Chuyên đề Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

I. “Định vị” đồng bằng sông Cửu Long trong “bản đồ” kinh tế - xã hội đất nước. II. Thành tựu và hạn chế của vùng ĐBSCL. III. Một số định hướng, giải pháp phát triển KT-XH, giai đoạn đến 2020

pdf33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/49 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO KHU VỰC TÂY NAM BỘ Chuyên đề TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ______ Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 0913143333 NỘI DUNG I. “Định vị” đồng bằng sông Cửu Long trong “bản đồ” kinh tế - xã hội đất nước. II. Thành tựu và hạn chế của vùng ĐBSCL. III. Một số định hướng, giải pháp phát triển KT-XH, giai đoạn đến 2020 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO * Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP vùng ĐBSCL thời kỳ 2001- 2010. • Báo cáo tổng kết năm 2012 của BCĐ Tây Nam Bộ. • Kết luận số 28-KL/TW ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng vùng ĐBSCL, thời kỳ 2011-2020 (…) • Slide thuyết trình + Word tải về từ địa chỉ: 3 I. “Định vị” ĐBSCL• ĐBSCL = 13/63 tỉnh, thành cả nước (2 tỉnh: Long An, Tiền Giang nằm trong vùng KTTĐ phía Nam). • Diện tích gần 4 triệu ha (12% cả nước), dân số 18-20 triệu người (22% cả nước). • Góp khoảng 20% GDP, 2 thế mạnh: (1) Nông nghiệp (lúa gạo, thuỷ sản, trái cây) (2) Công nghiệp năng lượng (định hướng mới). • Là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; có gần 200 đảo và quần đảo, đảo Phú Quốc lớn nhất nước; gần tuyến hàng hải Đông – Tây, là luồng hài hải quốc tế sôi động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. • ĐBSCL là tâm điểm của vòng tròn bán kính 500 km, bao gồm hầu hết các quốc gia ĐNA • ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là „vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu”; là “vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia” II. Thành tựu & hạn chế 1. Thành tựu:7 1.1.Kinh tế các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả sản xuất được nâng cao. • Môi trường đầu tư vùng ĐBSCL ngày càng tốt hơn, chỉ số năng cạnh tranh (PCI) của các địa phương các năm qua được cải thiện khá tốt, hầu hết đều nằm trong nhóm khá, tốt và rất tốt. • Riêng năm PCI 2012, vùng ĐBSCL có 3 tỉnh trong nhóm 5 và 6 tỉnh trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu; đặc biệt, có Đồng Tháp đứng đầu 63 tỉnh, thành cả nước. Đặc biệt:• Lúa gạo: chiếm hơn 50% sản lượng cả nước (25,3 tr. tấn năm 2012, chiếm hơn 55% cả nước), hơn 90% kim ngạch xuất khẩu cả nước (20% lượng gạo XK toàn cầu). • Thủy sản: 70% diện tích nuôi, 58% sản lượng (tôm 80%), 60% kim ngạch XK cả nước (16/20 DN thủy sản hàng đầu cả nước) • Trái cây: 38% diện tích (400 ngàn ha), 70% sản lượng trái cây cả nước. • Xuất khẩu – xuất siêu • Trong khi cả nước luôn “nhập siêu” suốt 27 năm qua (trừ năm 1992 xuất siêu “nhẹ” khoảng 40 triệu USD), thì ĐBSCL liên tục “xuất siêu” nhờ sự đóng góp từ các mặt hàng nông sản chủ lực. • Năm 2012: XNK: 14,27 tỉ USD. Trong đó: – XK: 10,3 tỉ USD – NK: 4,2 tỉ USD – Xuất siêu: 5,87 tỉ USD ĐBSCL là vùng xuất siêu của cả nước 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T ỷ U S D 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% XK của ĐBSCL NK của ĐBSCL Tỷ lệ XK Tỷ lệ NK 1. Thành tựu (tt) 1.2. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, thủy sản, trái cây), thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cả nước. 1.3. Công nghiệp được chú trọng phát triển, đi dần vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản, bước đầu tập trung đầu tư phát huy lợi thế về công nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí. 1. Thành tựu (tt) 1.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng có bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và đời sống nhân dân. 1.5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL có nhiều cố gắng. Nhất là hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến, gắn kết với thủy lợi. Toàn vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, các đô thị được đầu tư, nâng cấp. 1. Thành tựu (tt) 1.6. Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế có nhiều tiến bộ. 1.7. Thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, kiện toàn hệ thống chính trị. 2. Một số tồn tại, hạn chế & thách thức trong phát triển vùng ĐBSCL: 2.1. Hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, kinh tế vùng phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. 2.2. Nông dân đứng trứơc nhiều thách thức khi chuyển từ sản xuất ra nhiều sản lượng nông sản (lúa gạo, thủy sản, trái cây …) sang phải làm ra nhiều giá trị (lợi nhuận) từ nông sản; từ “nông dân” sang “doanh nhân nông nghiệp”. 