Với vai trò là con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần may Thăng Long đã và đang thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch và chiến lược mới để bắt nhịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà. Một trong những công tác quan trọng phải kể đến là nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ thì hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, có vai trò rất quan trọng. Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Bởi vậy chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được nâng cao sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch và trên cơ sở đó em tìm hiểu thực trạng công tác kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long nên em đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Thăng Long “ làm chuyên đề báo cáo nhóm của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần sau :
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng long.
Phần 3: Các giải pháp nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long.
37 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu công tác kế hoạch tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
LỜI MỞ ĐẦU
Với vai trò là con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần may Thăng Long đã và đang thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch và chiến lược mới để bắt nhịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà. Một trong những công tác quan trọng phải kể đến là nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với một doanh nghiệp bất kỳ thì hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, có vai trò rất quan trọng. Lập kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, là cơ sở để xác định và triển khai các chức năng còn lại là tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. Bởi vậy chất lượng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh được nâng cao sẽ là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch và trên cơ sở đó em tìm hiểu thực trạng công tác kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long nên em đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Thăng Long “ làm chuyên đề báo cáo nhóm của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần sau :
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng long.
Phần 3: Các giải pháp nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long.
PHẦN 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY THĂNG LONG
Giới thiệu sơ lược về Công ty.
- Tên công ty : Công ty cổ phần may Thăng Long
- Tên giao dịch : Thang Long Garment Joint Stock Company
- Tên viết tắt : Thaloga
- Địa chỉ trụ sở chính : 250 - Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại : (84) 04 8623372, Fax: (84) 04 8623374
- Email: info@thaloga.vn
- Website: www.thaloga.vn
Công ty cổ phần May Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu; tháng 8/1965 được đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm - TOCONTAP, Bộ Ngoại thương. Năm 1979, được đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệp nhẹ. Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty May Thăng Long theo quyết định số: 218/BCN-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ; trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tháng 10/2003 Công ty May Thăng Long được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần May Thăng Long, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% theo quyết định số : 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và công ty hoạt động hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tháng 12/2006 Công ty cổ phần May Thăng Long thực hiện việc đấu giá bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần May Thăng Long 100% vốn thuộc các cổ đông ngoài nhà nước.
Chặng đường dài 50 năm xây dựng và phát triển của Công ty May Thăng Long có thể nói là một chặng đường đầy gian khó thử thạch và phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vinh dự là một đơn vị đầu tiên làm mặt hàng xuất khẩu đã hun đúc lòng tự hào, nghị lực và ý chí phi thường của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty may Thăng Long; xứng đáng với niềm tin yêu tin tưởng Đảng và Nhà nước giao phó.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 8/5/1958 Bộ ngoại thưong ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu – tiền thân của Công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay. Đây là công ty may mặc đầu tiên của Việt nam đặt trụ sở tai 15 Cao Bá Quát. Ban đầu, Công ty có khoảng 2000 công nhân và khoảng 1700 máy may công nghiệp. Mặc dù trong những năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuất phân tán, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp nhưng công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch do nhà nước giao. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112,8% chỉ tiêu. Đến năm 1959 kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 3 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102%kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc.
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Công ty đã có một số thay đổi lớn. Tháng 7/1961 Công ty đã chuyển địa điểm làm việc về 250 Minh Khai, Hà Nội, là trụ sở chính của công ty ngày nay. Địa điểm mới có nhiều thuận lợi, mặt bằng rộng rãi, tổ chức sản xuất ổn định. Các bộ phận phân tán trước nay đã thống nhất thành một mối, tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt may, là, đóng gói. Ngày 31/8/1965 theo quyết định của Bộ ngoại thương bộ phận gia công đã tách thành đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu, Công ty may mặc xuất khẩu đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu.
Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như Công ty đã phải 4 lần đổi tên, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi các cán bộ chủ chốt nhưng Công ty vẫn vững bước tiến lên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Trong các năm 1976 - 1980 Công ty đã tập trung vào một số hoạt động chính như: Triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của ngành may, trang bị thêm máy móc, nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ. Năm 1979, Công ty được Bộ quyết định đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long.
