nhiên liệu chứa trong bể) cũng ảnh hưởng đến lượng hao hụt tổn thất xăng dầu do bay hơi trong quá trình bảo quản, tiếp nhận và cấp phát. Hiện tượng bay hơi chỉ xảy ra khi khoảng trống chứa hơi trong bể chưa bão hoà. Nghĩa là áp suất dư của hơi trong khoảng trống nhỏ hơn áp suất hơi bão hoà ở trên bề mặt của xăng dầu. Trong điều kiện tồn chứa tại kho, độ kín của bể chứa phụ thuộc vào kiểu loại phương tiện chứa đựng và tình trạng kỹ thuật của nó. Do tỷ trọng của hơi hỗn hợp xăng dầu lớn hơn tỷ trọng không khí nên trong một bể kín hiện tượng bay hơi vẫn xảy ra trên bề mặt xăng dầu chứa đựng trong bể. Các phần tử xăng dầu bay hơi sẽ toả ra khắp thể tích khoảng trống do kết quả của sự khuếch tán và dòng đối lưu. Sở dĩ dòng đối lưu xuất hiện trong khoảng trống chứa hơi là do sự tăng, giảm nhiệt độ của không khí bên ngoài môi trường trong một ngày đêm, tác động của ánh nắng mặt trời chiếu vào một phía gây nên. Các dòng đối lưu sinh ra trong khoảng trống bay hơi sẽ làm cho hỗn hợp không khí với hơi xăng dầu bị đảo lộn, đồng thời trực tiếp tạo nên lớp khuyếch tán ranh giới trên bề mặt chất lỏng. Trên phạm vi của lớp ranh giới đó không khí với hơi xăng dầu chỉ di chuyển khi bị khuếch tán mà thôi, còn bên ngoài giới hạn của lớp khuếch tán hiện tượng đối lưu sẽ làm cân bằng nồng độ hơi hỗn hợp trong toàn bộ khoảng trống. Để bể chứa không bị áp suất hơi hỗn hợp của xăng dầu làm biến dạng, phải sử dụng van điều hoà áp lực (van hô hấp). Khi áp suất trong khoảng chứa hơi hỗn hợp lớn hơn áp suất khống chế của van, hơi hỗn hợp sẽ thoát ra ngoài khí quyển qua van điều hoà áp lực. Khi áp suất trong khoảng trống chứa hơi hỗn hợp giảm (có độ chân không nhất định) thì không khí bên ngoài khí quyển qua van điều hoà vào bể. Như vậy khoảng trống chứa hơi hỗn hợp trong bể luôn có sự lưu thông với khí quyển qua van áp lực, đồng thời các phần tử cất nhẹ của xăng dầu bị thoát ra ngoài khí quyển dẫn đến số lượng xăng dầu bị mất đi khá lớn. Nếu xăng dầu bị lẫn nước, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp quá sẽ làm kẹt các đĩa van áp lực, có thể gây ra nguy hiểm cho bể chứa. Trong trường hợp này có thể phải tháo bỏ các đĩa van áp lực và như vậy sẽ gây hao hụt tổn thất xăng dầu lớn. Căn cứ vào những tính chất bên trong và điều kiện bên ngoài gây nên tổn thất bay hơi, người ta chia tổn thất bay hơi ở kho thành 2 loại: Tổn thất do “hô hấp nhỏ” (chủ yếu trong điều kiện tồn chứa tĩnh), tổn thất do “hô hấp lớn” (chủ yếu xảy ra trong điều kiện tiếp nhận, cấp phát, bơm chuyển, dồn dịch xăng dầu). - Hao hụt xăng dầu do hô hấp nhỏ: Xăng dầu khi chứa tĩnh tại trong bể, do nhiệt độ khí trời (hoặc áp suất bên ngoài) thay đổi dẫn đến tổn thất xăng dầu do bay hơi gọi là tổn thất do hô hấp nhỏ (tổn thất tĩnh). Nguyên nhân bên ngoài của tổn thất do hô hấp nhỏ là sự thay đổi nhiệt độ và áp xuất không khí, ban ngày trời nắng nhiệt độ tăng lên làm cho nhiệt độ khoảng không trong bể và nhiệt độ lớp xăng dầu trên mặt cũng tăng lên, do đó hơi xăng dầu ở trong bể cũng giãn nở ra. Đồng thời từ mặt thoáng xăng dầu bốc lên rất nhiều phần tử cất nhẹ làm tăng nồng độ hơi xăng dầu trong bể, làm cho áp suất của khoảng không trong bể dần tăng lên. Khi áp suất tăng đến trị số khống chế của van hô hấp thì hỗn hợp không khí và hơi xăng dầu thoát ra ngoài. Ngược lại, ban đêm nhiệt độ giảm xuống làm cho nhiệt độ khoảng không trong bể và mặt thoáng giảm đi, thể tích khí trong bể co lại, đồng thời một phần hơi xăng dầu ngưng tụ lại, giảm bớt nồng độ hơi trong bể, làm cho áp suất của khoảng không trong bể giảm tới khi nhỏ hơn áp suất khống chế của van hô hấp, van mở ra, không khí bổ sung vào bể cho đến khi cân bằng van đóng lại. Đó là quá trình của một lần mở ra và hút vào cuả tổn thất do hô hấp nhỏ, quá trình đó diễn ra thành một chu kỳ một ngày đêm. Áp suất khí quyển tăng hoặc giảm gây nên sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bển trong bể làm cho bể sinh ra quá trình “thở ra”, nhưng áp suất khí quyển thay đổi nhỏ và tạm thời nên gây ra tổn thất không đáng kể. Ta có thể dùng công thức thực nghiệm sau để tính lượng tổn thất cho một lần hô hấp nhỏ: (1-7) Trong đó: C - Nồng độ trung bình của hơi xăng dầu (%) V - Thể tích khoảng không trong bể (m3) t - Độ chênh lệch nhiệt độ khoảng không trong bể 1 ngày đêm (°C) - Hao hụt xăng dầu do hô hấp lớn: Tổn thất xăng dầu xảy ra trong quá trình tiếp nhận và cấp phát xăng dầu gọi là tổn thất do hô hấp lớn. Tổn thất xăng dầu do bay hơi là hiện tưọng phần không khí dư bão hoà hơi nhiên liệu thoát ra khỏi bể khi bơm rót nhiên liệu vào bể. Nếu bơm rót nhiên liệu vào bể kín thì hỗn hợp của không khí và hơi nhiên liệu sẽ bị nén lại tới áp suất đã điều chỉnh cho van hô hấp. Ngay sau khi áp suất trong bể đạt tới mức tải của van hô hấp thì nhiên liệu bắt đầu thoát ra khỏi bể. Khi tiếp nhận, mức xăng dầu trong bể dần dần tăng lên, thể tích hỗn hợp khí dần dần giảm xuống, áp suất tăng dần.Nếu áp suất của hỗn hợp khí vượt quá áp suất khống chế của van hô hấp thì van hô hấp sẽ mở ra, hỗn
Luận văn liên quan