14 16 17 Hạn chế (tt):2.3. Lực lượng DN phần lớn qui mô nhỏ và vừa (90%). 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Kết quả thu hút FDI còn rất khiêm tốn (4,8% số dự án, 4,2% tổng vốn đăng ký cả nước) – Quy mô trung bình của các dự án FDI rất nhỏ – Cơ cấu FDI ít phù hợp với lợi thế so sánh – Khu vực FDI chưa trở thành một bộ phận hữu cơ và có đóng góp đáng kể tới tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách bền vững… 2.5. Liên kết vùng, liên vùng, hợp tác với TPHCM mới đạt kết quả bước đầu, còn nhiều hạn chế. KÝ kết Chương trình hợp tác toàn diện giữa BCĐ TNB (ĐBSCL) và TP HCM tại MDEC –AG năm 2009 Vấn đề đặt ra đối với kết vùng • Cơ chế pháp lý về liên kết vùng? • Mô hình tổ chức, điều phối phát triển kinh tế vùng? • Một số thách thức: ứng phó, thích nghi biến đổi khí hậu, phát triển bền vững … cần tăng cường liên kết vùng ĐBSCL, cả TP. HCM, miền Đông… 2. Một số tồn tại, hạn chế & thách thức trong phát triển vùng ĐBSCL (TK NQ 21): 1. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương xứng tiềm năng của vùng. 2. Giáo dục-đào tạo, dạy nghề, văn hóa – xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém so với các vùng, miền khác. 3. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định cần tập trung giải quyết. 4. Xây dựng hệ thống chính trị còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Tai nạn giao thông – Vấn đề xã hội • Hậu quả xã hội: – Thiệt hại về người – Thiện tài sản, – Tâm lý xã hội bất an … Năm 2012, Lần đầu tiên trong 10 năm, số người chết vì tai nạn giao thông trong cả nước giảm dưới 10.000. Toàn quốc đã xảy ra hơn 36.300 vụ tai nạn, giảm 16%, làm chết hơn 9.800 người, giảm 14%, có 38.000 người bị thương, giảm 20%. 9.800 người : 365 ngày = 27 người chết /ngày 38.000 người : 365 ngày = 104 người bi thương/ngày 22 Tai nạn giao thông – Vấn đề xã hội. Nhưng “chính sách XH” gì? • Chính sách tác động, ứng phó: Tăng cường các biện pháp, giải pháp: • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức • Bắt buộc đội mũ bảo hiểm • Hạn chế phương tiện giao thông? • Tạm giữ, tịch thu, tiêu hủy phương tiện vi phạm (?) … 23 Phân hóa giàu – nghèo: Vấn đề XH • Xóa đói giảm nghèo đạt được thành tựu ấn tượng. Song, không đồng đều và chưa bền vững. Ấn tượng: – Tỉ lệ giảm nghèo liên tục giảm hơn 2 thập niên (từ 58% năm 1993 xuống 14,5% năm 2008). Năm 2010 vươn lên nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. 24 • Năm 1993 chưa đến 37% người nghèo sử dụng điện, năm 2010 có khoảng 90%. Tương ứng là sử dụng nước sạch, các dịch vụ y tế. • Vấn đề xã hội: đang có sự phân hóa, phân tầng giữa nhóm người giàu – khá – trung bình – cận nghèo – nghèo. Khác với 20 năm trước, một chính sách có thể áp dụng chung cho nhiều nhóm người trong xã hội, nay phải tinh tế hơn, tính đến “đặc thù” từng nhóm, Trong nhóm nghèo cũng biểu hiện đa dạng (nhiều nguyên nhân nghèo, tính vùng, miền). TD: đặc thù nghèo ở vùng ĐBSCL là gì? 25 Phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hàng loạt – Vấn đề XH? => Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn hơn (20% nhóm có thu nhập cao nhất và 20% nhóm có thu nhập thấp nhất): 6 – 8 lần. 29 III. Một số định hướng, giải pháp phát triển KT-XH, giai đoạn đến 2020 Mục tiêu chủ yếu: • Kết luận số 28-KL/TW ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL, thời kỳ 2011-2020 xác định: • “Xây dựng và phát triển ĐBSCL thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Phát triển mạnh kinh tế biển. Xây dựng ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia có qui mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao. Phát triển mạnh ngành dịch vụ - du lịch thành ngành kinh tế then chốt của vùng. Chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước, trước hết là các nước khu vực Đông Nam Á” III. Một số định hướng, giải pháp (tt) 1. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển. 2. Đẩy mạnh thực hiện liên kết vùng trong nông nghiệp, nông dân, gắn với xây dựng nông thôn mới. 3. Tập trung mọi nguồn lực phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. 4. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, gắn với công tác bảo vệ môi trường. 5. Thực hiện tốt chủ trương đoàn kết dân tộc, các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. 6. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội vùng ĐBSCL. Gợi ý tự nghiên cứu/thảo luận 1. Ở cơ quan, đơn vị, địa phương các anh chị có xuất hiện những vấn đề KTXH bức xúc? Đó là gì? 2. Từ nội dung nghiên cứu, theo các anh chị, cần cơ chế, chính sách và giải pháp gì để giải quyết các vấn đề KTXH bức xúc đó? 32 33
Luận văn liên quan