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980 -1985) trước những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công ty đã không ngừng đổi mới và phát triển. Trong quá trình chuyển hướng trong thời gian này, Công ty luôn chủ động tạo nguồn nguyên liệu để giữ vững tiến độ sản xuất, thực hiện liên kết với nhiều cơ sở dịch vụ của Bộ ngoại thương để nhận thêm nguyên liệu. Giữ vững nhịp độ tăng trưởng từng năm, năm 1981 Công ty giao 2.669.771 sản phẩm, năm 1985 giao 3.382.270 sản phẩm sang các nước: Liên Xô, Pháp, Đức, Thuỵ Điển. Ghi nhận chặng đường 25 năm phấn đấu của Công ty, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng Xí nghiệp may Thăng Long Huân chương lao động hạng nhì.
Cuối năm 1986 cơ chế bao cấp được xoá bỏ và thay bằng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp lúc này phải tự tìm bạn hàng, đối tác. Đến năm 1990, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ thị trường của Công ty thu hẹp dần. Đứng trước những khó khăn này, lãnh đạo của Công ty may Thăng Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (TEXTIMA) trước đây bằng thiết bị mới của Cộng hoà liên bang Đức (FAAP), Nhật Bản (JUKI). Đồng thời công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, Công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu với các công ty ở Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Với những sự thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 Xí nghiệp may Thăng Long là đợn vị đầu tiên trong ngành may được Nhà Nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tháng 6/1992 Xí nghiệp được Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép được chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp thành Công ty và giữ nguyên tên Thăng Long theo quyết định số 218TC/LĐ-CNN. Công ty may Thăng Long ra đời, đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các xí nghiệp may mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của toàn ngành năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua 16.000 m đất tại Hải Phòng thu hút gần 200 lao động. Công ty đã mở thêm nhiều thị trường mới và trở thành bạn hàng của nhiều Công ty nước ngoài ở thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ. Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty cũng chú trong đến việc phát triển thị trường nội địa, năm 1993 Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội. Với sự năng động và sáng tạo của mình, Công ty đã đăng ký bản quyền thương hiệu THALOGA tại thị trường Việt Nam vào năm 1993 và được cấp chứng nhận đăng ký bản quyền tại Mỹ vào 9/2003. Nhờ sự phát triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển sang gắn hoạt động sản xuất với kinh doanh, nâng cao hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2000 Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000.
Cho đến nay, Công ty đã liên tục giành được nhiều Huân chương lao động, Huân chương độc lập cao quí. Gần đây nhất là năm 2002 Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập hạng nhì. Năm 2004 Công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo quyết định số 1496/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Công ty may Thăng Long chuyển sang công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cho các cán bộ công nhân viên Công ty 49%. Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu và đủ điều kiện Công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Theo phương án cổ phần hoá: Công ty có vốn điều lệ là 23.306.700.000 đồng được chia thành 233.067 cổ phần, mệnh giá của mỗi cổ phần là 100.000đồng.
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Tại Công ty cổ phần may Thăng long , bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến.
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ ): Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết. Nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý. ĐHĐCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
- Hội đồng quản trị (HĐQT) : Là cơ quan quản lý của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, thay mặt HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của Công ty.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát.
- Khối quản lý: Là những phòng ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất.
- Khối phục vụ sản xuất: Là những bộ phận có trách nhiệm giúp đỡ bộ phận sản xuất trực tiếp khi cần.
- Khối sản xuất trực tiếp: Là bộ phận trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở dạng tổng quát như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Trên thực tế, hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn chia thành hai cấp, cấp công ty và cấp xí nghiệp với sự chỉ đạo của tổng giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra.
*Cấp công ty:
Bao gồm ban giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Ban giám đốc gồm 4 người:
-Tổng Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc, gồm có các Phó Tổng Giám đốc sau:
- Phó Tổng Giám đốc Điều hành về sản xuất và kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng Giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc Tài chính và Kinh doanh: Có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động về mặt tài chính và kinh doanh trong Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc Điều hành nội chính: Có nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành các dich vụ đời sống.
Các phòng ban chức năng, gồm:
Văn phòng Công ty: Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: Quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động.
- Phòng kỹ thuật chất lượng: Quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.
- Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
- Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn có sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của Công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả.
- Phòng kho: Tổ chức tiếp nhận ,bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển ,cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Xí ngiệp dịch vụ đời sống: Làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn…
- Cửa hàng thời trang: Các sản phẩm được trưng bày mang tính chất giới thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường.
- Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: Trưng bày ,giới thiệu và bán các loại sản phẩm của Công ty, đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dùng.
- Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý án hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý.
