Đề án Hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. Ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm có tác động, ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của các NHTM phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít NHTM. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các NHTM. Quản lý tốt rủi ro nói chung, rủi ro lãi suất nói riêng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Cải cách hoạt động NHTM Việt Nam đã được thực hiện phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường mở. Trong xu thế hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các tổ chức khác trong khu vực, Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng đang phải cạnh tranh với các nền kinh tế, các tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới. Biến động về lãi suất là rất thường xuyên và ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh này các NHTM Việt Nam phải nỗ lực hạn chế và kiểm soát rủi ro là tất yếu. Trong đó, hạn chế rủi ro lãi suất giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng. Với ý tưởng này em chọn đề tài “Hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại” làm vấn đề nghiên cứu trong đề án.

docx32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. Ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm có tác động, ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của các NHTM phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá… Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít NHTM. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các NHTM. Quản lý tốt rủi ro nói chung, rủi ro lãi suất nói riêng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Cải cách hoạt động NHTM Việt Nam đã được thực hiện phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường mở. Trong xu thế hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các tổ chức khác trong khu vực, Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng đang phải cạnh tranh với các nền kinh tế, các tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới. Biến động về lãi suất là rất thường xuyên và ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh này các NHTM Việt Nam phải nỗ lực hạn chế và kiểm soát rủi ro là tất yếu. Trong đó, hạn chế rủi ro lãi suất giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng. Với ý tưởng này em chọn đề tài “Hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại” làm vấn đề nghiên cứu trong đề án. Kết cấu đề tài: Gồm ba chương chính: Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt đông kinh doanh của các NHTM Với vốn kiến thức và sự nắm bắt thực tế còn hạn hẹp, kinh nghiệm tiếp cận thực tiễn chưa sâu, đề án chuyên ngành sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn TS. Trịnh Thị Thúy Hồng để bài đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian qua, đồng gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em có thời gian, điều kiện nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Qui Nhơn ngày 22/05/2012. Sinh viên thực hiện Ksor Bun CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM Tổng quan về rủi ro của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NH bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Xem xét NH trên phương diện những loại hình dịch vụ mà NH cung cấp, Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu. Ví dụ: Luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay: Sơ đồ 1.1. Chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng Ngân hàng hiện đại Chức năng lập kế hoạch đầu tư Chức năng tiết kiệm Chức năng thanh toán Chức năng bảo hiểm Chức năng môi giới Chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh Chức năng quản lý tiền mặt Chức năng ủy thác Chức năng tín dụng Các dịch vụ truyền thống của NH: + Thực hiện trao đổi ngoại tệ + Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại + Nhận tiền gửi + Bảo quản vật có giá + Tài trợ hoạt động của Chính Phủ + Cung cấp các tài khoản giao dịch + Cung cấp các dịch vụ ủy thác Dịch vụ NH mới phát triển gần đây: + Tư vấn tài chính + Quản lý tiền mặt + Dịch vụ thuê mua thiết bị + Bán các dịch vụ bảo hiểm + Cung cấp các kế hoạch hưu trí + Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán + Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp + Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn. + Cho vay tài trợ dự án Thành công của NH phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện hiệu quả các dịch vụ đó, và gắn liền với quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho NH: chủ quan khách hàng (làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, lừa đảo… dẫn đến không trả được nợ cho NH), quản lý yếu kém (nhân viên không có khả năng đánh giá chất lượng khoản cho vay), tham ô của nhân viên (cố tình làm sai quy định để mưu lợi riêng), thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của NH (thay đổi LS, tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, thay đổi trong quyết định của Chính phủ). Phân chia theo nguyên nhân có các loại rủi ro phổ biến: rủi ro tín dụng, rủi ro LS, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn. Khi tổn thất xảy ra, thu nhập, tỷ suất lợi tức, thị giá cổ phiếu của NH giảm. Cổ phiếu giảm giá, nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu, là điểm mở đầu cho việc mua lại, sáp nhập, thay thế ban quản lý NH. Rủi ro LS có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản: hàng loạt người gửi tiền rút tiền, buộc NH phải đóng cửa, tuyên bố phá sản. Tổn thất (ở mức thấp) làm giảm quỹ dự phòng, giảm vốn và quỹ của NH. Để đối phó NH có thể phải giảm tiền lương (hoặc chi phí khác), giảm lao động… ảnh hưởng không tốt tới nhân sự, thị trường nguồn, công nghệ. Từ đó có thể làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu vực. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay. Rủi ro lãi suất trong NHTM Khái niệm lãi suất Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa số lãi thu được với số vốn đầu tư để có lãi đó. Lãi là chênh lệch giữa khoản tiền thu về lớn hơn khoản tiền đầu tư để có thu nhập đó trong một thời gian xác định (thời hạn). Lãi suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên có tác động trực tiếp đến giá trị tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng. Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc tăng, giảm thu nhập, chi phí và lợi nhận của ngân hàng. Nếu thu nhập từ lãi không lớn hơn chi phí về lãi thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất. Khái niệm và nhận dạng rủi ro lãi suất Lãi suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên có tác động trực tiếp đến giá trị tài sản Có và tài sản Nợ của NH. Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc tăng, giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NH. Nếu thu nhập từ lãi không lớn hơn chi phí về lãi thì NH sẽ gặp rủi ro về lãi suất. Ví dụ: Xem xét bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại sau: Bảng 1.1. Bảng cân đối kế toán của NHTM năm N Đơn vị: Tỷ đồng Tài sản Có Tài sản Nợ Dự trữ Chứng khoán ngắn hạn Chứng khoán dài hạn Cho vay ngắn hạn Cho vay dài hạn Tài sản cố định 4 5 16 30 40 5 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn < 1 năm Tiền gửi tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Chứng chỉ tiền gửi dài hạn Vay ngắn hạn Vay ngắn hạn Vốn và quỹ 15 10 10 25 10 15 5 10 Tổng tài sản 100 Tổng nguồn vốn 100 Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán cho thấy ngân hàng này có 35 tỷ đồng tài sản Có nhạy cảm với lãi suất, trong khi tổng tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất là 50 tỷ đồng. Giả sử lãi suất trong năm tăng 3%, ví dụ từ 7% đến 10%, khi đó thu nhập từ tài sản Có của ngân hàng sẽ tăng 35 x 3%= 1,05 (tỷ đồng), trong khi khoản chi trả từ phía tài sản Nợ cũng tăng là 50 x 3%= 1,5 (tỷ đồng), làm cho lợi nhuận của ngân hàng đã bị giảm đi 1,5 – 1,05= 0,45 (tỷ đồng) Như vậy, rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm theo. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản sinh lãi và lãi suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường. Nguyên nhân rủi ro lãi suất Nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất là do sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Nếu NH dung tài sản Nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản Có dài hạn thì khi lãi suất ngắn hạn tăng lên, trong khi lãi suất đầu tư vẫn giữ nguyên, NH sẽ gặp rủi ro. Ngược lại, nếu NH dung tài sản Nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, NH cũng có nguy cơ bị rủi ro. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Do bất lợi trong cạnh tranh, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, do đó đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng; Do cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền, nên NH phải tăng lãi suất để huy động vốn; Do chính sách ưu đãi trong cho vay của Nhà nước nên NH phải giảm lãi suất cho vay. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất Hợp đồng lãi suất kỳ hạn Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên việc thanh toán tại một thời điểm trong tương lai dựa trên mức lãi suất được ấn định trước. Đặc điểm của hợp đồng này là: Thông thường, hợp đồng này thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau, hoặc giữa tổ chức tài chính với khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương). Trong hợp đồng này, người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán gọi là người giữ thế đoản vị (short position). Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn. Đến thời điểm đáo hạn, người giữ thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ thế trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (giá trị dương), còn người giữ thế đoản vị bị giá trị âm; và ngược lại. Hợp đồng lãi suất tương lai Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán một lượng các tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Hợp đồng tương lai về lãi suất là hợp đồng tương lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất. Hợp đồng tương lai thường được mua bán trên thị trường tập trung và được thực hiện thông qua các trung tâm thanh toán bù trừ. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, mỗi bên đều phải duy trì một mức ký quỹ nhất định tại trung tâm thanh toán bù trừ nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng đã sử dụng nhiều nghiệp vụ này trong kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư để phòng chống rủi ro do biến động lãi suất trong tương lai. Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Bởi vậy, một ngân hàng có kế hoạch mua trái phiếu “ tạo thế trường” trên thị trường giao ngay có thể bảo vệ được giá trị của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường tương lai tạo vị thế đoản, nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có một khoản lợi nhuận được bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp cho ngân hàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra do biến động lãi suất. Nguyên lý cơ bản khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro là: Nếu giá trị thị trường của tài sản giảm, mức thu lợi trên hợp đồng tương lai sẽ bù đắp lỗ trong kinh doanh thực tế của nhà đầu tư. Ngược lại, nếu giá trị thị trường của tài sản tăng, mức lỗ của hợp đồng tương lai sẽ được bù đắp bởi phần lợi nhuận trong kinh doanh thực tế của nhà đầu tư. Đối với những tài sản nhạy cảm với lãi suất, khi lãi suất tăng, giá trị thị trường của tài sản sẽ giảm, do đó nhà đầu tư sẽ bị lỗ khi bán tài sản. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư có thể bán hợp đồng tương lai để hạn chế sự thua lỗ trong kinh doanh. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, nhà đầu tư có thể mua hợp đồng tương lai để hạn chế sự thua lỗ khi mua tài sản. Quyền chọn lãi suất Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán: Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở. Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai. Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua ( hay bán), thì người bán quyền bắt buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price). Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán (tài sản cơ sở): Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hoá. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Để hạn chế rủi ro khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn bán. Bởi vì khi lãi suất tăng, giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản tín dụng hay các hợp đồng tương lai sẽ giảm, lợi nhuận thu được bằng khoản thu nhập của người mua quyền trừ đi quyền phí và các khoản chi phí khác có lien quan. Ngược lại, để hạn chế rủi ro lãi suất giảm, các nhà đầu tư sẽ thực hiện mua quyền chọn mua. Trên thị trường, các loại quyền chọn về lãi suất phổ biến được các ngân hàng sử dụng rộng rãi là quyền chọn lãi suất trần, quyền chọn lãi suất sàn và quyền chọn lãi suất trần – sàn. Quyền chọn lãi suất trần được thiết kế để cung cấp sự bảo hiểm chống lại tình trạng lãi suất tăng vượt quá một mức nhất định. Ngưới vay (người mua quyền) được đảm bảo rằng tổ chức cho vay sẽ không tăng lãi suất của khoản tín dụng vượt quá mức trần, đổi lại người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền đảm bảo. Ngược lại với quyền chọn lãi suất trần, quyền chọn lãi suất sàn đặt ra giới hạn dưới lãi suất sẽ được chi trả. Quyền chọn lãi suất sàn là danh mục đầu tư của quyền chọn bán về lãi suất. Quyền chọn lãi suất trần – sàn đặt ra giới hạn trên và dưới của lãi suất. Ngân hàng thường sử dụng hợp đồng trần – sàn lãi suất để đảm bảo về thu nhập của mình khi lãi suất dao động thất thường hay khi ngân hàng không thể dự tính được chính xác động thái của lãi suất trên thị trường. Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hoán đổi lãi suất Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất là thỏa thuận giữa các bên trong đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định hay thả nổi trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoảng thời gian. Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được các công ty sử dụng vào các mục đích chuyển đổi hình thức thanh toán lãi của tài sản, từ tài sản có lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc ngược lại. Để hạn chế rủi ro về lãi suất các NHTM thường trực tiếp tham gia vào các hợp đồng, bên cạnh đó ngân hàng cũng có thể đứng ra làm trung gian cho các hợp đồng để phục vụ khách hàng và thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Giả sử một ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định nhưng lại cho vay với lãi suất thả nổi, nếu lãi suất thị trừng giảm xuống ngân hàng sẽ bị rủi ro. Ngược lại doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thả nổi, nếu lãi suất thị trường tăng lên doanh nghiệp cũng sẽ bị rủi ro. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng và khách hàng có thể cùng ký một hợp đồng hoán đổi về lãi suất. Trong đó, ngân hàng sẽ thanh toán lãi suất thả nổi cho doanh nghiệp tính trên số tiền cho vay, còn doanh nghiệp thanh toán lãi suất cố định cho ngân hàng cũng tính trên số tiền đó. . CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT 2.1. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM 2.1.1. Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam qua các giai đoạn - Trước năm 1992: Cơ chế lãi suất thực âm + Lãi suất âm và cố định + Lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi + Lãi suất cho vay dài hạn nhỏ hơn lãi suất cho vay ngắn hạn - Giai đoạn 1992 – 1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất khung, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. - Giai đoạn 1996 – 2000: Cơ chế lãi suất trần. NHNN đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu thựchiện tự do hóa lãi suất huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay. Mức lãi suất tái cấpvốn được quy định cụ thể và điều chỉnh phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu -vốn trên thị trường - Giai đoạn 2000 – 2002: Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ. Lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định “lãi suất kinh doanh” cùng với lãi suất tái cấp vốn trong điều hành CSTT. Theo đó NHNN hàng tháng công bố LSCB (căn cứ vào lãi suất cho vay thương mại tốt nhất của một nhóm các tổ chức tín dụng chiếm phần lớn thị phần tín dụng) và một biên độ thích hợp làm căn cứ cho việc ấn định lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời - Giai đoạn 2002 – 2008: Cơ chế lãi suất thỏa thuận. Theo QĐ 546 của NHNN ban hành ngày 30/5/2002 (có hiệu lực từ ngày 1/6/2002). Các tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay. LSCB do NHNN công bố (trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm cáctổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc NHNN) trong từng thờikỳ để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. - Giai đoạn 2008 đến nay: Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Nhằm hạn chế cuộc chay đua lãi suất của các NHTM, NHNN đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ –NHNN. Ngày 17/05/2008 ấn định lãi suất kinh bằng VNĐ không được vượt qu
Luận văn liên quan