Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan thanh hiểu ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

- Vị trí cơ sở thuộc Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; trên phần đất của chủ cơ sở thuộc thửa số 62 và thửa số 63 tờ bản đồ số 4, không nằm trong khu quy hoạch, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu cung cấp cho cơ sở gia công, lắp ráp, cũng như xuất hàng cho khách hàng. Khu đất có tổng diện tích 3.559,8 m2. Được giới hạn bởi : - Phía Đông giáp kênh công cộng. - Phía Tây giáp nhà dân, lối đi vào cơ sở và kho xăng dầu. - Phía Nam giáp sông Tiền. - Phía Bắc giáp vườn nhà dân Khu này không nằm trong khu vực quy hoạch có nhiều điều kiện thuận lợi như: Có vị trí giao thông thuận lợi, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên tạo điều kiện cho việc kết nối với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận.

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo vệ môi trường cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan thanh hiểu ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH HIỂU ---d{c--- ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU ẤP TÂN THUẬN, XÃ BÌNH ĐỨC, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG (Đã chỉnh sửa theo ý kiến biên bản kiểm tra ngày 03/07/2009 tại cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, sà lan Thanh Hiểu ) CHỦ CƠ SỞ DNTN THANH HIỂU Giám đốc CƠ QUAN TƯ VẤN CTY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG KỶ NGUYÊN Giám đốc Tiền Giang, tháng 09/2009 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Danh mục các máy móc, trang thiết bị phục vụ cơ sở. 9 Bảng 1. 2: Các hạng mục xây dựng khu nhà chính 11 Bảng 2. 1. Độ bền vững khí quyển (theo Pasquill - 1961) 15 Bảng 3. 1. Vị trí thu mẫu không khí, tiếng ồn 20 Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực giữa xưởng của cơ sở 20 Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng không khí trước cơ sở 21 Bảng 3. 4. Vị trí thu mẫu nước mặt tại điểm thải của cơ sở. 21 Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cơ sở 22 Bảng 4. 1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 26 Bảng 4. 2. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải. 27 Bảng 4. 3: Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy 30 Bảng 4. 4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. 33 Bảng 4. 5. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau. 34 Bảng 5. 1: Các hệ thống xử lý nước thải 37 Bảng 5. 2: Hiệu quả xử lý 37 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Sơ đồ đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở. 8 Hình 1. 2. Mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở. 10 Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở so với các vùng lân cận. 12 Hình 5. 1: Cấu tạo Bể tự hoại 3 ngăn. 38 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 - Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày. COD - Nhu cầu oxy hóa học. CB CNV - Cán bộ công nhân viên. CN - Công nhân DNTN - Doanh nghiệp tư nhân GTCC - Giao thông công chánh. PCCC - Phòng cháy chữa cháy. SS - Chất rắn lơ lửng TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam. TNHH - Trách nhiệm hữu hạn THC - Tổng hydrocacbon. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU I.1. CÁC THÔNG TIN CHUNG I.1.1. Tên cơ sở CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THỦY, SÀ LAN THANH HIỂU Địa điểm thực hiện cơ sở: Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. I.1.2. Địa chỉ liên hệ Văn phòng làm việc: Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. I.1.3. Tọa độ địa lý Tọa độ địa lý của cơ sở: N: 10020’26.67”, E: 106017’22.70” I.1.4. Phương tiện liên lạc Điện thoại : 073.3854 040 Fax : 073.3954 950 I.1.5. Cơ quan chủ quản Chủ đầu tư: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH HIỂU Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của chủ đầu tư: Đóng mới sà lan, tàu thủy; Sửa chữa sà lan, tàu thuyền; Mua bán que hàn, oxy; Mua bán gas ; Mua bán