Đánh giá tình hình giao đất giao rừng nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nghĩa Long, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, để sản xuất, nó không thể thiếu được. Nó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở thành một tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để phát triển đất nước, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp để đáp ứng điều kiện cơ bản tối thiểu của đời sống xã hội loài người đảm bảo cho quá trình sản xuất, xã hội tồn tại và phát triển. Ngoài ra nó còn là giá đỡ của thực vật, nơi sinh tồn của động vật, vi sinh vật. Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1995 đã thừa nhận 5 quyền cơ bản của người sử dụng đất, quan hệ sản xuất nông lâm nghiệp được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình nông, lâm nghiệp phát triển. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao so với giai đoạn trước. Ngoài ra Chính phủ còn cho ra đời một số Nghị định như: Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định: “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định: “ Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”. Nghị định 163/1999/NĐ – CP ban hành ngày 16/11/1999 bổ sung và thay thế một số điều trọng nghị định 02/CP. Gần đây Quốc hội nước ta đã đưa ra luật đất đai số 13/2003/QH. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà Nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản có liên quan đến giao đất giao rừng và hưởng dụng rừng như Nghị định 135/2005/NĐ – CP về giao khoán đất, Quyết định 186/2006/QĐ – TTg về quy chế quản lý rừng, Quyết định 40/2005/QĐ – BNN về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Những chính sách này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, đồng thời đã coi trọng, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất, gắn người lao động với đất đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa đất, từ đó việc sử dụng đất có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng lên, việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã có sự quản lý chặt chẽ, đất đai đã được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, tương ứng với tiềm năng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện những chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà tác động của những chính sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và mang đặc thù của mỗi vùng, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất, giao rừng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số phương hướng cho giai đoạn tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế dựa trên cơ sở nghiên cứu nhằm hiểu được hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất sau khi thực hiện chích sách giao đất, giao rừng để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai và được sự cho phép của Nhà trường tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Đánh giá tình hình giao đất giao rừng nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nghĩa Long, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An”.

doc54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình giao đất giao rừng nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nghĩa Long, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, để sản xuất, nó không thể thiếu được. Nó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở thành một tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để phát triển đất nước, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp để đáp ứng điều kiện cơ bản tối thiểu của đời sống xã hội loài người đảm bảo cho quá trình sản xuất, xã hội tồn tại và phát triển. Ngoài ra nó còn là giá đỡ của thực vật, nơi sinh tồn của động vật, vi sinh vật. Luật đất đai sửa đổi năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1995 đã thừa nhận 5 quyền cơ bản của người sử dụng đất, quan hệ sản xuất nông lâm nghiệp được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình nông, lâm nghiệp phát triển. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao so với giai đoạn trước. Ngoài ra Chính phủ còn cho ra đời một số Nghị định như: Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định: “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định: “ Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”. Nghị định 163/1999/NĐ – CP ban hành ngày 16/11/1999 bổ sung và thay thế một số điều trọng nghị định 02/CP. Gần đây Quốc hội nước ta đã đưa ra luật đất đai số 13/2003/QH. Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà Nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản có liên quan đến giao đất giao rừng và hưởng dụng rừng như Nghị định 135/2005/NĐ – CP về giao khoán đất, Quyết định 186/2006/QĐ – TTg về quy chế quản lý rừng, Quyết định 40/2005/QĐ – BNN về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Những chính sách này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, đồng thời đã coi trọng, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất, gắn người lao động với đất đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa đất, từ đó việc sử dụng đất có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng lên, việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã có sự quản lý chặt chẽ, đất đai đã được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, tương ứng với tiềm năng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng triển khai thực hiện những chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà tác động của những chính sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và mang đặc thù của mỗi vùng, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất, giao rừng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số phương hướng cho giai đoạn tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế dựa trên cơ sở nghiên cứu nhằm hiểu được hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất sau khi thực hiện chích sách giao đất, giao rừng để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai và được sự cho phép của Nhà trường tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Đánh giá tình hình giao đất giao rừng nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nghĩa Long, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An”. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Chính sách đất đai ở Thái Lan Tại Thái Lan bước sang chế độ quân chủ, luật ruộng đất được ban hành năm 1954 đã thúc đẩy mạnh mẽ chích sách kinh tế xã hội của đất nước. Luật ruộng đất đã công nhận toàn bô đất đai bao gồm đất khu dân cư đều có thể được mua, tẩu lại từ cá thể. Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm cố một cách hợp pháp, từ đó Chính phủ có được toàn bộ đất trồng ( có khả năng trồng trọt được) và nhân dân đã trở thành người làm công trên đất ấy. Tuy nhiên, trong giai đoạn này luật ruộng đất quy định chế độ định canh ngắn, chế độ luân canh vừa. Bên cạnh đó việc thu địa tô cao, dân số tăng nhanh, tình trạng thiếu đất do việc phân hóa giàu nghèo, đã dẫn đến việc đầu tư trong nông nghiệp thấp. Từ đó, năng suất cây trồng trên đất phát canh thấp hơn trên đất tự canh. Bước sang năm 1974 Chính Phủ Thái Lan ban hành chính sách cho thuê đất lúa, quy định rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập các tổ chức người địa phương làm việc theo sự điều hành của trại thuê mướn, Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Luật cải cách ruộng đất năm 1975 quy định các điều khoản với mục tiêu biến tá điền thành chủ sở hữu ruộng đất, trực tiếp sản xuất trên đất Nhà Nước quy định hạn mức đối với đất trồng trọt là 3,2 ha (50 rai), đối với đất chăn nuôi 6,4 ha (100 rai), đối với những trường hợp quá hạn mức Nhà nước tiền hành trưng thu để chuyển giao cho tá điền, với mức đền bù hợp lý. Đối với đất rừng, để đối phó với vấn đề suy thoái đất, xâm lấn rừng. Bắt đầu từ năm 1979 Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa lợi, trong rừng dự trữ Quốc gia, theo chương này mỗi mảnh đất được chia làm hai miền. Miền từ dưới nguồn nước là miền đất có thể dùng để canh tác nông nghiệp, miền ở phía trên nguồn nước thì hạn chế và giữ rừng, còn miền đất phù hợp cho canh tác nhưng mà trước đây những người dân đã chiếm dụng ( dưới 2,5 ha) thì được cấp cho người dân một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Đến năm 1976 đã có 600126 hộ nông dân có đất được cấp giấy chứng nhân quyền hưởng hoa lợi. Cùng với chương trình này, đến năm 1975 Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia Thái Lan đã thực hiện chương trình làng lâm nghiệp nhằm giải quyết cho những hộ gia đình được ở trên đất rừng, quá trình thực hiện chương trình này đã thành lập được 98 làng lâm nghiệp với 1 triệu hộ gia đình tham gia. Đi cùng với chương trình này là việc thành lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động dưới sự bảo trở của ban chỉ đạo HTX. Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho các HTX yêu cầu và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá hiệu quả đầu tư trên đất được giao đó. Thái Lan tiến hành giao được trên 200.000 ha đất gắn liền với rừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, diện tích mỗi hộ gia đình được nhận trồng rừng từ 0.8 ha đến 8 ha. Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính Phủ Thái lan tiếp tục chính sách ruộng đất theo dự án mới. Trên cơ sở đánh giá, xem xét khả năng của nông dân nghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hóa và giải quyết việc làm. Dự án này có sự thỏa thuận giữa Chính Phủ, chủ đất và nông dân giới đầu tư nhằm chia sẻ quyền lợi trong giới kinh doanh và người sử dụng ruộng đất. Theo dự án này Chính Phủ Giúp đỡ tiền mua đất, mặt khác khuyến khích đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nghèo. 1.1.2. Chính sách đất đai ở Trung Quốc. Những thành quả về kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở Tung Quốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đai nhằm quản lý có hiệu quả. Do vậy, trong thời gian qua quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Đất canh tác được Nhà Nước bảo hộ đặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được dùng một nơi làm đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ nông dân chỉ được dùng một nơi làm đất ở với diện tích giới hạn trong định mức quy định tại địa phương. Đất thuộc sở hữu tập thể thì không được chuyển nhượng, cho thuê và mục đích phi nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp trước những năm 1970, Chính Phủ Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, chưa có sự phối hợp giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích của người dân. Để khắc phục tồn tại đó bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp phát triển, bên cạnh đó coi trọng vấn đề bảo vệ rừng. Theo hiến pháp của Nhà Nước vào đầu những năm 80, chính quyền Nhà nước Trung ương đến tỉnh và huyện bắt đầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh doanh ‘ Luật lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chính Phủ đã áp dụng chính sách nhảy bén thúc đẩy phát triển trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài. Đồng thời với việc cải cách và mở cửa, ngành lâm nghiệp Trung Quốc đã được chuyển dịch từ chỗ chỉ thực hiện chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể sang thực hiện nhiều thành phần tham gia kinh doanh lâm nghiệp (Nhà nước, tập thể, cá nhân, liên doanh, hợp tác…). Nhiều chính sách về đất lâm nghiệp được thực hiện, đặc biệt là chính sách “tam định”, trong đó định rõ 3 vấn đề: Quyền sử dụng đất đồi núi, quyền sử dụng rừng và quy hoạch đất, diện tích đất lâm nghiệp được để lại cho các hộ nông dân sử dụng. Người dân được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng. Nhà nước cũng ban hành nhiều luật, chính sách để tạo điều kiện cho việc lưu chuyển và troa đổi quyền sử dụng đất lâm nghiệp. 1.1.3. Chính sách đất đai ở Inđônêxia. Nét đặc biệt trong chính sách đất đai ở Inđônêxia là Nhà nước quy định mỗi nông dân ở gần rừng được nhận khoán 2.500 m2 đất để trồng cây, hai năm đầu được phép trồng cây nông nghiệp trên diện tích đó và được quyền hưởng toàn bộ sản phẩm, không phải nộp thuế. Quá trình sản xuất của nông dân được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới hình thức cho vay. Sau khi thu hoạch người nông dân phải hoàn trả lại giống đã vay, còn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ phải trả 70%, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động khuyến nông khuyến lâm Nhà Nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn làm nghề cho người dân, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh sống. Từ đó, việc quản lý rừng ở Inđônêxia bước đầu thu được những kết quả đáng kể. 1.1.4. Chính sách đất đai ở Nhật Bản. Cũng như một số nước khác thuộc khu vực Châu Á, Nhật Bản đã ban hành luật cải cách ruộng đất lần thứ nhất vào tháng 12 năm 1945, nhằm mục đích xác định quyền sở hữu ruộng đất cho người dân, bên cạnh đó buộc địa chủ chuyển nhượng ruộng đất cho người dân, bên cạnh đó buộc đại chủ chuyển nhượng ruộng đất nếu có trên 5 ha. Quá trình cải cách ruộng đất lần thứ nhất tại Nhật Bản ban đầu đã mang lại kết quả đáng kể, song lúc đó vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với đất đai chưa được chặt chẽ. Do vậy, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất lần thứ hai nhằm xác lập vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với việc thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất là thuộc thẩm quyền của Chính Phủ, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Như vậy, qua hai lần cải cách ruộng đất bằng những chính sách cụ thể đã làm thay đổi quan hệ sở hữu cũng như kết cấu sở hữu ruộng đất ở Nhật Bản đó là: Nhà nước đã khẳng định được vai trò kiểm soát đối với việc quản lý và sử dụng đất đai, người dân thực sự đã làm chủ đất để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. 