* Cấp xí nghiệp:
- Trong các Xí nghiệp thành viên có Ban Giám đốc Xí nghiệp gồm: Giám đốc xí nghiệp, các Phó Giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng. Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê, cấp phát nguyên liệu.
- Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Mô hình sản xuất của công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên. Công ty hiện có 5 xí nghiệp may chính thức, gồm:
- 3 xí nghiệp may I, II, III ở Hà Nội.
- 1 xí nghiệp may ở Nam Hải đóng tại Nam Định
- 1 xí nghiệp may Hoà Lạc đóng tại Hà Tây
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại chia thành 5 bộ phận có nhiệm vụ khác nhau gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là, kho Công ty.
Ngoài xí nghiệp may chính thì Công ty còn tổ chức các xí nghiệp phụ trợ gồm một phân xưởng thêu, một phân xưởng mài đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc thiết bị cho cả Công ty, một cửa hàng thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt và sản xuất những đơn đặt hàng nhỏ, số lượng khoảng 1000 sản phẩm/ tháng.
Hình 1.3: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty.
1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty
- Sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang, các sản phẩm khác của ngành dệt may. Trong đó hoạt động chính vẫn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: Quần áo sơmi, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em…
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản, thủ công,mỹ nghệ.
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty trong thời gian qua
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/2008
Tr.đồng
Tr.đồng
( %)
1
Doanh thu
235.000
250.000
106
2
Chi phí
230.000
244.300
106
3
LN trước thuế
5.000
5.700
114
4
Thuế TNDN(32%)
1.600
1.824
124
5
LN sau thuế
3.400
3.876
124
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Do được đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc sản xuất nên sản lượng sản xuất ra tăng lên, đồng thời cũng do chất lượng sản phẩm đã được nâng lên đáng kể nên công ty cũng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn vì thế mà doanh thu của công ty đều tăng lên qua các năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 6%. Ngoài ra, chi phí của công ty qua các năm cũng có xu hướng tăng lên và tăng bình quân khoảng 6% gần bằng tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế năm năm 2010 tăng 14% so với năm2009.
Như vậy trong 2 năm gần đây, ta có thể thấy khả năng đi đúng hướng của công ty trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, Công ty đã dần đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường và hướng tới sự hoàn thiện về sản phẩm. Hoạt động của Công ty đang trên đà tăng trưởng, doanh thu từ bán hàng và lợi nhuận tăng đều qua các năm.
PHẨN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
2.1. Hệ thống kế hoạch hiện nay của Công ty.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các công việc dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản lượng, doanh thu, nộp Ngân sách, sản phẩm sản xuất chủ yếu, kim ngạch xuất khẩu,tổng vốn đầu tư thực hiện, số người đang làm việc, lợi nhuận… Ở Công ty cổ phần may Thăng Long việc lập kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và phù hợp với từng loại hình sản xuất của Công ty. Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau:
- Kế hoạch ngắn hạn : kế hoạch tháng, quý, nửa năm.
- Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “kế hoạch hằng năm”.
Để định hướng chiến lược phát triển lâu dài Công ty còn có kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược kéo dài trong thời gian từ 5 đến 10 năm.
2.2. Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty.
2.2.1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Tập Đoàn Dệt –May giao
Hằng năm, Công ty sẽ nhận quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng Công ty gửi xuống sau khi Tổng Công ty đã nhận được bản báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm trước của Công ty.
Chỉ tiêu do Tổng Công ty giao xuống gồm ba phần, đó là:
- Chỉ tiêu chính thức: Là các chỉ tiêu sản xuất như giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu, mua vải nội bộ trong Tổng Công ty…Và các chỉ tiêu hiệu quả như lợi nhuận, các khoản nộp Ngân sách…
Năm 2010 Tổng công ty giao cho Công ty: Giá trị sản xuất công nghiệp là 135 tỷ, Tổng doanh thu 245 tỷ, mua vải nội bộ trong Tổng Công ty là 400.000 m trong đó mua vải của Công ty nhuộm Yên Mỹ 100.000 m. Lợi nhuận là 10 tỷ, các khoản nộp ngân sách 1.958 triệu đồng.
- Chỉ tiêu hướng dẫn: Là các chỉ tiêu như Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, số lượng các sản phẩm sản xuất chủ yếu.
- Chỉ tiêu thi đua: Là chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh.
2.2.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh thì phải lấy thị trường là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thị trường chính là nơi quyết định sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Do vậy nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường. Vì vậy nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị tr