Chuyên đề Thực trạng cấp tín dụng có tài sản bảo đảm và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tín dụng tại SacomBank

Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi, 4 tổ chức tín dụng lúc bấy giờ là Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp – Trung tâm tín dụng Tân Bình – Hợp Tác Xã tín dụng Thành Công – Hợp Tác Xã tín dụng Lữ Gia sau khi thoát khỏi cơn khủng hoảng tiền tệ - tín dụng trên địa bàn đã hợp nhất với nhau thành lập nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào ngày 21/12/1991, có thể nói Sacombank ở thời kỳ đầu mới thành lập đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách bởi những tồn tại, yếu kém và bất cập chủ quan, nhưng Sacombank cũng đã nắm bắt và tận dụng được nhiều vận hội mới trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Nền kinh tế đất nước trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ - tín dụng của các Ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các Hợp Tác Xã tín dụng. Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng, Sacombank đã bước những bước đi đầu tiên đầy cam go, thử thách: mạng lưới hoạt động chủ yếu nằm ở các quận ven nội thành, chất lượng nguồn nhân lực thấp, hoạt động nghiệp vụ khá đơn điệu: chỉ có huy động vốn và cho vay, nợ quá hạn khó đòi chuyển giao sang cao gấp 2 lần vốn tự có. Sau 15 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã trưởng thành lên rất nhiều, có nhịp độ phát triển nhanh, lành mạnh và đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Cổ phiếu của Sacombank với mã hiệu STB hiện cũng đã được niêm yết trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào ngày 12/7/2006 và là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu từ năm 1996 về trước, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng chỉ đơn thuần là huy động vốn và cho vay thì sang đến giai đoạn tiếp theo, Ngân hàng đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán nội địa và phân tán rủi ro tín dụng bằng nhiều hình thức cho vay như cho vay trả góp chuyển đổi đầu xe, góp chợ, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay nông thôn. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực trạng cấp tín dụng có tài sản bảo đảm và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tín dụng tại SacomBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991 Tên tiếng Anh: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK Hội sở: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi, 4 tổ chức tín dụng lúc bấy giờ là Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp – Trung tâm tín dụng Tân Bình – Hợp Tác Xã tín dụng Thành Công – Hợp Tác Xã tín dụng Lữ Gia sau khi thoát khỏi cơn khủng hoảng tiền tệ - tín dụng trên địa bàn đã hợp nhất với nhau thành lập nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào ngày 21/12/1991, có thể nói Sacombank ở thời kỳ đầu mới thành lập đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách bởi những tồn tại, yếu kém và bất cập chủ quan, nhưng Sacombank cũng đã nắm bắt và tận dụng được nhiều vận hội mới trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Nền kinh tế đất nước trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ - tín dụng của các Ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các Hợp Tác Xã tín dụng. Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng, Sacombank đã bước những bước đi đầu tiên đầy cam go, thử thách: mạng lưới hoạt động chủ yếu nằm ở các quận ven nội thành, chất lượng nguồn nhân lực thấp, hoạt động nghiệp vụ khá đơn điệu: chỉ có huy động vốn và cho vay, nợ quá hạn khó đòi chuyển giao sang cao gấp 2 lần vốn tự có. Sau 15 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã trưởng thành lên rất nhiều, có nhịp độ phát triển nhanh, lành mạnh và đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Cổ phiếu của Sacombank với mã hiệu STB hiện cũng đã được niêm yết trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào ngày 12/7/2006 và là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu từ năm 1996 về trước, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng chỉ đơn thuần là huy động vốn và cho vay thì sang đến giai đoạn tiếp theo, Ngân hàng đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán nội địa và phân tán rủi ro tín dụng bằng nhiều hình thức cho vay như cho vay trả góp chuyển đổi đầu xe, góp chợ, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay nông thôn... Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời luôn chú trọng đến dòng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng là cá nhân. 1.2 Cơ cấu tổ chức: Sacombank – Hội sở là nơi đặt trụ sở chính và cũng là nơi tập trung các nguồn lực chính của Sacombank. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Sacombank đang từng bước thay đổi và dần hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa với thị trường quốc tế, về cơ bản bộ máy tổ chức của Sacombank được thành lập theo mô hình sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát cơ cấu tổ chức của Sacombank Thành viên Hội đồng quản trị gồm 8 người. Ban Giám đốc của Sacombank gồm 10 thành viên. Ban kiểm soát của Sacombank gồm 04 thành viên. Hệ thống tổ chức của Sacombank được chia ra thành nhiều phòng ban hoạt động một cách chuyên môn hoá, các phòng này sẽ trực thuộc những Khối khác nhau (bao gồm: Khối kinh doanh, Khối Ngân quỹ, Khối Điều hành, Khối hỗ trợ và Khối Công nghệ thông tin) có các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Ngoài ra, Sacombank còn có năm (05) công ty con trực thuộc đó là: Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) Công ty kiều hối Sacombank (SACOMREX) Công ty cho thuê tài chính (SACOMLEASING) Công ty chứng khoán (SBS) Công ty địa ốc (SACOMREAL). Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Sacombank 1.3 Mục tiêu hoạt động: Mục tiêu chung của Sacombank trong giai đoạn đến năm 2010 là xây dựng Sacombank sớm trở thành một Ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực và trong 10 năm tiếp theo phấn đấu để hình thành một Tập đoàn Tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân. Việc thành lập các công ty liên doanh, liên kết, trực thuộc trong thời gian qua và việc tiếp tục ra mắt một số doanh nghiệp đa sở hữu cùng một số sản phẩm – dịch vụ đặc trưng khác trong thời gian tới là nhằm mong muốn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính trọn gói với chất lượng cao, giá thành hợp lý. Đối với các cổ đông và cán bộ nhân viên, mục tiêu của Sacombank là luôn gia tăng giá trị cổ đông, ổn định và phát triển cuộc sống của nhân viên đồng thời không ngừng tăng cường hiệu quả và tiện ích cho khách hàng và đối tác. Cùng với việc thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010, Sacombank đã chủ động tăng tốc trên nhiều mặt, chuẩn bị cho thời kỳ cạnh tranh sau hội nhập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thị trường, cụ thể đến cuối năm 2006: Tăng trưởng vốn điều lệ ở mức cao nhất, đạt 2.089 tỷ đồng ; Mở rộng mạng lưới hoạt động rộng nhất, gần 163 điểm giao dịch ở 38 tỉnh, thành phố; Có đội ngũ cán bộ nhân viên gần 4.000 người với chất lượng nhân sự ngày càng được nâng cao; Xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II, SMEDF; Đã thiết lập được quan hệ với 7.900 đại lý và 210 Ngân hàng trên 82 quốc gia; Từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và danh mục đầu tư; Đưa vào ứng dụng các công nghệ Ngân hàng hiện đại như các dịch vụ Ngân hàng điện tử PhoneBanking, SMS Banking, Mobile Sacombank, triển khai chương trình hiện đại hóa T-24, phát triển các loại thẻ; Quy mô kinh doanh và lợi nhuận ngày càng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước; Hoàn thiện các quy trình, quy chế hoạt động, nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng như sự hỗ trợ kỹ thuật của các Tập đoàn ANZ, IFC và DC – dự án tăng cường quản lý rủi ro của CIDA và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Những cam kết của Sacombank : Với khách hàng: Cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Với các cổ đông: Lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Với nhân viên: Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để các nhân viên tạo dựng sự nghiệp cùng Sacombank. Với đối tác: Là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác. 1.4 Mạng lưới hoạt động: Tính đến thời điểm hiện nay, Sacombank là Ngân hàng có hệ thống mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch, tổ tín dụng nhiều nhất và rộng khắp nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, bao gồm 163 điểm ở 38 Tỉnh – Thành phố ở 5 vùng, miền trong cả nước, cụ thể: Miền Bắc: 