1.1.5. Chính sách ở Philippin. Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry Program” (ISFP) năm 1980 của Chính Phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng. Chương trình đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội: bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và phát hành chứng chỉ hợp đồng quản lý “Certificates for Stewardship Contracts” (CSC) và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội “Community Forestry Stewardship Agreements” (CFSA). Giấy chứng chỉ CSC do Chính Phủ cấp cho người dân sống trên đất rừng đã có đủ tư cách pháp nhân được hưởng các thành quả trên mảnh đất đó. Chứng chỉ CSC cho phép sử dụng diện tích đang ở hay đang canh tác nhưng không quá 7 ha. Đơn xin chứng chỉ CSC được nộp và lưu trữ tại văn phòng phát triển lâm nghiệp huyện. Các cán bộ lâm nghiệp của văn phòng cấp huyện được ủy quyền cấp các CSC với diện tích từ 5-7 ha, còn trên 7 ha do Tổng giám đốc văn phòng phát triển lâm nghiệp. Khác với các giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận lâm nghiệp xã hội (CFSA) là một hợp đồng giữa Chính Phủ và một cộng đồng hay một hội lâm nghiệp kể các nhóm bộ lạc. Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và CFSA là: CFSA đất không được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho cộng đồng hay hiệp hội và các thành viên của nó với sự thỏa thuận trước để sử dụng trên phạm vi một xã. Diện tích giữa các xã cũng khác nhau và các đơn vị xin CFSA thường phải nộp và lưu trữ tại văn phòng phát triển lâm nghiệp cấp huyện nhưng phải được ban thư ký vụ tài nguyên thiên nhiên duyệt. 1.1.6. Chính sách đất đai ở Thủy Điển. Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các hộ tư nhân 1.1.7. Chính sách đất đai ở Phần Lan. Sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống, có tới hai phần ba diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha. 1.2. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ. 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1968 đến năm 1980 Để thực hiện xây dựng Miền Bắc đi lên CNXH và thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng đã mang lại cho nhân dân miền Bắc, Đảng Ta chủ trương đưa nhân dân vào làm ăn tập thể, đồng thời thành lập các trạm trại nông nghiệp, các Nông Trường quốc doanh và HTX, xây dựng vùng kinh tế mới nông, lâm nghiệp, tổ chức định canh, định cư cho đồng bào dân tộc miền núi vùng cao. Chính sách giao đất trong giai đoạn này được thể hiện rõ nét qua các văn bản sau: Thông báo số 18 TB – TW ngày 23/10/1968 của Ban bí thư TW Đảng đề cập đến vấn đề: “Nhà nước cần giao cho HTX sử dụng một số đất hoang hoặc rừng cây để kinh doanh nghề rừng, HTX được hưởng lợi tùy theo công sức bỏ ra”. Thực hiện chủ trương đó, ngày 12/11/1968, hội đồng Chính Phủ ban hành quyết định 179/CP nhằm: “Đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp cho HTX kinh doanh”. Ngày 3/10/1979, hội đồng Chính Phủ ban hành quyết định số 272/CP quy định “Chính sách đối với HTX mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện chương trình định canh định cư”. Trong giai đoạn này hầu hết ruộng đất của xã viên được đưa vào HTX để thống nhất sử dụng, hàng năm xã viên được hưởng một phần hoa lợi tính trên số ruộng đất mà họ góp vào HTX. Tuy nhiên, mỗi xã viên được phép để lại một phần diện tích đất để trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Nhưng không vượt quá 5% diện tích bình quân của mỗi người trong xã. Khi đã chia xong rồi là ổn định, số người giảm trong hộ không phải trả ra, số người tăng không được chia thêm. Do không giống nhau về trình độ quản lý, điều kiện kinh doanh nghề rừng, sự quan tâm chỉ đạo không thống nhất ( nơi tốt, nơi xâu ), nên trong giai đoạn này đã hình thành ba loại hình HTX sau. Loại hình HTX đã thực sự đưa rừng và đất rừng vào sản xuất dạng tự doanh, loại hình này đã thực sự coi trọng nghề rừng, có đầu tư thích đáng cho nghề rừng như (phân bón, giống cây trồng, lao động…). Song loại hình này