sơn các loại ; Mua bán thép các loại ; Vận tải hàng hóa bằng đường thủy ; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Trong đó, cơ sở chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu thủy, sà lan cho khách hàng. Người đại diện chủ đầu tư : Ông ĐOÀN THANH HIỂU, Giám đốc. I.1.6. Loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp tư nhân. I.1.7. Vị trí thực hiện cơ sở - Vị trí cơ sở thuộc Ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; trên phần đất của chủ cơ sở thuộc thửa số 62 và thửa số 63 tờ bản đồ số 4, không nằm trong khu quy hoạch, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu cung cấp cho cơ sở gia công, lắp ráp, cũng như xuất hàng cho khách hàng. Khu đất có tổng diện tích 3.559,8 m2. Được giới hạn bởi : - Phía Đông giáp kênh công cộng. - Phía Tây giáp nhà dân, lối đi vào cơ sở và kho xăng dầu. - Phía Nam giáp sông Tiền. - Phía Bắc giáp vườn nhà dân Khu này không nằm trong khu vực quy hoạch có nhiều điều kiện thuận lợi như: Có vị trí giao thông thuận lợi, cạnh sông Tiền và gần đường tỉnh 864 nên tạo điều kiện cho việc kết nối với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận. I.2. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ I.2.1. Loại hình sản xuất Cơ sở chủ yếu là đóng mới và sửa chữa sà lan, tàu thủy các loại; với quy mô khoảng 10 chiếc sà lan, tàu thủy trong một năm (chủ yếu là loại sà lan hoặc tàu thủy có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên). I.2.2. Công nghệ sản xuất Qui trình đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở như sau: Hình 1. 1. Sơ đồ đóng mới sà lan, tàu thủy tại cơ sở. Thuyết minh quy trình công nghệ: Miếng sắt khổ lớn được chấn, cán, ép, cắt theo hình dạng và kích thước của bản vẽ thiết kế. Sau đó được lắp ráp, hàn mối tạo thành tàu hoàn chỉnh. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tàu hoặc sà lan sẽ được sơn chống sét, sơn màu hoàn chỉnh rồi cho hạ thủy giao khách hàng. Thời gian gia công đóng hoàn thiện một chiếc tàu hoặc sà lan khoảng từ 7 đến 8 tháng. Các loại sà lan, tàu thuyền được đem đến sửa chữa sẽ được sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng. I.2.3. Tình trạng máy móc, thiết bị hiện nay Bảng 1. 1. Danh mục các máy móc, trang thiết bị phục vụ cơ sở. STT Máy móc, trang thiết bị Công suất Số lượng Nơi sản xuất Tình trạng hiện tại (%) 1 Máy cắt 3,75KW 1 Nhật 70 - 80 2 Máy dập 3,75KW 1 Nhật 70 - 80 3 Máy cuốn 3,75KW 1 Nhật 70 - 80 4 Máy tiện 2,25 KW 2 Nhật 70 - 80 5 Máy nén 70 kg 2 Nhật 70 - 80 6 Máy hàn 350 A 70 Nhật 70 - 80 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiểu. Ngoài ra còn có các dụng cụ khác phục vụ hoạt động của cơ sở. I.2.4. Nguyên vật liệu sản xuất - Nguyên liệu chính: Các loại sắt khổ lớn, nhỏ, đinh, ốc vít,… để đóng và sửa chữa sà lan, tàu, khoảng 650 tấn thép, sắt/năm. - Phụ liệu: bao gồm các loại sơn chống thấm, sơn màu,… I.2.5. Nhiên liệu sản xuất - Nhu cầu điện: được sử dụng chủ yếu để hàn, chạy các loại máy, chiếu sáng và dùng cho mục đích sinh hoạt. Lượng điện tiêu thụ bình quân khoảng 13.000 KWh/ tháng. - Gas: dùng để cắt định hình các tấm sắt. Lượng gas trung bình mỗi tháng khoảng 360 kg (30 bình x 12kg). I.2.6. Hóa chất sản xuất - Hóa chất: trong quá trình sản xuất hầu như cơ sở không sử dụng hóa chất. I.2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng: Lượng nước sử dụng của cơ sở được cung cấp bởi nguồn nước từ Hợp tác xã khu vực, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước này khoảng 30 m3/tháng. I.2.6. Sản phẩm – Công suất hoạt động - Sản phẩm: sà lan, tàu thủy có trọng tải theo đặt hàng của khách hàng, trong đó chủ yếu các loại sà lan hoặc tàu thủy có trọng tải từ 1.000 DWT trở lên; - Công suất: khoảng 10 chiếc sà lan, tàu thủy trong 1 năm, trong đó sửa chữa khoảng 5 chiếc, đóng mới khoảng 5 chiếc. I.2.7. Năm cơ sở đi vào hoạt động Cơ sở đi vào hoạt động được khoảng 6 năm, từ năm 2003 đến nay. I.2.8. Diện tích mặt bằng sản xuất và sơ đồ vị trí cơ sở Diện tích mặt bằng cơ sở khoảng 3.559,8 m2. Sơ đồ vị trí dự án và bố trí mặt bằng cơ sở được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo. I.2.9. Số lượng cán bộ, công nhân sản xuất Cơ sở thu hút khoảng 60 lao động, chủ yếu là người dân tại địa phương. Sơ đồ mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở như sau: Hình 1. 