10 Chi nhánh và 01 SGD Miền Trung – Tây Nguyên: 11 Chi nhánh Miền Đông Nam Bộ: 04 Chi nhánh Khu vực TP.HCM: 11 Chi nhánh và 01 SGD Miền Tây Nam Bộ: 13 Chi nhánh 1.5 Các hoạt động chính tại Sacombank: Với mục tiêu đa dạng hóa các nghiệp vụ và đối tượng phục vụ, sẵn sàng phục vụ vì lợi ích của đôi bên – giữa khách hàng và Ngân hàng. Hoạt động của Sacombank bao gồm các nội dung cơ bản sau: Huy động vốn Sacombank được phép huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế và dân cư, với mức lãi suất áp dụng tùy vào từng thời kỳ. Hiện nay, Ngân hàng nhận tiền gửi dưới các hình thức: a. Tiền gửi không kỳ hạn, gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền ký quỹ chờ thanh toán. b. Tiền gửi định kỳ: là khoản đầu tư ngắn, trung, dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích kiếm lời. Xuất phát từ các Hợp Tác Xã tín dụng, hoạt động huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng lúc ban đầu là là huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đến nay, sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng đã phong phú, đa dạng hơn với hàng loạt sản phẩm, hàng chục kỳ hạn, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, từ tổ chức đến dân cư. Phong cách phục vụ được cải tiến theo hướng đem tiện ích cao nhất đến cho khách hàng. Ngoài việc phục vụ chu đáo, tận tình tại quầy giao dịch, một số giao dịch có thể tiến hành tại nhà, tại các đơn vị hay được thực hiện qua mạng internet theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng hóa một số sản phẩm, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức, định chế nước ngoài nhằm tiếp cận nguồn vốn mới được tiến hành thường xuyên. Đây là nguồn vốn trung dài hạn, được sử dụng để phục vụ phát triển nền kinh tế theo chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị có thời hạn thu hồi vốn dài. Hoạt động cho vay Sacombank được phép cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho tất cả các pháp nhân và thể nhân theo đúng pháp luật. a. Tín dụng ngắn hạn: Sacombank được phép cấp tín dụng ngắn hạn theo yêu cầu đối với các cá nhân hoặc tổ chức nếu các cá nhân hay tổ chức đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng. b. Tín dụng trung và dài hạn: Bao gồm việc tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định dự án đầu tư (đối với Chi nhánh) hoặc tái thẩm định (tại Phòng Thẩm định – Hội sở) và quyết định cho vay. Sau đó, Phòng Tín dụng sẽ tiến hành giải ngân vốn tín dụng và theo dõi, đôn đốc sau khi có quyết định cho vay. Giao dịch tài khoản với khách hàng Sacombank – Hội sở thực hiện các dịch vụ tài khoản cho mọi đối tượng khách hàng. Thực hiện chuyển tiền trong nước hay nước ngoài (nếu được phép) theo lệnh của chủ tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan như: ký quỹ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ, xác nhận số dư... Hoạt động cung cấp dịch vụ Từ chỗ chỉ đơn thuần chỉ là huy động vốn và cho vay, đến nay, Sacombank đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ Ngân hàng đang có tại Việt Nam. Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm sự phát triển lâu dài. a. Thanh toán quốc tế: Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái “không”: không kinh nghiệm, không Ngân hàng đại lý; thương hiệu, uy tín chưa được biết đến; việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các Ngân hàng bạn. Từng bước, từng bước, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, qua hơn 10 năm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu: Sacombank tiếp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu từ khách hàng sau đó chuyển về Phòng Tài trợ thương mại để thực hiện. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu: Phòng Tài trợ thương mại tiến hành xét duyệt tỷ lệ ký quỹ cho khách hàng mở L/C nhập khẩu trong hạn mức được ủy quyền của từng thời kỳ và chịu trách nhiệm nguồn tiền khi L/C đến hạn thanh toán. b. Kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh trong những năm gần đây, với doanh số năm sau tăng cao hơn năm trước và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ. Sacombank thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng vãng lai theo tỷ giá đã được công bố hàng ngày. Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ cho các tổ chức theo tỷ lệ được ấn định và trong hạn mức cân đối ngoại tệ phát sinh hằng ngày. Các nghiệp vụ phái sinh của hoạt động này như nghiệp vụ hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Future), quyền chọn (Option)... cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng và đem lại thu nhập cho Ngân hàng. c. Dịch vụ chuyển tiền: Dịch vụ truyền thống ra đời trong những ngày đầu thành lập Ngân hàng, đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường và có doanh số ngày càng tăng thông qua mạng lưới rộng khắp cùng các mối quan hệ Ngân hàng liên kết, Ngân hàng đại lý. d. Các dịch vụ khác: Các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu - chi hộ, quản lý ngân quỹ, e-banking (SMS, SMA)... Cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu Ngân hàng. 1.6 Giới thiệu một số sản phẩm tín dụng đang được áp dụng hiện nay: a. Cho vay lãi cấn trừ bất động sản: là sản phẩm mà lãi suất tiền gửi bằng lãi suất tiền vay dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiền mua đất, nhà hoặc căn hộ để ở. Ðiều kiện vay vốn: Số tiền vay tối thiểu 300 triệu, thời gian vay tối thiểu 3 năm, có vốn tự có tham gia tối thiểu 30% giá trị nhà, mở tài khoản giao dịch và thanh toán mua bán bất động sản phải được thực hiện qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. b. Cho vay bất động sản: Sản phẩm này dành cho khách hàng có nhu cầu mua nhà, hợp thức hoá nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà nhưng chưa thể thực hiện đựơc do gặp khó khăn về tài chính. Với loại hình Cho vay Bất Ðộng Sản, Sacombank sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn với mục đích an cư của khách hàng. Ðiều kiện vay vốn: Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động; Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết; Có tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh; Có vốn tự có tham gia vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, mua xây dựng, sữa chữa nhà ở. Mức cho vay: + Ðối với cho vay sửa chữa, thanh toán chi phí hợp thức hoá nhà ở: mức cho vay tối đa không được vượt quá 70% dự toán sửa chữa, chi phí hợp thức hoá và không vượt quá tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng. Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. + Ðối với cho vay chuyển nhượng bất động sản, xây dựng nhà ở: mức cho vay tối đa không vượt quá 60% giá trị chuyển nhượng, dự toán xây dựng và không được vượt quá tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng. Thời hạn cho vay tối đa 15 năm. c. Cho vay tiêu dùng: Với sản phẩm này, Sacombank sẽ tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu mua sắm trang thiết bị sinh hoạt cho gia đình, đóng học phí, cưới hỏi, đi du lịch, mua cổ phần,... Ngoài ra, Sacombank còn tài trợ vốn cho khách hàng là cán bộ - CNV với hình thức cho vay tín chấp trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp của khách hàng. Ðiều kiện vay vốn: Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Hội sở và các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động; Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ; Có mục đích vay vốn sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp. ► Trường hợp cho vay có thế chấp tài sản: Khách hàng vay là cá nhân phải có tài sản để đảm bảo cho các khoản vay như bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm, các giấy tờ, chứng từ có giá... ► Trường hợp cho vay tín chấp: Khách hàng vay là cán bộ CNV phải được Chủ tịch công đoàn tại đơn vị xác nhận mục đích vay vốn. Ðược Thủ trưởng đơn vị xác nhận mức lương, thâm niên công tác và cam kết trích lương trả nợ. d. Cho vay sản xuất kinh doanh: i. Đối với khách hàng cá nhân: Sacombank hỗ trợ tài chính cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Ðiều kiện vay vốn: Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Sacombank hoạt động; Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết; Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp; Có tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh; Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật; Có vốn tự có tham gia vào phương án kinh doanh (đối với cho vay trung và dài hạn, vốn tự có tối thiểu là 30%). ii. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Sacombank tài trợ vốn đối với khách hàng là các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ... tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ðiều kiện vay vốn: Có năng lực pháp luật dân sự; Mục đích vay vốn hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh (đối với vay trung dài hạn: vốn tự có tham gia tối thiểu là 30%); Có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi phù hợp với quy định của pháp luật; Có tài sản bảo đảm hợp pháp cho khoản vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh; Có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động với các đơn vị trực thuộc Sacombank. e. Cho vay tiểu thương: Sacombank tài trợ vốn cho tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ trên cùng địa bàn hoạt động của Sacombank nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Ðiều kiện vay vốn: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Chỗ kinh doanh ổn định, lâu dài; Có tài sản đảm bảo tiền vay, chỉ quan hệ vay vốn duy nhất với Sacombank; Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố hoạt động của các đơn vị trực thuộc Sacombank. Chợ phải được thành lập đúng qui định và không thuộc diện giải toả, Ban quản lý chợ phải được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và đồng ý liên kết với Sacombank. f. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: Sacombank thực hiện cho vay cầm cố đối với các cá nhân có số dư tiền gửi tại Ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp. Ðiều kiện vay vốn: Có giấy tờ cầm cố; Phải là người đứng tên chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng tài khoản tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ huy động do Sacombank phát hành hoặc người được uỷ quyền hợp pháp để vay tiền. 1.7 Kết quả hoạt động trong thời gian qua: Sau 15 năm hình thành và phát triển (1991-2006), đến nay Sacombank đã đạt được những thành tựu khả quan và nổi bật mà không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể đạt được: mức vốn điều lệ tăng trên 2.089 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam hiện nay. Mạng lưới hoạt động của Sacombank có mặt từ Bắc tới Nam với 163 chi nhánh và phòng giao dịch với gần 4.000 nhân viên trên toàn quốc. Hệ thống đại lý quốc tế rộng khắp với 8900 đại lý tại 222 ngân hàng của 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Ngân hàng ANZ. Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 11.000 cổ đông. Sacombank nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong năm như: Bằng khen của UBND TP.HCM; Bằng khen của Thống Đốc NHNN Việt Nam; Giải thưởng “Ngọn hải đăng”; Giải thưởng “Thương hiệu Việt nổi tiếng” và Giải thưởng “Doanh nghiệp uy tín chất lượng năm 2006”; Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2006” và mới đây Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – VIETBOOKS và Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã trao tặng Giấy xác nhận và Cúp lưu niệm kỷ lục trong lĩnh vực chứng khoán cho Sacombank là “Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – STB” và “Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên niêm yết chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam – VFMVF1” của công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam do Sacombank nắm giữ 51% và Dragon Capital nắm giữ 49% vốn điều lệ. + Vốn điều lệ tăng từ 1.250 tỷ đồng lên 2.089 tỷ đồng bằng hình thức góp vốn của cổ đông hiện hữu và lợi nhuận tái đầu tư. Ngày 12/7/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Trong năm thành lập mới 03 công ty trực thuộc, 14 Chi nhánh và 38 Phòng giao dịch, đến thời điểm cuối năm có tổng số 156 điểm giao dịch tại 38 tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời Ngân hàng đã tuân thủ triệt để Quyết định 888 của NHNN là nâng cấp 10 Chi nhánh cấp 2 lên Chi nhánh và chuyển thể 20 Chi nhánh cấp 2 xuống Phòng giao dịch. + Tổng tài sản đến cuối năm đạt 24.764 tỷ đồng, tăng 71,3% so với đầu năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm (40% - 45%). So với năm 2001 tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 1_hoan chinh.doc
  • docBia.doc
  • docChuong 1_to rieng.doc
  • docChuong 2_hoan chinh.doc
  • docChuong 2_to rieng.doc
  • docChuong 3_hoan chinh.doc
  • docChuong 3_to rieng.doc
  • docKet luan.doc
  • docLoi mo dau.doc
  • docMuc luc_Nhan xet.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
Luận văn liên quan