còn quá ít như Quảng Ninh có 28/98 HTX, Lạng Sơn có 29/200 HTX được giao đất triển khai. Loại hình HTX được giao đất, giao rừng nhưng vì nhiều lý do chưa đảm bảo tự doanh nên vẫn hợp đồng làm khoán trồng rừng hoặc khai thác lâm sản cho Lâm trường Quốc doanh trên diện tích rừng và đất rừng được giao. Loại hình HTX tuy nhận đất nhận rừng nhưng chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, do nhiều nguyên nhân: phải tập trung lao động sản xuất lương thực, hoặc phương hướng trồng rừng và kinh doanh lâm nghiệp chưa rõ ràng, chưa có vốn hỗ trợ, trình độ quản lý còn hạn chế. Trong thời kỳ này ở Miền Bắc hình thành 3 hình thức sở hữu ruộng đất được hiến pháp năm 1959 khẳng định: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Ở miền Nam sau khi thắng lợi 30/4/1975. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cải tạo XHCN với nông nghiệp, từng bước đưa nông dân vào làm ăn tập thể, từ hình thức tập đoàn sản xuất đến HTX, phát triển nhất là từ Bình Thuận trở ra. Tuy nhiên, do những hạn chế của các HTX miền Bắc nên việc xây dựng và hình thành các HTX ở miền Nam gặp nhiều khó khăn. Chính sách giao đất trong giai đoạn này mang đặc trưng chủ yếu là: Duy trì 3 hình thức sở hữu về đất đai (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân). Sở hữu toàn dân và tập thể có xu thế ngày càng mở rộng, sở hữu tư nhân có chiều hướng thu hẹp dần. Ý nghĩa khẩu hiệu “người cày có ruộng” bị mờ nhạt dần vì người nông dân trực tiếp làm ruộng đã từng bước gián tiếp quản lý ruộng đất theo xu hướng phát triển từ HTX bậc thấp lên bậc cao, cuối cùng chỉ thực sự làm chủ mảnh đất 5% của mình. Chính sách ruộng đất và thực hiện HTX nông nghiệp tuy có làm cho sản xuất chậm phát triển nhưng thuận lợi cho việc động viên sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1986. Đây là giai đoạn Nhà Nước ta tiến hành cải cách nền kinh tế đất nước bằng các hình thức như: cải tiến việc quản lý các HTX nhằm đảm bảo việc phát triển sản xuất, nâng cao hiểu quả kinh tế, bên cạnh đó thực hiện hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động nhằm phát huy tích cực vai trò năng lực của của người lao động. Đối với sản xuất nông nghiệp: Tại hội nghị lần thứ I của Ban Chấp hành TW Đảng tháng 12/1980 đã quyết định: “Mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm trong nông nghiệp”. Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của BCH TW Đảng đã chỉ rõ nguyên tác khoán với nội dung khoán ba khâu gồm: khoán chi phí khoán công điểm và khoán sản phẩm. Đối với sản phẩm lâm nghiệp: Hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành quyết định 184 – HĐBT ngày 6/11/1982 về việc: “Đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng trước hết tập trung giao đất đồi núi trọc, rừng nghèo và rừng chưa giao cho lâm trường”. Nét mới của quyết định này là đã mở rộng đối tượng giao đất bao gồm (HTX, tập đoàn, hộ nông dân, cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội). Quá trình thực hiện quyết định 184/CP giao khoán rừng cho các tổ chức, hộ nông dân đã chú ý đến việc tạo động lực kinh tế cho tập thể và cá nhân sản xuất kinh doanh rừng phát triển. Diện tích đất và rừng giao cho tập thể và các nhân sản xuất kinh doanh rừng phát triển. Diện tích đất rừng giao cho tập thể kinh doanh không hạn chế, đối với cá nhân mỗi hộ gia đình ở miền núi được cấp từ 2000-2500 m2 cho mỗi lao động để làm vườn rừng, ngoài ra có thể nhận khoán đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theo quy hoạch. Quá trình triển khai thực hiện quyết định trên ở một số địa phương đã tiến hành giao đất, giao rừng cho HTX và nhân dân kinh doanh. Nhưng chưa nhận thức đúng tầm quan trọng, mặt khác chưa có kinh nghiệm chỉ đạo cụ thể, bên cạnh đó một số cán bộ và người dân còn nặng cơ chế bao cấp. Tổng hợp kết quả giao đất, giao rừng trong thời kỳ từ năm 1968 đến năm 1986: đa giao được 4.443.830 ha ( rừng và đất rừng) cho 5.722 HTX, 2271 cơ quan đơn vị trường học và 770.750 hộ gia đình. 1.2.4. Giai đoạn từ thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Quá trình thực hiện quyết định 184/CP giao khoán rừng cho các tổ chức, hộ nông dân không phát huy được hiệu quả cao. Do đó, ngày 12/11/1993 BCHTW Đảng ra chỉ thị 29-CT/TW về đẩy mạnh giao đất, giao rừng xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức nông lâm kết hợp. Chỉ thị này đã xác định rõ giao đất, giao rừng gắn liền với việc tổ chức bảo vệ và kinh doanh rừng, sử dụng có hiệu
Luận văn liên quan