2. Mô hình quản lý hoạt động sản xuất của cơ sở. I.2.10. Các hạng mục đã xây dựng chính của cơ sở Hiện trạng đã xây dựng các khối nhà xưởng, văn phòng, cây xanh,… Bảng 1. 2: Các hạng mục xây dựng khu nhà chính Stt Các hạng mục Diện tích xây dựng (m2) Tỉ lệ (%) 1 Nhà xưởng, cây xanh, nhà bảo vệ 3.315,8 93 2 Kho 100 2,8 3 Văn phòng (3m x 8m) 24 0,8 4 Nhà ở công nhân (3m x 5m) x 8 phòng 120 3,4 Tổng 3559,8 100 Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hiểu. I.2.11. Hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn tại cơ sở: - Đối với nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng hầm tự hoại rồi cho chảy ra sông Tiền theo mương nhỏ. - Đối với nước mưa chảy tràn: chưa có hệ thống thu gom. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN II.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất II.1.1.1. Điều kiện về địa lý Theo tài liệu tham khảo từ Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2007, và website: tiengiang.gov.vn thì đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện của cơ sở đuợc mô tả như sau: Ðịa điểm của cơ sở thuộc xã Bình Đức - huyện Châu Thành nằm về phía Tây của thành phố Mỹ Tho. Vị trí xây dựng cơ sở được thể hiện trong sơ đồ sau: Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở so với các vùng lân cận. Có tuyến đường tỉnh 864 đi ngang qua là tuyến giao thông huyết mạch nối đường tỉnh 876 và 870B ra quốc lộ 1A; tuyến đường giao thông này nối liền khu vực mà cơ sở hoạt động với các khu vực khác, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trong khu vực. II.1.1.2. Điều kiện về địa chất Căn cứ vào số liệu khảo sát địa chất công trình của Liên Ðoàn Ðịa chất Thủy văn - Ðịa chất Công trình Miền Nam đã tiến hành khảo sát địa chất công trình khu vực vào tháng 5 năm 2008 được mô tả tóm tắt như sau: Ðịa chất tại khu vực khảo sát từ trên xuống dưới, có thể phân làm các lớp đất chính như sau: - Lớp 1: bùn sét pha màu xám đen; - Lớp 2: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng. - Lớp 3: cát hạt nhỏ màu xám vàng. - Lớp 4: sét màu xám vàng, trạng thái nửa cứng. - Lớp 5: cát pha màu xám vàng, trạng thái dẻo. - Lớp 6: sét pha màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng. II.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn II.1.2.1. Ðiều kiện về khí tượng Các điều kiện tự nhiên và những yếu tố của khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sự lan truyền chuyển hóa các chất ô nhiễm. Các yếu tố đó bao gồm: - Nhiệt độ không khí; - Ðộ ẩm không khí; - Lượng mưa và bốc hơi; - Gió và hướng gió; - Bức xạ mặt trời; - Ðộ bền vững khí quyển. Khu vực cơ sở cũng như tỉnh Tiền Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Nam bộ. Ðộ ẩm luôn cao, ít chịu bão, lốc lớn hàng năm, khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Sự biến thiên của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bay hơi của các dung môi hữu cơ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể con người. Do vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ. Kết quả quan trắc nhiệt độ của Trạm dự báo phục vụ Khí tượng Thủy văn Tiền Giang các năm gần đây cho thấy: - Nhiệt độ không khí trung bình năm: 29,10C. Tổng tích ôn hàng năm thuộc loại cao (khoảng 9.700 - 9.800oC), rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng thời vụ và lâu năm. Số giờ nắng bình quân năm cao từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. Số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa (7,3 - 9,9 giờ/ngày vào mùa khô và 5,5 - 7,3 giờ/ngày vào mùa mưa). Chế độ nhiệt tại Tiền Giang nói chung tương đối điều hòa. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn hơn 30C. Ðộ ẩm không khí Ðộ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm không khí, đến quá trình đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe của con người. Ðộ ẩm không khí thay đổi theo vùng và theo mùa. Thời kỳ ẩm trùng vào thời kỳ mưa (tháng 06 đến tháng 11). Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 03 và tháng 04. Kết quả quan trắc của Trạm dự báo khí tượng Tiền Giang các năm gần đây cho thấy: - Ðộ ẩm không khí trung bình năm: 89,83%. Lượng mưa Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí. Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Trên mặt đất mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm. Chế độ mưa tại từng khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Số lượng ngày mưa trung bình hàng năm là 140 ngày nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 9 và tháng 10. - Lượng mưa trung bình năm: 1.512,2 mm. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Gió và hướng gió Gió cũng là một trong những nhân tố cần được xem xét vì nó ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm do hoạt động của Công ty, nhất là các yếu tố gây tác động đến môi trường không khí. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm. Tại tỉnh Tiền Giang nói chung gió có hai hướng chính. Về mùa khô gió thổi theo hướng Ðông - Bắc và Ðông - Ðông Bắc với cấp gió từ I đến IV. Về mùa mưa gió thổi theo hướng Tây - Nam, Tây Tây - Nam và Tây với cấp gió từ cấp I đến IV. Tần suất gió dao động giữa các tháng từ 23 ÷ 25%. Tần suất gió lặng trong năm từ 7 ÷ 50%. Bão thường rất ít khi xảy ra và thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày. Nhìn chung, yếu tố gió tại khu vực cơ sở thuận lợi cho việc phát tán và vận chuyển chất ô nhiễm trong không khí. Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trong vùng và ảnh hưởng đến độ bền vững của khí quyển và quá trình phát tán biến đổi các chất ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp phụ bức xạ của vật thể đó như tính chất của bề mặt, màu sắc của bề mặt,… Thời gian có nắng trung bình trong năm tại Tiền Giang từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. trong năm. Vào mùa khô số giờ nắng trung bình trong ngày đạt từ 7,3 ÷ 9,9 giờ trong ngày và cường độ chiếu sáng vào buổi trưa có thể đến 100.000 Lux. Vào những tháng mùa mưa, do có mây nhiều nên thời gian nắng nhỏ hơn. Bức xạ mặt trời gồm 3 loại trực tiếp: Bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng cộng. Bức xạ trực tiếp là bức xạ thẳng góc của tia mặt trời đến vật thể. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng 2, tháng 3 và có thể đạt đến 0,72 ÷ 0,79 cal/cm2phút. Từ tháng 6 đến tháng 12 (những tháng mưa) đạt tới 0,42 ÷ 0,46 cal/cm2phút trong những giờ trưa. Bức xạ tán xạ còn gọi là bức xạ khuếch tán là tia nắng mặt trời bị khuếch tán bởi không khí và mây sau đó mới đến vật thể. Cường độ bức xạ tán xạ lớn nhất vào các tháng mùa mưa và nhỏ nhất vào các tháng mùa khô. Vào những giờ trưa, cường độ bức xạ tán xạ đạt từ 0,43 ÷ 0,5 cal/cm2phút. Ðộ bền vững khí quyển Ðộ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao. Ðể xác định độ bền vững khí quyển có thể dựa vào tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng của PASQUILL. Bảng 2. 1. Độ bền vững khí quyển (theo Pasquill - 1961) Tốc độ gió m/s Bức xạ ban ngày Ðộ che phủ mây ban đêm Mạnh (Biên độ > 60) Trung bình (Biên độ 35÷60) Yếu (Biên độ 15-35) Mạnh (Biên độ > 60) Trung bình (Biên độ 35÷60) < 2 A A – B < 2 A A – B 2 ÷ 4 A – B B 2 ÷ 4 A – B B 4 ÷ 6 B – C B – C 4 ÷ 6 B – C B – C > 6 C D > 6 C D Ghi chú: A - Rất không bền vững; B - Không bền vững loại trung bình; C - Không bền vững loại yếu; D - Trung hòa; E - Bền vững yếu; F - Bền vững loại trung bình. Tóm lại, khu vực này thuộc tỉnh Tiền Giang nói chung có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất. II.1.2.2. Ðiều kiện về thủy văn Khu vực này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ thủy văn sông Tiền. Sông Tiền bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, mỗi ngày có 2 con nước với 2 đỉnh cao và 2 đỉnh thấp. Biên độ biến thiên từ 2 - 3 m. Càng vào sâu trong nội đồng biên độ triều càng giảm. Về mùa kiệt (tháng 3, 4) lưu lượng của sông Mekong theo công bố địa chí của Tiền Giang chỉ đạt 2.000m3/s, tháng 12 và tháng I có thể đạt 6.000m3/s. Mùa mưa, lưu lượng sông Mekong tăng nhanh chóng, lưu lượng bình quân trong tháng 7 đến 20.000m3/s, tháng 8 đạt trên 30.000m3/s và vào tháng lũ cực đại (tháng 9) lên tới 40.000m3/s. Sông Tiền rộng (thường trên 1.000m) và sâu (3 - 30m) nên thuận tiện cho giao thông đường thủy, tàu bè có thể từ biển vào đến Mỹ Tho dễ dàng, ít chịu ảnh hưởng của chế độ triều. Với lưu lượng lớn, sông Tiền cũng có khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm cao, đồng thời đảm bảo hoạt động giao thông đường sông thuận lợi. Tóm lại, đặc điểm khí hậu Tiền Giang nói chung huyện Châu Thành nói riêng thuận lợi cho ngành giao thông đường thủy và hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu và sà lan. II.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban Nhân dân xã Bình Đức về tình hình hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá và xã hội trong năm 2008 và các lĩnh vực kinh tế - văn hoá và xã hội có thể chịu ảnh hưởng của cơ sở, được trình bày như sau: II.2.1. Kinh tế Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn : Sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt : DT xuống giống 5 ha lúa đạt 100 % so chi tiêu kế hoạch ( 5 ha) đã thu hoạch 5 ha đạt 100 % so diện tích xuống giống, sản lượng 22,5 tấn năng suất bình quân 4,5 tấn/ha. Rau màu xuống giống 45,3 ha đạt 100 % so kế hoạch ( 45,3 ha ) trong đó trồng dưa leo, hành hẹ, cà chua và rau các loại ... Công tác khuyến nông : tổ chức hội thảo KHKT được 6/5 cuộc đạt 120 % so với chỉ tiêu trong đó chăn nuôi 2 cuộc, kỷ thuật cây trồng 2 cuộc, bảo vệ thực vật 02 cuộc, với tổng số 286 lượt người tham dự. Công tác thú y : Tập trung cao cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Tiến hành tiêu độc xát trùng các cơ sở chăn nuôi 386 hộ với 23 lít thuốc được phun xịt. Tổ chức tuyên truyền qua họp, hội và trên các phương tiện thông tin, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Phát triển nông thôn : Về sử dụng nước sạch 46/ 39 hộ đạt 117,94% so CT nâng tổng số hộ sử dụng nước sạch là 2627 hộ. Về sử dụng điện có 3177/ 3177 hộ đạt 100 %. Nhìn chung, trong suốt hoạt động của cơ sở hầu như không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại xã Bình Đức. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Nhìn chung ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì hoạt động ổn định , nhiều mặt hàng chủ yếu sản xuất và tiêu thụ trong nước, bên cạnh những thuận lợi có một số sản phẩm chiếu cối, đan lục bình xuất khẩu hoạt động ổn định, cơ sở chế biến cá da trơn hoạt động khá lớn. Hiện toàn xã có 379 cơ sở kinh doanh DNTN, công ty giải quyết việc làm cho 4210 lao động hoạt động trên các lĩnh vực chiếu cối, đan lục bình, lao bóng gạo, chế biến cá da trơn, sản xuất nước mắm, nước tương, nước đá... và các công ty doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn xã. Nhìn chung, trong suốt hoạt động đóng tàu của cơ sở góp phần giải quyết khoảng 60 lao động tại địa phương và góp phần nộp thuế tại địa phương. Năm 2008, cơ sở đã nộp 158 triệu cho nhà nước. Về mặt môi trường, trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ tuân thủ đúng theo các quy định về bảo vệ môi trường đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Thương mại dịch vụ Do nhu cầu tiêu dùng và chịu sự tác động của tình hình khu vực và thế giới, nhiều mặt hàng công nghiệp tiêu dùng vật liệu xây dựng, xăng dầu giá cả có biến động tăng trong năm. Tuy nhiên có biểu hiện khang hiếm do yếu tố đầu cơ, giá cả hàng nông sản như lúa –heo hơi tăng, giảm liên tục làm ảnh hưởng đến cho nhà sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Thương mại dịch vụ tại địa phương không bị tác động bởi hoạt động của cơ sở. II.2.2. Xã hội Sự nghiệp giáo dục : Tập trung hoàn thành nhiệm vụ năm học 2007 –2008, toàn xã